intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh" được nghiên cứu với mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường THPT và xác định thực trạng quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường THPT TPHCM; từ đó, đề xuất các biện pháp quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường THPT TPHCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM THANH HÙNG QUẢN LÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành : Quản lí giáo dục Mã số : 914 01 14 Thành phố Hồ Chí Minh – 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: TS.Huỳnh Lâm Anh Chương; PGS.TS.Nguyễn Văn Y (ghi rõ họ tên, chức danh khoa học, học vị) Phản biện 1: PGS.TS. Trần Văn Đạt Trường Đại học An Giang Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Văn Hồng Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Phương Tâm Trường Đại học Cần Thơ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:……………………………………………………… vào …………giờ……….ngày……….tháng………năm………. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Đại học Sư phạm TP.HCM - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM
  3. DANH MỤC BÀI BÁO KHOA HỌC, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 1. Phạm Thanh Hùng, Huỳnh Lâm Anh Chương, Nguyễn Văn Y. (2021). “Perceptions of high school administrators, teachers, and staff on their educational action research skills”. Journal for Educators, Teachers and Trainers, Vol.12(4).47-53.(2021). 2. Phạm Thanh Hùng. (2021). “Thực trạng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường THPT Thành phố Hồ Chí Minh”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 18. (2021). 3. Phạm Thanh Hùng. (2021). “Thực trạng quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường THPT Thành phố Hồ Chí Minh”. Tạp chí Khoa học Đại học Văn Lang. Số 30. (2021). 4. Phạm Thanh Hùng. (2022). “Thực nghiệm biện pháp quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường THPT Thành phố Hồ Chí Minh”. Tạp chí khoa học Đại học Văn Lang. Số 33. (2022). 5. Phạm Thanh Hùng. (2022). “Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho giáo viên THPT”. Kỷ yếu hội thảo khoa học Đại học Thủ Dầu Một. (2022).
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (NCKHSPUD) là một hình thức nghiên cứu khoa học giáo dục mang tính ứng dụng, được khuyến khích áp dụng ngày càng nhiều trên phạm vi toàn thế giới. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Hàng năm đã có nhiều đề tài đã được xét công nhận có phạm vi ảnh hưởng cấp trường, cấp ngành, cấp thành phố. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng như: Số lượng giáo viên các trường tham gia NCKHSPUD còn ít so với quy mô giáo viên do nhiều nguyên nhân khác nhau. Công tác quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. NCKHSPUD và quản lí NCKHSPUD có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục. So với các kết quả và hạn chế nêu trong thực tiễn NCKHSPUD và quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM, cần có một nghiên cứu đầy đủ hơn, toàn diện hơn để đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng các đề tài NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM . Với những lí do nêu trên, tác giả luận án chọn đề tài nghiên cứu: Quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường THPT và xác định thực trạng quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường THPT TPHCM; từ đó, đề xuất các biện pháp quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường THPT TPHCM. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lí nghiên cứu khoa học ở các trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường THPT TPHCM. 4. Giả thuyết khoa học Quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn những hạn chế trong xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá kết quả NCKHSPUD. Nếu xác định đúng thực trạng quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM thì sẽ đề xuất
  5. 2 được các biện pháp quản lí NCKHSPUD có tính cần thiết, khả thi để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng lí luận về quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường THPT. 5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường THPT Thành phố Hồ Chí Minh. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường THPT Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Phạm vi về chủ thể quản lí: Luận án tập trung nghiên cứu công tác quản lí của hiệu trưởng ở các trường THPT. 6.2. Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động NCKHSPUD của giáo viên THPT và quản lí NCKHSPUD của giáo viên THPT do hiệu trưởng quản lí. 6.3. Phạm vi về đối tượng, không gian, thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu ở các trường THPT công lập Thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá thực trạng quản lí NCKHSPUD của giáo viên từ năm 2018 đến năm 2022. 7. Hướng tiếp cận và Phương pháp nghiên cúu 7.1. Hướng tiếp cận 7.1.1. Tiếp cận hệ thống-cấu trúc Tiếp cận hệ thống-cấu trúc yêu cầu việc nghiên cứu quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT một cách toàn diện, nhiều mặt trong mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố của hoạt động NCKHSPUD và giữa các chức năng quản lí NCKHSPUD với toàn bộ nội dung của hoạt động NCKHSPUD; trong mối quan hệ biện chứng giữa quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT với các nội dung quản lí khác trong trường THPT, giữa các chủ thể quản lí trong trường THPT và các điều kiện quản lí NCKHSPUD đặc thù tại địa bàn TPHCM. 7.1.2. Tiếp cận lịch sử - logic Tiếp cận lịch sử - logic trong nghiên cứu đề tài luận án thể hiện ở kết quả nghiên cứu tổng quan, hệ thống hóa và phát triển cơ sở lí luận của đề tài, đảm bảo thống nhất giữa lí luận, khảo sát và đánh giá thực trạng, từ đó xác lập các biện pháp quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT. Với cách tiếp cận này, luận án đã nghiên cứu quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT trong những năm vừa qua trên cơ sở phân tích, kế thừa, vận dụng, phát triển có chọn lọc các thành tựu và kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT.
  6. 3 7.1.3. Tiếp cận hoạt động Tiếp cận hoạt động trong nghiên cứu đề tài luận án đòi hỏi nghiên cứu hoạt động NCKHSPUD của giáo viên theo các thành tố hoạt động, bao gồm mục đích NCKHSPUD, nội dung, phương pháp và kĩ năng, đánh giá kết quả và các điều kiện thực hiện hoạt động. Hoạt động NCKHSPUD của giáo viên THPT được quản lí bởi hiệu trưởng ở các trường THPT. 7.1.4. Tiếp cận chức năng quản lí Tiếp cận chức năng quản lí trong nghiên cứu đề tài luận án này là xác định khung lí thuyết về các chức năng quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT của hiệu trưởng trên cơ sở kế thừa, phát triển lí luận về chức năng quản lí nhà trường từ các kết quả nghiên cứu trước đây; khung lí thuyết này là cơ sở lí luận chỉ đạo cho việc tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng và xác lập các biện pháp quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Mục đích, nội dung: Xây dựng cơ sở lí luận về NCKHSPUD và quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT; đề xuất các biện pháp quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT. Cách thực hiện: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các văn bản, tài liệu, các công trình nghiên cúu có liên quan đến NCKHSPUD và quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Sử dụng kết hợp bốn phương pháp, cụ thể: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp phân tích hồ sơ quản lí (sản phẩm hoạt động quản lí) và phương pháp thực nghiệm. * Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Mục đích, nội dung: Thu thập thông tin về thực trạng và biện pháp quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM. Cách thực hiện: Biên soạn và sử dụng các phiếu hỏi thu thập ý kiến CBQL và Giáo viên về thực trạng và biện pháp quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM. Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để tổng hợp ý kiến trả lời phiếu hỏi. * Phương pháp phỏng vấn Mục đích, nội dung: Thu thập thông tin về thực trạng và biện pháp quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM. Cách thực hiện: Sau khi có kết quả của phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, biên soạn và sử dụng phiếu phỏng vấn thu thập ý kiến CBQL và Giáo viên để làm rõ hơn thực trạng và biện pháp quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM. Sử dụng kỹ thuật phân tích chủ đề để tổng hợp ý kiến trả lời phỏng vấn.
  7. 4 * Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động Mục đích, nội dung: Thu thập thông tin về thực trạng NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM. Cách thực hiện: Phân tích các sản phẩm hoạt động của hiệu trưởng ở các trường THPT, bao gồm ba loại hồ sơ về kế hoạch NCKHSPUD; Quyết định thành lập hội đồng chấm đề tài NCKHSPUD và Danh sách kết quả chấm đề tài NCKHSPUD. * Phương pháp xử lí dữ liệu Mục đích, nội dung: Tổng hợp dữ liệu thu thập được làm cơ sở để đánh giá thực trạng NCKHSPUD và quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM. Cách thực hiện: Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 (bản dùng thử) để xử lý dữ liệu định lượng và sử dụng kỹ thuật phân tích nội dung để xử lý dữ liệu định tính trong luận án. * Phương pháp thực nghiệm Mục đích, nội dung: Khẳng định tính cần thiết, khả thi của biện pháp quản lí đề xuất. Cách thực hiện: Chọn một nội dung biện pháp quản lí đề xuất để thực nghiệm. 8. Đóng góp mới của luận án 8.1. Về lí luận Hệ thống hóa và phát triển cơ sở lí luận về NCKHSPUD và quản lí NCKHSPUD, trong đó: Phát triển khái niệm NCKHSPUD, bổ sung và phát triển cơ sở lí luận về mục đích, nội dung và phương pháp NCKHSPUD, hệ thống hóa công việc quản lí NCKHSPUD của hiệu trưởng trường THPT theo tiếp cận các POLC (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra - đánh giá), hệ thống hóa các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí NCKHSPUD của hiệu trưởng trường THPT. Xác lập các biện pháp quản lí NCKHSPUD có tính khoa học, phù hợp thực tiễn giáo dục THPT TPHCM; mỗi biện pháp đều có cơ sở đề xuất, mục đích, nội dung, cách thực hiện và điều kiện thực hiện biện pháp; đồng thời các biện pháp có mối quan hệ với nhau. 8.2. Về thực tiễn Xác định rõ ưu điểm, hạn chế về thực trạng NCKHSPUD và quản lí NCKHSPUD của giáo viên ở các trường THPT TPHCM, chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế. Các biện pháp quản lí NCKHSPUD của giáo viên THPT TPHCM được đề xuất có tính cần thiết và khả thi cao, có thể áp dụng trong quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM trong bối cảnh đổi mới giáo dục THPT hiện nay và bối cảnh phát triển kinh tế, xã hội đặc thù của TPHCM
  8. 5 hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần phát triển cơ sở khoa học và thực tiễn của các biện pháp về nâng cao nhận thức, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM và các địa phương khác có điều kiện tương tự. 9. Cấu trúc luận án Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Danh mục bài báo khoa học, công trình nghiên cứu của tác giả, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, cấu trúc nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông. Chương 2: Thực trạng quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Biện pháp quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh.
  9. 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu có liên quan với nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông * Bản chất nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng * Mục đích nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng * Nội dung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng * Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng * Điều kiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 1.1.2. Các nghiên cứu có liên quan với quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông * Chính sách quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường THPT * Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo viên ở các trường THPT * Đánh giá thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường THPT * Môi trường, điều kiện quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụngở các trường THPT 1.1.3. Đánh giá chung tổng quan và những vấn đề đặt ra cho luận án a) Đánh giá chung tổng quan Tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan đến NCKHSPUD ở các trường THPT cho thấy: Một là, bản chất của NCKHSPUD là một loại hình nghiên cứu khoa học, mang tính ứng dụng, thường dùng trong lớp học, trường học và do giáo viên thực hiện, áp dụng chung cho các cấp học, trong đó có cấp THPT. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra mục đích của NCKHSPUD là phát triển năng lực nghiên cứu của giáo viên nói chung và giáo viên THPT nói riêng nhằm nâng cao thành tích học tập của học sinh. Hai là, Nội dung NCKHSPUD bàn về phát triển năng lực chuyên môn giáo viên, cải tiến trường học, đổi mới giáo trình, sử dụng phương pháp dạy học, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp quản lí, chính sách mới. Người nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tác động một cách có hệ thống bằng phương pháp nghiên cứu phù hợp.
  10. 7 Ba là, phương pháp, kĩ năng nghiên cứu đề tài theo hướng NCKHSPUD đã được bàn luận nhiều, các tác giả đã chỉ ra những kỹ năng cụ thể gắn với quy trình thực hiện đề tài. Tuy nhiên, còn ít nghiên cứu bàn về nội dung, quy trình và đánh giá kết quả NCKHSPUD của giáo viên THPT. Bốn là, các nghiên cứu đã phân tích các điều kiện NCKHSPUD trong trường học nói chung và THPT nói riêng bao gồm điều kiện về người nghiên cứu, tài chính, trang thiết bị và tài liệu. Các nghiên cứu đã nhấn mạnh các trở ngại cho nghiên cứu là giáo viên thiếu hiểu biết về phương pháp, thiếu kỹ năng nghiên cứu, thiếu thời gian dành cho nghiên cứu, thiếu tài liệu tham khảo, thiếu kinh phí và thiếu những hỗ trợ vật chất và tinh thần từ phía nhà trường. Tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT cho thấy: Một là, các chính sách NCKHSPUD ở các trường THPT góp phần cải tiến chất lượng giáo dục, được đề cập trong các văn bản quản lí của các cấp quản lí giáo dục được nhiều quốc gia trên thế giới khuyến khích phát triển loại hình nghiên cứu này. Hai là, việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện NCKHSPUD của giáo viên được tổ chức theo nhiều cách: giao quyền tự chủ cho giáo viên hoặc tổ chức theo nhóm trường hoặc có sự kết hợp giữa giáo viên phổ thông với các nhà nghiên cứu ở trường đại học hoặc cơ quan nghiên cứu. Dù cách tổ chức nào đi nữa, cái chung là cần tuân thủ quy trình từ lập kế hoạch đến theo dõi, động viên, hỗ trợ và đánh giá kết quả nghiên cứu đề tài của giáo viên. Ba là, các nghiên cứu cho thấy đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng tốt là đề tài có tính khả thi, vấn đề nghiên cứu thú vị và hoạt động nghiên cứu chứa đựng các yếu tố mới, nghiên cứu đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức và các kết quả nghiên cứu có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục và dạy học nhà trường. Công tác tổ chức hội đồng đánh giá khách quan, khoa học và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho tổ kiểm tra; mở rộng số lượng thành viên hội đồng nghiệm thu các đề tài khoa học là người ngoài trường. Bốn là, có nhiều nghiên cứu về điều kiện NCKHSPUD. Các nghiên cứu đã phân tích các điều kiện NCKHSPUD trong nhà trường phổ thông gồm điều kiện về người nghiên cứu, tài chính, trang thiết bị và tài liệu. Các nghiên cứu đã nhấn mạnh các trở ngại cho nghiên cứu là thiếu phương pháp, kỹ năng nghiên cứu, thiếu thời gian, thiếu tài liệu tham khảo, thiếu kinh phí và thiếu những hỗ trợ từ phía nhà trường. Để quản lí hiệu quả NCKHSPUD của giáo viên, nhà quản lí cần kiểm soát được các điều kiện liên quan, trong đó có cả điều kiện khách quan và chủ quan. Những kết quả nghiên cứu nêu trên là cơ sở lí luận khoa học và thực tiễn rất quan trọng và cần thiết để tiến hành nghiên cứu đề tài luận án.
  11. 8 b) Những vấn đề đặt ra cho luận án Những kết quả nghiên cứu đã tổng quan làm cơ sở khoa học, nền tảng cho tác giả luận án trong việc xây dựng cơ sở lí luận của luận án. Các nghiên cứu trước đây chưa phân tích một cách đầy đủ, sâu sắc và có hệ thống về lí luận NCKHSPUD và quản lí NCKHSPUD, đặc biệt chưa có nghiên cứu chuyên sâu về quản lí NCKHSPUD của giáo viên THPT, Việt Nam. Vì vậy, luận án tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về đề tài này với 3 nhiệm vụ chính như sau: 1) Về lí luận: Hệ thống hóa và phát triển cơ sở lí luận về NCKHSPUD và quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT; 2) Về thực tiễn: Phân tích, đánh giá khách quan về thực trạng NCKHSPUD và quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM; 3) Về biện pháp: Đề xuất hệ thống biện pháp quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM. 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông * Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường THPT là một hình thức nghiên cứu khoa học giáo dục mang tính ứng dụng, trong đó giáo viên THPT vận dụng những kiến thức của khoa học giáo dục vào thực tiễn dạy học và giáo dục học sinh, thông qua việc thực hiện một tác động sư phạm và đánh giá ảnh hưởng của tác động ấy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh THPT. 1.2.2. Quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT là những tác động có ý thức của chủ thể quản lí (hiệu trưởng trường THPT) đến NCKHSPUD của giáo viên nhằm thực hiện mục tiêu NCKHSPUD của nhà trường. 1.3. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông 1.3.1. Mục đích nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Kế thừa lí luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), người nghiên cứu vận dụng và xác định các mục đích cụ thể của NCKHSPUD ở các trường THPT, bao gồm: Phát hiện những hạn chế trong dạy học bộ môn và trong chủ nhiệm lớp; Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục; Phát triển năng lực nghiên cứu cho bản thân; Làm theo nhiệm vụ được nhà trường yêu cầu. 1.3.2. Nội dung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Phân tích và tổng hợp các quan điểm về nội dung NCKHSPUD, người
  12. 9 nghiên cứu xác định các nội dung NCKHSPUD của giáo viên trường THPT bao gồm: Về nghiên cứu về hoạt động dạy học bộ môn ở các trường THPT bao gồm bảy nội dung. Về nghiên cứu về hoạt động giáo dục học sinh ở các trường THPT bao gồm bốn nội dung. 1.3.3. Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông * Các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung: Có 3 nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học: phương pháp nghiên cứu lí luận, phương pháp nghiên cứu thực tiễn và phương pháp xử lý dữ liệu và trình bày kết quả nghiên cứu. * Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông: Phương pháp NCKHSPUD ở trường THPT là một tổ hợp các phương pháp, kĩ năng nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra bản chất của vấn đề nghiên cứu, gồm 3 phương pháp là: phương pháp lựa chọn tác động sư phạm, phương pháp thực hiện tác động sư phạm, và phương pháp đánh giá ảnh hưởng của tác động sư phạm. 1.3.4. Đánh giá nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông: Có ba tiêu chí cơ bản khi đánh giá đề tài NCKHSPUD ở các trường THPT là tính mới và khoa học, tính hiệu quả và tính áp dụng thực tiễn. 1.3.5. Điều kiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường trung học phổ thông Điều kiện NCKHSPUD ở các trường THPT là những thứ cần thiết để giáo viên thực hiện đề tài nghiên cứu. Điều kiện NCKHSPUD gồm điều kiện chủ quan và điều kiện khách quan. 1.4. Quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường trung học phổ thông 1.4.1. Lập kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường trung học phổ thông Việc lập kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường THPT gồm chín công việc: Thông báo cho giáo viên trong trường các nội dung do Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo quy định về việc thực hiện; Phân tích kết quả và hạn chế về thực trạng NCKHSPUD của giáo viên nhà trường; Khảo sát và nắm bắt nhu cầu nghiên cứu của giáo viên; Trao đổi và giao chỉ tiêu nghiên cứu cho các tổ bộ môn và giáo viên theo năm học; Dự trù kinh phí hỗ trợ cho giáo viên thực hiện nghiên cứu; Dự trù các cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giáo viên để thực hiện nghiên cứu; Dự kiến các nguồn tài liệu phục vụ cho giáo viên để thực hiện nghiên cứu; Huy động cha mẹ học sinh và các nguồn tài trợ cho giáo viên để thực hiện nghiên cứu và Phổ biến kế hoạch NCKHSPUD trên các kênh thông tin của nhà trường.
  13. 10 1.4.2. Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường trung học phổ thông Về tổ chức thực hiện NCKHSPUD ở các trường THPT gồm bảy công việc: Quy định nhiệm vụ ban giám hiệu trong quản lí NCKHSPUD; Quy định nhiệm vụ của tổ trưởng trong quản lí NCKHSPUD; Thành lập các nhóm nghiên cứu của giáo viên trong trường; Phân công giáo viên có kinh nghiệm nghiên cứu kèm cặp giáo viên ít kinh nghiệm hơn; Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn giáo viên tri thức, kĩ năng thực hiện một NCKHSPUD; Cử giáo viên đi học tập, giao lưu về nghiên cứu khoa học; Cung cấp tài liệu, cơ sở dữ liệu tham khảo để thực hiện đề tài. 1.4.3. Chỉ đạo thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường trung học phổ thông Về chỉ đạo thực hiện NCKHSPUD ở các trường THPT gồm mười một công việc: Ban hành các quy định nhiệm vụ, quyền lợi cho người quản lí trực tiếp; Ban hành các quy định nhiệm vụ, quyền lợi cho tổ bộ môn và giáo viên khi thực hiện các nghiên cứu; Ban hành các quy định về định mức sản phẩm NCKHSPUD; Ban hành các quy định về tiền công, điều kiện làm việc cho giáo viên khi thực hiện nghiên cứu; Theo dõi tiến độ thực hiện các nghiên cứu đã đăng ký đầu năm học; Nhắc nhở, đôn đốc giáo viên thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra; Động viên, khuyến khích giáo viên thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra; Tổ chức thi đua nghiên cứu khoa học trong toàn trường; Tổ chức cho giáo viên giao lưu về nghiên cứu khoa học; Hỗ trợ giáo viên trong quá trình thực hiện nghiên cứu và Xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Về Kiểm tra, đánh giá thực hiện NCKHSPUD ở các trường THPT gồm sáu công việc: Xây dựng và phổ biến cho giáo viên các tiêu chí, quy trình đánh giá một NCKHSPUD; Tập huấn nghiệp vụ đánh giá cho các thành viên hội đồng đánh giá nghiên cứu khoa học của trường; Kết hợp đánh giá theo tiến độ và đánh giá theo kết quả cuối cùng; Tuyên dương khen thưởng giáo viên về nghiên cứu; Xử lý giáo viên không đạt được mục tiêu và kế hoạch nghiên cứu đã đề ra từ đầu năm học; Tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động NCKHSPUD của giáo viên. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông 1.5.1. Các yếu tố thuộc về cán bộ quản lí trường trung học phổ thông Quan điểm, nhận thức của hiệu trưởng về ý nghĩa và tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; Kinh nghiệm quản lí NCKHSPUD và Năng lực trình độ quản lí NCKHSPUD.
  14. 11 1.5.2. Các yếu tố thuộc về giáo viên bao gồm: Nhu cầu, mục đích của giáo viên; Sự quan tâm và hứng thú của giáo viên; Kỹ năng nghiên cứu của giáo viên; Kinh nghiệm nghiên cứu của giáo viên và Trình độ bằng cấp chuyên môn của giáo viên 1.5.3. Các yếu tố thuộc về môi trường bao gồm: Các quy định về nhiệm vụ và quyền lợi của giáo viên; Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu; Các nguồn tài liệu tham khảo cần thiết để nghiên cứu; Ứng dụng công nghệ thông tin trong NCKHSPUD; Sự ủng hộ tổ chức xã hội và Bề dày thành tích nghiên cứu khoa học của nhà trường. Tiểu kết Chương 1 NCKHSPUD ở các trường THPT là một loại hình nghiên cứu trong trường THPT, do CBQL và Giáo viên nhà trường thực hiện, bao gồm việc lựa chọn tác động hoặc can thiệp sư phạm và đánh giá ảnh hưởng của nó nhằm góp phần thực hiện mục tiêu nghiên cứu khoa học của nhà trường; góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu cho người thực hiện, phát hiện những yếu tố tích cực và áp dụng chúng để nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục và quản lí nhà trường. Trong giới hạn, đề tài đã trình bày các nội dung NCKHSPUD bao gồm: mục đích, nội dung, phương pháp nghiên cứu, đánh giá kết quả đề tài NCKHSPUD và điều kiện thực hiện của giáo viên ở các trường THPT. Mặt khác, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lí NCKHSPUD bao gồm: Lập kế hoạch thực hiện; Tổ chức thực hiện; Chỉ đạo thực hiện; Kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch NCKHSPUD. Đồng thời, đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí NCKHSPUD bao gồm: Yếu tố thuộc về CBQL; Yếu tố thuộc về giáo viên; Yếu tố thuộc về môi trường. Quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT là hệ thống những tác động có ý thức của chủ thể quản lí nhà trường (hiệu trưởng) đến NCKHSPUD (đối tượng quản lí) nhằm đạt được mục tiêu NCKHSPUD của nhà trường đã đề ra. Để đạt được mục đích ấy, hiệu trưởng cần thực hiện 4 chức năng quản lí đó là: xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch đã đề ra. Ở từng chức năng quản lí, đã phân tích khái niệm, nội dung và cách thức thực hiện. Có nhiều yếu tố tác động đến công tác quản lí NCKHSPUD, trong đó ba nhóm yếu tố chính là: các yếu tố thuộc về nhà quản lí (hiệu trưởng), các yếu tố thuộc về giáo viên và các yếu tố thuộc về môi trường. Để quản lí được NCKHSPUD cần tập trung vào ba nhóm yếu tố ảnh hưởng này. Như vậy, Qua tổng quan nghiên cứu về NCKHSPUD và Quản lí NCKHSPUD tác giả đã hệ thống hóa được cơ sở lí luận về NCKHSPUD; Quản lí NCKHSPUD và Các yếu tố ảnh hưởng. Đồng thời, kết quả nghiên cứu trên là cơ sở lí luận khoa học rất quan trọng và cần thiết để tác giả tiến hành nghiên cứu thực trạng đề tài luận án này.
  15. 12 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát chung về đặc điểm và tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Đặc điểm và tình hình kinh tế, xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.2. Đặc điểm và tình hình giáo dục trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Mục đích 2.2.2. Nội dung 2.2.3. Phương pháp khảo sát 2.3. Thực trạng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh 2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về mục đích nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học 2.3.2. Thực trạng thực hiện các chủ đề nội dung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh 2.3.3. Thực trạng phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh 2.3.4. Thực trạng đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh 2.4. Thực trạng quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh 2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh 2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh 2.4.4. Thực trạng đánh giá thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh 2.6. Đánh giá chung về thực trạng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh 2.6.1. Ưu điểm
  16. 13 Về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo viên Về mục đích NCKHSPUD mang tính tự giác có thứ hạng đồng ý cao hơn mục đích mang tính nhiệm vụ, đây là một tín hiệu đáng mừng và tích cực trong nhận thức của CBQL và Giáo viên ở các trường THPT TPHCM. Về các chủ đề nội dung NCKHSPUD của giáo viên ở các trường THPT TPHCM khá phong phú và đa dạng, phù hợp với mục tiêu dạy học và giáo dục ở cấp THPT. Về phương pháp, kỹ năng nghiên cứu NCKHSPUD của giáo viên được đánh giá ở mức khá. Các ý kiến của CBQL và Giáo viên tham gia khảo sát đã đánh giá cao giáo viên ở phương pháp lựa chọn tác động sư phạm hơn hai phương pháp còn lại. Về đánh giá kết quả NCKHSPUD thì đa số CBQL và Giáo viên đều cho rằng cả 3 nhóm tiêu chí là cần thiết và được nhà trường phổ biến để giáo viên trong trường biết và thực hiện. Ngoài ra, tiêu chí hình thức trình bày đề tài NCKHSPUD cũng cần thiết để định hướng cho giáo viên trình bày đề tài của mình đúng quy định. Về đề xuất, chưa có ý kiến đề xuất chỉnh sửa, bổ sung tiêu chí đánh giá NCKHSPUD ở các trường THPT. Về Quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo viên Về kế hoạch NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM thì các trường đã có thông báo cho giáo viên trong trường các nội dung do cấp trên quy định. Khảo sát và nắm bắt nhu cầu nghiên cứu của giáo viên thông qua việc cho đăng kí tên đề tài, thời gian thực hiện. Công bố rộng rãi trên các kênh thông tin về kế hoạch nghiên cứu của nhà trường. Về tổ chức thực hiện NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM đã được đánh giá cao ở việc sắp xếp các nguồn lực nói chung được đánh giá ở mức khá và có phân công rõ người phụ trách gồm từ tổ bộ môn đến ban giám hiệu. Về chỉ đạo thực hiện NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM được đánh giá ở mức khá, thể hiện: Các trường có quy định về định mức sản phẩm, hỗ trợ các điều kiện làm việc cho giáo viên khi thực hiện nghiên cứu. Đã thực hiện việc nhắc nhở, đôn đốc, động viên, khuyến khích giáo viên thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra và Đã hỗ trợ giáo viên, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Về đánh giá thực hiện NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM được đánh giá ở mức khá, thể hiện: Các trường đã phổ biến các tiêu chí, quy trình đánh giá và thực hiện theo quy định chung của Sở; Thông báo rộng rãi kết quả NCKHSPUD; Các trường đã tổ chức tổng kết để tuyên dương, khen thưởng giáo viên thực hiện tốt và nhắc nhở giáo viên thực hiện chưa tốt. 2.6.2. Hạn chế Về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo viên Về mục đích NCKHSPUD ở các trường THPT cần tuyên truyền sâu rộng
  17. 14 và giải thích cụ thể hơn nữa các lợi ích của NCKHSPUD đối với phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của cá nhân, từng giáo viên để họ tham gia NCKHSPUD ngày càng nhiều về số lượng và chất lượng. Về các chủ đề nội dung NCKHSPUD thì trình độ NCKHSPUD giáo viên chưa đồng đều nên ở các trường THPT cần bồi dưỡng thêm cho giáo viên các kiến thức và phương pháp, kỹ năng NCKHSPUD bằng nhiều hình thức khác nhau (ví dụ: học hỏi đồng nghiệp, mời báo cáo viên) và cho các đối tượng trình độ khác nhau. Về phương pháp, kỹ năng nghiên cứu NCKHSPUD ở các trường THPT cần tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên ở các trường THPT TPHCM về phương pháp thực hiện tác động sư phạm và phương pháp đánh giá ảnh hưởng của tác động sư phạm, trong đó ưu tiên bồi dưỡng các kĩ năng: chọn kiểu thiết kế nghiên cứu, thu thập và đo lường dữ liệu và viết lịch sử nghiên cứu. Về đánh giá kết quả NCKHSPUD chỉ do một giáo viên thực hiện nên giáo viên càng cảm thấy khó khăn và thiếu tự tin hơn, cho nên ở các trường THPT khuyến khích nhiều giáo viên nghiên cứu chung một đề tài để học hỏi lẫn nhau và phát huy sức mạnh tập thể trong nghiên cứu. Về Quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo viên Về kế hoạch NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM thì các trường THPT cần phân tích kết quả đạt được và các hạn chế trong nghiên cứu để làm cơ sở xây dựng kế hoạch cho năm học tiếp theo chưa cụ thể còn chú trọng thống kê về số lượng mà chưa đi vào hiệu quả áp dụng của đề tài, chưa có kế hoạch nghiên cứu chiến lược chung cho nhiều năm. Cần xác định mục tiêu, chỉ tiêu, thiếu bước tư vấn chọn đề tài và chưa tạo động cơ tự giác nghiên cứu ở giáo viên. Các điều kiện chưa được đầu tư đủ cho việc thực hiện các đề tài NCKHSPUD. Về tổ chức thực hiện NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM thì các trường THPT cần khuyến khích giáo viên nghiên cứu theo hình thức nhóm nghiên cứu để phát huy sức mạnh tập thể và bồi dưỡng đại trà cho tất cả giáo viên, cần tập trung chú trọng chương trình bồi dưỡng còn thiếu nhiều nội dung và thiếu các hoạt động thực hành trong các khóa lớp bồi dưỡng. Về chỉ đạo thực hiện NCKHSPUD ở các trường THPT thì các trường THPT cần quy định phù hợp hơn với sự đầu tư của giáo viên trong nghiên cứu và Quy định báo cáo tiến độ trong thực hiện đề tài nghiên cứu. Về đánh giá thực hiện NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM các trường THPT cần quy định rõ tiêu chí chọn thành viên hội đồng chấm đề tài NCKHSPUD của giáo viên; Mời thêm thành viên ngoài trường đủ điều kiện tham gia chấm đề tài và tổ chức họp trao đổi và Rút kinh nghiệm cho từng giáo viên thực hiện đề tài trong toàn trường hoặc theo từng bộ môn hoặc theo từng nhóm nghiên cứu để áp dụng cái hay, cái tốt vào thực tiễn giáo dục nhà
  18. 15 trường. Qua kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, các công việc của các chức năng lập kế hoạch thực hiện; Tổ chức thực hiện; Chỉ đạo thực hiện; Đánh giá thực hiện NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM đều có điểm trung bình ở mức khá. 2.6.3. Nguyên nhân hạn chế trong quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh Quản lí NCKHSPUD của giáo viên ở các trường THPT TPHCM còn có hạn chế cụ thể: Thứ nhất, việc ban hành quy định liên quan đến NCKHSPUD chưa đầy đủ và cụ thể. Các trường THPT TPHCM chưa có văn bản quy định về NCKHSPUD. Sở GD&ĐT TPHCM cũng chưa có văn bản cụ thể hướng dẫn ở các trường THPT tổ chức, đánh giá các đề tài riêng cho NCKHSPUD và cho viết sáng kiến. Kết quả khảo sát cho thấy hiện Sở chỉ đạo chung các trường dùng tiêu chí đánh giá hoạt động sáng kiến để đánh giá các đề tài NCKHSPUD. Như vậy là chưa hợp lý và chưa tạo động lực cho giáo viên NCKHSPUD. Thứ hai, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hiện đề tài NCKHSPUD còn thiếu. Kết quả khảo sát cũng cho thấy giáo viên gặp khó khăn khi thiếu tài liệu thao khảo, kho lưu trữ các đề tài đi trước chưa thành lập, chưa có phòng thí nghiệm để thực hiện đề tài, thiếu trang thiết bị và đồ dùng trong nghiên cứu. Kinh phí cho việc thực hiện đề tài NCKHSPUD hầu như không có. Thứ ba, bề dày và kinh nghiệm NCKHSPUD của các trường còn mỏng và không đều. Thực tế cho thấy, NCKHSPUD chưa được quan tâm, chưa được phổ biến, chưa được đặt thành mục tiêu của nhà trường. Một số ít trường có thực hiện đề tài NCKHSPUD, còn lại chỉ thực hiện hình thức viết sáng kiến. Thứ tư, phương pháp, kỹ năng nghiên cứu của giáo viên còn thiếu. Tuy kết quả tự đánh giá của giáo viên về kĩ năng nghiên cứu của bản thân ở mức khá nhưng nhu cầu cần bồi dưỡng còn rất cao. Nhiều giáo viên còn lúng túng ở các kĩ năng quan trọng như: chọn đề tài, chọn kiểu thiết kế, soạn thảo công cụ, đo lường, đánh giá và bình luận kết quả.
  19. 16 Tiểu kết chương 2 Trên cơ sở lí luận về NCKHSPUD và quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT, người nghiên cứu đã tiến hành tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng NCKHSPUD và quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM. Với hai nội dung chính này, các phương pháp được sử dụng là: phương pháp dùng phiếu hỏi, phỏng vấn và phân tích sản phẩm hoạt động của nhà quản lí, trong đó hai phương pháp chính là phương pháp dùng phiếu hỏi và phỏng vấn. Kết quả đánh giá thực trạng quản lí NCKHSPUD cho thấy. Đa số CBQL và Giáo viên ở các trường THPT TPHCM đã có những nhận thức đúng về bản chất, mục đích của NCKHSPUD trong nhà trường, nội dung nghiên cứu theo hai nhóm chủ đề chính là dạy học và giáo dục học sinh THPT, trình độ phương pháp NCKHSPUD của giáo viên ở mức khá và cần bồi dưỡng thêm cho nhiều giáo viên về nhiều phương pháp cụ thể để họ có thể tự tin tham gia nghiên cứu. Cần khuyến khích nhiều giáo viên nghiên cứu chung một đề tài để phát huy sức mạnh tập thể trong nghiên cứu. Việc đánh giá kết quả NCKHSPUD đã được thực hiện theo các tiêu chí, quy định nhưng cần lựa chọn các thành viên hội đồng chấm đề tài cho sát chuyên môn của đề tài hơn nữa. Qua kết quả khảo sát và phân tích kết quả thực trạng về quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT THPHCM cho thấy: Về các công việc lập kế hoạch thực hiện NCKHSPUD ở các trường THPT được đánh giá ở mức độ khá. Tuy nhiên, các trường THPT cần: Phân tích kết quả đạt được và các hạn chế trong nghiên cứu để làm cơ sở xây dựng kế hoạch cho năm học tiếp theo chưa cụ thể còn chú trọng thống kê về số lượng mà chưa đi vào hiệu quả áp dụng của đề tài, chưa có kế hoạch nghiên cứu chiến lược chung cho nhiều năm; Xác định mục tiêu, chỉ tiêu, thiếu bước tư vấn chọn đề tài và chưa tạo động cơ tự giác nghiên cứu ở giáo viên; Xác định mục tiêu NCKHSPUD của nhà trường gắn với mục tiêu chiến lược của nhà trường và thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018. Các điều kiện chưa được đầu tư đủ cho việc thực hiện các đề tài NCKHSPUD. Về các công việc tổ chức thực hiện NCKHSPUD ở các trường THPT được đánh giá ở mức độ khá. Tuy nhiên, các trường THPT cần: Khuyến khích giáo viên nghiên cứu theo hình thức phối hợp các nguồn lực giữa các lực lượng tham gia nghiên cứu; Thành lập nhóm nghiên cứu để phát huy sức mạnh tập thể và bồi dưỡng đại trà cho tất cả giáo viên; Tập trung chú trọng chương trình bồi dưỡng còn thiếu nhiều nội dung và thiếu các hoạt động thực hành trong các khóa lớp bồi dưỡng. Về các công việc chỉ đạo thực hiện NCKHSPUD ở các trường THPT được đánh giá ở mức độ khá. Tuy nhiên, các trường THPT cần: Ban hành quy định của nhà trường về tổ chức NCKHSPUD phù hợp hơn với sự đầu tư của giáo
  20. 17 viên trong nghiên cứu; Ban hành quy định về giám sát và thúc đẩy, hỗ trợ xử lý việc thực hiện và báo cáo tiến độ trong thực hiện đề tài nghiên cứu. Về các công việc đánh giá thực hiện NCKHSPUD ở các trường THPT được đánh giá ở mức độ khá. Tuy nhiên, các trường THPT cần: Quy định rõ tiêu chí chọn thành viên hội đồng chấm đề tài NCKHSPUD của giáo viên; Mời thêm thành viên ngoài trường đủ điều kiện tham gia chấm đề tài và tổ chức họp trao đổi và rút kinh nghiệm cho từng giáo viên thực hiện đề tài trong toàn trường hoặc theo từng bộ môn hoặc theo từng nhóm nghiên cứu để tăng tính khách quan và khuyến khích việc áp dụng các kết quả nghiên cứu được công nhận vào hoạt động dạy học, giáo dục và quản lí nhà trường. Trong quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM có nhiều yếu tố gây nên hạn chế; trong đó, có 4 yếu tố gây cản trở nhiều nhất cho công tác quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM, đó là: Việc ban hành quy định liên quan đến NCKHSPUD chưa đầy đủ và cụ thể; Trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hiện đề tài NCKHSPUD còn thiếu; Bề dày và kinh nghiệm NCKHSPUD của các trường còn mỏng và không đều và Phương pháp và kỹ năng nghiên cứu của giáo viên còn thiếu. Những kết luận trên đây là cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
374=>2