intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:213

24
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học" với mục tiêu nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM PHẠM THỊ YẾN RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM PHẠM THỊ YẾN RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử giáo dục Mã số: 9.14.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. LƯƠNG VIỆT THÁI PGS.TS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG HÀ NỘI - 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này Tác giả Phạm Thị Yến
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học”, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ, chuyên viên phòng QLKH, ĐT&HTQT của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đã được nhận. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lương Việt Thái và PGS.TS Nguyễn Thị Hường - hai thầy cô trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đang công tác tại trường Đại học Sài Gòn đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân đã luôn bên cạnh và dành cho tôi tình cảm chân thành. Tác giả luận án Phạm Thị Yến
  5. iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i LỜI CẢM ƠN....................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................ix DANH MỤC BẢNG..............................................................................................x DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH..............................................................................xii MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................3 4. Giả thuyết khoa học......................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................3 6. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................4 7. Cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu............................................... 4 8. Luận điểm bảo vệ............................................................................................. 7 9. Đóng góp của luận án.......................................................................................7 10. Cấu trúc của luận án.......................................................................................8 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC.................................................... 9 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.....................................................9 1.1.1. Các nghiên cứu về phát triển chương trình giáo dục nhà trường........... 9 1.1.2. Các nghiên cứu về kỹ năng và rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học..................................................................................................16 1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI.............................................. 19 1.2.1. Chương trình giáo dục, chương trình giáo dục nhà trường.................. 19
  6. iv 1.2.2. Phát triển chương trình giáo dục nhà trường..........................................25 1.2.3. Kỹ năng, kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường........... 27 1.2.4. Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường......... 30 1.3. LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC................................................................................................31 1.3.1. Vị trí của kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường trong chương trình đào tạo ngành giáo dục tiểu học ở trường đại học sư phạm.............................................................................................31 1.3.2. Các căn cứ để xác định kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường tiểu học................................................................................. 33 1.3.3. Cấu trúc của kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường tiểu học.....................................................................................................38 1.3.4. Các giai đoạn hình thành kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường tiểu học................................................................................. 39 1.3.5. Các kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường tiểu học cần rèn luyện cho sinh viên.................................................................... 40 1.4. LÝ LUẬN VỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC..................................................................... 45 1.4.1. Ý nghĩa của rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học.................. 45 1.4.2. Mục đích, yêu cầu rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học........... 47 1.4.3. Nội dung rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học......................... 49 1.4.4. Quy trình rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học......................... 53
  7. v 1.4.5. Con đường rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học.................. 54 1.4.6. Đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học........... 56 1.4.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học.....................................................................................................57 Kết luận chương 1.............................................................................................. 60 Chương 2. THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC.................................................. 61 2.1. TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG.................................................. 61 2.1.1. Mục tiêu khảo sát thực trạng................................................................... 61 2.1.2. Nội dung, phạm vi khảo sát thực trạng...................................................61 2.1.3. Mẫu và đối tượng khảo sát...................................................................... 61 2.1.4. Phương pháp khảo sát và công cụ khảo sát............................................62 2.1.5. Cách thức xử lý số liệu và thang đánh giá..............................................63 2.1.6. Thời gian khảo sát....................................................................................65 2.2. THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SƯ PHẠM GIÁO DỤC TIỂU HỌC CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐƯỢC KHẢO SÁT................ 65 2.2.1. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.................................................. 65 2.2.2. Khung chương trình đào tạo....................................................................68 2.3. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC.....................................................................................70 2.3.1. Thực trạng nhận thức của các đối tượng khảo sát về vị trí kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường trong chương trình đào tạo ngành giáo dục tiểu học........................................................... 70
  8. vi 2.3.2. Thực trạng kỹ năng phân tích bối cảnh và nhu cầu giáo dục của sinh viên....72 2.3.3. Thực trạng kỹ năng xác định mục tiêu chương trình giáo dục nhà trường của sinh viên.............................................................................. 73 2.3.4. Thực trạng kỹ năng thiết kế chương trình giáo dục nhà trường tiểu học của sinh viên................................................................................... 74 2.3.5. Thực trạng kỹ năng thực hiện chương trình giáo dục nhà trường tiểu học của sinh viên................................................................................... 76 2.3.6. Thực trạng kỹ năng đánh giá, điều chỉnh chương trình giáo dục nhà trường của sinh viên.............................................................................. 78 2.3.7. Tổng hợp kết quả đánh giá kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở cấp độ môn học/hoạt động giáo dục của sinh viên............79 2.4. THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC..................................................................... 80 2.4.1. Thực trạng nhận thức của các đối tượng khảo sát về ý nghĩa của rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học.......................................................80 2.4.2. Thực trạng thực hiện mục đích, yêu cầu rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học.............................................................................................. 82 2.4.3. Thực trạng thực hiện nội dung rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học.....................................................................................................84 2.4.4. Thực trạng con đường rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học.......93 2.4.5. Thực trạng thực hiện quy trình rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học.....................................................................................................94
  9. vii 2.4.6. Thực trạng đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học...953 2.4.7. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học.............................................................................................. 97 2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG................................................ 99 2.5.1. Mặt mạnh...................................................................................................99 2.5.2. Mặt hạn chế............................................................................................... 99 2.5.3. Nguyên nhân............................................................................................100 Kết luận chương 2............................................................................................ 102 Chương 3. BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC................................................ 104 3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP................................................ 104 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu..........................................................104 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo Chuẩn đầu ra..........................................................104 3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống..........................................................104 3.1.4. Nguyên tắc phát huy tính tích cực, hứng thú rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên...............................................................................104 3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC......................................................... 105 3.2.1. Khai thác nội dung các học phần nghiệp vụ sư phạm để rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học................................................. 105 3.2.2. Xây dựng qui trình rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học......... 113 3.2.3. Sử dụng phối hợp các con đường tổ chức rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học............................................................................................124
  10. viii 3.2.4. Thiết kế và sử dụng các kĩ thuật đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường của sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học...........................................................130 3.2.5. Thiết lập các điều kiện hỗ trợ và tăng cường phối hợp với trường tiểu học trong việc rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường tiểu học cho sinh viên................................................. 141 3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT...........................147 3.4. THỰC NGHIỆM.......................................................................................149 3.4.1. Tổ chức thực nghiệm............................................................................. 149 3.4.2. Phân tích kết quả thử nghiệm................................................................153 Kết luận chương 3............................................................................................ 160 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................. 161 1. Kết luận........................................................................................................ 161 2. Khuyến nghị................................................................................................. 162 CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ.............................................................................................164 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................165 PHỤ LỤC
  11. ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Cán bộ quản lý CBQL 2 Cơ sở vật chất CSVC 3 Chương trình giáo dục nhà trường CT GDNT 4 Chương trình giáo dục CTGD 5 Chương trình nhà trường CTNT 6 Đại học ĐH 7 Đại học sư phạm ĐHSP 8 Giáo dục GD 9 Giáo dục và Đào tạo GD & ĐT 10 Giáo dục tiểu học GDTH 11 Giảng viên GV 12 Kỹ năng KN 13 Kỹ năng sư phạm KNSP 14 Kinh tế - xã hội KT-XH 15 Phát triển chương trình PTCT 16 Phát triển chương trình giáo dục PTCTGD 17 Rèn luyện RL 18 Rèn luyện kĩ năng RLKN 19 Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm RLNVSP 20 Sinh viên SV 21 Tiểu hoc TH 22 Thực hành sư phạm THSP 23 Thực nghiệm TN 24 Thực nghiệm sư phạm TNSP 25 Thực tập sư phạm TTSP
  12. x DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. So sánh phát triển CTGD của quốc gia và phát triển CTGD nhà trường.... 26 Bảng 2.1. Thông tin về đối tượng khảo sát........................................................62 Bảng 2.2. Thang đánh giá kết quả khảo sát về rèn luyện KN phát triển CTGD nhà trường cho sinh viên ngành GDTH............................................ 64 Bảng 2.3. Các học phần liên quan đến rèn luyện kỹ năng phát triển CTGD nhà trường trong khung chương trình đào tao GDTH của các trường ĐH..........................................................................................69 Bảng 2.4. Nhận thức của các đối tượng khảo sát về vị trí của KN phát triển CTGD nhà trường trong chương trình đào tạo GDTH.............71 Bảng 2.5. Kết quả kỹ năng phân tích bối cảnh và nhu cầu giáo dục của SV....72 Bảng 2.6. Kết quả KN xác định mục tiêu CTGD nhà trường ở cấp độ môn học/hoạt động của SV........................................................................73 Bảng 2.7. Kết quả KN thiết kế CTGD nhà trường tiểu học của sinh viên........74 Bảng 2.8. Kết quả KN thực hiện CTGD nhà trường tiểu học của SV.............. 76 Bảng 2.9. Kết quả KN đánh giá, điều chỉnh CTGD nhà trường của SV.......... 78 Bảng 2.10. Tổng hợp kết quả đánh giá KN phát triển CTGD nhà trường ở cấp độ môn học/hoạt động giáo dục của SV.....................................79 Bảng 2.11. Kết quả nhận thức về ý nghĩa của rèn luyện KN phát triển CTGD nhà trường cho SV đại học ngành GDTH.............................81 Bảng 2.12. Kết quả thực hiện mục đích, yêu cầu rèn luyện KN phát triển CTGD nhà trường cho SV đại học ngành GDTH.............................82 Bảng 2.13. Kết quả rèn luyện KN phân tích bối cảnh và nhu cầu giáo dục cho SV đại học ngành GDTH............................................................84 Bảng 2.14. Kết quả rèn luyện KN xác định mục tiêu chương trình giáo dục nhà trường tiểu học cho SV đại học ngành GDTH...........................85
  13. xi Bảng 2.15. Kết quả rèn luyện KN thiết kế chương trình giáo dục nhà trường tiểu học cho SV đại học ngành GDTH..............................................86 Bảng 2.16. Kết quả rèn luyện KN thực hiện chương trình giáo dục nhà trường tiểu học cho SV đại học ngành GDTH..................................88 Bảng 2.17. Kết quả rèn luyện KN đánh giá, điều chỉnh chương trình giáo dục nhà trường tiểu học cho SV đại học ngành GDTH..................................90 Bảng 2.18. . Tổng hợp kết quả đánh giá nội dung rèn luyện KN phát triển CTGD nhà trường ở cấp độ môn học/hoạt động giáo dục của SV.................. 92 Bảng 2.19. Kết quả thực hiện con đường rèn luyện KN phát triển CTGD nhà trường cho SV đại học ngành GDTH.........................................93 Bảng 2.20. Kết quả thực hiện quy trình chung của rèn luyện KN phát triển CTGD nhà trường cho SV đại học ngành GDTH.........................................94 Bảng 2.21. Đánh giá kết quả rèn luyện KN phát triển CTGD nhà trường cho SV đại học ngành GDTH............................................................96 Bảng 2.22. Kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến rèn luyện KN phát triển CTGD nhà trường cho SV đại học ngành GDTH.............................97 Bảng 3.1. Vai trò của các học phần nghiệp vụ sư phạm đối với rèn uyện KN phát triển CTGD nhà trường cho SV....................................... 108 Bang 3.2. Mô hình SWOT trong đánh giá bối cảnh và nhu cầu giáo dục...... 120 Bảng 3.3. Tổng hợp số lượng khách thể TN....................................................150 Bảng 3.4. Khảo sát trình độ đầu vào về KN của nhóm TN và ĐC................. 153 Bảng 3.5. Kết quả về trình độ KN phát triển CTGD nhà trường của SV đại học ngành GDTH ở lần TN thứ nhất.........................................155 Bảng 3.6. Kết quả về trình độ KN phát triển CTGD nhà trường của SV đại học ngành GDTH ở lần TN thứ hai...........................................156 Bảng 3.7. So sánh kết quả về trình độ KN phát triển CTGD nhà trường của SV đại học ngành GDTH ở lần TN thứ nhất và thứ hai...........157
  14. xii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH Sơ đồ: Sơ đồ 1.1. Quy trình phát triển CTGD nhà trường tiểu học...............................35 Hình: Hình 3.1. Sơ đồ của quy trình rèn luyện KN phát triển CTGD nhà trường... 118 Hình 3.2. Sơ đồ của quy trình rèn luyện KN phát triển CTGD nhà trường... 152 Hình 3.3. Biểu đồ so sánh kết quả về trình độ KN phát triển CTGD nhà trường của SV đại học ngành GDTH giữa lần TN thứ nhất và thứ hai.............................................................................................. 158
  15. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. CTGD nhà trường1 là sự triển khai, cụ thể hóa CTGD Quốc gia ở mỗi nhà trường; CTGD nhà trường có hình thức học tập đa dạng gắn liền với từng nhà trường, từng cơ sở giáo dục với những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, tình hình KT-XH và giáo dục nhất định. Phát triển chương trình GD nhà trường là quá trình nhà trường cụ thể hoá chương trình giáo dục quốc gia, làm cho CTGD quốc gia phù hợp ở mức cao nhất với thực tiễn của cơ sở giáo dục. Trên cơ sở đảm bảo yêu cầu chung của CTGD quốc gia, nhà trường sẽ lựa chọn, xây dựng nội dung và xác định cách thức thực hiện phản ánh đặc trưng và phù hợp với thực tiễn nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của người học, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục. Tầm quan trọng của phát triển CTGD nhà trường là làm cho CTGD nhà trường phản ánh sinh động tình hình thực tế của nhà trường, nhu cầu học tập, phát triển của HS trong nhà trường. 1.2. Từ năm học 2020-2021, chương trình GDPT 2018 chính thức được triển khai. Chương trình GDPT 2018 được xây dựng theo hướng mở, chuyển từ “chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” [19]. Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho nhà trường và giáo viên chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình. Với định hướng đó, chương trình GDPT 2018 1 Hiện nay ở Việt Nam thuật ngữ “CTGD nhà trường” được thay thế thuật ngữ “Kế hoạch giáo dục của nhà trường”. Tuy nhiên, hai khái niệm này có sự đồng nhất về mặt nội hàm; đó là triển khai các hoạt động giáo dục theo CTGD Quốc gia, phù hợp với điều kiện thực tế tại nhà trường, đảm bảo cuối năm học đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình. Luận án của chúng tôi thực hiện trước khi thuật ngữ “Kế hoạch giáo dục của nhà trường” được sử dụng chính thức, vì thế luận án của chúng tôi xin được dùng thuật ngữ “CTGD nhà trường”.
  16. 2 đòi hỏi GV phải xây dựng được kế hoạch giáo dục sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, của nhà trường và đặc điểm của HS, trên cơ sở đó lựa chọn được PP phương tiện, hình thức tổ chức DH và đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực HS. Với sứ mạng là đào tạo đội ngũ giáo viên, các trường ĐHSP phải đổi mới nội dung, phương thức đào tạo, chú trọng phát triển các phẩm chất và năng lực của SV để họ có thể thực hiện có hiệu quả CTGD phổ thông mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD. Bên cạnh trang bị cho SV hệ thống tri thức, cần hình thành, rèn luyện cho họ các kỹ năng sư phạm, trong đó có kỹ năng phát triển CTGD nhà trường. Kỹ năng phát triển CTGD nhà trường là kỹ năng không thể thiếu được của SV sư phạm. Nếu thiếu kỹ năng này, SV không thể tham gia có hiệu quả trong phát triển CTGD khi ra trường. Vì thế, rèn luyện kỹ năng phát triển CTGD nhà trường cho SV ngành sư phạm nói chung, ngành GDTH nói riêng là vấn đề có tính cấp thiết cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Thực tiễn đào tạo GVTH có trình độ đại học cho thấy: các trường ĐHSP đã đổi mới nội dung, phương thức đào tạo, tăng cường rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho SV để các em có thể nhanh chóng thích ứng với thực tiễn đổi mới giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, ở một số trường, việc rèn luyện KN phát triển CTGD nhà trường cho SV còn chưa được quan tâm đúng mức, trong khi đó CTGD phổ thông 2018 yêu cầu GV phải có khả năng phát triển CTGD nhà trường. Vì vậy một số SV khi ra trường vẫn gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng khi thực thi CTGD nhà trường, năng lực phát triển CTGD nhà trường còn hạn chế. 1.3. Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về rèn luyện kỹ năng sư phạm cho SV đại học nói chung, SV đại học ngành GDTH nói riêng. Các công trình này đã góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của việc rèn luyện kỹ năng sư phạm. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chỉ mới đề cập đến việc rèn luyện các kỹ năng sư phạm nói chung, như thiết kế bài học, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đứng lớp... Cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu kỹ năng phát triển CTGD nhà trường cho sinh viên đại học
  17. 3 ngành GDTH. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng phát triển CTGD nhà trường cho SV đại học ngành GDTH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình rèn luyện KN phát triển CTGD nhà trường cho sinh viên đại học ngành GDTH ở trường ĐHSP. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa rèn luyện KNPT chương trình GDNT cho sinh viên đại học ngành GDTH với việc phát triển chương trình GDNT tiểu học. 4. Giả thuyết khoa học Có thể nâng cao hiệu quả rèn luyện KN phát triển CTGD nhà trường cho SV đại học ngành GDTH nếu xác định được hệ thống các KN phát triển CTGDNT và đề xuất được các biện pháp rèn luyện KN phát triển CTGDNT dựa trên quy trình và con đường rèn luyện KN đã được xây dựng; đồng thời phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo ở trường đại học và Chương trình GDPT 2018. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành GDTH. 5.2. Đánh giá thực trạng rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành GDTH. 5.3. Đề xuất biện pháp rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành GDTH và thực nghiệm 01 biện
  18. 4 pháp đề xuất. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Theo tinh thần đổi mới giáo dục phổ thông, phát triển chương trình giáo dục nhà trường có các cấp độ khác nhau. Luận án đi sâu nghiên cứu các biện pháp rèn luyện kỹ năng phát triển CTGD nhà trường cho sinh viên đại học ngành GDTH chủ yếu ở cấp độ môn học/hoạt động giáo dục thông qua một số học phần (Phát triển chương trình giáo dục nhà trường, Giáo dục học tiểu học; Phương pháp dạy học các bộ môn...) và thông qua hoạt động thực hành, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của SV ở trường tiểu học. 6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành GDTH ở các trường Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học Sài Gòn và Đại học Vinh trong các năm học 2017 -2018; 2018-2019; 2019 - 2020. - Thực nghiệm sư phạm với đối tượng là sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học của trường Đại học Sài Gòn. 7. Cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận 7.1.1. Tiếp cận hệ thống - cấu trúc Tiếp cận hệ thống - cấu trúc đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu phải xem xét đối tượng một cách toàn diện trong mối quan hệ với các đối tượng khác, trong trạng thái vận động và phát triển, trong những điều kiện cụ thể để tìm ra bản chất của đối tượng. Theo cách tiếp cận này, chúng tôi xem quá trình rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành sư phạm GDTH là một hệ thống, toàn vẹn và thống nhất; nó là một bộ phận hợp thành cấu trúc tổng thể của quá trình đào tạo năng lực nghề nghiệp cho sinh viên. Vì
  19. 5 vậy, cần nghiên cứu nó trong mối quan hệ với các bộ phận, các yếu tố khác trong quá trình đào tạo năng lực nghề nghiệp, trong mối tương quan của sự vận động và phát triển theo yêu cầu phát triển của xã hội. 7.1.2. Tiếp cận thực tiễn Tiếp cận thực tiễn là phương pháp luận quan trọng trong nghiên cứu khoa học nói chung, khoa học giáo dục nói riêng, vì theo quan điểm triết học duy vật biện chứng, thực tiễn là cơ sở quan trọng để kiểm chứng chân lý khách quan. Theo tiếp cận này, quá trình nghiên cứu luận án phải xuất phát từ yêu cầu của giáo dục và đào tạo, luôn bám sát nội dung, chương trình đào tạo hiện hành, cũng như các chủ trương đổi mới của ngành Giáo dục để nhằm đảm bảo tính kế thừa và phát triển. Biện pháp mà luận án đề xuất có tính đến tính khả thi có thể áp dụng rộng rãi trong việc rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường Đại học có đào tạo GVTH trên cả nước. 7.1.3. Tiếp cận năng lực thực hiện Khi tiến hành nghiên cứu các biện pháp rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên, chúng tôi đã tính đến việc năng lực thực hiện của mỗi cá nhân, tính vừa sức với từng đối tượng. Để làm được điều này, chúng tôi đã xây dựng các biện pháp có tính phù hợp với từng nhóm đối tượng; khảo sát, đánh giá nhu cầu thực tiễn của trường phổ thông để xây dựng nội dung, biện pháp rèn luyện có tính khả thi. 7.1.4. Tiếp cận chuẩn đầu ra Tiếp cận chuẩn đầu ra yêu cầu việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động rèn luyện phát triển chương trình nhà trường của sinh viên ngành GDTH dựa trên chuẩn đầu ra ngành học (kiến thức, KN, thái độ) mà cả SV và xã hội đều cần. Từ đó, những câu hỏi theo tiếp cận chuẩn đầu ra cần phải giải quyết bao gồm: Những kiến thức, KN, thái độ mà một SV ngành GDTH sẽ thể hiện? Họ sẽ có khả năng thể hiện như thế nào? Kế hoạch phát triển CTNT đã chuẩn bị những gì cho SV về nghề nghiệp, nghiên cứu chuyên nghiệp
  20. 6 và học tập suốt đời. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây: +) Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu. Phương pháp này được sử dụng để phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan nhằm hiểu biết sâu sắc, đầy đủ hơn bản chất cũng như những dấu hiệu đặc thù của vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó sắp xếp chúng thành một hệ thống lý thuyết của đề tài. +) Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập. Phương pháp này được sử dụng để rút ra những luận điểm có tính khái quát về các vấn đề nghiên cứu, từ những quan điểm, quan niệm độc lập 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây: +) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: được sử dụng để khảo sát thực trạng kỹ năng phát triển CTGD nhà trường của SV đại học ngành GDTH và thực trạng rèn luyện kỹ năng phát triển CTGD nhà trường cho SV đại học ngành GDTH ở các trường ĐHSP. +) Phương pháp trao đổi, phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về các vấn đề liên quan đến rèn luyện kỹ năng phát triển CTGD nhà trường cho sinh viên đại học ngành GDTH +) Phương pháp quan sát sư phạm: quan sát hoạt động của giảng viên, sinh viên ngành Giáo dục tiểu học ở một số trường sư phạm qua các tiết học ở trường đại học và hoạt động thực hành ở trường tiểu học để tìm hiểu thực trạng rèn luyện kỹ năng phát triển CTGD nhà trường cho SV. +) Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục: phân tích hồ sơ giảng dạy, hồ sơ quản lí chuyên môn, đánh giá thực hành, thực tập sư phạm,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2