intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:308

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lí luận về quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường trung học phổ thông; Thực trạng quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh; Biện pháp quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM THANH HÙNG QUẢN LÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM THANH HÙNG QUẢN LÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Quản lí giáo dục Mã số : 914 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. HUỲNH LÂM ANH CHƯƠNG 2. PGS.TS. NGUYỄN VĂN Y Thành phố Hồ Chí Minh – 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát từ yêu cầu phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận án thu thập được trong quá trình nghiện cứu là trung thực chưa từng được ai công bố trước đây. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mà tôi đã cam đoan ở trên. TP.HCM, ngày tháng năm 2023 Tác giả Phạm Thanh Hùng
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG...................................................................................................................... 9 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 9 1.1.1. Các nghiên cứu có liên quan với nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông ......................................................... 9 1.1.2. Các nghiên cứu có liên quan với quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông ............................................... 17 1.1.3. Đánh giá chung tổng quan và những vấn đề đặt ra cho luận án ................... 25 1.2. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................ 27 1.2.1. Khái niệm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông .............................................................................................. 27 1.2.2. Quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường trung học phổ thông ..................................................................................................... 32 1.3. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông ......................................................................................................... 36 1.3.1. Mục đích nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông ............................................................................................... 36 1.3.2. Nội dung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông ............................................................................................... 40 1.3.3. Phương pháp, kỹ năng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông .......................................................................... 43
  5. 1.3.4. Đánh giá nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông ............................................................................................... 50 1.3.5. Điều kiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường trung học phổ thông ...................................................................................................... 51 1.4. Quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường trung học phổ thông ......................................................................................................... 53 1.4.1. Lập kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường trung học phổ thông .............................................................................................. 53 1.4.2. Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường trung học phổ thông ..................................................................................... 59 1.4.3. Chỉ đạo thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường trung học phổ thông ..................................................................................... 63 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông ............................................... 66 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông........................................................... 71 1.5.1. Các yếu tố thuộc về cán bộ quản lí trường trung học phổ thông .................. 72 1.5.2. Các yếu tố thuộc về giáo viên trường trung học phổ thông.......................... 73 1.5.3. Các yếu tố thuộc về môi trường trường trung học phổ thông ...................... 74 Tiểu kết Chương 1 .................................................................................................... 76 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................................................. 77 2.1. Khái quát chung về đặc điểm và tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................. 77 2.1.1. Đặc điểm và tình hình kinh tế, xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh ............. 77 2.1.2. Đặc điểm và tình hình giáo dục trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................................... 78 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh .......... 79
  6. 2.2.1. Mục đích ....................................................................................................... 79 2.2.2. Nội dung ....................................................................................................... 79 2.2.3. Phương pháp khảo sát ................................................................................... 79 2.3. Thực trạng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................... 86 2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về mục đích nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh............................................................................... 86 2.3.2. Thực trạng thực hiện các chủ đề nội dung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................................... 89 2.3.3. Thực trạng phương pháp, kỹ năng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh ............... 94 2.3.4. Thực trạng đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh ........................... 99 2.4. Thực trạng quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh .............................................. 103 2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh ............................... 104 2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh ...................... 111 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh ...................... 114 2.4.4. Thực trạng đánh giá thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh ...................... 119 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................................ 124
  7. 2.6. Đánh giá chung về thực trạng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh .............................................................. 127 2.6.1. Ưu điểm ...................................................................................................... 127 2.6.2. Hạn chế ....................................................................................................... 128 2.6.3. Nguyên nhân hạn chế trong quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh ............. 130 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 132 CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................ 134 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh ........ 134 3.1.1. Đảm bảo tính mục đích ............................................................................... 134 3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống ............................................................. 134 3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển ............................................................. 134 3.1.4. Đảm bảo tính cần thiết và khả thi ............................................................... 135 3.2. Các biện pháp quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh .................................. 135 3.2.1. Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và Giáo viên ở các trường trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .................................................... 135 3.2.2. Biện pháp 2. Hoàn thiện xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng gắn với kế hoạch phát triển chiến lược của nhà trường và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ......................... 139 3.2.3. Biện pháp 3. Tổ chức phối hợp các nguồn lực trong nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................... 143
  8. 3.2.4. Biện pháp 4. Tăng cường chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................... 146 3.2.5. Biện pháp 5. Hoàn thiện công tác đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................ 150 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh ........ 153 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh...................................................................... 153 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................... 153 3.4.2. Nội dung khảo nghiệm................................................................................ 153 3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm ......................................................................... 153 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm .................................................................................. 158 3.5. Thực nghiệm biện pháp quản lí .................................................................... 174 3.5.1. Mục đích, nội dung, giả thuyết, hình thức thực nghiệm ............................. 174 3.5.2. Tổ chức thực nghiệm .................................................................................. 175 3.5.3. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm .................................................... 177 Tiểu kết Chương 3 .................................................................................................. 183 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................... 185 DANH MỤC BÀI BÁO KHOA HỌC, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ...................................................................................................... 192 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 193 PHỤ LỤC.............................................................................................................. PL1
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ CBQL Cán bộ quản lí GV Giáo viên GD - ĐT Giáo dục – Đào tạo NCKH Nghiên cứu khoa học NCKHSPUD Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng THPT Trung học phổ thông TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh ĐTB Điểm trung bình ĐLC Độ lệch chuẩn TH Thứ hạng BP Biện pháp
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thành phần khách thể tham gia khảo sát phiếu hỏi .............................. 81 Bảng 2.2. Tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha của các phiếu hỏi |thực trạng .............................................................................................. 82 Bảng 2.3. Thành phần khách thể tham gia khảo sát bằng phỏng vấn ................... 83 Bảng 2.4. Quy ước xử lí dữ liệu 1 ......................................................................... 85 Bảng 2.5. Quy ước xử lí dữ liệu 2 ......................................................................... 85 Bảng 2.6. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về mục đích nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................... 86 Bảng 2.7. Đánh giá về thực hiện các chủ đề nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................... 90 Bảng 2.8. Đánh giá về phương pháp, kỹ năng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo viên ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................. 95 Bảng 2.9. Đánh giá về sự đồng ý của các tiêu chí đánh giá nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................. 99 Bảng 2.11. Đánh giá tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh ..... 111 Bảng 2.12. Đánh giá chỉ đạo thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh ..... 115 Bảng 3.1. Khách thể khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh .................................... 154 Bảng 3.2. Khách thể phỏng vấn tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh ................................... 156 Bảng 3.3. Quy ước xử lí dữ liệu về tính cần thiết và tính khả thi ....................... 157
  11. Bảng 3.4. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha ................................................................................. 157 Bảng 3.5. Tính cần thiết và khả thi của biện pháp 1 ........................................... 158 Bảng 3.6. Tính cần thiết và khả thi của biện pháp 2 ........................................... 162 Bảng 3.7. Tính cần thiết và khả thi của biện pháp 3 ........................................... 165 Bảng 3.8. Tính cần thiết và khả thi của biện pháp 4 ........................................... 168 Bảng 3.9. Tính cần thiết và khả thi của biện pháp 5 ........................................... 170 Bảng 3.10. Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi ............................. 173 Bảng 3.11. Đánh giá của người tham dự về công tác tổ chức tập huấn của ban giám hiệu ............................................................................................. 178 Bảng 3.12. Đánh giá của báo cáo viên về trình độ nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của người tham dự tập huấn, trước và sau tập huấn ............................................................................................... 181 Bảng 3.13. So sánh kết quả do báo cáo viên đánh giá, trước và sau thực nghiệm ......................................................................................... 181
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (NCKHSPUD) là một hình thức nghiên cứu khoa học giáo dục mang tính ứng dụng, được khuyến khích áp dụng ngày càng nhiều trên phạm vi toàn thế giới. Từ những năm đầu thế kỷ XX, (Kurt Lewin, 1946) đã nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của hình thức nghiên cứu này nhằm nâng cao thành tích học tập của học sinh. Gần đây, NCKHSPUD tiếp tục được cổ vũ, khen ngợi vì những đóng góp của hình thức nghiên cứu này vào việc cải tiến chất lượng giáo dục, được minh chứng với nhiều kết quả nghiên cứu của các tác giả như: (Rochsantiningsih, 2004); (Soh, 2006); (Burns,2009); (Cain và Milovic, 2010); (Hoàng ngọc Hùng, 2013); (Nguyễn Văn Đệ và Phan Trọng Nam, 2015a); (Phạm Bích Thủy, 2015); (Ulla, Barrera và Acompanado, 2017). Bản chất của hình thức này là thực hiện một tác động sư phạm và kiểm chứng tác động ấy cho nên kết quả nghiên cứu có tính khoa học và thuyết phục cao. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng được xem như một hoạt động nghề nghiệp của giáo viên. Giáo viên thực hiện các đề tài NCKHSPUD nhằm cải thiện tình trạng dạy học và giáo dục học sinh. Ngoài ra, NCKHSPUD còn là một hoạt động dùng như một tiêu chuẩn xem xét thi đua và khen thưởng đối với cán bộ quản lí, giáo viên nhà trường nói chung, trường THPT nói riêng. (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012, 2015, 2018b, 2019). Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, việc tiếp tục nghiên cứu, khuyến khích giáo viên tham gia NCKHSPUD có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện các yêu cầu phát triển giáo dục và yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Để nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo viên ở trường THPT có chất lượng và hiệu quả, vai trò định hướng và tổ chức của hiệu trưởng nhà trường rất cần thiết và quan trọng. Từ việc lập kế hoạch thực hiện các đề tài nghiên cứu, phân công giáo viên và chuẩn bị các nguồn lực cần thiết cho nghiên cứu, cho đến việc thúc đẩy, giám sát giáo viên thực hiện theo tiến độ đã đề ra, tạo động lực cho giáo viên tham gia nghiên cứu; tất cả những việc làm ấy đòi hỏi phải có sự quản lí. Hơn nữa, nếu việc lập kế hoạch NCKHSPUD gắn với chiến lược phát triển nhà
  13. 2 trường, hiệu trưởng biết huy động giáo viên tham gia nghiên cứu và huy động các nguồn lực khác như tài chính, cơ sở vật chất, biết tạo động lực nghiên cứu tích cực, khơi gợi tinh thần nghiên cứu, đổi mới và sáng tạo liên tục thì số lượng và chất lượng các đề tài NCKHSPUD sẽ tăng lên. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường THPT TPHCM trong những năm gần đây đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Hàng năm đã có nhiều đề tài đã được xét công nhận có phạm vi ảnh hưởng cấp trường, cấp ngành, cấp thành phố (Ủy ban nhân dân TPHCM, 2019). Các đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đã tập trung vào ba nhóm chủ đề chính là nghiên cứu về dạy học bộ môn, về giáo dục nhân cách học sinh và về tổ chức, quản lí nhà trường và kết quả nghiên cứu đã đề xuất nhiều biện pháp được kiểm chứng có tính khả thi và cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trung học phổ thông của Thành phố. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng như: Số lượng giáo viên các trường tham gia NCKHSPUD còn ít so với quy mô giáo viên do nhiều nguyên nhân khác nhau như: giáo viên chưa có hiểu biết đầy đủ về phương pháp thực hiện đề tài NCKHSPUD, điều kiện nghiên cứu chưa đầy đủ, kinh phí hỗ trợ cho các đề tài hầu như không có, việc khen thưởng chưa đúng mực, việc áp dụng các kết quả nghiên cứu chưa được quan tâm triển khai vào thực tiễn giáo dục. Công tác quản lí NCKHSPUD của hiệu trưởng ở các trường THPT TPHCM đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Theo hướng dẫn của Sở, hàng năm các trường trong địa bàn Thành phố đã có văn bản hướng dẫn giáo viên đăng kí và thực hiện các đề tài nghiên cứu, hiệu trưởng các trường đã đôn đốc, nhắc nhở, động viên giáo viên thực hiện theo tiến độ, các trường đã hỗ trợ giáo viên các điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện đề tài nghiên cứu trong khả năng của từng trường, đã tổ chức đánh giá các đề tài của giáo viên theo quy trình và tiêu chí quy định (Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM, 2019). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục trong quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM như: Việc lập kế hoạch NCKHSPUD cần dài hạn hơn và phải gắn với kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường cũng như yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay là thực hiện chương trình giáo dục phổ thông trung học năm 2018, gắn với yêu cầu phát triển giáo dục TPHCM
  14. 3 theo hướng giáo dục thông minh xứng tầm một thành phố hiện đại. Việc huy động các nguồn lực cho NCKHSPUD cần phát huy vai trò của sức mạnh tập thể giáo viên nhà trường trong nghiên cứu, huy động các nhà khoa học ngoài trường cùng tham gia, huy động các nguồn tài trợ cho nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ, khen thưởng, áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Công tác bồi dưỡng cần tăng cường bồi dưỡng thường xuyên hơn và bồi dưỡng cho nhiều đối tượng giáo viên hơn. Các phân tích lí luận nêu trên cho thấy, NCKHSPUD và quản lí NCKHSPUD có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục. So với các kết quả và hạn chế nêu trên trong thực tiễn NCKHSPUD và quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM, cần có một nghiên cứu đầy đủ hơn, toàn diện hơn để đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng các đề tài NCKHSPUD ở các trường THPT. Với những lí do nêu trên, tác giả luận án chọn đề tài nghiên cứu: Quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về quản lí NCKHSPUD ở trường THPT và xác định được thực trạng quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM; từ đó, đề xuất được các biện pháp quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lí nghiên cứu khoa học ở các trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường THPT TPHCM. 4. Giả thuyết khoa học Quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn những hạn chế trong xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá kết quả NCKHSPUD. Nếu xác định đúng thực trạng quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM thì sẽ đề xuất được các biện pháp quản lí NCKHSPUD có tính cần thiết, khả thi để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM.
  15. 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng lí luận về quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông. 5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Phạm vi về chủ thể quản lí Luận án tập trung nghiên cứu công tác quản lí của hiệu trưởng ở các trường THPT. 6.2. Phạm vi về nội dung nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động NCKHSPUD của giáo viên THPT và việc quản lí NCKHSPUD của giáo viên THPT của hiệu trưởng. 6.3. Phạm vi về đối tượng, không gian, thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu ở các trường THPT công lập Thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá thực trạng quản lí NCKHSPUD của giáo viên từ năm 2018 đến năm 2022. 7. Hướng tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu 7.1. Hướng tiếp cận 7.1.1. Tiếp cận hệ thống - cấu trúc Tiếp cận hệ thống - cấu trúc yêu cầu việc nghiên cứu quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT một cách toàn diện, nhiều mặt trong mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố của hoạt động NCKHSPUD và giữa các chức năng quản lí NCKHSPUD với toàn bộ nội dung của hoạt động NCKHSPUD; trong mối quan hệ biện chứng giữa quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT với các nội dung quản lí khác trong trường THPT, giữa các chủ thể quản lí trong trường THPT và các điều kiện quản lí NCKHSPUD đặc thù tại địa bàn TPHCM. 7.1.2. Tiếp cận lịch sử - logic Tiếp cận lịch sử - logic trong nghiên cứu đề tài luận án thể hiện ở kết quả nghiên cứu tổng quan, hệ thống hóa và phát triển cơ sở lí luận của đề tài, đảm bảo
  16. 5 thống nhất giữa lí luận, khảo sát và đánh giá thực trạng, từ đó xác lập các biện pháp quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT. Với cách tiếp cận này, luận án đã nghiên cứu quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT trong những năm vừa qua trên cơ sở phân tích, kế thừa, vận dụng, phát triển có chọn lọc các thành tựu và kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT. 7.1.3. Tiếp cận hoạt động Tiếp cận hoạt động trong nghiên cứu đề tài luận án đòi hỏi nghiên cứu hoạt động NCKHSPUD của giáo viên theo các thành tố hoạt động, bao gồm mục đích NCKHSPUD, nội dung, phương pháp, kỹ năng, đánh giá kết quả và các điều kiện thực hiện hoạt động. Hoạt động NCKHSPUD của giáo viên THPT được quản lí bởi hiệu trưởng ở các trường THPT. 7.1.4. Tiếp cận chức năng quản lí Tiếp cận chức năng quản lí trong nghiên cứu đề tài luận án này là xác định khung lí thuyết về các chức năng quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT của hiệu trưởng trên cơ sở kế thừa, phát triển lí luận về chức năng quản lí nhà trường từ các kết quả nghiên cứu trước đây; khung lí thuyết này là cơ sở lí luận chỉ đạo cho việc tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng và xác lập các biện pháp quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Mục đích, nội dung: Xây dựng cơ sở lí luận về NCKHSPUD và quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT; đề xuất các biện pháp quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT. Cách thực hiện: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các văn bản, tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan đến NCKHSPUD và quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Sử dụng kết hợp bốn phương pháp, cụ thể: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp phân tích hồ sơ quản lí (sản phẩm hoạt
  17. 6 động quản lí) và phương pháp thực nghiệm. * Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Mục đích, nội dung: Thu thập thông tin về thực trạng và biện pháp quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM. Cách thực hiện: Biên soạn và sử dụng các phiếu hỏi thu thập ý kiến CBQL và Giáo viên về thực trạng và biện pháp quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM. Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để tổng hợp ý kiến trả lời phiếu hỏi. * Phương pháp phỏng vấn Mục đích, nội dung: Thu thập thông tin về thực trạng và biện pháp quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM. Cách thực hiện: Sau khi có kết quả của phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, biên soạn và sử dụng phiếu phỏng vấn thu thập ý kiến CBQL và Giáo viên để làm rõ hơn thực trạng và biện pháp quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM. Sử dụng kỹ thuật phân tích chủ đề để tổng hợp ý kiến trả lời phỏng vấn. * Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động Mục đích, nội dung: Thu thập thông tin về thực trạng NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM. Cách thực hiện: Phân tích các sản phẩm hoạt động của hiệu trưởng ở các trường THPT, bao gồm 3 loại hồ sơ về kế hoạch NCKHSPUD; Quyết định thành lập hội đồng chấm đề tài NCKHSPUD và Danh sách kết quả chấm đề tài NCKHSPUD. * Phương pháp xử lí dữ liệu Mục đích, nội dung: Tổng hợp dữ liệu thu thập được làm cơ sở để đánh giá thực trạng NCKHSPUD và quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM. Cách thực hiện: Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 (bản dùng thử) để xử lý dữ liệu định lượng và sử dụng kỹ thuật phân tích nội dung để xử lý dữ liệu định tính trong luận án. * Phương pháp thực nghiệm Mục đích, nội dung: Khẳng định tính cần thiết, khả thi của biện pháp quản lí đề xuất.
  18. 7 Cách thực hiện: Chọn một nội dung của một biện pháp quản lí đề xuất để thực nghiệm. 8. Đóng góp mới của luận án 8.1. Về lí luận Hệ thống hóa và phát triển cơ sở lí luận về NCKHSPUD và quản lí NCKHSPUD, trong đó: Phát triển khái niệm NCKHSPUD, bổ sung và phát triển cơ sở lí luận về mục đích, nội dung và phương pháp, kỹ năng và đánh giá NCKHSPUD, hệ thống hóa công việc quản lí NCKHSPUD của hiệu trưởng trường THPT theo tiếp cận POLC (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra - đánh giá), hệ thống hóa các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí NCKHSPUD của hiệu trưởng trường THPT. Xác lập các biện pháp quản lí NCKHSPUD có tính khoa học, phù hợp thực tiễn giáo dục THPT TPHCM; mỗi biện pháp đều có cơ sở khoa học đề xuất, mục đích, nội dung, cách thực hiện và điều kiện thực hiện biện pháp; đồng thời các biện pháp có mối quan hệ với nhau. 8.2. Về thực tiễn Xác định rõ ưu điểm, hạn chế về thực trạng NCKHSPUD và quản lí NCKHSPUD của giáo viên ở các trường THPT TPHCM, chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế. Các biện pháp quản lí NCKHSPUD của giáo viên THPT TPHCM được đề xuất có tính cần thiết và khả thi cao, có thể áp dụng trong quản lí NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM trong bối cảnh đổi mới giáo dục THPT hiện nay và bối cảnh phát triển kinh tế, xã hội đặc thù của TPHCM hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần phát triển cơ sở khoa học và thực tiễn của các biện pháp về nâng cao nhận thức, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch NCKHSPUD ở các trường THPT TPHCM và các địa phương khác có điều kiện tương tự.
  19. 8 9. Cấu trúc luận án Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Danh mục bài báo khoa học, công trình nghiên cứu của tác giả, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, cấu trúc nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường trung học phổ thông. Chương 2: Thực trạng quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Biện pháp quản lí nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh.
  20. 9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu có liên quan với nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học phổ thông Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam quan tâm, thường bàn về các khía cạnh như: bản chất, mục đích, nội dung, phương pháp, kỹ năng, đánh giá kết quả và điều kiện NCKHSPUD ở các trường THPT. * Bản chất nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Bản chất của NCKHSPUD là một loại hình nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục nói chung và cấp THPT nói riêng. NCKHSPUD có tên gọi trước đó là nghiên cứu hành động. Trong bài viết về nghiên cứu hành động để giải quyết những vấn đề của nhóm nhỏ (Action Research and Minority Problems), (Kurt Lewin, 1946) đã chỉ ra tầm quan trọng của việc tiến hành các nghiên cứu mang tính hành động để cải tiến chất lượng công việc của các nhóm nhỏ và đã đề xuất mô hình vòng tròn lặp lại bao gồm: kế hoạch, thực hiện, quan sát, phản hồi và cứ thế lặp lại để cải tiến và nâng cao chất lượng công việc trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh. NCKHSPUD được nhiều nhà nghiên cứu phân tích bản chất hành động và thực tiễn của nó trong việc giải quyết vấn đề của lớp học, trường học nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh. Có thể kể đến như: (Rochsantiningsih, 2004); (Soh, 2006); (Burns, 2009); (Cain và Milovic, 2010); (Hoàng ngọc Hùng, 2013); (Nguyễn Văn Đệ và Phan Trọng Nam, 2015); (Phạm Bích Thủy, 2015); (Ulla, Barrera và Acompanado, 2017). (Ngô Viết Sơn, 2012) đã nhấn mạnh NCKHSPUD là một loại hình nghiên cứu trong giáo dục nhằm thực hiện một tác động hoặc can thiệp sư phạm và đánh giá ảnh hướng của nó. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là một chu trình liên tục
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
300=>0