Tiểu luận: Triết học Tuân Tử
lượt xem 51
download
Điều kiện lịch sử xã hội Trung Quốc thời xuân thu, chiến quốc, tiền đề lý luận hình thành tư tưởng triết học Tuân Tử, nội dung tư tưởng triết học của Tuân Tử là những nội dung chính trong 2 chương của bài tiểu luận "Triết học Tuân Tử". Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài tiểu luận để nắm bắt nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Triết học Tuân Tử
- MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 6. Kết cấu cơ bản của bài tiểu luận B. NỘI DUNG Chương 1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ XÃ HỘI TRUNG QUỐC THỜI XUÂN THU CHIẾN QUỐC TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TUÂN TỬ 1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ XÃ HỘI TRUNG QUỐC THỜI XUÂN THU CHIẾN QUỐC 1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TUÂN TỬ
- Chương 2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA TUÂN TỬ 1.1. NHỮNG THÀNH TỰU RỰC RỠ CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HOC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI THỜI XUÂN THU CHIẾN QUỐC 1.1.1. Trường phái Nho gia 1.1.2. Khổng Tử 1.1.3. Mạnh Tử 1.2.TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TUÂN TỬ 1.2.1. Đôi nét về Tuân Tử 1.2.2. Tư tưởng của Tuân Tử về thế giới quan 1.2.3. Tư tưởng của Tuân Tử về nhận thức luận 1.2.4. Tư tưởng của Tuân Tử về logic học 1.2.5. Tư tưởng của Tuân Tử về đạo đức 1.2.6. Tư tưởng của Tuân Tử về xã hội 1.2.7. Đánh giá tư tưởng của Tuân Tử
- C. KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Triết học ra đời cả ở phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp. Không giống với triết học Phương Tây, triết học phương Đông lại tập trung nghiên cứu về đời sống, về cuộc sống nhân sinh của con người, gắn liền con người với tự nhiên, thống nhất với tự nhiên, triết học gắn với con người và xã hội loài người, ít gắn với khoa học tự nhiên. Hướng mắt nhìn về dòng chảy lịch sử triết học, có thể thấy triết học phương Đông đã đặt nền móng đầu tiên cho các lĩnh vực khoa họcxã hội, nói đến phương Đông phải nói đến hai nền văn minh Trung Quốc và Ấn Độ là hai trung tâm tư tưởng và văn hóa lớn của thế giới cổ, trung đại. Nếu như ở Ấn Độ, xuất hiện những tư tưởng của các trường phái triết học nhằm giải quyết được các học
- thuyết tư tưởng giải thoát của con người, bao hàm cả thể xác lẫn linh hồn, trần gian và thiên đường, hơn nữa là giải thích được nguồn gốc của thế giới là do các thần có quyền uy sáng tạo ra. Thì triết học Trung Quốc lại chú trọng giải thích cho đạo đức, luân lý xã hội, đặt nặng vào tư tưởng “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, giải thích thế giới bằng tự nhiên đó là do hiện tượng tương sinh tương khắc lẫn nhau giữa âm và dương, giữa ngũ hành “kim, mộc, thủy, hỏa, thổ”. Nói đến Trung Quốc một quốc gia có vùng lãnh thổ rộng lớn và đông dân nhất thế giới, có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của văn minh nhân loại, nhờ đó nơi đây đã sản sinh ra những triết gia kiệt xuất, mà tư tưởng học thuyết của họ có ý nghĩa quan trọng mà từ thời cổ đại đã có ảnh hưởng rất lớn đến các nước phương Đông và lan rộng cả đến các nước phương Tây, và cho đến ngày nay những tư tưởng ấy vẫn còn để lại dấu ấn trên nhiều quốc gia và nhiều lĩnh vực. Trải qua bao thời kỳ từ thời kỳ Tam Hoàng rồi đến nhà Hạ (2205 TCN), nhà Thương (1766 TCN), nhà Chu (1200 TCN), rồi đến thời Xuân Thu Chiến Quốc (720 TCN). Có thể nói, ở mỗi thời kỳ mỗi giai đoạn thì lịch sử Trung Quốc lại phát triển thêm theo một giai đoạn mới. Trong các thời kỳ đó, một thời kỳ để lại nhiều dấu ấn và bước phát triển nhất cả về mặt
- kinh tế lẫn xã hội đó là thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc (720 TCN), Xuân Thu, thời kỳ giao thời giữa hai chế độ xã hội giai đoạn suy vong của chế độ chiếm hữu nô lệ và sơ kỳ phong kiến đang lên. Những cuộc nội chiến kéo dài diễn ra . Thời Xuân thu có 438 cuộc chiến phạt lẫn nhau giữa các thế lực chính trị, đó là “ngũ bá đồ vương” sang thời Chiến quốc có “thất bá tranh hùng”. Những cuộc chiến tranh như vậy đã làm đảo lộn các thiết chế, nghi lễ truyền thống nhà Chu; làm cho xã hội ở tình trạng loạn lạc, phá hoại sức sản xuất hết sức nặng nề. Đương thời, Khổng Tử đã than rằng: Vua không ra đạo vua, bề tôi không làm đúng đạo bề tôi, cha chẳng ra đạo cha, con chẳng làm đúng đạo làm con. Còn Mạnh Tử thì nhận xét “Đánh nhau tranh thành thì giết người thây chất đầy thành; đánh nhau giành đất thì giết người thây chất đầy đồng.” Xã hội lâm vào cảnh loạn lạc, rối ren và chiến tranh xảy ra liên miên. Điều kiện lịch sử ấy đòi hỏi giải thể chế độ nô lệ thị tộc nhà Chu để xây dựng chế độ phong kiến nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho xã hội phát triển. Chính thời đại lịch sử đầy biến động với những chuyển biến lớn lao động và toàn diện đó đã dẫn tới những thay đổi sâu sắc ở nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, pháp luật… , sự quá độ giao thời giữa hai chế độ, trong đó có trật tự lễ nghĩa,
- hình pháp, chuẩn tắc xã hội mới hình thành còn non yếu; trước những vấn đề đã được đặt ra buộc các nhà tư tưởng đương thời phải quan tâm, xuất hiện những trung tâm kẻ sĩ luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra những hình mẫu cho một xã hội tương lai, những người tài giỏi đương thời tìm cách lí giải, và tìm ra phương pháp để cứu đời, cứu người, “tu thần, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Lịch sử gọi đây là thời kỳ "Bách gia chư tử" (trăm nhà trăm thầy), "Bách gia tranh minh" (trăm nhà đua tiếng). Chính trong quá trình ấy đã sản sinh ra những nhà tư tưởng lớn và hình thành nên các trường phái triết học khá hoàn chỉnh. Thời kỳ này đã làm nảy sinh những nhà tư tưởng lớn với các học thuyết khác nhau với một trăm lẻ tám nhà triết học , mười một trường phái triết học trong đó có ảnh hưởng lớn nhất là ba phái Nho gia, Mặc gia, Đạo gia. Có thể nói, Nho giáo đã phát triển qua nhiều thời đại khác nhau và ở thời đại nào, nơi mà mình đứng chân, nó cũng đều để lại những dấu ấn, với tư tưởng của những cây đại thụ tiêu biểu không thể không kể đến là Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử. Nhìn về lịch sử Trung Quốc cổ đại, ta thấy có một điểm khá thú vị. Tuân Tử cũng như Mạnh Tử, cả hai đều là nhân vật lịch sử, thừa kế tư tưởng, phát triển học thuyết của đức thầy Khổng Tử, nhưng kết cuộc thì khác nhau về tao ngộ. Nhưng trong lịch sử Trung quốc,
- Mạnh Tử đã giành được một địa vị chỉ có dưới một nấc, so với Khổng Tử, sách của Mạnh Tử được liệt vào mười ba kinh thư, mà tầng lớp trí thức cổ kim, ai nấy đều nên học hỏi theo truyền thống. Còn sách của Tuân Tử thì trái lại, không được người đời coi trọng, thậm chí có chỗ còn bị coi như “dị đoan”. Tuy rằng các nhà Nho, chính trị gia đời sau trong việc “trị quốc an dân” nói chung ít nhiều đều có vân dụng phát huy tư tưởng kinh tế chính trị xã hội của ông.Vậy nội dung và đặc điểm tư tưởng của ông như thế nào, tại sao tư tưởng của ông dù lãng quên thậm chí còn không được người đời coi trọng? Đó chính là nguyên nhân người viết muốn chọn đề tài này, để làm rõ thêm nội dung và đặc điểm tư tưởng triết học của Tuân Tử. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Có nhiều tài liệu viết về tư tưởng triết học của Tuân Tử dưới nhiều dạng như: lịch sử, tư tưởng triết học v.v…nhưng đa số là những tài liệu nghiên cứu về tư tưởng triết học của ông, là các công trình nghiên cứu dưới góc độ tư tưởng triết học, trong các công trình đó cung cấp cho người đọc một cách đầy đủ về Tuân Tử, cũng như vai trò,
- vị trí trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cũng như nền tinh hoa của nhân loại, điển hình như: Lịch sử triết học phương Đông của PGS.TS Doãn Chính chủ biên, nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2012. Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc của PGS.TS Doãn Chính chủ biên, nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2009. Đại cương triết học sử Trung Quốc của Phùng Hữu Lan, nhà xuất bản thanh niên năm 1998. Đại cương triết học Trung Quốc của Giản Chi Nguyễn Hiến Lê, nhà xuất bản thanh niên năm 2004. Tư tưởng triết học Trung Quốc của Ôn Hải Minh, nhà xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh năm 2012. Lịch sử triết học của TS Nguyễn Hữu Vui, nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 1997. Lịch sử triết học của TS Hà Tiên Sơn, nhà xuất bản trẻ năm 2003. Có thể nói, các công trình đó thể hiện tư tưởng triết học của Tuân Tử qua các vấn đề lớn như vấn đề nhận thức luận và triết lý đạo đức nhân sinh của ông gắn liền với quá trình phát triển lịch sử tư tưởng Trung Quốc một cách khái quát nhất.
- Vì vậy, dựa vào các công trình đã nghiên cứu ở trên, em xin tiếp tục kế thừa lại và phát huy tư tưởng đó, đồng thời qua làm rõ thêm tư tưởng của Tuân Tử trong bài tiểu luận của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu: Từ sự trình bày và phân tích tư tưởng triết học của Tuân Tử, tiểu luận đi sâu vào nghiên cứu tư tưởng của ông thông qua các tài liệu trên, từ đó đưa ra ý nghĩa và giá trị về tư tưởng của ông trong thời kỳ bấy giờ. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tiểu luận đi trình bày và phân tích những tiền đề nảy sinh tư tưởng triết học của Tuân Tử, nội dung chính trong tư tưởng triết học của ông rồi rút ra đặc điểm. Từ đó thấy những giá trị và ý nghĩa của ông trong nền văn minh của Trung Hoa nói riêng và phương Đông nói chung. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
- Với mục đích nhiệm vụ nêu trên, em lấy thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận, trong đó phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng là phương pháp chung nhất cho quá trình nghiên cứu kết hợp với các phương pháp tổng hợp, phân tích,diễn dịch, qui nạp,logic lịch sử.. để làm sáng tỏ nội dung của từng vấn đề. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. Ý nghĩa khoa học: tiểu luận góp phần làm rõ nội dung cơ bản trong tư tưởng triết học Tuân Tử qua các vấn đề quan điểm nhận thức luận, đạo đức nhân sinh, từ đó giúp người đọc tìm sâu sắc và hệ thống tư tưởng triết học của Tuân Tử. Ý nghĩa thực tiễn: thông qua những giá trị về tư tưởng của Tuân Tử để rút ra bài học lịch sử góp phần vào việc giữ gìn và phát huy đạo bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay. 6. Kết cấu cơ bản của tiểu luận. Tiểu luận gồm 3 phần ( phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận) và danh mục tài liệu tham khảo
- MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG Chương 1. NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TUÂN TỬ 1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ XÃ HỘI TRUNG QUỐC THỜI XUÂN THU CHIẾN QUỐC. Đây là thời kỳ xã hội loạn lạc, sự chuyển biến xã hội đặt ra vấn đề tề gia trị quốc, đồ sắt phổ biến, xuất hiện tư hữu ruộng đất từ đó xuất hiện sở hữu tư nhân ruộng đất phát triển như chế độ tỉnh điền, phá bỏ triệt để mầm mống xã hội địa chủ phong kiến thúc đẩy chế độ phong kiến mạnh hơn trên lĩnh vực kinh tế. Ở đó những ai có tiền, có đất và tư liệu sản xuất từ đó trở thành điền chủ, ai có sức lao động thì làm thuê vì các lý do đó mà xã hội xuất hiện quan hệ sản xuất phong kiến. Văn học phát triển mạnh, tư tưởng, học thuật phát triển, nghệ thuật, kiến trúc phát triển như xây dựng cầu, luyện kim, thép, và dệt lụa cũng phát triển. Xã hội Trung Quốc biến đổi hết sức toàn diện kinh tế, chính trị văn hóa tư tưởng, chính sự biến chuyển đó tạo ra các chế độ luân lý đạo đức chuẩn mực. Đó là bước chuyển từ nô lệ, công pháp nhà Tần suy tàn với chế độ phong kiến sơ kỳ, là sự quá độ giao thời giữa hai chế độ trong đó trật tự lễ nghĩa, hình pháp, chuẩn tắc xã hội mới hình thành còn non yếu. Vì sự giao thời tạo nên sự chuyển
- biến trong xã hội rất lâu dài do đó câu hỏi lớn nhất cho tất cả các nhà cầm quyền, các nhà tư tưởng lớn là các vấn đề như xã hội loạn lạc, đạo đức con người băng hoại, làm sao xã hội được thịnh trị, con người vô đạo trở thành có đạo. Từ đó nhiệm vụ lịch sử làm thế nào "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" và để trả lời cho câu hỏi đó ở thời Xuân Thu Chiến Quốc mà xã hội xuất hiện một loạt các tư tưởng, các trường phái triết học "Trăm hoa đua nở, muôn chim cùng hót", gọi là thời kỳ "Bách gia chư tử" 1. Xuất hiện 108 nhà triết học với mười một trường phái triết học. Ở thời kỳ này các nhà tư tưởng với các trường phái triết học đều có đặc điểm chung là cùng tiếp thu một nền văn hóa, dựa trên một nền văn hóa trong lịch sử nhất định, họ cùng giải quyết nhiệm vụ như nhau, có thể nói là nhiệm vụ cao cả đó là "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Tuy nhiên mỗi nhà triết học hay trường phái triết học lại đưa ra phương pháp trị nước và giáo hóa con người khác nhau. Sở dĩ như vậy là xuất phát từ những tư tưởng thế giới quan khác nhau, quan điểm triết học, lý luận khác nhau, đại diện cho các đẳng cấp, các tầng lớp khác nhau. Ví dụ như trường phái Nho gia thì đại diện cho quý tộc, bảo thủ, trường phái Mặc gia đại diện cho tiểu tư hữu trong xã hội, còn trường phái Đạo gia đại diện cho qúy tộc do biến chuyển của thời kỳ nên mất chỗ đứng trong xã hội và dẫn đến vô vi. Tuy đây là thời kỳ xuất hiện nhiều trường phái triết học, nhưng một trong số đó một trong những trường phái đó ảnh hưởng rất đặc sắc cho nền tư tưởng Trung Hoa đó là trường phái Nho gia. Với Khổng Tử, Mạnh tử và Tuân Tử là các nhà tư tưởng đại diện cho trường phái này. 1. PGS.TS.Doãn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr 36.
- 1.2 TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN Tuân Tử đã kế thừa và phát huy những quan điểm và tư tưởng quan trọng của Khổng Tử như về thế giới quan, nhân sinh quan, biện chứng pháp, nhận thức luận, luân lý xã hội... để xây dựng nên học thuyết của mình. Theo đó ông là người theo học thuyết của Khổng Tử, đề cao "nhân nghĩa", "lễ nhạc" chủ trương "chính danh", trọng vương khinh bá ...2. Tuy nhiên tư tưởng của Tuân Tử lại tương phản với Khổng Tử và Mạnh Tử cả về thế giới quan cũng như tư tưởng về triết lý đạo đức, chính trị xã hội. Và chính nhưng tư tưởng triết học của ông về vương chế, pháp hành, chính danh, quân đạo ...không trở thành tiền đề lý luận cho sự hình thành nên quan điểm triết học của ông mà còn trở thành tiền để lý luận cho triết học Pháp gia sau này. Chương 2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA TUÂN TỬ 1.1. NHỮNG THÀNH TỰU RỰC RỠ CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HOC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI THỜI XUÂN THU CHIẾN QUỐC 1.1.1. Trường phái Nho gia "Nho gia hay Nho giáo là những thuật ngữ bắt nguồn từ những chữ "nho". Theo Hán tự chữ "nho" là chữ hội ý, gồm chữ "nhân" nghĩa là người đứng trước chữ "chu" nghĩa là cần, chờ đợi. Nho gia còn gọi là nhà nho, người đã đọc thấu sách thánh hiền, được thiên hạ cần để dạy bảo người đời ăn ở cho hợp luân thường đạo lý. Trước thời Xuân Thu, nhà nho được gọi là "sĩ" chuyên học văn 2. PGS.TS.Doãn Chính: Lịch sử triết học phương Đông, Nxb. Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2012, tr, 341.
- chương và lục nghề góp phần trị vì đất nước. Đến đời Khổng Tử, ông đã hệ thống hóa những tư tưởng và tri thức trước đây thành học thuyết, gọi là Nho gia hay Nho học. Người ta cũng đã gắng học thuyết này với tên tuổi người đã sáng lập nên nó, gọi là Khổng học"3. Nho giáo, cơ bản là một học thuyết về đạo xử thế của người quân tử: Tu thân, tề gia trị quốc, bình thiên hạ. Tư tưởng Nho gia chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử tư tưởng Trung Hoa. Nó có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội. Căn cứ vào những biến đổi trong nội dung của học thuyết mà trường phái này được chia làm ba giai đoạn: Nho gia Tiền Tần, Hán Nho và Tống Nho. Nho giáo đã phát triển qua nhiều thời đại khác nhau, mỗi giai đoạn đều có người đại biểu cho nó trong đó giai đoạn Tiền Tần có các nhà tư tưởng là Khổng Tử, Manh Tử và Tuân Tử được coi là những nhà đại nho phải nói đến thời kỳ này. 1.1.2. Khổng Tử Là người đầu tiên của trường phái Nho gia, Khổng Tử đã đưa ra quan điểm của mình về thế giới quan của con người và đạo đức con người. Từ đó đưa ra những phương thức khuyên răng con người góp phần vào hoàn thiện đất nước. Trong quan điểm về thế giới quan, Khổng Tử đã kế thừa xuất phát từ kinh Dịch. Vạn vật trong vũ trụ sinh thành và biến hóa không ngừng, vạn vật làm vạn vật biến hóa và ông gọi đó chính là đạo. Bắt nguồn từ "âm và dương"4 tạo thành 3. PGS.TS.Doãn Chính: Lịch sử triết học phương Đông, Nxb. Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2012, tr, 252. 4. PGS.TS.Doãn Chính: Lịch sử triết học phương Đông, Nxb. Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2012, tr, 254.
- một thể thống nhất. Đạo chi phối con người là trung thứ, được biểu hiện trong bốn đức lớn: Nhân, lễ, nghĩa, trí. Ông đưa ra quan niệm về thiên mệnh với nội dung phải biết mệnh, phải sợ mệnh, phải sợ mệnh, phải biết chờ mệnh lệnh, "con người ta sống chết có mệnh, giàu sang là do mệnh trời"5. Khổng Tử quan niệm về quỷ thần, "quỷ thần là linh khí trời đất tạo thành, không nên xem thường nên kính trọng và nên tránh xa"6. Trong quan niệm về đạo đức và nhận thức, theo Khổng Tử con người nó là bẩm thụ tinh khí của cha mẹ âm dương, trời đất mà thành và cái mà tinh khí âm dương hội tụ về thể xác nhưng sở hữu có sự khác nhau về mức độ cao thấp thì ông gọi là mệnh. Theo Khổng Tử bản tính con người ta sinh ra là tốt đẹp, thành thật,ngay thẳng, ông nói: "nhân chi sơ, tính giả trực", được biểu hiện trong hệ thống các phạm trù đạo đức của Khổng Tử như: "Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng, trung, hiếu, kính ... Trong đó nhân là phạm trù quan nhất, nhân chính là trung thứ, chính là đạo làm người7". Để được nhân thì phải làm được nghĩa, nghĩa là trách nhiệm bổn phận của mỗi người, không đòi hỏi tín toán. Trong trí và dũng, ông đề cao giáo dục để giữ đạo hạnh con người, có giáo dục để hoàn thiện nhân, nghĩa, lễ, trí, tín từ đó hoàn thiện đạo làm người, dũng là có ý chí, quả cảm, xã thân vì nghĩa để giữ đức nhân thế mới là bậc quân tử, trượng phu. 5.PGS.TS.Doãn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr, 44. 6.PGS.TS.Doãn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr, 45. 7.PGS.TS.Doãn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr, 52.
- Trong học thuyết về chính trị xã hội, đây là nội dung quan trọng cốt lõi nhất mang tính cấp bách của Trung Hoa thời Xuan Thu Chiến Quốc. Để cải biến xã hội Khổng Tử đã đưa ra học thuyết "nhân trị" và "chính danh định phận"8. Mỗi người đều có khái niệm, công dụng bản tính nhất định, danh hợp với thật là chính danh, theo đó chính danh là ngay thẳng, quân thần. Chính danh là khôi phục đạo lý, xây dựng xã hội chuẩn mực nhất định, "vua phải huệ, tôi phải trung, cha phải từ, con phải hiếu"9, theo ông xã hội không yên ổn muốn trị nước phải chính danh. Trong chính danh Khổng Tử đề cao hai mối quan hệ vua tôi, cha con xem đây là hai mối quan hệ chính trong xã hội. Trong việc trị nước cũng như tu thân, học đạo sửa mình để đạt được "nhân" thì "lễ" cũng được Khổng Tử cũng rất chú trọng. Lễ được mở rộng ra như trật tự xã hội, ngoài ra còn có nhạc, thi để cảm hóa người ta theo chân thiện mỹ. Trên cơ sở đó mà ông đưa ra phạm trù của quân tử và tiểu nhân. Như vậy, tư tưởng triết học của Khổng Tử là một hệ thống hết sức phong phú sâu sắc thống nhất xung quanh về các vấn đề thế giới và con người, về luân lý , đạo đức, về chính trị xã hội. Ông đã cố gắng giải quyết những vấn đề lịch sử xã hội như "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Được xem là thành tựu rực rỡ nhất trong triết lý nhân sinh và đạo đức con người. 1.1.3. Mạnh Tử 8.PGS.TS.Doãn Chính: Lịch sử triết học phương Đông, Nxb. Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2012, tr, 264. 9. PGS.TS.Doãn Chính: Lịch sử triết học phương Đông, Nxb. Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2012, tr, 265.
- Là người kế tục của Khổng Tử, là người tiếp tục phát triển về tư tưởng thiên mệnh, đưa ra những quan điểm về đạo đức, quan niệm về chính trị xã hội. Trong quan niệm về thế giới, Mạnh Tử đã phát triển tiếp tục quan điểm của Khổng Tử, ông cho rằng tất cả trong thế gian này đều là do mệnh trời , chính quyền và bậc vua chúa đều do trời quyết định. Theo ông "từ tính khí, tâm tính con người cho đến các nguyên tắc đạo đức, chân lý của đời sống xã hội cũng đều do trời phú, đó là do số phận trời định sẵn"10. Mạnh tử cho rằng vạn vật đều có đầy đủ trong ta, ta tự xét mình thành thực, đó chính là thế giới duy tâm chủ quan, chỉ cần hết lòng hết dạ thì sẽ biết được bản tính của mình từ đó biết được bản tính của trời. Về quan điểm về luân lý đạo đức con người, để trả lời cho câu hỏi bản tính con người là gì ? Theo Mạnh Tử bản tính con người là thiện "nhân chi sơ, tính bản thiện"11."Tính thiện theo Mạnh Tử bắt nguồn từ bón mối gọi là tứ đoan, biểu hiện cho bốn đức: nhân, nghĩa lễ, trí"12. Ông cho rằng bản tính con người là thiện chính là do trời sinh ra từ tâm của con người, nếu biết giữ gìn nuôi nấng thì sẽ lớn lên không biết giữ gìn thì sẽ xấu đi, thể xác và tinh thần phải hòa vào nhau thì ta mới tốt đẹp. Về học thuyết chính trị xã hội: Đó là trong quan điểm của Mạnh Tử về thiên mệnh duy tâm và đẳng cấp xã hội, Mạnh Tử đề cao vai trò của trời và 10. PGS.TS.Doãn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr, 176. 11. PGS.TS.Doãn Chính: Lịch sử triết học phương Đông, Nxb. Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2012, tr, 319. 12. PGS.TS.Doãn Chính: Lịch sử triết học phương Đông, Nxb. Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2012, tr, 319.
- nhân chính trong lịch sử. Ông chia xã hội ra hai loại người:"kẻ lao tâm, người lao lực"13. Người lao lực phải sản xuất để phục vụ cho người lao tâm, người lao tâm là những người quý tộc có thể trị vì, người lao lực phải phục tùng nuôi sống người lao tâm "Đó là lẽ thường tình trong thiên hạ"14. Tư tưởng về nhân chính là tư tưởng đặc sắc của Mạnh Tử, nhân chính là làm chính trị bằng chính nghĩa, nhân đức, tư tưởng chính trị đó gọi là nhân chính. Khi xã hội bị loạn lạc người ta chạy theo lợi, do vậy nhân chính là không chạy theo lợi. Ngoài ra ông còn đề cao bản dân, thân dân, "dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" 15, có dân mới có nước, có nước mới có vua, thậm chí ông còn cho rằng dân còn có khi còn quan trọng hơn vua. Mạnh Tử đề cao nhân nghĩa, ông phản đối những điều tàn bạo, bất nhân bất nghĩa, lên án những điều xấu đặc biệt là vua chúa, những người như dậy ông cho là tặc. Như vậy, trong tư tưởng triết học của Mạnh Tử còn nhiều yếu tố duy tâm, thần bí và mang tính chất tiên nghiệm luận. Tuy nhiên trong học thuyết của Mạnh Tử cũng có nhiều quan điểm hết sức tiến bộ về tính thiện, phản ánh xu thế của lịch sử trong thời kỳ chuyển biến lịch sử xã hội ở giai đoạn Xuân Thu Chiến Quốc, đặc biệt là thời Chiến Quốc. 1.2. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TUÂN TỬ 13.PGS.TS.Doãn Chính: Lịch sử triết học phương Đông, Nxb. Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2012, tr, 323. 14. PGS.TS.Doãn Chính: Lịch sử triết học phương Đông, Nxb. Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2012, tr, 323. 15. PGS.TS.Doãn Chính: Lịch sử triết học phương Đông, Nxb. Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2012, tr, 324.
- Như đã nói, cuối thời Chiến Quốc, trên cơ sở của sự phát triển của tự nhiên, sự mở mang trên quy mô lớn các công trình thủy lợi, nền kinh tế nông nghiệp của các nước đã đến đỉnh cao. Thủ công ngiệp tiếp tục phát triển, thành thị cũng đạt đến đỉnh cao của sự phồn vinh. Giai cấp địa chủ phong kiến chiếm địa vị trong xã hội. Nước Tần trở thành quốc gia hùng mạnh đang từng bước thôn tính các nước khác, Tuân Tử là đại biểu của giai cấp địa chủ, vì vậy chính những thành tựu của khoa học tự nhiên và vai trò tiến bộ của giai cấp địa chủ phong kiến lúc bấy giờ đã là tiền đề nhận thức và xã hội quan trọng cho tư tưởng triết học của Tuân Tử. 1.2.1. Đôi nét về Tuân Tử Cuối thời Chiến Quốc, trong cuộc chống lại những t ư tưởng chống l ại ch ủ nghĩa duy tâm, trên cơ sở kế thừa tiếp thu cũng như có những phê phán nhiều tư tưởng duy vật của các trường phái triết học trước kia và để phát triển triết học duy vật cổ đại lên một trình độ cao hơn, mà nhà triết học Tuân Huống hay gọi là Tuân Tử xuất hiện. Tuân Tử (315 230 TCN), tên Huống, tự là Khanh, người nước Triệu. Tuân Tử là một trong những Nho Gia lớn ở cuối thời Chiến Quốc. Đó là thời kỳ xã hội Trung Hoa "như nước đổ cuồn cuộn", các trường phái triết học rất thịnh hành, các triết gia đua nhau xuất hiện, khiến người ta gọi thời kỳ này là "Bách gia chư tử". Nho giáo, Lão gia, Mặc gia là những trường phái triết học lớn có ảnh hưởng rộng rãi ở Trung Quốc lúc bấy giờ. Các học thuyết về thế giơi quann, nhân sinh quan khác nhau vừa kế tục vừa đấu tranh lẫn nhau tạo nên không khí sôi động đương thời. Theo đó Tuân Tử đã là người theo học thuyết
- của Khổng Tử, đề cao "nhân nghĩa", "lễ nhạc" chủ trương "chính danh", trọng vương khinh bá ...16. Tuy nhiên tư tưởng của Tuân Tử lại tương phản với Khổng Tử và Mạnh Tử cả về thế giới quan cũng như tư tưởng về triêt lý đạo đức, chính trị. 1.2.2. Tư tưởng của Tuân Tử về thế giới quan Trong quan niệm về thế giới, mặc dù là trường phái Nho Gia nhưng trái với học thuyết về "Thiên mệnh" của Khổng Tử và Mạnh Tử, nếu Mạnh Tử đưa ra quan niệm về một lực lượng siêu nhiên tối cao, chi phối vạn vật và con người, thì Tuân Tử lại đưa ra quan điểm thể hiện tính chất vô thần của ông. Tuân Tử cho rằng, toàn bộ thế giới này bao gồm ba bộ phận: "Trời có bốn mùa, đất có sản vật, người có văn trị"17. Trong đó, theo Tuân Tử trời chỉ là một bộ phận của tự nhiên và bản thân tự nhiên là cơ sở hình thành biến hóa của vạn vật. Ông nói: "Trời vận hành có quy luật thường ngày, không vì Nghiêu mà còn, không vì Kiệt mà mất. Người theo quy luật đó mà yên trị thì tốt, hễ ứng theo luật ấy mà rối loạn thì xấu ... Cho nên ai hiểu rõ sự phân biệt giữa trời với người mới là bậc chí nhân"18. Không làm mà thành tựu, không cầu mà được, đó gọi là chức vụ của trời, trời có bốn mùa, đất có sản vật, người có sự cai trị. Như vậy người với trời đất tạo thành bộ ba. Mỗi bộ phận trong tự nhiên có nhiều đặc tính riêng, hoàn toàn đối lập với thiên mệnh. 16.PGS.TS.Doãn Chính: Lịch sử triết học phương Đông, Nxb. Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2012, tr, 341. 17.PGS.TS.Doãn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr, 251. 18. Võ Thiện Điển: Tuân Tử, Nhà phê bình triết học Trung Quốc cổ đại, Nxb. Văn hóa thông tin, 2009, tr, 11.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Quy luật giá trị và sự vận dụng quy luật giá trị tại Việt Nam
34 p | 21179 | 3239
-
Tiểu luận "Nội dung của tư tưởng triết học phương Đông thời cổ đại và ý nghĩa phương pháp luận"
9 p | 4153 | 1243
-
Đề án " Quy luật giá trị và sự vận dụng quy luật giá trị ở Việt Nam "
32 p | 712 | 266
-
Tiểu luận: Quan niệm về “Lễ” của Nho giáo giai đoạn từ Khổng Tử tới Tuân Tử
18 p | 389 | 77
-
Tiểu luận khoa học chính trị:“Học thuyết của Mác tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền kinh tế nước ta”
42 p | 243 | 76
-
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm triết học Mác xít về quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp
17 p | 265 | 74
-
Tiểu luận: Lý luận tuần hoàn & chu chuyển của tư bản, vận dụng vào các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
23 p | 253 | 59
-
Tiểu luận: Phân tích các giai đoạn vận động tuần hoàn của tư bản công nghiệp. Ý nghĩa nghiên cứu
15 p | 464 | 54
-
Đề tài: “Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền kinh tế thị trường thời kỳ quá độ ở nước ta”.
24 p | 195 | 49
-
Luận văn: ĐẶC SẮC THỂ TÀI YÊU NGÔN TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN TUÂN
107 p | 213 | 49
-
Tiểu luận: Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền kinh tế thị trường thời kỳ quá độ ở nước ta
25 p | 154 | 16
-
Tiểu luận khoa học chính trị: Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền kinh tế thị trường thời kỳ quá độ ở nước ta
25 p | 158 | 16
-
Quan điểm triết học về tôn giáo - 3
7 p | 98 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn