Tiểu luận Triết học Mác - Lênin: Vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất và các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam
lượt xem 31
download
Tiểu luận Triết học Mác - Lênin "Vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất và các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam" được thực hiện với mục tiêu luận giải, làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất và các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất những biện pháp, phân tích, đưa ra quan điểm, lý giải nguyên nhân. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Triết học Mác - Lênin: Vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất và các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam
- lOMoARcPSD|16911414 0 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Học phần: Triết học Mác – Lênin(PLT07A) ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Giảng viên hướng dẫn : Chu Thị Hiệp Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Mai Oanh Lớp : K24QTKDB Mã sinh viên : 24A4031505 Hà nội, ngày tháng năm 2021 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU..........................................................................................................2 NỘI DUNG.......................................................................................................4 CHƯƠNG 1: PHẦN LÝ LUẬN.....................................................................4 1.1, Quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử.....................................................4 1.1.1, Nội dung của chủ nghĩa duy vật lịch sử..................................................4 1.1.3, Quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử về phương thức sản xuất..............5 1.1.4, Quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử về lực lượng sản xuất...................5 1.1.5, Chủ nghĩa duy vật lịch sử về quan hệ sản xuất.......................................6 1.2, Vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất............................7 CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN.................9 2.1, Liên hệ thực tế..........................................................................................9 2.1.1, Thực trạng của người lao động ở nước ta hiện nay.................................9 2.1.2, Nguyên nhân.........................................................................................10 2.1.3, Biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta...................11 2.2, Liên hệ bản thân.....................................................................................13 KẾT LUẬN....................................................................................................14 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................15 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 2 MỞ ĐẦU 1, Lý do chọn đề tài Sự phát triển không ngừng dẫn đến sự tiến bộ về vật chất và tinh thần. Các ngành nghề liền tục bị biến đổi đế đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Người lao động vẫn là nhân tố có một vai trò cố định trong lực lượng sản xuất. Lao động góp phần giúp xã hội bước sang một giai đoạn mới. Khi giai đoạn cũ chạm mốc giai đoạn mới cũng là một sự thay đổi lớn toàn diện của đất nước. Người lao động là cốt lõi, chỉ cần có cái cốt lõi này thì xã hội luôn luôn tồn tại và phát triển. Người lao động nói chung và từng người lao động trong từng ngành nghề nói riêng đã tạo nên một sức mạnh vĩ đại mang tính lịch sử. Có thể là người nông dân, có thể là một công nhân, ngư dân… đều được hình thành bởi nhu cầu của con người. Hơn nữa, sự cố gắng, bền bỉ đã tạo ra một của cải rất lớn cho toàn xã hội. Vô hình chung, thúc đẩy một đất nước lạc hậu như nước ta lên một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chúng ta có thể nhận thấy, người lao động không ai khác, chính là bố mẹ. Ghét bỏ người lao động không khác nào ghét bỏ bố mẹ của mình. Em nhận thấy được rằng vị trí của người lao động quan trọng biết nhường nào, để có thể nhận thức rõ hơn, sớm hơn, chuẩn bị cho tương lai phía trước, cống hiến hết mình cho đất nước. Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất và các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay”. 2, Mục tiêu nghiên cứu Luận giải, làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất và các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất những biện pháp, phân tích, đưa ra quan điểm, lý giải nguyên nhân. Hơn nữa, để bản thân hiểu rõ hơn và Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 3 xây dựng thêm vào thế giới quan, áp dụng vào thực tế nhất là trong giai đoạn tình hình đất nước đang diễn biến phức tạp do đại dịch. 3, Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Người lao động( nguồn nhân lực ở Việt Nam). Phạm vi nghiên cứu: Vai trò, đưa ra biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. 4, Phương pháp nghiên cứu Sử dụng quan điểm duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa Mác-Lênin về phương thức, sản xuất, lực lượng sản xuất, vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất. Trong quá trình nghiên cứu và làm bài thì có sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp tư duy logic và phương pháp so sánh. 5, Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Về lý luận: Tiểu luận làm rõ hơn về một số vấn đề quan điểm của người lao động trong nước ta hiện nay và đưa ra các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Về thực tiễn: Tiểu luận có thể đưa ra những cách thức, phương pháp, vai trò, chức năng, biện pháp, thực trạng đóng góp vào quá trình xây dựng và tìm hiểu về mảng nội dung này, hơn nữa có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ được một số yêu cầu nhất định của mọi người. 6, Kết cấu đề tài Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu gồm 2 chương: o Chương 1: Phần lý luận. o Chương 2: Liên hệ thực tế và liên hệ bản thân. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: PHẦN LÝ LUẬN 1.1, Quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử 1.1.1, Nội dung của chủ nghĩa duy vật lịch sử Các nhà triết học trước C.Mác đã có những tư tưởng, triết học, xã hội có giá trị, làm tiền đề, lí luận để triết học Mác-xít kế thừa, phát triển quan điểm duy vật lịch sử. Tuy nhiên, họ vẫn có nhiều hạn chế. Họ quy tính tích cực của con người vào hoạt động tinh thần và tìm biện pháp cải tạo xã hội ở lĩnh vực tinh thần. Khuyết điểm của họ là dùng phương pháp siêu hình để xem xét bản chất con người và xã hội. Phương pháp siêu hình đã dẫn đến tuyệt đối hóa vai trò hoàn cảnh địa lý trong sự phát triển xã hội và áp dụng quy luật tự nhiên, quy luật sinh học một cách máy móc vào đời sống. Nhìn chung, các quan điểm này không xuất phát từ thực tiễn, không hiểu vai trò của thực tiễn có tính cách mạng của con người. Các Mác và Ăng-ghen luôn khẳng định phương thức hoạt động của con người chính là hoạt động thực tiễn. Động lực thúc đẩy con người trong quá trình lịch sử là nhu cầu và lợi ích. Vì vậy, hoạt động thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của quá trình phát triển. Các Mác và Ăng-ghen đã từng viết: “ Xã hội dù nó là hình thức gì đi nữa- là cái gì? Là sản phẩm của sự tác động qua lại của con người”. Con người bằng hành động của mình đã tạo nên lịch sử, đã tạo nên xã hội. Lôgic của Các Mác và Ăng-ghen đã đưa thực tiễn vào triết học. Dùng chủ nghĩa duy vật biện chứng và các quy luật phản ánh hoạt động thực tiễn của con người trong lịch sử. Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật lịch sử luôn chỉ ra những quy luật, những động lực phát triển xã hội. Đây là một phát minh của Các Mác, đem lại cuộc cách mạng trong triết học về xã hội. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 5 1.1.3, Quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử về phương thức sản xuất Ở mỗi giai đoạn lịch sử, con người luôn có cách thức sản xuất nhất định, tức là có một cách sinh sống, cách sản xuất riêng để tồn tại và phát triển, đó là phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn nhất định của xã hội loài người. Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất với một trình độ nhất đinh và quan hệ sản xuất tương ứng. Con người muốn sống sót dựa trên quan hệ sản xuất với tự nhiên và giữa người với người. Hoạt động một cách chung nhất và sẽ có phương thức sản xuất chủ yếu cho từng một trình độ xã hội. Muốn được sản xuất thì con người phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất đinh với nhau, quan hệ của họ với giới tự nhiên tức là việc sản xuất. Do vậy, phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện đồng thời sự tác động đồng thời với tự nhiên và sự tác động giữa người với người để sáng tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu của con người và xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định. Qua nội dung trên, chúng ta có thể hiểu được phương thức sản xuất là gì?. Muốn tồn tại thì trước hết chúng ta phải lao động để sản xuất của cải vật chất, hòa nhập với xã hội. Nếu chúng ta tách khỏi những quy luật chung nhất thì sẽ bị đào thải. Không thể quy phương thức sản xuất của một xã hội một cách nhanh chóng mà phải qua quan sát, tìm hiểu, qua quá trình lịch sử. Hiện nay, phương thức sản xuất sẽ khác với phương thức sản xuất ở xã hội cũ. Từ phương thức này phát triển và hoàn thiện thành một phương thức mới. Một phương thức mới dần dần phát triển thì người lao động theo phương thức đó cũng sẽ phát triển, hình thành theo. 1.1.4, Quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử về lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa những người lao động với tư liệu sản xuất, tạo ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 6 hội. Về cấu trúc của lực lượng sản xuất được xem xét trên cả hai mặt đó là: mặt kinh tế- kỹ thuật (tư liệu sản xuất) và mặt kinh tế- xã hội (người lao động). Lực lượng sản xuất chính là kết hợp giữa “lao động sống” và “lao động vật hóa” tạo ra sức sản xuất là toàn bộ những năng lực thực tiễn dùng trong sản xuất của xã hội trong một thời kỳ nhất định. Như vậy, lực lượng sản xuất là một hệ thống gồm các yếu tố (người lao động và tư liệu sản xuất) cùng mối quan hệ (phương thức kết hợp), tạo ra thuộc tính đặc biệt (sức sản xuất) để cải biến giới tự nhiên) . Đây là sự thể hiện năng lực thực tiễn cơ bản nhất – năng lực hoạt động sản xuất vật chất của con người. Người lao động là con người có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động và năng lực sáng tạo nhất định trong quá trình sản xuất của xã hội. Người lao động là chủ thể sáng tạo đồng thời là chủ thể tiêu dùng của cải vật chất. Đây là nguồn lực cơ bản, đặc biệt của sản xuất. Ngày nay, trong nền sản xuất tỷ trọng lao động cơ bắp đang có xu thế giảm, trong đó lao động trí tuệ ngày càng tăng lên. Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất, bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. Đối tượng lao động là những yếu tố sản xuất của vật chất mà con người dùng tư liệu lao động tác động lên, nhằm biến đổi chúng phù hợp với mục đích sử dụng của con người. Tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dựa vào đó để tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất của con người. 1.1.5, Chủ nghĩa duy vật lịch sử về quan hệ sản xuất Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế - sản xuất giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất. Đây chính là một quan hệ vật chất quan trọng nhất- quan hệ kinh tế trong các mối quan hệ vật chất giữa người với người. Quá trình sản xuất vật chất chính là tổng thế các yếu tố trong một quá trình thống nhất, gồm sản xuất, phân phối, tiêu dùng và trao đổi của cải Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 7 vật chất. Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý và trao đổi hoạt động với nhau. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc chiếm hữu, sử dụng các tư liệu sản xuất xã hội. Đây là quan hệ quy định địa vị kinh tế - xã hội của các tập đoàn người trong sản xuất. Quan hệ sở hữu về quan hệ sản xuất là quan hệ xuất phát, cơ bản, trung tâm của quan hệ sản xuất, luôn có vai trò quyết định với quan hệ sản xuất khác. Ngoài ra, còn quan hệ về tổ chức và quản lý sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm lao động. Các mặt trong quan hệ sản xuất có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại, chi phối, ảnh hưởng lẫn nhau. Quan hệ sản xuất hình thành một cách khách quan, là quan hệ đầu tiên, cơ bản, chủ yếu, quyết định mọi quan hệ xã hội. 1.2, Vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất Trong lực lượng sản xuất, người lao động là nhân tố hàng đầu giữ vai trò quan trọng. Mối quan hệ giữa người lao động và công cụ lao động, người lao động nắm giữ trong tay công cụ lao động. Sáng tạo và phát minh những công cụ lao động mới phù hợp với thời đại. Để đạt được đến trình độ như ngày nay, con người từng bước hoàn thiện, tiếp thu, kế thừa những tinh hoa lâu đời, phát minh được rất nhiều công cụ lao động. Luôn nắm vai trò chủ đạo trong lực lượng sản xuất, công cụ lao động chỉ là những vật mà chính bộ não con người phát minh ra. Suy cho cùng, công cụ lao động chỉ phục vụ người lao động, cần hay không cần đều do người lao động quyết định. Vốn dĩ, công cụ lao động ngày càng hiện đại, tinh vi, chủ yếu là để hỗ trợ và phục vụ cho con người. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận được vai trò của chúng. Song, công cụ lao động vẫn chỉ là nhân tố thứ yếu trong lực lượng sản xuất. Người lao động là nhân tố phát triển của lực lượng sản xuất. Quay trở về giai đoạn lịch sử khi con người mới biết phát minh ra những chiếc rìu đá, Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 8 gậy gộc. Đó chính là bước tiến quan trọng trong quá trình chinh phục tự nhiên của con người. Dần dần trải qua các giai đoạn lịch sử, xã hội loài người ngày càng trở nên tiến bộ và phát triển, các giai tầng cũng vì thế mới ra đời và phân hóa. Người lao động có ở trên tất cả những lĩnh vực. Nhu cầu về những thứ tất yếu ngày càng tăng, thúc đẩy họ vận dụng trí thông minh của mình, luôn tìm tòi, học hỏi. Chính vì vậy, xã hội liên tục phát triển, để đạt được tới ngày nay, không thể kể hết được sự lớn lao của người lao động. Các Mác đã nhận ra được điều này và đã từng khẳng định: “ Tri thức xã hội phổ biến đã chuyển hóa đến mức độ nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp”. Câu nói này càng khẳng định hơn vai trò của con người, của người lao động trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Người lao động thử nghiệm, thực hành để hình thành một lực lượng sản xuất mới. Những thứ được sử dụng trong đời sống không phải là cứ phát minh rồi sản xuất là có thể sử dụng. Các nhà khoa học và nhà nghiên cứu, họ phải thực hiện bao nhiêu thí nghiệm vào thực tiễn để kiểm chứng rõ ràng thì mới được đưa vào cuộc sống con người. Người lao động cũng vậy, họ cũng như “chuột bạch” để thí nghiệm. Vì là người tiếp xúc với những cái đổi mới đầu tiên, họ sẽ là người hiểu rõ được rằng xã hội có cần điều này không. Họ chính là nhà phê bình, bài kiểm tra cuối cùng phải thông qua. Đảm bảo rằng lực lượng sản xuất mới tiến bộ, tiên tiến, giúp đất nước phát triển. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 9 CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN 2.1, Liên hệ thực tế 2.1.1, Thực trạng của người lao động ở nước ta hiện nay Nước ta là một nước có tháp dân số trẻ, chính vì vậy có nguồn lao động dồi dào. Theo thống kê, người lao động từ 15 tuổi trở lên vào năm 2021 là 50,4 triệu người. Con số này là một con số không hề nhỏ, nó đã và đang giúp bộ mặt của đất nước đang trên đà phát triển. Việc có nhiều lao động, giúp nước ta thu hút nguồn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh tỉ trọng GDP, nâng cao mức sống của người dân. Hơn nữa, các nguồn lực được phân bổ được hầu hết tất cả các lĩnh vực, tuy là không đồng đều nhưng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Đạt được nhiều thành tựu trên trường quốc tế và trong nước. Tuy nhiên, cũng gây không ít sức ép tới chính phủ và tỉ lệ người thất nghiệp vẫn tăng cao. Phân bố lực lượng lao động không đồng đều. Người lao động phân bố chủ yếu ở nông thôn. Tuy tăng nhanh nhưng việc phân bố như vậy cũng gây mất cân bằng nhân lực trong các ngành nghề. Một điều đáng chú ý đó là người lao động trong thị trường nông thôn tham gia vào thị trường lao động sớm và rút khỏi thị trường cũng muộn hơn so với thành thị. Đây là điển hình cho nền kinh tế, nông nghiệp vẫn là chủ đạo. Tỉ lệ lao động dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị vẫn tiếp tục tăng, làm rõ nét hơn sự chuyển dịch cơ cấu ngành nhưng vấn đề môi trường và điều kiện sống là một điều nan giải. Nhu cầu việc làm lớn nhưng không được đáp ứng dẫn đến nhiều hệ lụy cho xã hội. Chất lượng nguồn lao động ở Việt Nam là một vẫn đề cấp thiết. Để có thể phát triển mạnh mẽ chúng ta cần những lao động có trình độ cao, có chuyên môn sâu. Nhà nước cũng rất chú trọng vấn đề giáo dục, luôn đặt vấn đề này làm quốc sách hàng đầu. Tình trạng thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn liên tục xảy ra. Hiện nay, do tính cạnh tranh cao nên nguồn lao động được đào tạo bài bản cũng phải cố gắng, nỗ lực, để tìm vị trí an toàn của mình Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 10 trong xã hội. Tuy nhiên, nhiều người lao động ra trường không có việc làm và đang ở tình trạng thất nghiệp, vô hình đã góp phần vào sức ép việc làm đối với chính phủ. Cơ cấu lao động nước ta có sự chuyển biến nhưng còn chậm. Nhà nước và Đảng đã thực hiện chủ trương, đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, nước ta chú trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ, thực hiện nhiều kế hoạch với mong muốn hoàn thành được mục tiêu đã đặt ra. Tuy nhiên, theo nhiều năm vẫn thấy tỉ trọng ở nông nghiệp chỉ giảm được con số nhỏ. Đặt ra thách thức lớn đối với nền kinh tế hiện nay. 2.1.2, Nguyên nhân Nền kinh tế ở Việt Nam ở nhiều khía cạnh khác nhau nhận thấy đã và đang có sự thay đổi. Nước ta là một nước đi sau, học hỏi và rút kinh nghiệm từ những sai lầm của các nước có nền kinh tế mạnh. Chú trọng đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đã làm nhiều ngành nghề bị biến đổi, người lao động đang bị tạo ra một sức ép rất lớn. Phần đa những chính sách của nhà nước đều hướng tới người lao động nhưng sự hưởng lợi từ điều này là không cao. Hơn nữa, để tiếp cận với nền khoa học tri thức, chúng ta cần đội ngũ tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao rất lớn. Tuy nhiên, lao động ở nước ta còn gặp nhiều hạn chế và thách thức trong giai đoạn hiện tại, nếu lại phải đương đầu với khó khăn mới thì chưa chắc Việt Nam đã đạt được mục tiêu Đảng và Nhà nước đã vạch ra. Nhà nước là chìa khóa dẫn dắt người lao động, mọi đường lối, chính sách mà sai một ly là đi một dặm. Một số chính sách của nhà nước vẫn còn nhiều lỗ hổng và chưa thực sự hiệu quả khi thực hiện hoặc sẽ có chính sách sai lầm và việc bổ sung, sửa lại cũng làm cho lực lượng sản xuất bị tác động rất lớn. Nguyên nhân quan trọng nhất chính là chất lượng lao động còn thấp. Lao động Việt Nam chưa thể cạnh trạng với lao động quốc tế. Một phần là do Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 11 đất nước ta chịu hậu quả từ nhiều cuộc chiến tranh dai dẳng, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Phần lớn người lao động đều ở mảng này, lao động cơ bắp là chủ yếu. Tuy nền giáo dục của nước ta ở mức cao nhưng hệ thống giáo dục phổ cập đang gặp rất nhiều hạn chế. Nhiều lối sống, định kiến cũng đã đi sâu vào không ít tư tưởng của giới trẻ, đầu độc và đang hủy hoại tương lai đất nước. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành, tình trạng cầu thừa đối với các ngành đỏi hỏi trình độ chuyên môn và kỹ năng cao. Tình trạng cung thiếu, người lao động với chất lượng đầu ra còn thấp không thể nào đáp ứng nổi. Dẫn đến nhiều thực trạng, hệ quả về vấn đề này. 2.1.3, Biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta Các biện pháp có tĩnh vĩ mô nên phải xem xét kỹ lưỡng và cẩn trọng. Đề cao vai trò của nhà nước, hơn nữa không vì sự phát triển trước mắt mà lao nhanh, gặp nhiều rủi ro và thách thức ngày càng cao. Phần lớn, lao động trí thức ít và không chất lượng là sự kém thu hút của các chính sách của nhà nước. Họ không cảm thấy những công sức họ bỏ ra được trả xứng đáng. Vì vậy, trước khi cân nhắc tham gia vào nguồn nhân lực chất lượng cao là sự đánh đổi, chấp nhận rất lớn trong xã hội phức tạp hiện nay. Dưới đây là một số biện pháp có thể cân nhắc: Đối với học sinh, sinh viên, nguồn nhân lực tiềm năng nhất. 1. Khẳng định vai trò của giáo dục cao hơn nữa, chú trọng vào lĩnh vực này nhiều hơn. Tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được thực hành, vận dụng kiến thức, tiếp cận sớm các khoa học – công nghệ, phương pháp dạy mới. Tổ chức nhiều cuộc thi nhỏ nhiều hơn, thúc đẩy tính sáng tạo trên quy mô lớn, giải thưởng hấp dẫn. Giáo dục ý thức và phát triển một môi trường học tập, lành mạnh. Đổi mới hệ thống giáo dục, khuyến khích và khơi dậy những điểm mạnh của học sinh, sinh viên. 2. Thành lập các quỹ cho sinh viên, hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Khuyến khích học đại học, cam kết và giúp học sinh, Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 12 sinh viên nhận thức được giá trị của bản thân. Chính sách hợp tác đầu tư cho các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học, tạo việc làm cho các sinh viên. Nền tảng nâng cấp kỹ năng, thành lập các trung tâm, viện nghiên cứu để đảm bảo dịch vụ tri thức. Cân bằng tối thiểu mức tiền học cho học sinh và sinh viên. Đối với người lao động chất lượng cao. 1. Các chế độ và mức lương, trợ cấp, ưu tiên, đãi ngộ xứng đáng. Coi trọng nhân tài, tạo điều kiện hết mức cho các nhân tài phát triển trong nước. Giải quyết những vấn đề cấp bách và hiệu quả ở phần thực trạng cho người lao động. Có chính sách phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Nêu rõ vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất. 2. Đảm bảo sự công tư phân minh tạo một môi trường làm việc tốt và công bằng. Giải quyết triệt để tham nhũng trong nước và đưa ra biện pháp cứng rắn về vấn đề này. Có chính sách rõ ràng, minh bạch, trọng dụng những người thực sự có tài, phải ưu tiên và lưu tâm, thu hút, để họ cống hiến cho đất nước. 3. Cải thiện những thông tin về sự phát triển của nguồn nhân lực. Sự khó khăn của nhà nước, cần mọi người ủng hộ và giúp đỡ, nâng cao nhận thức của người lao động khác giúp họ có có niềm tin và đủ sự quyết tâm thay đổi định hướng và tương lai. 4. Nhà nước mỗi năm cần đánh giá, kết luận, tổng kết năm cũ. Chỉ ra những mặt thiếu sót và đưa ra phương hương, mục tiêu cho một năm mới. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 13 2.2, Liên hệ bản thân Trước khi em bước chân vào một môi trường đại học, mọi thứ thật khó khăn nhưng em tin rằng chỉ cần có niềm tin và sự kiên định ở bản thân, cũng giống như những người lao động trong lực lượng sản xuất, họ nỗ lực, phấn đấu cho chính bản thân họ, cho người thân và cho một đất nước Việt Nam con rồng cháu tiên. Điều đầu tiên, em nghĩ mình cần nhận thức và định hướng được tương lai của bản thân. Khi biết được sự tồn tại của bản thân là có ý nghĩa, em nên chứng tỏ điều đó bằng sự cố gắng hoàn thiện và bù đắp những gì mà mình còn thiếu sót. Nâng cao kỹ năng mềm là một yếu tố cực kỳ quan trọng, đặt mục tiêu học tập là lớn hơn cả. Xây dựng một đức tính tốt vì có câu nói “Thái độ quan trọng hơn trình độ” muốn làm một người lao động chất lượng cao không phải mỗi tri thức và trí thông minh mà còn thể hiện một thái độ sao cho phù hợp với mọi hoàn cảnh. Chủ động trong mọi việc, sự cạnh tranh gay gắt giữa những sinh viên là một khó khăn rất lớn, bỏ thói quen dựa dẫm người khác, và luôn giữ một thái độ tích cực. Luôn học hỏi những thứ cần thiết, dám thể hiện bản thân. Tìm tòi, nghiên cứu, giao lưu tiếp xúc với nhiều bạn bè gần xa để mở mang tri thức. Tự học, tự rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để trở thành người thừa kế trung thành sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước. Từ một cá thể nhỏ nhưng những cá thể nhỏ cộng lại đem đến một lời dự báo cho sự phát triển trong tương lai. Người lao động có vai trò quan trọng trong lực lượng sản xuất và em đóng vai trò là “hạt giống” để quyết định tiếp tục và đổi mới lực lượng sản xuất nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung. Là những thế hệ sau, tiếp thu những thành tựu của thế hệ đi trước, kế thừa, sáng tạo, phát huy trực tiếp ý chí của người lao động chất lượng cao. Thực hiện mục tiêu của cả dân tộc, đi đầu trong xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 14 KẾT LUẬN Dựa trên quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử về người lao động, có thể nắm bắt được khái niệm và mối quan hệ giữa người lao động và lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Thông qua đó, chúng ta thấy được sự hình thành của người lao động và lực lượng sản xuất. Là nhân tố quan trọng và chủ đạo trong lực lượng sản xuất. Ngày nay, người lao động có vai trò quyết định sự phát triển của một quốc gia. Nhất là nước ta, một nước đang trên đà phát triển thì người lao động có tầm ảnh hưởng hơn bao giờ hết. Với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, để tránh lạc hậu và có tiếng nói hơn trên trường quốc tế, nước ta đang cố gắng hòa nhập và học hỏi sự tiên tiến của những cường quốc trên thế giới. Chính vì thế, lao động chất lượng cao là cần thiết hơn bao giờ hết. Là yếu tố chủ lực, có kiến thức và trí thức thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, nguồn lao động này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu do nhà nước đề ra. Do đó, nhà nước đã có những chính sách thu hút nguồn nhân lực để làm gia tăng về mặt số lượng lẫn chất lượng, nguồn lao động đã có sự chuyển dịch đáng kể, song vẫn còn tồn tại nhiều hệ lụy và không tận dụng, khai thác được hết tối đa nguồn lực. Hơn nữa, sự gia tăng nhanh khiến nhiều vấn đề cấp thiết cũng nổi lên nhanh chóng, những vấn đề về môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phân chia giàu nghèo, sức ép việc làm khiến Nhà nước đang trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Để khắc phục những tình trạng đó, đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đã thấy dấu hiệu của sự hiệu quả. Có thể nói, nguồn lao động nói chung và người lao động chất lượng cao nói riêng là động lực, cốt lõi, thúc đẩy Việt Nam tiến gần hơn sự phát triển của thế giới. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Giáo trình triết học Mác – Lênin. 2. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin. 3. Tổng cục thống kê năm 2019 và năm 2021, bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam. Tài liệu trực tuyến 4. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-va-de-xuat-mot-so-giai- phap-ve-nguon-lao-dong-chat-luong-cao-cua-viet-nam-82693.htm 5. http://cantholib.org.vn:2014/Bai_bao_tap_chi/BTC.127174.PDF Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Triết học: Sự ra đời triết học Mác tạo ra bước ngoặt cách mạng trong lịch sử phát triển triết học
21 p | 2100 | 403
-
Bài tiểu luận Triết học: Triết học duy vật nhân bản Phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
18 p | 1748 | 315
-
Tiểu luận Triết học: Chứng minh sự ra đời của triết học Mác đã tạo bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học
31 p | 1359 | 278
-
Tiểu luận: Triết học Mac Lênin về con người - Nguyễn Minh Lợi
27 p | 930 | 201
-
Tiểu luận: Triết học Mac - Lênin về con người
24 p | 3950 | 148
-
Tiểu luận Triết học: Sự ra đời của triết học Mác tạo ra bước ngoặt cách mạng trong lịch sử phát triển triết học
36 p | 1097 | 137
-
Tiểu luận Triết học: Triết học Mác – Lênin
17 p | 1300 | 119
-
Tiểu luận Triết học: Triết học Hêghen và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hoá tinh thần của thời đại
27 p | 434 | 110
-
Tiểu luận Triết học: Triết học duy vật nhân bản Phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
14 p | 689 | 92
-
Tiểu luận Triết học Mác - Lênin: Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam vào quá trình đổi mới kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay
23 p | 76 | 33
-
Tiểu luận Triết học số 40 - Vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác _ Lê Nin để giải thích nguyên nhân của vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường
14 p | 204 | 32
-
Tiểu luận Triết học số 74 - Vận dụng quan điểm triết học Mác xit về qui luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất để phát triển những thành tựu, hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn từ đổi mới đến nay
15 p | 121 | 27
-
Tiểu luận triết học: Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiobac & vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
14 p | 228 | 22
-
Tiểu luận Triết học số 79 -Vận dụng quan điểm triết học Mác xít về quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất để phát triển những thành tựu, hạn chế trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn từ đổi mới đến nay
18 p | 126 | 22
-
Tiểu luận Triết học Mác - Lênin: Ô nhiễm môi trường rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - tiếp cận từ góc độ duy vật biện chứng
17 p | 78 | 22
-
Tiểu luận Triết học số 24 - Phân tích thực chất của cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học do Mác - Ăngghen thực hiện – ý nghĩa của vấn đề đó
19 p | 146 | 21
-
Tiểu luận Triết học số 32 - Phân tích thực chất của cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học do Mác - Ăngghen thực hiện – ý nghĩa của vấn đề đó
19 p | 113 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn