intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo đại học thuộc lực lượng Công an nhân dân Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo đại học thuộc lực lượng Công an nhân dân Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu: Xây dựng cơ sở lý luận về HĐĐM PPDH và quản lý HĐĐM PPDH môn tiếng Anh ở đại học làm căn cứ đề xuất biện pháp QL HĐĐM PPDH môn TA tại các CS ĐT ĐH thuộc LL CAND VN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo đại học thuộc lực lượng Công an nhân dân Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC ÂN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THUỘC LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản lý Giáo dục Mã số : 62140114 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh Người hướng dẫn: 1. TS. NGUYỄN ĐỨC DANH 2. TS. PHẠM BÍCH THỦY Người phản biện 1 : TS. Bùi Việt Phú Người phản biện 2 : PGS.TS. Mỵ Giang Sơn Người phản biện 3 : PGS.TS. Phạm Phương Tâm Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:………………………………………………………………… Vào ngày………..………..giờ……….............….tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Thư viện Khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
  3. NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. An, N. N (2018). Using Extensive Reading to Develop Reading Ability and Motivation for Non-major English Students at People’s Police Universities in Vietnam. Journal of Modern Education – New York. 68(7) pp. 791–800 http://www.academicstar.us/issuelist.asp?ArtID=365&issid=568 2. Nguyễn Ngọc Ân (2020). Áp dụng mô hình quản lý chất lượng tổng thể trong quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo đại học thuộc lực lượng Công an nhân dân Việt Nam. Tạp chí Khoa học Quản lý giáo dục, Số 01 (25) 70 – 78 3. Nguyễn Ngọc Ân (2021). Đặc điểm dạy học môn tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo đại học thuộc lực lượng Công an nhân dân và giải pháp nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học. Tạp chí Khoa học giáo dục Cảnh sát nhân dân, Số 149 (11) tr43-47 4. An, N. N., & Danh, N. D. (2021). Factors Affecting the Management of Innovative English Language Teaching Methods at People’s Police Universities. Advances in Social Sciences Research Journal, 8(10). 393-404. https://journals.scholarpublishing.org/index.php/ASSRJ/article/view/10881 5. Nguyên Ngọc Ân & Nguyễn Đức Danh (2021). Thực trạng công tác hoạch định trong quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo đại học thuộc lực lượng Công an nhân dân. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, Số Đặc biệt (12) 113 – 120 http://vnies.edu.vn/tin-tuc/tap-chi-khoa-hoc/18269/muc-luc-so-dac-biet-thang-122021- quan-ly-giao-duc-va-thong-tin-du-bao- 6. Nguyên Ngọc Ân & Võ Thành Đạt (2021). Mô hình quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh tại cơ sở đào tạo đại học thuộc lực lượng công an nhân dân. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, Số Đặc biệt (05) tr 47 – 53 http://vnies.edu.vn/tin-tuc/tap-chi-khoa-hoc/18036/muc-luc-tap-chi-khoa-hoc-giao- duc-viet-nam-so-dac-biet-thang-052021 7. Nguyen Ngoc An, & Nguyen Duc Danh (2021). Reality of planning in management to innovate English teaching methods – Case study at People’s Police Universities. Ho Chi Minh City of Education Journal of Science, 18(11) 2085 – 2097 8. Nguyen Ngoc An (2022). Padlet – An important technology tool in innovative English teaching method at the People’s Police Universities. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 19(10), 1700-1710. https://journal.hcmue.edu.vn/index.php/hcmuejos/article/view/3603 9. Nguyen Ngoc An, & Nguyen Duc Danh (2022). Xây dựng văn hóa đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh cho giảng viên và cán bộ quản lý tại các cơ sở đào tạo đại học thuộc lực lượng Công an nhân dân. TC Khoa học Quản lý giáo dục, Số 04 (36) 30 – 42 10. Nguyên Ngọc Ân (2022). Sử dụng Padlet thúc đẩy học tập hợp tác trong đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh tại Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, Số S3 (18) tr 103- 108.
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Giáo dục đại học trong bối cảnh toàn cầu hóa, số hóa, và xu thế phát triển từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã dẫn đến sự thay đổi lớn trong mục tiêu và cách thức đào tạo, chuyển từ truyền thụ kiến thức cho số đông sang khai phóng tiềm năng, đồng thời trao quyền sáng tạo cho từng cá nhân người học. Người dạy không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà trở thành người hỗ trợ, khơi mở, định hướng, thúc đẩy tiềm năng học tập của từng sinh viên. Lớp học trở thành nơi kiến tạo tri thức và thể hiện ý tưởng sáng tạo thông qua sự hợp tác, tranh luận của người học và trong lớp giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn, cố vấn, định hướng. Trên cơ sở khoa học và hệ thống lý luận dạy học đều chỉ ra 4 thành tố cơ bản của quá trình dạy học là: mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá. Hệ thống lý luận giáo dục dựa trên 4 thành tố cơ bản này và được áp dụng phổ biến ở khắp nơi trên thế giới và đi sâu vào mọi cấp học. Quản lý hoạt động dạy học đại học cũng chính là quản lý các thành tố cơ bản của hoạt động dạy học đại học gồm 4 nội dung cơ bản: Quản lý (QL) mục tiêu dạy học đại học, QL nội dung dạy học đại học, QL phương pháp dạy học đại học và QL việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên (Lê Vinh Quốc, 2008). Do vậy, QL hoạt động đổi mới phương pháp dạy học là một trong những thành tố quan trọng trong cấu trúc của quản lý quá trình dạy học khi đổi mới toàn diện giáo dục, có vai trò quyết định đến mục tiêu đào tạo và kết quả học tập, kỹ năng và thái độ của người học. QL đổi mới quá trình dạy học ở đại học có thể thấy nhiều các thành tố, trong đó QL hoạt động đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) không chỉ là thành tố quan trọng, mà còn có quan hệ chặt chẽ với các thành tố khác như: QL đổi mới mục tiêu, QL đổi mới chương trình, QL đổi mới nội dung và phương tiện dạy học. Lần đầu tiên trong lịch sử giảng dạy ngoại ngữ, chính phủ các quốc gia trên toàn thế giới dường như coi đỏi mới PPDH ngôn ngữ (tiếng Anh) cho tất cả người học trong hệ thống giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng để phát triển nguồn nhân lực, phát triển kinh tế và quyền lực chính trị của quốc gia trong tương lai (Wedell, 2011). Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của nội dung dạy học cũng như những ứng dụng của thành tựu khoa học, kỹ thuật vào dạy học đang đặt ra những đòi hỏi tất yếu phải đổi mới PPDH trong đó có HĐĐM PPDH môn tiếng Anh (TA). Tiếng Anh là môn học không thể thiếu trong các chương trình giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học của nước ta (Lê Văn Canh và nnk, 2017). Nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 2080/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh, và bổ sung Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 – 2025 nhằm “Tạo bước đột phá về chất lượng dạy và học ngoại ngữ cho các
  5. 2 cấp học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong học và dạy ngoại ngữ.”(Chính phủ, 2017). Quyết định số 2080/QĐ-TTg đã chỉ rõ vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học trong đổi mới giáo dục, do đó Bộ Công an (2018) đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục và đào tạo của lực lượng Công an nhân dân (LL CAND). Trong đó mục tiêu chung “Đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ trong CAND, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ phù hợp với các đối tượng đào tạo, trình độ đào tạo, nhằm đạt được bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lưc sử dụng ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) tại các trường CAND.” Nhiệm vụ các cơ sở đào tạo ĐH thuộc LL CAND phải đặc biệt chú trọng chất lượng việc dạy ngoại ngữ (tiếng Anh) cho cán bộ chiến sĩ để có khả năng sử dụng ngoại ngữ như một công cụ để học tập, nghiên cứu xuất đời, để có thể giao tiếp và hợp tác với lực lượng cảnh sát quốc tế như Interpol, Aseanapol, Europol. Đặc biệt khi LL CAND cần tận dụng tối đa sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế trong việc hợp tác chuyển giao công nghệ phòng, chống tội phạm; phối hợp với cảnh sát các nước trong việc trao đổi thông tin, kiến thức về khoa học công nghệ, kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật, kinh nghiệm phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh chống tội phạm có yếu tố nước ngoài (Bộ Công an, 2014). Để hoạt động đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả cần phải có biện pháp quản lý phù hợp và khoa học của các cấp lãnh đạo trong nhà trường. Các cơ sở đào tạo đại học thuộc LL CAND VN xác định công tác quản lý HĐĐM PPDH đóng vai trò quan trọng để tác động đến hiệu quả của hoạt động đổi mới PPDH môn TA nhằm đạt được mục tiêu đào tạo. Tuy nhiên, theo báo cáo thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/ĐUCA của Đảng ủy CATW và Chỉ thị số 13/CT-BCA của Bộ trưởng Bộ CA cho thấy hiệu quả HĐĐM PPDH môn TA trong LL CAND những năm qua chưa cao. Điều này cho thấy việc quản lý HĐĐM PPDH nói chung và HĐĐM PPDH môn TA tại các cơ sở đào tạo đại học thuộc LL CAND Việt Nam chưa thực sự hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, nhưng nhìn từ góc độ quản lý có thể nhận thấy rằng, quá trình đổi mới nhà trường cũng như đổi mới PPDH chịu sự tác động trực tiếp cách thức quản lý của các cấp lãnh đạo. Các cấp LĐ, QL còn thiếu những biện pháp cụ thể để tác động và gắn kết người dạy với người học, chưa tạo được động lực của việc ĐM PPDH, chưa lựa chọn những nội dung đổi mới thiết thực và có trọng tâm, chưa tổ chức và quản lý quá trình đổi mới PPDH. Trong đó có những hạn chế như: sự phối hợp chưa tốt từ các cấp quản lý; xác định tầm quan trọng của HĐĐM PPDH môn TA chưa được quan tâm đúng mức, chưa đồng bộ trong công tác quản lý xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá; việc đào tạo, bồi dưỡng cập
  6. 3 nhật những phương pháp dạy học theo hướng tích cực và chuẩn hóa cho đội ngũ GV giảng dạy TA chưa được chú trọng; việc quản lý HĐĐM PPDH môn TA chưa phù hợp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người dạy; việc quản lý khai thác tài liệu, trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy và học tập còn yếu; … Những hạn chế trong việc quản lý nói trên dẫn đến chất lượng HĐĐM PPDH môn TA và kết quả đạt được của SV trong các cơ sở đào tạo đại học của LL CAND tại Việt Nam chưa cao. Từ những vấn đề trên, nghiên cứu quản lý HĐĐM PPDH môn TA ở đại học nhằm tác động, nâng cao hơn nữa hiệu quả HĐĐM PPDH môn TA để kết quả học tập của SV đảm bảo đáp ứng mục tiêu đào tạo tại các CSĐT ĐH thuộc LL CAND VN trở thành đề tài cần thiết. Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu làm rõ lý luận và thực tiễn quản lý HĐĐM PPDH môn TA ở đại học, chúng tôi nhận thấy nhu cầu cần thiết phải tiến hành một cuộc nghiên cứu để xem xét biện pháp, chức năng quản lý nào có thể phù hợp, hiệu quả, và phát huy tốt HĐĐM PPDH môn TA tại các CSĐT ĐH thuộc LL CAND VN góp phần thúc đẩy nâng cao hiệu quả HĐĐM PPDH môn TA đáp ứng chất lượng, mục tiêu đào tạo hiện nay. Chính vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề: “Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo đại học thuộc lực lượng Công an nhân dân Việt Nam” cho Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, chuyên ngành Quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận về HĐĐM PPDH và quản lý HĐĐM PPDH môn tiếng Anh ở đại học làm căn cứ đề xuất biện pháp QL HĐĐM PPDH môn TA tại các CS ĐT ĐH thuộc LL CAND VN. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác QL PPDH môn tiếng Anh ở đại học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý HĐĐM PPDH môn TA tại các cơ sở đào tạo đại học thuộc LL CAND Việt Nam. 4. Câu hỏi nghiên cứu 1. Hoạt động đổi mới PPDH môn TA ở đại học dựa trên cơ sở lý luận nào? 2. Quản lý HĐĐM PPDH môn TA ở đại học dựa trên những chức năng quản lý nào? 3. HĐĐM PPDH và quản lý HĐĐM PPDH môn TA tại các cơ sở đào tạo đại học thuộc LLCAND đang được thực hiện như thế nào? 4. Những biện pháp cần thiết, khả thi nào để cải tiến thực trạng quản lý
  7. 4 HĐĐM PPDH môn TA nhằm nâng cao kết quả học tập tại các cơ sở đào tạo đại học thuộc LL CAND? 5. Thực nghiệm biện pháp cải tiến quản lý HĐĐM PPDH môn TA tại cơ sở đào tạo đại học thuộc LL CAND để xem xét tính hiệu quả HĐĐM PPDH và kết quả học tập môn TA biến đổi như thế nào? 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về hoạt động đổi mới phương pháp dạy học và quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn TA ở đại học; 5.2. Đánh giá thực trạng hoạt động đổi mới phương pháp dạy học và quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo đại học thuộc lực lượng Công an nhân dân Việt Nam; 5.3. Đề xuất các biện pháp Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo đại học thuộc lực lượng Công an nhân dân Việt Nam; 5.4. Thực nghiệm biện pháp nhằm đánh giá tính hiệu quả biện pháp quản lý HĐĐM PPDH môn TA tại một cơ sở đào tạo đại học thuộc LL CAND Việt Nam. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh không chuyên hệ đào tạo chính quy tại các cơ sở đào tạo đại học thuộc lực lượng Công an nhân dân của cán bộ quản lý cấp khoa, tổ bộ môn và giảng viên trực tiếp giảng dạy học phần tiếng Anh đại cương. 6.2. Giới hạn về đối tượng khảo sát: Tập trung khảo sát chủ thể quản lý HĐĐM PPDH môn TA tại các cơ sở đào tạo ĐH thuộc LL CAND: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo; Lãnh đạo Khoa (Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa phụ trách chuyên môn); Lãnh đạo Tổ chuyên môn (Tổ trưởng, Tổ phó); Đội ngũ giảng viên (GV trực tiếp dạy học môn tiếng Anh) và sinh viên hệ chính quy. 6.3. Giới hạn về địa bàn và thời gian nghiên cứu: - Luận án tập trung khảo sát thực trạng HĐĐM PPDH môn TA và quản lý HĐĐM PPDH môn TA tại các cơ sở đào tạo ĐH thuộc LL CAND gồm: (i) Học viện Cảnh sát nhân dân; (ii) Học viện An ninh nhân dân; (iii) Trường Đại học Cảnh sát nhân dân; (iv) Trường Đại học An ninh nhân dân; (v) Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy. Tiến hành thực nghiệm tại cơ sở đào tạo tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Các số liệu về đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên ở các cơ sở đào tạo thuộc lực lượng Công an nhân dân được thực hiện từ năm 2018 đến tháng 2 năm 2023
  8. 5 7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp tiếp cận 7.1.1. Tiếp cận hệ thống 7.1.2. Tiếp cận lịch sử - logic 7.1.3. Tiếp cận theo chức năng quản lý hoạt động dạy học 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa lý thuyết có liên quan quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nói chung cũng như quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh nói riêng nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, định hướng cho việc thiết kế công cụ nghiên cứu và quá trình điều tra thực tiễn. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bảng hỏi - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm 7.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu 8. Đóng góp mới của đề tài 8.1. Về lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận về HĐĐM PPDH và QL HĐĐM PPDH môn TA ở ĐH. Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng quản lý sẽ cung cấp cơ sở khoa học để hình thành quá trình quản lý HĐĐM PPDH môn TA ở ĐH. Trên cơ sở đó hình thành cơ sở lý luận về HĐĐM PPDH môn TA và quản lý HĐĐM PPDH môn TA tại các cơ sở đào tạo ĐH thuộc LL CAND Việt Nam 8.2. Về thực tiễn Vận dụng lý luận trên vào đánh giá vấn đề thực trạng HĐĐM PPDH môn TA và thực trạng QL HĐĐM PPDH môn TA tại các cơ sở đào tạo đại học thuộc LL CAND Việt Nam. Luận án rút ra những nhận định về thực trạng; phát hiện hạn chế; nguyên nhân dẫn đến thực trạng QL HĐĐM PPDH môn TA ở ĐH tại các cơ sở đào tạo ĐH của LL CAND. Đề xuất được các biện pháp quản lý có tính cấp thiết, khả thi và phù hợp với QL HĐĐM PPDH môn TA để LĐ các cấp, CBQL và GV dạy môn TA tại các CSĐT ĐH thuộc LL CAND VN tham khảo, áp dụng, vận dụng vào thực tiễn QL cũng như thực hiện HĐĐM PPDH môn TA nhằm nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng mục tiêu dạy học môn TA trong mỗi CSĐT ĐH thuộc LL CAND Việt Nam. Thực nghiệm và khẳng định được hiệu quả một biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối HĐĐM PPDH môn TA.
  9. 6 9. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được cấu trúc thành các chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh ở đại học Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo đại học thuộc lực lượng Công an nhân dân Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo đại học thuộc lực lượng Công an nhân dân Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUÂN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở ĐẠI HỌC 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu về PPDH môn TA Xu hướng trong PPDH ngôn ngữ (tiếng Anh) qua các thời kỳ Các cách tiếp cận PPDH môn TA và phương pháp thay thế Các phương pháp dạy học ngôn ngữ thời kì đương đại Các tác giả từ nước ngoài và trong nước với các nghiên cứu PPDH ngôn ngữ đã khái quát hóa các PPDH ngôn ngữ theo từng thời kỳ thay đổi phát triển của xã hội, thay đổi của quan điểm dạy học. Từ đó thay đổi cách tiếp cận PPDH ngôn ngữ trong đó chủ yếu là ngôn ngữ TA và hướng đến những phương pháp thay thế. Các tác giả cũng thảo luận về cách tiếp cận và sử dụng phương pháp dạy học ngôn ngữ cho đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này chưa nghiên cứu sâu về những PPDH đặc thù môn TA kết hợp PPDH tích cực cho từng đối tượng và cấp học cụ thể. 1.1.2. Nghiên cứu về hoạt động đổi mới PPDH môn TA Đổi mới PPDH môn TA tiếp cận từ phát triển chuyên môn của GV Đổi mới PPDH môn TA tiếp cận sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại và các ứng dụng công nghệ Đổi mới PPDH môn TA tiếp cận xây dựng niềm tin, hành vi tích cực của GV Đổi mới PPDH môn TA tiếp cận từ sự phát triển xã hội Đổi mới PPDH môn TA tiếp cận từ thay đổi nội dung CT đào tạo Các nhà nghiên cứu đều đề cao vai trò đa diện của việc HĐĐM PPDH nói chung và HĐĐM PPDH môn TA. Những nghiên cứu chỉ ra những công việc mà người GV phải tiếp cận trong bối cảnh thay đổi không ngừng của giáo dục trong đó có đổi mới PPDH môn TA. Để HĐĐM PPDH hiệu quả, các tác
  10. 7 giả đã đánh giá yếu tố nhận thức hành vi của chủ thể thực hiện hoạt động này là vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả. Chủ thể thực hiện HĐĐM PPDH phải xác định đúng mục tiêu, định hướng cũng như nhận thức được tầm quan trọng của HĐĐM PPDH môn TA từ đó sẽ chủ động, tích cực và sáng tạo trong quá trình đổi mới. Ngoài ra, các tác giả cũng đề cao về bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GV cũng là vấn đề then chốt trong HĐĐM PPDH môn TA. Tuy vậy, hầu hết những công trình nghiên cứu này đa số được nghiên cứu ở các nước với bối cảnh tiếng Anh có những đặc điểm khác biệt nhất định so với môi trường dạy học tiếng Anh ở Việt Nam. Chính vì vậy, đề tài này dựa trên nền tảng nghiên cứu của các tác giả này cần tập trung tiếp tục nghiên cứu trong bối cảnh cụ thể, thực tế ở Việt Nam. 1.1.2. Nghiên cứu về quản lý hoạt động đổi mới PPDH môn TA Quản lý HĐĐM PPDH môn TA tiếp cận theo các giai đoạn tương ứng với các chức năng QL QL HĐĐM PPDH môn TA tiếp cận vai trò và trách nhiệm của chủ thể. QL HĐĐM PPDH môn TA tiếp cận qua vai trò giảng viên tiên phong. QL HĐĐM PPDH môn TA qua cung cấp nguồn lực, cơ chế, chính sách hỗ trợ QL HĐĐM PPDH môn TA tiếp cận lãnh đạo phân quyền (Distribuited Leadership) Quản lý HĐĐM PPDH môn TA tiếp cận lãnh đạo chuyển đổi (Transformational Leadership) Có thể thấy đề tài quản lý PPDH ngoại ngữ nói chung và HĐĐM PPDH môn TA đã được nhiều tác giả nghiên cứu, mặc dù có những nội dung chưa đồng nhất cách tiếp cận vì bối cảnh khác nhau, nhưng nhìn chung các nghiên cứu đều đưa ra quan niệm, vai trò của nhà quản lý trong nhà trường gắn với những chức năng quản lý như hoạch định, tổ chức, thực hiện và kiểm tra đánh giá HĐĐM PPDH là rất quan trọng. Những công trình nghiên cứu cũng cho rằng cần chú trọng đến việc tổ chức, kiểm tra, đánh giá và tuyên truyền hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh. Mỗi giai đoạn được thiết lập để quản lý cần xác định các hoạt động và làm rõ phạm vi của từng giai đoạn, xem xét những nguyên nhân, đặc điểm và bối cảnh cụ thể để đổi mới và các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và duy trì đội ngũ GV nòng cốt trong vai trò dẫn dắt, quản lý hoạt động dạy học đó là: được hỗ trợ văn hóa đổi mới, hỗ trợ tổ chức, chỉ dẫn tích cực, cam kết hành động để làm hiệu quả, được bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ để đổi mới, phối hợp cải tiến, tham gia tích cực, sáng tạo tập thể, chia sẻ thực tế thông qua sinh hoạt chuyên môn và cuối cùng là sự đổi mới được đón nhận, công nhận, khen thưởng. Đặc biệt các tác giả cũng đề cập đến nguyên tắc hướng dẫn để truyền cảm hứng cho sự
  11. 8 đổi mới trong PPDH môn TA và phát triển con người trong đó có phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của GV. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đánh giá cách thức quản lý mới chỉ dừng ở mức tổng thể mà chưa thực sự chi tiết cụ thể hóa trong từng chúc năng quản lý và từng bối cảnh giáo dục khác nhau, đặc biệt là bối cảnh dạy học môn TA trong đào tạo ở đại học. 1.1.3. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học liên quan và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết 1.1.3.1. Nhận xét chung Qua lược khảo những nghiên cứu trên thế giới và trong nước liên quan đến PPDH môn TA, HĐĐM PPDH môn TA, quản lý HĐĐM PPDH môn TA, và những nghiên cứu tiếp cận chức năng QL, lãnh đạo phân quyền, lãnh đạo chuyển đổi có thể khái quát được những nội dung sau: Một là, PPDH môn TA đã được nghiên cứu từ rất sớm. Có nhiều PPDH ngôn ngữ đã được áp dụng trong dạy TA, mỗi PPDH đều có những ưu điểm và hạn chế trong từng quan điểm dạy học, trong từng thời kì phát triển của xã hội nhưng các nghiên cứu đều coi PPDH môn TA có quan hệ mật thiết với các thành tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực tư duy ngôn ngữ và phát triển kĩ năng ngôn ngữ của người học. Hai là, tùy từng góc độ nghiên cứu và cách tiếp cận, mỗi tác giả đã đề cập tới từng vấn đề cụ thể liên quan tới HĐĐM PPDH môn TA và quản lý HĐĐM PPDH môn TA. Các nhà nhiên cứu phần nào khái quát hóa có hệ thống, rút ra được những ưu điểm về cơ sở lý luận và thực tiễn để vận dụng vào thực tiễn trong HĐĐM PPDH và quản lý HĐĐM PPDH môn TA. Ba là, các nghiên cứu cho thấy QL HĐĐM PPDH môn TA là nhiệm vụ cấp bách và lâu dài trong xu thế đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục thế giới và trong nước. Đây là quá trình khó khăn, phức tạp liên quan đến sự thay đổi nhận thức, tâm lý, thói quen không chỉ của nhà quản lý giáo dục, GV, SV mà còn phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể và phụ thuộc vào nhiều nguồn lực, nhiều yếu tố liên quan đến HĐĐM PPDH môn TA. Nhưng có thể nhận ra những nghiên cứu trước đây vẫn chỉ tập trung vào những vấn đề chung mà chưa chi tiết cụ thể vào những vấn đề liên quan đến vai trò của LĐ, CBQL, GV khi đổi mới PPDH môn TA, cũng như vai trò cụ thể của nhà QL và GV đối với từng chức năng QL như hoạch định, tổ chức, kiểm tra, đánh giá trong QL HĐĐM PPDH môn TA ở ĐH. 1.1.3.2. Những vấn đề luận án cần giải quyết Từ các công trình nghiên cứu trên, luận án này chúng tôi sẽ tiếp tục vận dụng những ưu điểm của những vấn đề mà các tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu và luận án đi vào nghiên cứu giải quyết những vấn đề cấp thiết, những vấn đề cụ thể đặt ra trong bối cảnh tại các cơ sở đào tạo ĐH như sau:
  12. 9 - Bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ khoa học cho HĐĐM PPDH môn TA và QL HĐĐM PPDH môn TA ở ĐH. Điều này có nghĩa là luận án cần tập trung làm sáng tỏ những sự tác động của chủ thể QL trong nhà trường tác động đến HĐĐM PPDH môn TA nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng mục tiêu đào tạo môn TA ở ĐH; - Tiến hành làm rõ những vấn đề liên quan đến mục tiêu, định hướng, những điều kiện phục vụ cho HĐĐM PPDH môn TA. Những PPDH tích cực môn TA được lựa chọn, vận dụng trong quá trình tiến hành HĐĐM PPDH cũng sẽ được phân tích luận giải làm rõ; - Làm rõ vai trò của chủ thể quản lý và GV trong nhà trường khi hoạch định, tổ chức, thực hiện và kiểm tra đánh giá HĐĐM PPDH. Mỗi chức năng QL, giai đoạn QL được thiết lập cần có sự phối hợp, có sự phân công phần quyền, xác định các nhiệm vụ, hoạt động, nội dung cụ thể và làm rõ phạm vi của từng chủ thể trong từng giai đoạn QL. Công tác quản lý HĐĐM PPDH cần xây dựng kế hoạch, cách thức tổ chức thực hiện, phương pháp chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, đánh giá hoạt động đổi mới phương pháp dạy học cần được phân quyền cụ thể cho từng chủ thể quản lý. Đặc biệt xác định mô hình đổi mới, cấp độ đổi mới để xây dựng nguyên tắc, tiến trình đổi mới; - Xác định mối liên quan của cơ chế, chính sách, các điều kiện, cơ sở vật chất tác động đến HĐĐM PPDH môn TA để hỗ trợ, động viên, khuyến khích, truyền cảm hứng cho GV. Lãnh đạo xây dựng ban hành các cơ chế chính sách phù hợp để kích thích giảng viên tham gia tích cực, tiến hành đổi mới thường xuyên và cần thực hiện đồng bộ mọi hoạt động nhằm thúc đẩy HĐĐM PPDH môn TA; - Lựa chọn và vận dụng triển khai các PPDH tích cực môn TA, sử dụng kỹ thuật dạy học và TBDH hiện đại trong quá trình ĐM PPDH. - Phân tích làm rõ mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tác động đến HĐĐM PPDH môn TA. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng, chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân của những ưu điểm và khuyết điểm trong đổi mới PPDH. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Khái niệm hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn TA ở đại học 1.2.1.1. Phương pháp dạy học PPDH là tổ hợp cách thức hoạt động của người dạy và người học trong mối liên hệ qua lại, người dạy giữ vai trò chủ đạo, tổ chức, chỉ đạo, điều khiển, hướng dẫn người học học tập một cách tích cực, chủ động nhằm đạt các mục tiêu dạy học đề ra. 1.2.1.2. Phương pháp dạy học môn tiếng Anh ở đại học
  13. 10 PPDH môn TA ở đại học là tổng hợp cách thức phối hợp thống nhất giữa hoạt động tổ chức, chỉ đạo, định hướng của GV với hoạt động tự chỉ đạo, tự tổ chức của sinh viên nhằm thực hiện mục tiêu dạy học môn TA ở đại học. 1.2.1.3. Hoạt động đổi mới PPDH môn TA ở đại học HĐĐM là những hoạt động chủ động thay đổi, chủ động cải tiến để làm cho tốt hơn và hiệu quả hơn so với trước. HĐĐM PPDH môn TA ở đại học là sự chủ động thay đổi, cải tiến những cách thức tổ chức, hướng dẫn, định hướng của GV nhằm kích thích, thúc đẩy sự chủ động, độc lập, tự tổ chức hoạt động học tập của sinh viên nhằm đạt được mục tiêu dạy học môn TA ở đại học. 1.2.2. Khái niệm quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn TA ở đại học 1.2.2.1. Quản lý cơ sở đào tạo đại học a. Quản lý: là tác động của chủ thể đến đối tượng quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực...) một cách tối ưu nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao nhất. b. Quản lý giáo dục:Quản lý giáo dục là chủ thể quản lý tác động (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) đến hệ thống giáo dục nhằm đạt được mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo. c. Quản lý cơ sở đào tạo đại học:QL cơ sở đào tạo đại học là chủ thể quản lý của nhà trường tác động có chủ đích, có kế hoạch, có định hướng, hợp quy luật đến khách thể (những hoạt động sư phạm, các nguồn lực ở đại học) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục và đào tạo trong nhà trường. 1.2.2.2. Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn TA ở đại học Quản lý HĐĐM PPDH môn TA ở đại học là những tác động có chủ đích, có kế hoạch, có tổ chức, có chỉ đạo, có kiểm tra và hợp quy luật của chủ thể quản lý ở cơ sở đào tạo đại học tác động đến HĐĐM PPDH môn TA và các nguồn lực để đạt mục tiêu dạy học môn TA ở đại học. 1.3. Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh ở đại học 1.3.1. Định hướng hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh ở đại học 1.3.1.1.Kế thừa ưu điểm các PPDH môn TA truyền thống 1.3.1.2. Lựa chọn vận dụng PPDH tích cực môn TA ở đại học 1.3.1.3.Tăng cường việc sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại 1.3.2. Mục tiêu hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh ở đại học
  14. 11 Mục tiêu HĐĐM PPDH môn TA ở đại học là: - Tạo cho SV chủ động hơn trong quá trình tìm hiểu hệ thống những tri thức liên quan đến TA (ngữ pháp, ngữ âm, ngữ vựng). - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của SV khi học môn TA; - Hướng dẫn, bồi dưỡng phương pháp tự học TA cho SV. - Phát triển tốt năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp (kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, giao tiếp, trình bày…) bằngTA cho SV; - Nhằm tổ chức, điều kiển SV chiếm lĩnh và vận dụng được ngôn ngữ TA để SV phát triển năng lực tư duy độc lập sáng tạo ở hiện tại và trong tương lai. - Đáp ứng tốt bối cảnh của thời đại, nhu cầu phát triển đất nước, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực cao, và đáp ứng tốt mục tiêu giáo dục đại học. 1.3.3. PPDH môn tiếng Anh theo hướng đổi mới ở đại học 1.3.3.1. Hệ thống các PPDH có tính tích cục và đặc thù a. Dạy học hợp tác trong HĐĐM PPDH môn TA: b. Dạy học khám phá trong HĐĐM PPDH môn TA c. Dạy học giải quyết vấn đề trong HĐĐM PPDH môn TA d. Dạy học dựa trên dự án trong ĐM PPDH môn TA e. Phương pháp giao tiếp (Communicative Approach) g. Phương pháp giảng dạy Nghe-nói (The Audio-lingual Teaching Method) h. Phương pháp dạy học dựa trên nhiệm vụ (Task – Based Language Teaching) i. Phương pháp tích hợp nội dung và ngôn ngữ (Content and Language Integrated Learning Approach) 1.3.3.2. Hoạt động đổi mới tiếp cận các PPDH môn TA theo hướng đổi mới a. Lập kế hoạch thiết kế bài dạy tiếp cận các PPDH môn TA theo hướng đổi mới ở đại học b. Tổ chức, hướng dẫn, triển khai PPDH môn TA theo hướng đổi mới c. Sử dụng khai thác thiết bị dạy học hiện đại và các ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh d. Tham gia sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề đổi mới PPDH môn TA e. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về HĐĐM PPDH môn tiếng Anh theo hướng đổi mới ở đại học 1.3.4. Điều kiện cần thiết phục vụ HĐĐM PPDH môn tiếng Anh ở ĐH 1.3.4.1. Chính sách, cơ chế
  15. 12 Cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ, động viên khuyến khích đội ngũ GV đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện hiệu quả HĐĐM PPDH môn TA. Do đó các cấp quản lý lãnh đạo sẽ rà soát, bổ sung và xây dựng những chính sách hỗ trợ phù hợp cho HĐĐM PPDH từ việc tham mưu của các phòng chức năng. 1.3.4.2. Cơ sở vật chất CSVC là bộ phận cấu thành không thể thiếu trong quá trình DH. Cơ sở vật chất là tất cả các phòng học, không gian học tập được sử dụng cho mục đích giảng dạy, học tập nhằm giúp GV nâng cao chất lượng giảng dạy. 1.3.4.3. Thiết bị dạy học Sử dụng các công nghệ mới, thiết bị dạy học hiện đại trong HĐĐM PPDH sẽ cung cấp các cơ hội thực sự hỗ trợ HĐĐM PPDH hiệu quả: công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học hiện đại cho phép GV tạo ra các hoạt động học tập, nhiệm vụ và trải nghiệm xác thực, diễn ra trong bối cảnh xác thực và liên quan đến ngôn ngữ đích thực để tối ưu hóa việc học ngôn ngữ. Hơn nữa, công nghệ thông tin và các PTDH hiện đại có tác động quan trọng đến động lực học tập của SV, và được coi là rất quan trọng để thành công trong HĐĐM PPDH. 1.4. Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh ở đại học 1.4.1. Tầm quan trọngcủa QL HĐĐM PPDH môn TA ở đại học Quản lý HĐĐM PPDH môn TA ở đại học được hiểu là quy trình mà các cấp quản lý tiến hành lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra HĐĐM PPDH môn TA tạo ra môi trường trong đó các GV phối hợp cùng nhau chủ động đổi mới cách thức dạy học, hướng dẫn, định hướng, điều khiển SV học tập hiệu quả hơn đối với môn TA ở ĐH. Như vậy, QL HĐĐM PPDH môn TA có những vai trò rất quan trọng dưới đây. - Tạo ra một môi trường ĐM PPDH môn TA một cách tích cực, chủ động trong nhà trường đối với GV. Theo Bush (1995), mọi tổ chức đều hoạt động trong một môi trường luôn thay đổi. Các nhà QL của một tổ chức phải giúp các thành viên của họ thích nghi với môi trường thay đổi giúp họ đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Bên cạnh đó, các cấp quản lý thuyết phục, truyền cảm hứng cho nhân viên về những thay đổi mang lại trong tổ chức sẽ có lợi cho họ và người khác trong tương lai. Do vậy, các cấp QL ở mỗi cơ sở đào tạo ĐH cần tạo môi trường tích cực giúp GV có động lực sẵn sàng hợp tác, chia sẻ và chủ động tiến hành HĐĐM PPDH môn TA và phát huy hiệu quả việc vận dụng các PPDH tích cực môn TA. - Tăng hiệu quả HĐĐM PPDH môn TA: Quá trình quản lý HĐĐM PPDH môn TA của nhà trường sẽ làm tăng hiệu quả chất lượng đào tạo bằng
  16. 13 cách sử dụng các nguồn lực hợp lý và sẵn có theo cách tốt nhất và tối ưu nhất có thể. - Quản lý HĐĐM PPDH môn TA tốt sẽ tạo động lực kích thích GV tích cực, chủ động ĐM PPDH môn TA, phát huy tiềm năng sáng tạo trong việc vận dụng, lựa chọn các PPDH tích cực môn TA ở ĐH. - Giúp ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của SV, đảm bảo đạt được các mục tiêu đào tạo môn TA ở đại học: Quá trình quản lý hiệu quả HĐĐM PPDH môn TA ở đại học tạo ra tinh thần đồng đội và xây dựng sự phối hợp giữa các cấp quản lý và GV; GV với GV, GV với SV trong nhà trường. Các cấp quản lý cung cấp những nguồn lực hoặc định hướng chung cho GV để hoàn thành các mục tiêu của nhà trường. Đảm bảo thực hiện việc nâng cao chất lượng dạy học và KQ học tập môn TA đáp ứng mục tiêu ĐT 1.4.2. Chức năng quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh ở đại học 1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh ở đại học Xây dựng kế hoạch HĐĐM PPDH môn TA ở ĐH là chuẩn bị các nguồn lực, những điều kiện, phương tiện, cách thức thực hiện đổi mới PPDH môn TA để sớm đạt được mục tiêu của khoa ngoại ngữ và mục tiêu chung của nhà trường. Mục đích lập kế hoạch HĐĐM PPDH môn TA là để hình dung một cách tổng quát về các mục tiêu đổi mới PPDH môn TA, xác định các chỉ tiêu cần đạt, ấn định từng bước đi cụ thể và thời gian tương ứng, dự kiến các nguồn lực những rào cản và biện pháp thực hiện để sớm thực hiện mục tiêu HĐĐM PPDH môn TA. Nội dung công việc khi lập kế hoạch HĐĐM PPDH môn TA gồm: - Tuyên truyền, thu tập thông tin, khởi xướng, tạo dựng tính cấp thiết để ĐM PPDH môn TA ở đại học - Đánh giá nhu cầu của xã hội, của ngành học và của SV - Đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào môn TA của SV - Xác lập mục tiêu HĐĐM PPDH môn TA - Xây dựng chính sách hỗ trợ, nhận diện nguồn lực, dự đoán rào cản. - Xây dựng kế hoạch, phê duyệt và ban hành kế hoạch HĐĐM PPDH môn TA - Dự kiến các điều kiện cần thiết phục vụ HĐĐM PPDH môn TA 1.4.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở đại học Tổ chức HĐĐM PPDH môn TA ở đại học cũng là quá trình bao gồm một loạt các công việc như phân tích các nhiệm vụ, các công việc cần thực
  17. 14 hiện. Nhóm các nhiệm vụ, hoạt động liên quan đến HĐĐM PPDH môn TA để phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực; phân công công việc (giao việc) theo những cách thức nhất định, xác lập mối quan hệ quản lý và phối hợp giữa các cá nhân GV với nhau và giữa GV với LĐ để thực hiện mục tiêu HĐĐM PPDH môn Tiếng Anh. Mục đích tổ chức HĐĐM PPDH môn TA: Để phân bổ và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp trong quá trình đổi mới PPDH môn TA; Để thiết lập quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ với nhau khi tham gia đổi mới PPDH môn TA; Để thực hiện thành công các kế hoạch đặt ra hướng tới đạt được mục tiêu. Nội dung công việc khi tổ chức HĐĐM PPDH môn TA gồm: - Phân tích các nhiệm vụ cần thực hiện trong HĐĐM PPDH môn TA; - Nhóm những nhiệm vụ, công việc liên quan với nhau trong QL HĐĐM PPDH môn TA - Thiết lập các bộ phận, phân quyền, phân công nhiệm vụ và công việc; - Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận - Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm về HĐĐM PPDH môn TA cho GV - Sắp xếp GV nòng cốt trong từng nhóm nhỏ và lập danh sách GV đăng kí, cam kết thực hiện HĐĐM PPDH môn TA. 1.4.2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở ĐH Chỉ đạo HĐĐM PPDH môn TA là dẫn dắt, điều khiển; theo sát hoạt động đổi mới PPDH môn TA, hướng dẫn GV vận dụng các PPDH đặc thù môn TA và PPDH tích cực, điều chỉnh công việc hợp lý, nhịp nhàng; động viên, khuyến khích GV hoàn thành nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Mục đích chỉ đạo HĐĐM PPDH môn TA: Chỉ đạo HĐĐM PPDH môn TA nhằm đảm bảo rằng các hoạt động của tất cả GV và CBQL được huy động hướng tới các mục tiêu đổi mới PPDH môn TA đáp ứng mục tiêu dạy học trong nhà trường. Nội dung công việc khi chỉ đạo HĐĐM PPDH môn TA gồm: - Chỉ đạo GV sử dụng các PPDH tích cực môn TA - Thẩm định kế hoạch dạy học của GV về việc sử dụng các PPDH tích cực - Tham gia dạy cùng, sắp xếp dự giờ dạy của GV - Sinh hoạt chuyên môn đánh giá giờ dạy của GV - Truyền cảm hứng, động viên, khuyến khích GV trong những hoạt động ĐM PPDH môn TA - Tạo điều kiện cho GV giao lưu, tham gia hội thảo đổi mới PPDH môn TA
  18. 15 - Chỉ đạo theo dõi tiến độ, ghi nhận kết quả tích cực và hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn 1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh ở đại học Kiểm tra đánh giá HĐĐM PPDH môn TA ở ĐH là việc đánh giá và so sánh hiệu quả thực hiện của GV trực tiếp thực hiện đổi mới PPDH môn TA so với những mục tiêu đề ra. Qua việc kiểm tra, LĐ các cấp sẽ xem xét việc thực hiện của từng công việc cụ thể, xác định được mức độ hoàn thành, từ đó có hướng điều chỉnh theo kết quả mà nhà trường mong đợi. Nội dung kiểm tra đánh giá HĐĐM PPDH môn TA gồm: - Xây dựng, thiết lập hệ thống các tiêu chí kiểm tra HĐĐM PPDH môn TA; - Thu thập dữ liệu về kết quả thực hiện kế hoạch HĐĐM PPDH môn TA; - Phân tích kết quả đạt được và so sánh với mục tiêu của HĐĐM PPDH môn TA, giải thích nguên nhân và rút ra biện pháp cải tiến; - Bình xét, lựa chọn nhóm và cá nhân tham gia ĐM PPDH môn TA có hiệu quả để khen thưởng; - Xây dựng văn hóa ĐM PPDH môn TA 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở đại học 1.5.1. Yếu tố chủ quan 1.5.2. Yếu tố khách quan Tiểu kết Chương 1 Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu của tác giả trên thế giới và trong nước về HĐĐM PPDH môn TA, và quản lý HĐĐM PPDH môn TA cho thấy đã có nhiều nghiên cứu. Tùy từng góc độ nghiên cứu và cách tiếp cận, mỗi tác giả đề cập tới từng vấn đề liên quan tới ĐM PPDH môn TA và quản lý HĐĐM PPDH môn TA. Các nghiên cứu phần nào khái quát hóa có hệ thống, rút ra được những ưu điểm về cơ sở lý luận và thực tiễn trong quản lý HĐĐM PPDH môn TA. Nhưng có thể nhận ra những nghiên cứu trước đây đề cập đến vấn đề chung mà chưa chi tiết cụ thể hóa vào những vấn đề cụ thể trong quản lý HĐĐM PPDH môn TA ở đại học. Từ các công trình nghiên cứu trên, luận án tiếp tục vận dụng những ưu điểm của những vấn đề đã nghiên cứu trước và đi vào nghiên cứu giải quyết những vấn đề cấp thiết và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh HĐĐM PPDH
  19. 16 môn TA tại các cơ sở đào tạo đại học. Vận dụng lý luận về quá trình dạy học ngôn ngữ và quản lý giáo dục đại học xác định mối liên quan giữa các thành tố trong HĐĐM PPDH môn TA và với quan điểm tiếp cận theo chức năng quản lý cho phép rút ra một số kết luận: HĐĐM PPDH môn TA ở đại học là sự chủ động thay đổi, cải tiến những cách thức tổ chức, hướng dẫn, định hướng của GV nhằm kích thích, thúc đẩy sự chủ động, độc lập, tự tổ chức hoạt động học tập môn TA của sinh viên nhằm đạt được mục tiêu dạy học ở đại học. Các thành tố của HĐĐM PPDH môn TA: Mục tiêu HĐĐM PPDH môn TA; Định hướng HĐĐM PPDH môn TA; Tiếp cận các PPDH đặc thù môn TA và các PPDH tích cực trong HĐĐM PPDH môn TA ở đại học Quản lý HĐĐM PPDH môn TA ở đại học là quá trình tác động của chủ thể quản lý ở CSĐT ĐH đến đối tượng quản lý HĐĐM PPDH môn TA và các nguồn lực có chủ đích, có kế hoạch, có tổ chức, có chỉ đạo, có kiểm tra đánh giá và hợp quy luật để đạt mục tiêu dạy học môn tiếng Anh ở đại học. Các chức năng mà chủ thể quản lý trong CSĐT ĐH cần thực hiện để quản lý HĐĐM PPDH môn TA: Xây dựng kế hoạch HĐĐM PPDH môn TA; Tổ chức HĐĐM PPDH môn TA; Chỉ đạo HĐĐM PPDH môn TA; Kiểm tra đánh giá HĐĐM PPDH môn TA. Quản lý HĐĐM PPDH môn TA ở đại học chịu sự ảnh hưởng của hai nhóm yếu tố: Yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.
  20. 17 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THUỘC LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN 2.1. Khái quát về các cơ sở đào tạo đại học thuộc lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam 2.1.1. Hệ thống các cơ sở đào tạo đại học thuộc lực lượng Công an nhân dân 2.1.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo và giảng viên dạy học môn tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo đại học thuộc lực lượng CAND 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 2.2.1. Mục đích nghiên cứu 2.2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.3. Mẫu nghiên cứu 2.2.4. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 2.2.5. Phương pháp phỏng vấn 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng HĐĐM PPDH môn TA tại các cơ sở đào tạo đại học thuộc lực lượng CAND 2.3.1. Thực trạng nhận thức của GV và CBQL về định hướng hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn TA 2.3.2. Thực trạng nhận thức của GV và CBQL về mục tiêu hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn TA 2.3.3. Thực trạng GV vận dụng các phương pháp dạy học môn tiếng Anh theo hướng đổi mới tại các cơ sở đào tạo thuộc LL CAND 2.3.4. Thực trạng hoạt động đổi mới tiế cận các phương pháp dạy học môn tiếng Anh theo hướng đổi mới của GV 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo đại học thuộc LL CAND 2.4.1. Thực trạng giai đoạn lập kế hoạch quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh của CBQL và GV 2.4.2. Thực trạng giai đoạn tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh của CBQL và GV 2.4.3. Thực trạng giai đoạn chỉ đạothực hiện kế hoạch hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh của CBQL và GV 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động đổi mới
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0