Tiểu luận - Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT Nguyễn Siêu
lượt xem 467
download
Thực tiễn giáo dục Việt Nam khẳng định điều kiện quyết định để nâng cao chất l-ượng giáo dục và chất lự¬ợng dạy học là ở ng¬ời giáo viên: "Giáo viên là nhân tố quyết định chất l¬ượng giáo dục đào tạo". Vị trí đó đặt lên vai của ngành giáo dục, của giáo viên, của các nhà quản lý giáo dục một nhiệm vụ vinh quang nh¬ưng cũng hết sức nặng nề: "... cho nên đòi hỏi phải tăng c¬ờng xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện để nâng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận - Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT Nguyễn Siêu
- TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. ----- ----- Tiểu luận Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT Nguyễn Siêu
- Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................ 3 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................... 3 PHẦN NỘI DUNG .............................................. 8 CHƯƠNG I ...................................................... 8 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ................. 8 HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ....................................... 8 1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ............ 8 1.1. Trên thế giới. ................................................ 8 CHƯƠNG II ................................................... 15 THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ DẠY HỌC ... 15 Ở TRƯỜNG PTDL NGUYỄN SIÊU - HÀ NỘI ............... 15 1. SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG PTDL NGUYỄN SIÊU........................................................... 15 CHƯƠNG III .................................................. 22 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN SIÊU - HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP WTO .................... 22 PHẦN KẾT LUẬN ............................................ 36 2 Nguyễn Thị Minh Thúy - THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội
- Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO 1. Một số kết luận: ............................................. 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................... 39 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1 Thực tiễn giáo dục Việt Nam khẳng định điều kiện quyết định để nâng cao chất lợng giáo dục và chất lợng dạy học là ở ngời giáo viên: "Giáo viên là nhân tố quyết định chất lợng giáo dục đào tạo". Vị trí đó đặt lên vai của ngành giáo dục, của giáo viên, của các nhà quản lý giáo dục một nhiệm vụ vinh quang nhưng cũng hết sức nặng nề: "... cho nên đòi hỏi phải tăng cờng xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện để nâng cao chất lợng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc". ( Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí th Trung ương Đảng) 1.2 Quản lý luôn giữ vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt động của con ng- ời. Ở đâu có hoạt động chung, ở đó tất yếu cần đến sự quản lý. K.Mác đã nói một cách rất hình tượng rằng: "Một người chơi vĩ cầm riêng lẻ tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần người chỉ huy". Quản lý là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của xã hội nói chung và của một tổ chức nói riêng. Do vậy, cũng nh các hoạt động 3 Nguyễn Thị Minh Thúy - THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội
- Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO khác, quản lý Giáo dục - Đào tạo là một tất yếu, là điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục đạt đến mục đích đã đợc hoạch định. 1.3 Chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học là một thành tố quan trọng cấu thành chất lợng và hiệu quả của giáo dục. Bộ trởng Nguyễn Minh Hiển đã đánh giá: "Chất lượng và hiệu quả giáo dục nhìn chung còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước và so với trình độ tiên tiến của các nớc trong khu vực". Để khắc phục thực trạng chất lượng giáo dục nói trên cần có sự nghiên cứu sâu sắc về các biện pháp quản lý của nhà trờng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường. 1.4. Luật giáo dục của chúng ta khẳng định: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Như vậy giáo dục PT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người. 1.5 . Lịch sử đã cho thấy mỗi quốc gia muốn phát triển và hưng thịnh đều phải coi trọng công tác giáo dục. Đối với nước ta giáo dục luôn được coi là quốc sách - nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay, điều đó được thể hiện trong các kỳ đại hội đại biểu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Taị đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng ta đã khẳng định “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả”. Sau 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng VIII trước những cơ hội và thách thức, căn cứ vào yêu cầu mục tiêu mới của giáo dục đào tạo Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định: “ phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện phát huy nguồn lực con người , yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, Đảng ta khẳng định đầu tư cho con người là đầu tư phát triển. Như vậy có thể thấy Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng trong 4 Nguyễn Thị Minh Thúy - THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội
- Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO giai đoạn hiện nay khi mà trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng đòi hỏi công tác giáo dục đào tạo của chúng ta không chỉ mở rộng về quy mô mà còn phải được nâng cao về chất lượng như kết luận của hội nghị trung ương 6 khoá IX : Phát triển giáo dục toàn diện, xây dựng nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá đây là điều kiện mang tính quyết định để chúng ta có thể hội nhập và phát triển cùng với sự phát triển của thế giới trong thời đại hiện nay. Sau 20 năm đổi mới cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành giáo dục đã đạt được nhiều thành tích hết sức to lớn và được đánh giá là: “...đã có bước phát triển mới, góp phần chuẩn bị tiền đề cho những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn của sự nghiệp giáo dục trong thế kỷ 21 vì mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (NQ TW 6 khoá IX ). Tuy nhiên cũng còn tồn tại những vấn đề bất cập, yếu kém nhất định và một trong những vấn đề còn tồn tại đó là công tác quản lý giáo dục đào tạo ở các cấp, các địa phương và các đơn vị trường học, trong đó nổi lên một vấn đề quan trọng là công tác quản lý dạy học. Đặc biệt với một mô hình lớp học kiểu mới mà Hà Nội đang xây dựng thí điểm ở một số trường: “Dịch vụ giáo dục trình độ chất lương cao” thì việc quản lý quá trình dạy học là một trong những khâu then chốt để gây dựng thương hiệu và tạo bước đi vững chắc cho sự nghiệp trồng người của nhà trường trong thời lỳ hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu. Từ những vấn đề nêu trên, với kinh nghiệm thực tế giảng dạy và quản lý của bản thân kết hợp với những kiến thức khoa học quản lý được trang bị trong khoá học tôi mạnh dạn đề xuất trình bày đề tài “ Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu trong thời kỳ hội nhập WTO”. 1.6. Trường PTDL Nguyễn Siêu là tên gọi chung của trường Tiểu học Dân lập Nguyễn Siêu và trường THPT Dân lập Nguyễn Siêu (gồm 3 cấp học : Tiểu học, THCS và THPT). Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục và đa dạng hóa các loại hình đào tạo theo tinh thần Nghị quyết TW 2 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII. Để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong thành phố, nhất là việc tổ chức quản lý học 5 Nguyễn Thị Minh Thúy - THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội
- Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO sinh bán trú để cha mẹ yên tâm công tác ,trường THPT Dân lập Nguyễn Siêu ra đời và được thành lập theo quyết định số 1679/QĐ-UB ngày 11-9-1991 của UBND Thành phố Hà Nội. (Trường PTDL Cấp II và cấp III Nguyễn Siêu nay là Trường THPT DL Nguyễn Siêu). Năm học đầu tiên trường có 5 lớp với 132 học sinh và 9 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Năm học 2006-2007 trường có 56 lớp với 2.042 học sinh (Tiểu học : 854; THCS : 687; THPT: 501) và 205 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Trường có đầy đủ các tổ chức chính trị, xã hội . Đảng viên: 11. Qua 8 lần di chuyển địa điểm đã xây dựng được ngôi trường riêng của mình trên khuôn viên đất 10.000m2 do Thành phố cấp thuộc Phường Trung Hoà, Yên Hoà Quận Cầu Giấy và được khánh thành vào ngày 11 tháng 9 năm 2004 nhân dịp khai giảng năm học 2004-2005. Trường được UBND thành phố công nhận Trường đạt tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001-2010 năm 2005. Thực hiện mục tiêu Đảng đã đề ra, theo chương trình số 07-CTr/TU ngày 4/8/2006; Kế hoạch số 17-KH/TU ngày 24/10/2006 của Thành uỷ; Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 7/11/2006 của UBND Thành phố Hà Nội về “Phát triển một số ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn 2006-2010”. Thực hiện Kế hoạch số 1391/KH-SGD&ĐT ngày 14/5/2007 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc thực hiện “Chương trình phát triển dịch vụ giáo dục trình độ, chất lượng cao từ nay đến năm 2010”. Trường PT Nguyễn Siêu hiện nay đã tổ chức được 4 lớp một, 4 lớp hai và 2 lớp ba 1 lớp 6, 1 lớp 10 “dịch vụ giáo dục trình độ CLC” (DVGDTĐCLC) đẫ góp phần xã hội hóa giáo dục, góp phần hòa nhập nền giáo dục quốc tế, đào tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao cho đất nước, biết hợp tác và cạnh tranh. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn quản lí hoạt động dạy học ở trường PT Nguyễn Siêu, chỉ ra thực trạng và nguyên nhân của các biện pháp quản lí hoạt động dạy - học , từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học đặc biệt ở mô hình lớp dịc vụ giáo dục trình độ CLC tại 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6 Nguyễn Thị Minh Thúy - THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội
- Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO 3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí hoạt động dạy học. 3.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội. 3.3. Đề xuất và bổ sung một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội và đặc biệt ở các lớp học dịch vụ giáo dục trình độ CLC của trường. 4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU Giới hạn phạm vi đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn bản, chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc, các tài liệu sách báo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 5.2.1. Phương pháp điều tra viết: Xây dựng các phiếu điều tra bằng các loại câu hỏi đóng, mở gửi cho nhiều đối tợng nhằm thu thập ý kiến của họ về vấn đề nghiên cứu. Chúng tôi dự kiến sẽ xây dựng 4 loại bảng câu hỏi và tiến hành điều tra, tổng hợp. 5.2.2. Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện, trao đổi: Hỏi trực tiếp giáo viên, học sinh, CMHS và những người có liên quan đến hoạt động dạy học, đặc biệt chú ý ở lớp học dịch vụ giáo dục trình độ CLC tại trường PT Nguyễn Siêu - Hà Nội để thu thập thông tin phù hợp với vấn đề nghiên cứu. 5.2.3. Phơng pháp quan sát sư phạm: Thu thập thông tin về đối tợng nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp đối tượng (dự giờ, thăm lớp) và các nhân tố khác liên quan đến đối tợng nghiên cứu. 5.2.4. Phương pháp chuyên gia: 7 Nguyễn Thị Minh Thúy - THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội
- Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO Xin ý kiến của chuyên gia, những ngời có trình độ cao về chuyên ngành, về phơng pháp sư phạm, về năng lực quản lý, về đối tượng nghiên cứu nhằm khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 5.2.5. Phương pháp toán thống kê: Để xử lý số liệu điều tra 5.2.5. Phương pháp lập biểu bảng, sơ đồ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1. Trên thế giới. Ở phương Đông cổ đại, nhất là ở Trung hoa và Ấn độ... đã sớm xuất hiện những tư tưởng về quản lý nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng. Khổng tử (551- 479 TCN) cho rằng dạy học là phải "Dùng cách gợi mở, đi từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng vẫn đòi hỏi người học phải tích cực suy nghĩ, đòi hỏi học trò phải luyện tập, phải hình thành về nề nếp, thói quen trong học tập" và phải "Học không biết 8 Nguyễn Thị Minh Thúy - THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội
- Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO chán, dạy không biết mỏi". Các học thuyết về quản lý ở phương Đông đã chuyển dần từ quản lý theo học thuyết "Đức trị"(Khổng tử, Mạnh tử) sang học thuyết "Pháp trị"(Hàn Phi Tử, Thương Ưởng) và cuối cùng là sự kết hợp "Đức - Pháp trị"có tính đến các đặc trưng tâm lý xã hội. Ở phương Tây, nhà triết học nổi tiếng Xôcrat cho rằng: "Những người nào biết cách sử dụng con người thì sẽ điều khiển được công việc, hoặc cá nhân hay tập thể một cách sáng suốt. Những người không biết làm như vậy sẽ mắc sai lầm trong công việc". Tư tưỏng về quản lý con người và những yêu cầu về người đứng đầu cai trị dân còn tìm thấy trong quan điểm của các nhà triết học như Platon, RoBer Owen (1771- 1858), F.Tay Lo (1856-1915) - "cha đẻ của thuyết quản lý theo khoa học"... Đặc biệt đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã có hàng loạt công trình với nhiều cách tiếp cận khác nhau về quản lý: Tính khoa học và nghệ thuật quản lý, những động cơ để thúc đẩy một tổ chức phát triển, làm thế nào để việc ra quyết định quản lý đạt hiệu quả cao... Chính những điều này đã cho chúng ta thấy rõ xu hướng chuyển từ quản lý hướng vào "giới chủ"tới quản lý hướng vào "chủ và thợ", chuyển sang quản lý hướng vào "khách hàng", theo nhu cầu của khách hàng; xu hướng chuyển từ quản lý theo mục tiêu hướng tới quản lý theo quá trình; từ việc quản lý bằng sự áp đặt, mệnh lệnh, chuyên quyền theo ngẫu hứng của người quản lý hướng tới quản lý bằng khoa học (bằng những phương pháp, nguyên tắc, qui trình... khoa học) và dân chủ... Trong lĩnh vực giáo dục, khoa học giáo dục đã thực sự biến đổi về lượng và chất. Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã định hướng cho hoạt động giáo dục như các qui luật "Sự hình thành cá nhân con người"về "Tính qui định về kinh tế-xã hội đối với giáo dục"... Các qui luật này đặt ra yêu cầu đối với quản lý giáo dục và tính ưu việt của xã hội đối với việc tạo ra các phương tiện và điều kiện cần thiết cho giáo dục. Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhiều nhà khoa học giáo dục đã có những thành tựu khoa học đáng trân trọng về quản lý giáo dục và quản lý dạy học. 1. 2. Ở Việt Nam 9 Nguyễn Thị Minh Thúy - THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội
- Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO Việt Nam là một dân tộc có truyền thống hiếu học. Hoạt động dạy học xuất hiện rất sớm.Thời nhà Trần, thầy giáo Chu Văn An (1292-1370) đã vượt qua ngưỡng cửa làm thầy giáo giỏi của một đời để đạt tới làm thầy giáo của muôn đời. Thời nhà Lê, người anh hùng dân tộc, nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn hoá lớn Nguyễn Trãi (1380-1442) đã đưa ra thuyết trị nước: lấy dân làm gốc. Ông đã khuyên nhà vua phải chăn dân thì mới giữ được nước và xây dựng được đất nước. Theo ông quản lý đất nước là "Lo trước điều thiên hạ phải lo, vui sau cái vui của thiên hạ". Rõ ràng, từ xưa cha ông ta đã biết làm thế nào để quản lý đất nước tốt nhất, quản lý việc học tốt nhất. Đặc biệt, ở thế kỷ XX Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) đã để lại cho chúng ta những nền tảng quý báu về vai trò của quản lý và cán bộ quản lý giáo dục, phương pháp lãnh đạo và quản lý... Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu về khoa học quản lý của các nhà nghiên cứu và các giảng viên đại học... được viết dưới dạng giáo trình, sách tham khảo, phổ biến kinh nghiệm... đã được công bố như các tác giả: Phạm Thành Nghị, Trần Quốc Thành, Đặng Bá Lãm, Hà Thế Ngữ, Đặng Hữu Đạo, Nguyễn Bá Dương, Nguyễn Gia Quý, Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê... Bằng sự tổng hoà các tri thức về giáo dục học, tâm lý học, xã hội học, kinh tế học... các tác giả đã thể hiện trong công trình nghiên cứu của mình một cách khoa học về khái niệm quản lý, nguyên tắc và phương pháp quản lý, nghệ thuật quản lý nói chung và quản lý giáo dục, quản lý trường học nói riêng. 2. NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT 2.1. Cơ sở lý luận: 2.1.1. Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh, dưới tác dụng chủ đạo (tổ chức, điều khiển) của giáo viên, học sinh tực giác, tích cực tổ chức, tự điều khiển hoạt động học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đã được đặt ra. 10 Nguyễn Thị Minh Thúy - THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội
- Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO Sơ đồ hoạt động dạy học như sau: THIẾT KẾ BÀI HỌC GIÁO VIÊN Cộng tác HỌC SINH - Chỉ đạo giúp đỡ - Chủ động + Tổ Chức + Tích cực + Điều khiển Phản ánh kết quả + Tự giác từng bước +Tự điều khiển KẾT QUẢ HỌC TẬP Quá trình dạy học có các nhiệm vụ cơ bản là: - Hình thành tri thức. - Rèn luyện các kỹ năng hoạt động nhận thức. - Hình thành thái độ, tính tích cực xã hội. 2.1.2. Quản lý quá trình dạy học chính là điều khiển quá trình dạy học làm cho quá trình đó được vận hành một cách có kế hoạch, có tổ chức và được chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thường xuyên nhằm từng bước hướng về thực hiện mục đích, nhiệm vụ dạy học đặt ra. 2.1.3. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung cơ bản của hoạt động dạy học gồm các công việc sau: a. Hoàn thiện tổ chức chỉ đạo dạy học. b. Chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học c. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học d. Tổ chức phong trào thi đua "dạy học, học tốt" e. Sử dụng các biện pháp kinh tế sư phạm và tâm lý xã hội nhằm nâng cao chất lượng dạy học. 11 Nguyễn Thị Minh Thúy - THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội
- Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO 2.1.4. Người dạy và người học là hai thành tố cơ bản của quá trình dạy học, trong đó năng lực của người dạy có vai trò cực kỳ quan trọng. Vì vậy để nâng cao chất lượng quá trình dạy học, nhất thiết phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên. Đồng thời phải tận dụng mọi nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, nhất là các ứng dụng của kỹ thuật công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học. 2.2. Cơ sở pháp lý: 2.2.1. Mục tiêu của giáo dục THPT. Điều 27 mục 1 của luật Giáo dục đã nêu rõ: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, tri thức, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt nam XHCN . . ." 2.2.2. Nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông: Theo điều 28 luật Giáo dục: a) Giáo dục phổ thông phải củng cố, phát triển nội dung đã học ở THCS, hoàn thiện nội dung giáo dục phổ thông, ngoài nội dung chủ yếu nhằm đảm bảo chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh. b) Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khă năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. 2.2.3. Hoạt động giáo dục ở trường THPT: Theo điều 24 - chương III của Điều lệ trường trung học: Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành qua việc dạy và học các môn học bắt buộc và tự chọn theo quy định trong chương trình giáo dục THPT do bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. 2.2.4. Hoạt động giáo dục ngoài công lập 12 Nguyễn Thị Minh Thúy - THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội
- Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO - Nghị quyết TW 2 khóa XVII - Luật giáo dục 2005 - Thông tư liên tịch của Bộ Giáo dục và Bộ kế hoạch và đầu tư số 14/205/TTLT – BGD&ĐT-BKH&ĐT v/v hướng dẫn thi hành một số nghị định số 06/2000/NĐ - CP ngày 6/3/2000 của CP về việc hoẹp tác đầu tư với NN trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo và nghiên vứu khoa học. - Quyết định số 39/ 2001/QĐ - BGD và ĐT ngày 28/8/2001 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường ngoài công lập. - Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 về chính sách xã hội hóa giáo dục đối với các hoạt động trong lĩnh vực GD, y tế, văn hóa, thể thao. - Nghị định 53/NĐ-CP ngày 25/05/2006 và nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh XHH và chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập. - Chương trình số 07- CTr/TU ngày 4/8/2006; Kế hoạch số 17-KH/TU ngày 24/10/2006 của Thành uỷ Hà Nội - Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 7/11/2006 của UBND Thành phố Hà Nội về “Phát triển một số ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn 2006-2010”. - Kế hoạch số 1391/KH-SGD&ĐT ngày 14/5/2007 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc thực hiện “Chương trình phát triển dịch vụ giáo dục trình độ, chất lượng cao từ nay đến năm 2010”. 2.3. Cơ sở thực tiễn: Thực tế giáo dục đào tạo trong nhiều năm qua đã thu được nhiều kết quả to lớn góp phần vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tạo một bước chuyển biến mới cho nền kinh tế - chính trị - xã hội. Song còn nhiều yếu kém bộc lộ cả về quy mô và mục tiêu, vẫn còn một số cơ sở chậm đổi mới và phát triển, không tạo ra các nhân tố điển hình cho công tác đổi mới để đáp ứng với nhu cầu đồi hỏi của đất nước. Nhiều vấn đề bất cập trong việc kiểm tra, đánh giá, thi cử, các yếu tố tiêu cực trong quá trình thi, đánh giá chất lượng vẫn còn sơ cứng không phù hợp với yêu cầu của xã hội. 13 Nguyễn Thị Minh Thúy - THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội
- Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động dạy học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội : • Thuận lợi: - Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng dạy và phục vụ của Trường gồm các nhà giáo ưu tú, nhà giáo có kinh nghiệm qua nhiều năm công tác trong nghề, các giáo viên dạy giỏi, giáo viên trẻ có tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ năng lực chuyên môn tốt, yêu nghề được tuyển chọn vào trường hoặc được mời tham gia giảng dạy, quản lý giáo dục học sinh. - Trường đã xây dựng được ngôi trường mới của mình trên khuôn viên 10.000m2. Cơ sở vật chất đầy đủ theo tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Năm học 2004-2005 Trường được công nhận “Trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001-2010”. • Khó khăn : - Trong 15 năm hoạt động, 12 năm trường phải thuê mượn cơ sở vật chất và di chuyển qua 8 địa diểm trong Thành phố. Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học chưa đáp ứng được yêu cầu quy định. - Học sinh ở trên khắp các Quận, Huyện của Thành phố trình độ nhận thức không đồng đều. Việc đi lại của học sinh chủ yếu bằng xe ô tô hợp đồng giữa trường với Công ty Vận tải, giá cả luôn luôn biến động. - Đội ngũ giáo viên thường có biến động. Giáo viên trẻ có trình độ kiến thức tốt nhưng kinh nghiệm dạy học và quản lý học sinh (học 2 buổi/ngày) còn hạn chế. Phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh toàn trường đã ra sức phấn đấu xây dựng trường phát triển về số lượng, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao và đã đạt được thành tích trong các mặt hoạt động giáo dục toàn diện. Năm học đầu tiên (1991-1992) trường chỉ có 5 lớp với 132 học sinh. Đến năm học 2007-2008 trường có 28 lớp (trong đó có 2 lớp “Dịch vụ giáo dục trình độ chất lượng cao” với tổng số học sinh 1.071 học sinh (THCS 16 lớp - 673 học sinh; THPT 12 lớp - 398 học sinh).Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên: 93. Đảng viên : 11. 14 Nguyễn Thị Minh Thúy - THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội
- Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO Tuy nhiên, mô hình lớp học “Dịch vụ giáo dục trình độ chất lượng cao” la một mô hình mới của Hà Nội nên trong quá trình quản lý vẫn là những bước đI chập chững ban đầu vì vậy con nhiều hạn chế. Qua 3 năm thực hiện thí điểm tại cấp Tiểu học, bản thân là người xây dựng ý tưởng và đề án, lại trực tiếp từ khâu tuyển sinh đến quản lý quá trình dạy học của khối lớp này, năm nay chúng tôi tiếp tục mở các lớp ở khối THCS và THPT, với những kiến thức thu nhặt được từ khóa hoch bồi dưỡng CBQL, tôI manh dạn nghiên cứu đề tài : “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Nguyễn Siêu trong thời kỳ hội nhập WTO” CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PTDL NGUYỄN SIÊU - HÀ NỘI 1. SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG PTDL NGUYỄN SIÊU Tên trường : Trường THPT DL Nguyễn Siêu (hoạt động theo cơ chế Tư thục). Địa chỉ : Phố Trung Kính - Yên Hoà - Cầu Giấy - Hà Nội. Đây là khu đất mới mở rộng theo quy hoạch của thanh phố nên dân cư còn chưa tập trung đông. Bên cạnh đó, các công trình nhà ở vẫn đang trong giai đoạn xây dựng nên đường xá còn chưa khai thông. Về cơ cơ cấu tổ chức : 15 Nguyễn Thị Minh Thúy - THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội
- Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO - Hiệu trưởng : 1 - Trình độ : Đại học. - Phó hiệu trưởng : 1 - Trình độ: Thạc sỹ - Phụ trách khối cấp : 4 – Trình độ: Đại học - Số lượng thành viên Hội đồng quản trị : 2 (1 Chủ tịch và1 Phó Chủ tịch). Về vốn đầu từ khi thành lập : 5 tỷ. Về diện tích đất sử dụng được Nhà nước cấp 10.000m2. Tổng diện tích phòng học : 2.793m2, số phòng học : 57, số phòng thí nghiệm : 2, phòng thực hành : 2, Thư viện và phòng đọc : 2 (số đầu sách:……), số lượng máy tính : 45 máy học sinh học tin + 17 máy quản lý. - Số lớp : 28 (THCS : 16 lớp; THPT: 12 lớp). - Tổng số cán bộ, nhân viên , giáo viên : 93 - Tổng số cán bộ, nhân viên, giáo viên cơ hữu : 78 (trong đó số giáo viên:53). - Tổng số cán bộ, nhân viên, giáo viên hợp đồng : 15 (trong đó: số giáo viên : 15). - Trường THPT Dân lập Nguyễn Siêu được thành lập theo quyết định số 1679/QĐ-UB ngày 11-9-1991 của UBND Thành phố Hà Nội. (Trường PTDL Cấp II và cấp III Nguyễn Siêu nay là Trường THPT DL Nguyễn Siêu). - Học sinh được tuyển chọn theo yêu cầu đào tạo, mỗi năm được nâng cao, trình độ đồng đều tuyệt đại đa số học sinh khá, giỏi và đạo đức tốt, chăm ngoan. Tổ chức học sinh học 2 buổi/ngày, mỗi tuần học 5 ngày với 40 tiết/tuần đã giúp nhà trường thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục toàn diện. Nhờ học 2 buổi/ngày học sinh được luyện tập nhiều hơn, tăng cường kỹ năng thực hành tốt hơn, giúp học sinh nắm chắc được kiến thức cơ bản. Giáo viên có thêm thời gian để soạn bài, chấm chữa bài, tự học thêm và có điều kiện bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh chưa đạt yêu cầu. Các hoạt động văn nghệ, TDTT, dạy nghề và các hoạt động Đoàn, Đội, Hội, Sao ... có điều kiện tổ chức hoạt động thuận lợi. 2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG NHỮNG NĂM QUA (5 NĂM 2002-2007) 2.1. Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên: 2.1.1. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên : 16 Nguyễn Thị Minh Thúy - THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội
- Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO a- Số giáo viên đạt chuẩn của cấp học : 100% . Số giáo viên trên chuẩn : THCS : 78,9%. THPT : 33,3%. Số giáo viên cơ hữu : 83,8%. b - Số giáo viên đạt giải trong các Hội thi dạy giỏi : 25 Cấp Quận : 18. Cấp Thành phố :7 Năm học Tổng số giải Loại giải Cấp công nhận 2002-2003 3 giáo viên 1 giải Ba; 2 giải KK Quận 3 giải Ba; 1 giải KK Quận 2003-2004 6 giáo viên 2 giải KK Thành phố 4 giải Ba Quận 2004-2005 7 giáo viên 3 giải Ba Thành phố 1 giải Nhất, 3 giải Ba, 1 giải KK Quận 2005-2006 7 giáo viên 1 giải Nhất, 1 giải Nhì Thành phố 2006-2007 2 giáo viên 2 giải Ba Quận c - Giáo viên đã quan tâm đến việc đổi mới dạy học, đổi mới cách đánh giá và quản lý học sinh bằng việc tổ chức thực hiện các chuyên đề, có sử dụng phần mềm Powerpoint và các phương tiện hiện đại, tổ chức hội giảng hàng năm có 100% giáo viên tham gia (75% đạt tiết dạy tốt). Toàn trường có 25% giáo viên và CBCNV đạt tiêu chuẩn dạy giỏi và lao động giỏi cấp Quận và Thành phố; không có CB-GV-CNV vi phạm qui chế chuyên môn, chính sách và luật pháp của Nhà nước. d - Phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm và phổ biến áp dụng sáng kiến kinh nghiệm được giáo viên tích cực tham gia. Trong 3 năm qua số sáng kiến kinh nghiệm đã viết được cấp quản lý xét duyệt phân loại công nhận : 104 sáng kiến kinh nghiệm. Số SKKN Cấp Quận công nhận Cấp TP công nhận Năm học đã viết Loại A Loại B Loại C Loại B Loại C 17 Nguyễn Thị Minh Thúy - THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội
- Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO 2002-2003 16 5 8 3 2 2 2003-2004 30 10 18 5 2 5 2004-2005 24 5 5 1 3 10 2005-2006 50 20 11 1 5 13 2006-2007 44 8 18 14 7 4 Cộng 164 48 60 24 19 34 2.1.2. Không ngừng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ giáo viên: - Nhà trường cùng với Công đoàn luôn luôn quan tâm đến việc động viên cán bộ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên (khen thưởng từng học kỳ, năm học; tặng quà nhân ngày lễ, tết; thăm hỏi khi ốm đau, việc hiếu việc hỷ, trợ cấp và tổ chức tham quan du lịch trong hè... ). Trong 5 năm qua đã chi 334.160.000đ (trong đó khen thưởng là 77.250.000đ; hỗ trợ đời sống 256.910.000đ). - Động viên khuyến khích việc tự học, tự bồi dưỡng; tạo điều kiện cho các giáo viên học chuyên tu tại chức để đạt trình độ trên chuẩn ; tổ chức việc học tập đổi mới phương pháp dạy học và quản lý học sinh, học tập đổi mới chương trình sách giáo khoa, học tin học... - Chi bộ nhà trường đặc biệt quan tâm đên việc bồi dưỡng, kết nạp Đảng. Hàng năm kết nạp từ 1 đến 2 đảng viên. Năm học 2006-2007 kết nạp 2 đảng viên mới. 2.2. Chất lượng giáo dục học sinh: a) Xếp loại học lực: Giỏi (%) Khá (%) Thi tốt nghiệp (%) Năm học THCS THPT THCS THPT THCS THPT 2002-2003 46,8 13,6 47,2 73,2 100 100 2003-2004 47,3 12,9 44,3 79,1 100 100 18 Nguyễn Thị Minh Thúy - THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội
- Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO 2004-2005 42,2 12,1 47,3 74,1 99,2 99,65 2005-2006 48,4 12,5 41,3 75,9 100 100 2006-2007 51,6 9,4 43,4 55,9 100 100 • Thi học sinh giỏi trong 15 năm qua 1992-1993 đến 2006-2007: - Thi học sinh giỏi các cấp đạt 199 giải của học sinh THCS và THPT (trong đó có 3 giải quốc gia; 95 giải thành phố và 101 giải quận). Trong 5 năm qua thi học sinh giỏi đạt 86 giải. Số học sinh đạt giải thi học sinh giỏi Năm học Cấp Quận Cấp Thành phố Cấp Quốc gia 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Nhì, 1 giải Ba, 2002-2003 5 giải Ba, 6 giải KK 7 giải Khuyến khích 3 giải Nhì, 7 giải Ba, 6 4 giải Nhì, 1 giải Ba, 2003-2004 giải Khuyến khích 5 giải Khuyến khích 2 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Nhì, 5 giải Ba, 2004-2005 1 giải Ba, 2 giải 5 giải Khuyến khích Khuyến khích 2 giải Ba, 2 giải 1 giải Nhì, 5 giải Ba, 2005-2006 Khuyến khích 1 giải Khuyến khích 1 giải Nhì, 1 giải Ba, 2 1 giải Ba, 3 giải 2006-2007 giải Khuyến khích Khuyến khích Cộng 43 giải 43 giải - Số học sinh lưu ban : không - Số học sinh phải thi lại : không - Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp các năm học 100%. b) Xếp loại Đạo đức: Tốt (%) Khá (%) Trung bình (%) Năm học THCS THPT THCS THPT THCS THPT 2002-2003 88,7 86,1 11 13,9 0,3 0 19 Nguyễn Thị Minh Thúy - THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội
- Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO 2003-2004 89,6 85,6 10,4 14,4 0 0 2004-2005 90,8 80,8 9,2 18,4 0 0,8 2005-2006 91,6 85,1 8 14,5 0,4 0,4 2006-2007 90,3 78,8 9,7 19,6 0 1,6 - Số lớp Tiên tiến : 28 lớp . Tỉ lệ 100%. - Số Chi Đoàn, Chi đội mạnh : 28 lớp . Tỉ lệ 100% - Số học sinh chậm tiến : không. - Số học sinh bị kỷ luật : không - Các vi phạm của học sinh về đạo đức, nếp sống: không - Đánh giá về nền nếp đạo đức, nếp sống của học sinh; về kỷ luật trật tự trong và ngoài trường; về tinh thần thái độ học tập ; về ý thức trách nhiệm đối với công việc + Đạo đức : ngoan, có ý thức trong các hoạt động tập thể, biết “Nói lời hay, làm việc tốt”; giữ gìn trường lớp, bàn ghế sạch sẽ... + Thực hiện nội qui tốt: Có kỉ cương và nền nếp trong học tập, sinh hoạt, ăn nghỉ, đi lại, không có vi phạm nghiêm trọng phải xử lý kỷ luật. + Nếp sống lành mạnh., không có các tệ nạn xã hội xấu trong nhà trường. + Học sinh hoàn thành tốt các công việc : lao động vệ sinh môi trường, bảo quản giữ gìn tài sản chung . + Đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội có ý thức tự quản, làm việc có trách nhiệm; tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường, Đoàn, Đội, Hội trong quận, trong cụm và thành phố. Mọi hoạt động đều đạt thành tích cao (100% ký giao ước thi đua “Học sinh Nguyễn Siêu văn minh thanh lịch” ; tham gia đồng diễn tại Đại hội TDTT Thành phố được UBND Hà Nội khen thưởng; tham gia Hội trại “Đoàn ta sáng mãi” đạt giải nhì thi “ Học sinh thanh lịch”; duy trì tốt hoạt động của Câu lạc bộ “Sống đẹp” và “Tuổi trẻ-Sức khoẻ-Sáng tạo”. Đạt giải Nhì thi đấu bóng đá mi ni quận Ba Đình...). 3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUI CHẾ DÂN CHỦ: - Trường chưa chính thức thành lập Ban chỉ đạo qui chế dân chủ nhưng mọi mặt hoạt động của trường đều dựa vào qui chế dân chủ qui định của Bộ Giáo dục Đào tạo và Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội. 20 Nguyễn Thị Minh Thúy - THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: Chủ nghĩa duy vật biện chứng – cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học
10 p | 762 | 149
-
Tiểu luận "Thực trạng nạn hàng giả ở Việt Nam".
11 p | 1083 | 114
-
Tiểu luận Triết học: Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội, sự vận dụng của Đảng ta trong đổi mới đất nước
24 p | 695 | 113
-
TIỂU LUẬN: Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tần và kiến trúc thượng tầng trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
17 p | 439 | 85
-
Tiểu luận: Mô hình kim cương đôi
22 p | 320 | 68
-
Tiểu luận: Thiết kế hệ thống tự động hóa trạm biến áp 110kv sử dụng RTU
15 p | 293 | 54
-
Bài tiểu luận khoa học: Tìm hiểu nhận thức của sinh viên công tác xã hội lớp K7 Trường Đại học Thái Nguyên về căn bệnh HIV/AIDS
21 p | 715 | 49
-
Tiểu luận: Tư duy phản biện và tư duy sáng tạo
46 p | 631 | 36
-
Tiểu luận Triết học Mác - Lênin: Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam vào quá trình đổi mới kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay
23 p | 86 | 34
-
Tiểu luận: Các giải pháp phát triển chất lượng dân số Việt Nam hiện nay
26 p | 157 | 34
-
Tiểu luận: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động và các biện pháp để sử dụng có hiệu quả vốn lưu động của doanh nghiệp
17 p | 223 | 28
-
Tiểu luận: Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của LLSX và sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam
18 p | 161 | 27
-
Tiểu luận Triết học Mác - Lênin: Ô nhiễm môi trường rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - tiếp cận từ góc độ duy vật biện chứng
17 p | 97 | 22
-
Tiểu luận: Biện pháp giữ khách hàng tại công ty cổ phần máy tính Trần Anh
24 p | 104 | 12
-
TIỂU LUẬN: Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam
16 p | 122 | 8
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với rừng nhiệt đới
23 p | 13 | 7
-
Tiểu luận Thư viện Thông tin: So sánh các biểu ghi MARC21 của Thư viện Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh với biểu ghi MARC 21 của Thư viện Quốc hội Mỹ Hoa Kỳ
31 p | 86 | 6
-
Tiểu luận giữa kì môn Kinh tế học quốc tế 2: Ảnh hưởng của biến động giá dầu đến cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-2023
39 p | 11 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn