Tiểu luận " VĂN PHÒNG ĐẢNG ỦY THỊ TRẤN TRỚI VỚI PHONG TRÀO VĂN NGHỆ QUẦN CHÚNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ "
lượt xem 30
download
Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội – lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội . Trong sự phát triển của xã hội, văn hóa như một động lực tinh thần có sức cổ vũ mạnh mẽ, to lớn, động viên và đào luyện con người. Là sản phẩm của con người, văn hóa lại là hình thức có giá trị sâu rộng, bền bỉ trong việc giáo dục tư tưởng cách mạng và nhân cách cho con...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận " VĂN PHÒNG ĐẢNG ỦY THỊ TRẤN TRỚI VỚI PHONG TRÀO VĂN NGHỆ QUẦN CHÚNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ "
- VĂN PHÒNG ĐẢNG ỦY THỊ TRẤN TRỚI VỚI PHONG TRÀO VĂN NGHỆ QUẦN CHÚNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con ng ười tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội – lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội . Trong sự phát triển của xã hội, văn hóa như một động lực tinh thần có sức cổ vũ mạnh mẽ, to lớn, động viên và đào luyện con người. Là sản phẩm của con người, văn hóa lại là hình th ức có giá trị sâu rộng, bền bỉ trong việc giáo dục tư tưởng cách mạng và nhân cách cho con người. Văn hóa là một hiện tượng lịch sử, phát triển ph ụ thuộc vào sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội. Hồ Chí Minh cho r ằng: “Văn hóa- văn nghệ cũng như mội hoạt động khác không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị”. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về văn hóa của Đảng đã khẳng định: “Văn hóa chính là nền tảng tinh th ần c ủa xã h ội, v ừa là mục tiêu, vừa là động lưc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”. Hoạt động văn hóa với rất nhiều loại hình đa dạng của nó và ho ạt đ ộng văn nghệ quần chúng- bộ phận đặc biệt quan trọng của văn hóa, luôn là một “binh chủng” độc đáo, giữ vị trí đặc biệt và làm phong phú, sinh động cho s ự phát triển của văn hóa. Thực tế trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam đã khẳng định rõ phong trào văn nghệ quần chúng luôn luôn là một trong những phương tiện quan trọng trong việc lưu giữ và phát triển bản sắc văn hóa. Nước ta hiện nay có gần 70% cư dân sống ở nông thôn bằng nghề nông nghiệp, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số thì hoạt động văn nghệ quần chúng càng có ỹ nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Nghị quyết Đại hội VI của Đảng cũng nhấn mạnh: “Chú trọng xây dựng đời sống
- văn hoá ở cơ sở, đưa văn hoá văn nghệ đến các vùng kinh tế mới, vùng căn cứ cách mạng, vùng dân tộc thiểu số và các vùng xa xôi, hẻo lánh Trới là một thị trấn của huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ninh. Xác đ ịnh được tầm quan trọng của phong trào văn nghệ quần chúng, thời gian qua, các cấp chính quyền địa phương luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối v ới phong trào này. Do vậy mà các phong trào văn nghệ quần chúng được nâng lên về c ả s ố lượng và chất lượng, đang thực sự là một sân chơi lành mạnh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ của đồng bào. Nó là vũ khí s ắc bén, ph ương th ức đ ộc đáo của văn hóa trong xây dựng phẩm chất, nhân cách con ng ười, góp ph ần t ạo ra động lực tinh thần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã h ội của th ị trấn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động văn ngh ệ quần chúng cũng ch ưa thực sự phát huy hết vai trò của mình trong việc phát triển văn hóa. Vì thế cần đẩy mạnh công tác chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn phong trào văn nghệ quần chúng, đấy là định hướng mang tính chiến lược của Đảng ta hiện nay . Xuất phát từ lý do trên em chọn đề tài :”VĂN PHÒNG ĐẢNG ỦY TH Ị TRẤN TRỚI VỚI PHONG TRÀO VĂN NGHỆ QUẦN CHÚNG ĐỐI V ỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HIỆN NAY” 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về văn hóa, văn nghệ quần chúng, vai trò, thực trạng của hoạt động văn hóa,văn nghệ quần chúng đối với đồng bào dân tộc thiểu số của nước ta hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp nh ằm nâng cao vai trò của hoạt động văn nghệ quần chúng đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở thị trấn Trới huyện Hoành Bồ- Quảng Ninh hiện nay. 2.2 Nhiệm vụ
- Khái quát chung về vai trò của văn nghệ quần chúng đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Đưa ra thực trạng và đề xuất giải pháp để nâng cao vai trò của hoạt động văn nghệ quần chúng đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở thị trấn Trới huyện Hoành Bồ- Quảng Ninh hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng: Vai trò văn nghệ quần chúng của vùng đồng bào dân tộc thiểu số 3.2 Phạm vi: -Không gian: Thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ - Quảng Ninh - Thời gian: Từ năm 2010- đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở lý luận Dựa trên quan điểm Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện Đảng cộng sản Việt Nam. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp chủ yếu như phân tích, t ổng h ợp, phương pháp nghiên cứu, phương pháp thống kê, quan sát, thu thập thông tin… 5. Ý nghĩa -Ý nghĩa lý luận: Góp phần làm sáng tỏ vai trò của văn ngh ệ qu ần chúng đối với đồng bào dân tộc thiểu số. -Ý nghĩa thực tiễn: đề tài có giá trị thực tiễn góp phần phát huy vai trò c ủa văn nghệ quần chúng ở vùng dân tộc thiểu số thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ - Quảng Ninh. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu của các cán bộ làm công tác tư tưởng cho đồng bào dân tộc thiểu số ở thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ - Quảng Ninh hiện nay. 6. Kết cấu của đề tài
- Đề tài gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về văn nghệ quần chúng đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay. Chương 2: Thực trạng hoạt động văn nghệ quần chúng đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ - Quảng Ninh hiện nay. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của hoạt động văn nghệ quần chúng đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị trấn Trới hiện nay. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN NGHỆ QUẦN CHÚNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1.1Văn nghệ quần chúng của đồng bào dân tộc thiểu số 1.1.1 Khái niệm văn nghệ quần chúng Văn nghệ quần chúng là một hình thức cấu thành nên văn hóa- văn nghệ. Văn nghệ quần chúng là hoạt động của các cá nhân, tổ chức tập thể, tầng lớp dân cư trong văn học nghệ thuật. Quần chúng ở đây được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất là những người ngoài Đảng, thứ hai là người bình th ường trong xã hội. Theo giáo trình Thông tin cổ động, Văn ngh ệ quần chúng : là những thể loại văn học nghệ thuật nhỏ nhẹ phản ánh tình hình ở địa phương là chủ yếu, do quần chúng tự sáng tác, tự biểu diễn nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống và đáp ứng nhu cầu giải trí của quần chúng nhân dân trong thời gian nhàn rỗi. Hoạt động văn nghệ quần chúng ở cơ sở: Bao gồm việc sáng tạo ra các sản phẩm văn học nghệ thuật, biểu diễn, lưu giữ và truyền bá những giá trị đó kể
- cả văn hóa- nghệ thuật dân gian truyền thống ở các làng xã như: liên hoan, hội diễn văn nghệ, đốt lửa trại… 1.1.2 Đặc trưng của hoạt động văn nghệ quần chúng Chủ thể của hoạt động này là người lao động ở các tổ chức ngành ngh ề trong xã hội, là những người hoạt động nghệ thuật không chuyên nên tính ngh ệ thuật không cao. Đây là hoạt động do nhân dân sáng tạo ra và tồn tại cùng đời sống hàng ngày của mỗi người dân nên phong trào văn nghệ quần chúng luôn nhận được sự quan tâm và nhiệt tình hưởng ứng của mọi tầng lớp nhân dân, không chỉ về tinh thần mà còn cả vật chất. Đối tượng của văn nghệ quần chúng là mọi người trong xã hội có trình độ nhận thức và hưởng thụ nghệ thuật không giống nhau. Vì vậy mà nó t ạo nên s ự phong phú trong nội dung, hình thức thể hiện của văn nghệ quần chúng. Sản phẩm của văn nghệ quần chúng trình độ ở mức bình dân. Nên th ực hiện nó không cần người có khả năng đặc biệt. Do vậy ai cũng có thể tham gia. Văn nghệ quần chúng mang tính tự thân cao và nó rất gần gũi, g ắn li ền v ới đời sống sinh hoạt của người dân. Chúng ta cứ tham gia một buổ liên hoan văn nghệ quần chúng ở các buôn, làng sẽ thấy sức cuốn hút của các diễn viên không chuyên này lớn như thế nào. Không phải vì được xem không m ất ti ền mà ng ười dân còn háo hức vì diễn viên lên sân khấu hôm nay còn là cô, dì, chú, bác, các bà, các mẹ, con, cháu của họ. Không khí của buổi xem văn ngh ệ qu ần chúng ở các buôn, bản thực sự lôi cuốn và khó có thể gặp được ở các buổi xem các đoàn chuyên nghiệp biểu diễn 1.1.2 Đồng bào dân tộc thiểu số Đồng bào dân tộc thiểu số (hay còn gọi là đồng bào dân tộc ít người) là đồng bào dân tộc có số dân ít (có thể có từ hang trăm, hàng nghìn cho đ ến hàng triệu) cư trú trong một quốc gia thống nhất có nhiều dân tộc, trong đó có m ột dân tộc có số dân đông nhất. Trong các quốc gia có nhiều thành phần dân tộc,
- mỗi dân tộc thành viên có hai ý thức: ý thức về tổ quốc mình sinh sống và ý thức về dân tộc mình. Những dân tộc tiểu số có thể cư trú tập trung hoặc rải rác, xen kẽ, thường ở những vùng ngoại vi, vùng hẻo lánh, vùng đi ều ki ện phát tri ển xã hội còn khó khăn. Vì vậy, Nhà nước tiến bộ thường thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc nhằm xó bỏ dần những chênh lệch trong sự phát triển kinh t ế- xã hội giữa dân tộc đông người và dân tộc thiểu số. Như vậy văn nghệ quần chúng của đồng bào dân tộc thiểu số là hoạt động của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc sáng tạo ra các s ản ph ẩm văn h ọc nghệ thuật, biểu diễn, lưu giữ và truyền bá những giá trị đó. 1.1.3 Vai trò của hoạt động văn nghệ quần chúng đối với đồng bào dân tộc thiểu số Văn nghệ quần chúng là hoạt động để sáng tạo, lưu giữ, giáo dục, chuy ển tải tư tưởng chính thống của nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân, đồng th ời tổ chức hoạt động văn hóa phù hợp với yêu cầu tư tưởng, chuẩn m ực đ ạo đ ức, l ối sống, nếp sống của chế độ. Hoạt động văn nghệ quần chúng trước hết để phục vụ cho nhu cầu văn hóa tinh thần của chính đồng bào dân tộc thi ểu số s ở t ại. Chính vì vậy nó phải hết sức gần gũi và đáp ứng nhu c ầu văn hóa truy ền th ống tối thiểu của đồng bào dân tộc. Văn nghệ quần chúng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của văn hóa bởi đây là một công cụ phương tiện tích cực trong hoạt động tuyên truyền các đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến đồng bào, góp phần nâng cao nhận thức, tạo chuy ển biến vể hành đ ộng, mang l ại hiểu quả thiết thực, động viên đồng bào thực hiện các nhiệm vụ chính trị- xã hội của địa phương. Hoạt động văn nghệ quần chúng còn có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục truyền thống của các dân tộc, quê hương đất nước. Thông qua các hoạt động phong phú đa dạng sôi nổi của văn nghệ quần chúng mà tình làng nghĩa
- xóm được thắt chặt. Mối quan hệ làng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau được duy trì. Đạo nghĩa “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, các lễ nghĩa trong gia đình, dòng họ được củng cố, giáo dục thường xuyên. Hoạt đông văn nghệ quần chúng góp phần hình thành nếp sống văn hóa mới, khắc phục những tiêu cực, hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc, b ảo l ưu và phát triển bản sắc văn hóa riêng của đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra hoạt động văn nghệ quần chúng có vai trò quan trọng trong vi ệc xây dựng và tổ chức các nội dung hoạt động văn hóa tinh th ần, vui ch ơi gi ải trí của đồng bào dân tộc thiểu số theo sự định hướng của Đảng nhằm phát huy vai trò làm chủ sáng tạo, chủ động , góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ của đất nước và địa phương. Như vậy, hoạt động văn nghệ quần chúng có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của văn hóa hiện nay, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nó có tác động tích cực góp ph ần xây dựng t ư tưởng, tình cảm lành mạnh cho đồng bào, tích cực, hăng hái tham gia phong trào thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, nâng cao trách nhiệm của công dân. 1.3 Sự cần thiết phải nâng cao vai trò của hoạt động văn nghệ quần chúng đối với đồng bào dân tộc thiểu số Thứ nhất xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động văn nghệ quần chúng trong sự phát triển văn hóa. Hoạt động văn nghệ quần chúng là một loại hình của văn hóa- văn nghệ, luôn giữ vị trí đặc biệt và làm phong phú, sinh đ ộng cho toàn bộ hoạt động của văn hóa. Hoạt động văn nghệ quần chúng là cầu nối giữa Đảng với đồng bào dân tộc thiểu số và giữa đồng bào dân t ộc thi ểu s ố v ới Đảng,là sự phát huy những giá trị văn hóa đã được đúc kết qua các th ời kỳ l ịch sử. Mọi thông tin, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,những giá trị văn hóa tốt đẹp được truyền bá một cách kịp thời đến đồng
- bào nhờ các hoạt động văn nghệ quần chúng. Qua việc truyền bá, đồng bào dân tộc hiểu được mình cần tham gia những gì? Cần biết, bàn và làm nh ững gì phù hợp với vai trò, trách nhiệm của mỗi đồng bào với địa ph ương và đ ất n ước. Như vậy văn nghệ quần chúng là một phương tiện h ữu hiệu t rong việc lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc . Nếu thiếu nó, hoặc không biết sử dụng nó, các mặt hoạt động văn hóa sẽ trở nên khô khan, làm giảm sức thuyết phục và khả năng đi vào lòng người. Thứ hai là do vị trí quan trọng về điều kiện chính trị, kinh tế của địa bàn nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống Đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta cư trú trên 3/4 diện tích cả nước, ở hầu khắp trên cả nước, trong đó tập trung chủ yếu là các vùng núi, vùng biên giới, hải đảo…Đây là địa bàn chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Từ xưa đến nay các thế lực thù địch đều sử dụng địa bàn miền núi để xâm lược nước ta. Mặt khác đây cũng là khu vực có tiềm năng phát tri ển kinh t ế to l ớn. Đây là nơi lưu giữ các thảm rừng nhiệt đới, hình thành các vùng sinh th ủy, v ới h ệ sinh thái động thực vật phong phú, có tác dụng duy trì cân b ằng môi tr ường s ống cho cả nước và khu vực. Miền núi cũng là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu cho sự nghiệp phát triển kinh tế của cả nước. sự đa d ạng v ề điều kiện tự nhiên, đa sắc diện về cấu trúc kinh tế- văn hóa của các nhóm dân tộc thiểu số, tạo nên sự phong phú cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Miền núi Việt Nam không những có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa mà còn góp phần vào sự tồn tại và phát tri ển của thế giới. Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước cần quan tâm chăm lo m ọi mặt của đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có hoạt động văn ngh ệ quần chúng.
- Thứ ba, do tình hình văn nghệ quần chúng của đồng bào dân tộc thi ểu số hiện nay. Do đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống chủ y ếu ở vùng sâu, vùng xa, đời sống lại hết sức khó khăn, dân trí còn hạn ch ế nên ho ạt đ ộng văn ngh ệ quần chúng của đồng bào còn chưa đáp ứng được nhu cầu h ưởng th ụ c ủa đ ồng bào. Chủ thể và đối tượng của văn nghệ quần chúng đều là những người bình thường, là đồng bào dân tộc, hoạt động không chuyên trong lĩnh vực văn nghệ, không được đào tạo bài bản và nhận thức có hạn về đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng. Do vậy cần có sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý c ủa c ơ quan chức năng thì văn nghệ quần chúng ở đồng bào dân tộc thiểu số mới phát huy được tác dụng, đặc biệt trong sự phát triển của văn hóa hiện nay. Văn nghệ quần chúng phản ánh đời sống cụ th ể của địa ph ương, đ ất n ước, tâm tư nguyện vọng của đồng bào các dân tộc, trong đó có đ ồng bào dân t ộc thiểu số. Các thế lực thù địch luôn lợi dụng văn hóa- văn ngh ệ, trong đó có văn nghệ quần chúng đưa vào những nội dung không lành mạnh, gây chia r ẽ m ất đoàn kết trong đồng bào dân tộc thiểu số, phá hoại khối đại đoàn kết của dân tộc ta. Vì vậy cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, s ự qu ản lý c ủa Nhà nước để văn nghệ quần chúng phát huy được vai trò của mình đối với đồng bào dân tộc thiểu số. CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA VĂN NGHỆ QUẦN CHÚNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ THỊ TRẤN TRỚI HIỆN NAY 2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế- xã hội của thị trấn Trới 2.1.1 Về điều kiện tự nhiên và đặc điểm tình hình Trới là một thị trấn của huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ninh. Th ị tr ấn Trới là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của huy ện, có 10 khu dân cư với 2543 hộ dân, 10016 khẩu. Diện tích đất tự nhiên của thị trấn là 1218,4 ha
- (trong đó đất nông nghiệp 851,37ha chiếm 69,88%, phi nông nghi ệp là 337,81ha chiếm 27,72%, đất chưa sử dụng 29,22ha chiếm 2,40%). Có 6 dân tộc anh em cùng chung sống ( gồm dân tộc Kinh; Dao; Tày; Hoa; Sán Dìu; Nùng ). Đảng bộ thị trấn Trới có 383 đảng viên, được tổ chức thành 15 chi bộ, (trong đó có 10 chi bộ dân cư, 3 chi bộ trường học, 1 chi bộ c ơ quan và 1 chi b ộ công an). Đại hội Đại biểu Đảng bộ thị trấn Trới tháng 01/2010 đã b ầu 18 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XXII, nhiệm kỳ 2010-2015.( trong đó công tác Đảng là 02 đ/c,công tác chính quyền 03đ/c, công tác đoàn th ể 05đ/c, công chức chuyên môn là 08 đ/c). Trình độ chuyên môn: đại học 6/19=31,57%, cao đẳng 1/19=0,52%, trung cấp 9/19=47,36%, sơ cấp 6/19=31,57%. 2.1.2 Về điều kiện kinh tế Phát huy truyền thồng của quê hương và tính tích c ực lao đ ộng, sáng t ạo trong lao động thị trấn Trới đã đạt được những thành tựu đáng kể sau đây: - Về sản xuất công nghiệp – TCN : Có 1.126 cơ sở, tăng 14 cơ sở, ước gía trị sản xuất đạt 5,786 tỷ đồng tăng 10%; Dịch vụ - Thương mại: Có 945 cơ sở, ước thu dịch vụ bằng 235,2 tỷ đồng, tăng 21%; Ngành dịch vụ vận tải có 85 cơ sở, doanh thu ước đạt 40,1 tỷ đồng, tăng 18%; Xây dựng: Có 07 cơ sở, doanh thu ước đạt 16,2 tỷ đồng, tăng 22% . - Công tác thu chi ngân sách: Tổng thu ước đạt 2.388.000.000đ bằng 19,8% dự toán huyện giao, tăng 12,3% dự toán thị trấn xây dựng. Tổng chi ngân sách ước 9 tháng là 2.392.000.000đ tăng 30%. - Về nông nghiệp: Diện tích gieo trồng vụ đông xuân là 94,4ha,tăng 7% so với cùng kỳ. Tổng thu từ nông nghiệp ước đạt 8.174.233.000đ,tăng 8%. Mô hình kinh tế trang trại, gia trại: Đề nghị trên hỗ trợ lãi xuất cho 05 hộ có nhu cầu vay vốn để phát triển gia trại, trang trại.
- Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm . Trong 9 tháng không có dịch bệnh xảy ra. Ước thu từ chăn nuôi ước đạt 2.103.336.000đ, tăng 6%. - Về Lâm nghiệp: Nhân dân đã trồng mới 12,2ha cây phân tán (21.500 cây keo ). - Về thủy sản: Sản lượng thủy sản 9 tháng ước đạt 1,35 tấn= 19,2 % kế hoạch năm. Công tác địa chính - xây dựng: Trong 9 tháng đã nhận 56 GCNQSDĐ, phát đến tay người dân 50 giấy , còn lại 06 giấy. Đất Lâm nghiệp: Đã trình huyện 17 hồ sơ, đang tiếp tục hoàn tục hoàn thiện các thủ tục xét duyệt để trình huyện những hồ sơ đã đủ đi ều ki ện cấp giấy. 2.1.3 Tình hình văn hóa – xã hội - Văn hóa – thông tin –thể thao: Phối hợp với Công an thị trấn tổ chức xuống đường tuyên truy ền thực hiện chỉ thị 406/CT-TTg của thủ tướng Chính Phủ,Quyết định số 95/2009 của thủ tướng về cấm đốt, thả đèn trời trong dịp tết nguyên đán,tháng hành động về VSAT thực phẩm, treo dán 74 băng zôn khẩu hiệu tại trụ sở và nhà văn hóa các khu dân cư, tổ chức đêm văn ngh ệ chào m ừng ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Phối hợp với các ngành chức năng, các đoàn th ể th ị trấn tham gia đấu tranh với hoạt động tôn giáo trái phép tại khu 5 thị trấn Trới. Tổ chức cho 10/10 khu đăng ký xây dựng khu văn hóa cấp huyện, có 2258/2303 hộ đăng ký gia đình văn hóa = 98%.
- -Công tác Giáo dục: Ba trường trong năm học 2010-2011 đều đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp tỉnh. Trường THCS, trường tiểu học giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia. Tổ chức tổng kết năm học 2010-2011. Trường THCS tỷ lệ học sinh giỏi 21,4%,tăng 1,2%. Tỷ lệ tốt nghi ệp đạt 100%. Tỷ lệ phổ cập đạt 96,33%. Trường tiểu học đạt 397/821 học sinh= 48,4% tăng 12,3%. Tỷ lệ chuyển lớp,chuyển cấp đạt 100%,tỷ lệ PCGDTH đúng độ tuổi đạt 100%. Trường Mầm Non đã vận động 534 cháu vào học, tăng 11,15.Đánh giá tổng kết năm học: học sinh đ ạt kênh A là 518/534 bằng 97%, còn lại là kênh B. Khai giảng năm học 2011-2012 ba trường đã tiếp nhận 2.067 học sinh, tăng 1,08%. - Công tác y tế - dân số KHHGĐ và trẻ em: Tiếp tục duy trì chuẩn Quốc gia về y tế. Trong 9 tháng số bệnh nhân đến khám và đi ều trị b ệnh 1020 lượt người. Tổng số trẻ em dưới 36 tháng tuổi được uống vitamin đạt 100%,tiêm chủng cho trẻ em trong độ tuổi : 115 cháu, cân trẻ từ 0 đ ến 05 tuổi: 856cháu đạt 100%. Số bà mẹ mang thai tiêm phòng đ ủ 2 mũi phòng chống uốn ván là: 129 người. Số trẻ em sinh ra là 93 trẻ, trong đó con th ứ 3 là 06 cháu, số các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các BPTT đạt 77%. Cấp mới và đổi thẻ BHYT cho 300 trẻ em dưới 6 tuổi. -Công tác TBXH – công tác giảm nghèo : tiếp nhận và trích các loại quỹ của địa phương trao tặng , trợ cấp kịp thời cho các đối tượng chính sách và các đối tượng khó khăn trong dịp tết nguyên đán với tổng số tiền trị giá 133.950.000đ. Làm tốt công tác chi trả chế độ cho các đối tượng chính sách đảm bảo đúng thời gian và đến tận tay các đối tượng. Tổ chức rà soát các hộ đăng ký thoát nghèo. Đề nghị và chi trả hỗ trợ tiền điện cho 62 hộ nghèo, số tiền 120.000đ/hộ, tổng số tiền hỗ trợ là 7.440.000đ. -Công tác vệ sinh môi trường: Đảm bảo tốt vệ sinh môi trường trước, trong và sau tết nguyên đán. Tiến hành rửa hơn 10km nội thị sạch sẽ
- trước chiều 30 Tết. Đặc biệt trong đêm giao thừa đã thu gom rác đ ến 23 giờ đêm. Sau tết công tác thu gom rác th ải tiếp tục được duy trì đ ảm b ảo thực hiện môi trường sạch đẹp. - Quốc phòng- an ninh: Tổ chức gặp mặt các tân binh lên đường nhập ngũ, tổ chức thành công cuộc diễn tập, chiến đấu trị an năm 2011. Làm tốt công tác kiểm tra, quản lý đối với 75 người nước ngoàiđến tạm trú. Tiếp nhận 69 thông tin vụ việc. Đã giải quyết 48 thông tin vụ vi ệc, chuyển 4 vụ lên công an huyện giải quyết. còn lại đang tiến hành thụ lý điều tra. Lập biên bản xử lý 2 vụ 3 người đốt pháo, xử phát 1.000.000đ, thu 01 khẩu súng hơi thể thao,01 đầu đạn pháo 85 ly,12 dao ki ếm,02 tuýt sắt. Tổ chức kiểm tra lưu trú nhà nghỉ, nhà trọ, các điểm kinh doanh internet xử lý vi phạm 8 trường hợp. Công tác phòng chống ma túy: lập 5 hồ sơ bắt 04 đối tượng đi cai nghiện tại trung tâm GDLĐ Vũ Oai và 12 hồ sơ cai nghiện tại gia đình, 03 h ồ s ơ giáo dục tại thị trấn. tổng số đối tượng đang quản lý 134, qua xét nghiệm có 26 đối tượng dương tính với ma túy. 2.2 Khái quát đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số ở th ị trấn Tr ới hiện nay Toàn huyện có 6 dân tộc cùng chung sống: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu và Hoa. Họ sống xen kẽ, rải rác khắp thị trấn. Với đông thành phần dân tộc, thị trấn Trới có một nền văn hóa đa dạng, phong phú, giàu bản s ắc. V ới truy ền thống cách mạng, yêu quê hương, đất nước, đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết, anh dũng, kiên cường, lao động cần cù, sáng tạo trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm trước đây và trong sự nghiệp xây dựng xây dựng quê hương, đất nước hiện nay. Hiện nay đồng bào dân tộc thiểu số ở thị trấn Trới còn mang một s ố đặc điểm sau:
- Một là đời sống vật chất, trình độ phát triển kinh tế- xã h ội còn thấp so với mặt bằng chung của cả huyện. Sản xuất chủ yếu mang tính tự nhiên, tự cấp, t ự túc dựa trên một nền sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Cơ sở hạ tầng kém, giao thông đi lại khó khăn, trường h ọc, tr ạm y t ế chưa đáp ứng được yêu cầu của đồng bào. Tình trạng đói nghèo vẫn con dai dẳng trong cuộc sống của họ. Nhưng những năm gần đây, được s ự quan tâm đặc biệt của chính phủ, cán bộ và đồng bào dân tộc thiểu s ố thị trấn Trới đã chung sức đồng lòng cùng nhau xây dựng và phát triển kinh tế. Hai là đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào rất đa dạng và phong phú, góp phần làm thêm đậm đà bản sắc dân tộc của dân tộc. Hệ thống l ễ h ội đa dạng, phong phú và gần gũi với đời sống của h ọ. Phong t ục, t ập quán c ủa đ ồng bào dân tộc thiểu số có nhiều giá trị quý báu, tốt đẹp cần đ ược phát huy. Trong lĩnh vực văn hóa- xã hội đó là những quy định theo tập quán g ắn k ết c ộng đ ồng, buôn, làng, gia đình, dòng họ. Trong các quan h ệ giữa người với ng ười, h ọ s ống thật thà, chân thành, cởi mở, yêu cái tốt, ghét cái xấu…Tuy nhiên, họ cũng có tâm lý là rất cố chấp, những chuyện lặt vặt cũng đòi hỏi ph ải đúng lý, n ếu không thì rất dễ bỏ mặc nhau. Bên cạnh đó còn tồn tại nhi ều phong t ục, t ập quán lạc hậu, vừa gây tổn hại về kinh tế, vừa ảnh hướng đến đ ời sống tinh thần, thậm chí còn vi phạm quyền công dân, trái với pháp luật của nhà nước. Ba là trình độ văn hóa – học vấn của đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp. Tỷ lệ mù chữ vẫn còn cao.Do kiện khó khăn nên đã xảy ra nhiều trường hợp phải bỏ học giữa chừng.Trình độ văn hóa thấp là nguyên nhân của đói nghèo, l ạc hậu, cũng như hạn chế việc tiếp thu chủ trương chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước. 2.3 Một số đặc điểm hoạt động văn nghệ của đồng bào dân tộc thiểu số của thị trấn Trới hiện nay.
- Văn hóa- văn nghệ là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với quần chúng nhân dân. Trong đó hoạt động văn nghệ quần chúng là một trong nh ững hoạt động được tổ chức thường xuyên và lôi kéo được đồng bào dân tộc thiểu số ở thị trấn Trới tham gia hào hứng, nhiệt tình ủng hộ. Trong những năm qua, phong trào văn hoá - văn ngh ệ qu ần chúng đ ược tổ chức thường xuyên và phát triển mạnh. Đến nay, t hị trấn đã có đội văn nghệ quần chúng (cả đội văn nghệ thôn, bản) thường xuyên hoạt đ ộng thông tin tuyên truyền kết hợp với chiếu phim, biểu diễn văn ngh ệ ph ục vụ đồng bào dân tộc thiểu số ở thị trấn. Hàng năm, lực lượng văn nghệ quần chúng đã tham gia tích cực vào các sinh hoạt văn hoá, chính trị của huy ện nhân các ngày kỷ niệm lớn của đất nước như: Kỷ niệm ngày thành lập Đảng (3-2), ngày sinh nhật Bác (19-5), Ngày Giải phóng miền Nam (30-4), Cách m ạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9... Trong đó có sự ủng hộ nhiệt tình của rất nhi ều đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay , đồng bào đã hình thành các tổ, đội văn nghệ trong các đoàn thể như chi Đoàn Thanh niên, chi Hội Ph ụ nữ, chi H ội C ựu chiến binh, Câu lạc bộ thơ văn của người cao tuổi... Để đẩy mạnh các hoạt động văn nghệ quần chúng trong cơ chế mới, thị trấn Trới đã thực hiện phương thức mọi người cùng tham gia và cùng hưởng thụ. Chính điều này đã góp ph ần huy động được tiềm năng văn nghệ trong tất cả các dân tộc.
- Văn hóa, văn nghệ là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với đồng bào dân tộc thiểu số Trong năm 2010 thị trấn đã tổ chức các cuộc liên hoan, h ội thi, h ội di ễn c ấp thị trấn và nhiều cuộc liên hoan, hội diễn nghệ thuật quần chúng cấp xã; tham gia nhiều cuộc liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng do Sở Văn hóa, Th ể thao và Du lịch tổ chức. Ở thị trấn phong trào văn nghệ quần chúng phát triển khá sôi nổi. Hằng năm, thị trấn tổ chức từ 1-2 cuộc liên hoan, hội thi nghệ tạo lên không khí sôi nổi trong đới sống nhân dân. 2.4 Thực trạng của hoạt động văn nghệ quần chúng đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở thị trấn Trới hiện nay. 2.3.1 Thành tựu và nguyên nhân
- Xác định được tầm quan trọng của phong trào văn nghệ quần chúng của thị trấn nói chung và của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây nói riêng th ời gian qua, Đảng ủy thị trấn Trới luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với phong trào này. Điều đó được thể hiện rõ nét qua việc chỉ đạo các phòng, ban c ủa thị trấn, đặc biệt là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng đội văn nghệ và thành l ập các loại hình câu lạc bộ (CLB) như: gia đình phát triển bền vững, không sinh con thứ ba, nhà nông đua tài, nông dân sản xuất giỏi … Với rất nhiều loại hình nghệ thuật quần chúng như ca nhạc, kịch, múa, th ơ họa… được đ ồng bào dân t ộc thiểu số biểu diễn trên sân khấu ngoài trời thu hút được sự quan tâm đông đảo của đồng bào. Có thể nói, thông qua các loại hình văn nghệ quần chúng như th ơ, ca, nh ạc, kịch… đã phản ánh sinh động, kịp thời cuộc sống đa dạng, phong phú c ủa t ừng đồng bào dân tộc thiểu số địa phương. Đây cũng là một điều đặc biệt gần gũi và có giá trị giáo dục sâu sắc. Bởi vì văn ngh ệ quần chúng nơi đây chính là c ủa đồng bào dân tộc thiểu số sinh ra và tồn t ại cùng đ ời s ống h àng ngày của họ, là nhu cầu không thể thiếu được của họ. Hơn nữa người sáng tác và biểu diễn là đồng bào dân tộc, học dùng chính tiếng của dân t ộc h ọ, am hi ểu tâm lý c ủa đồng bào dân tộc nên dễ được đồng bào chấp nhận. Vì vậy, các ch ương trình văn nghệ chuyên nghiệp tràn ngập âm thanh, ánh sáng không thể lấn át và thay thế được những tiếng hát, điệu hó, dáng múa dân dã, mộc mạc nhưng vô cùng hấp dẫn, gần gũi của đồng bào sở tại. Sau những vụ mùa vất vả, những ngày làm việc mệt mỏi, đồng bào lại được lưu, chơi, giải giao vui trí
- Một số tiết mục văn nghệ của đồng bào dân tộc thiểu số tại thị trấn Trới. Các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng còn là một kênh thông tin tuyên truyền, phục vụ nhu cầu cổ động chính trị, truyền bá những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Qua hoạt động văn nghệ quần chúng đã đưa được đường lối, chủ trương, chính sách cu ả Đảng và pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc một cách hiệu quả. Không chỉ th ế, thông qua những tác phẩm âm nhạc ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu, tôn vinh những danh
- nhân, anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc… các buổi liên hoan, hội diễn cũng đã góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tinh th ần uống n ước nh ớ ngu ồn, tôn vinh giá trị văn hóa Việt Nam, ca ngợi vẻ đẹp và s ự phát tri ển m ạnh m ẽ c ủa đất nước. Hàng năm, đảng ủy thị trấn đã tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ quần chúng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Các đội văn nghệ biểu diễn vào các dịp lễ, tết và ngày hội của thị trấn. Thành viên của các đội văn nghệ thường là những hạt nhân ở cơ sở, trong đó có những nghệ nhân cao tuổi, người có uy tín ở cộng đồng dân cư, am hi ểu v ề b ản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Vì vậy nhiều bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc trên địa bàn thị trấn được gìn giữ cho tới ngày nay. Qua phong trào văn nghệ quần chúng, nhiều điệu múa truyền thống, bài dân ca của đồng dân tộc T ày, Sán Dìu, Nùng, Hoa… đã được lưu truyền. Cũng từ sinh hoạt văn nghệ mà người đồng bào trong xã, trong b ản sống đoàn kết hơn, biết giúp nhau trong lao động sản xuất, trong cuộc sống. Nguyên nhân của thành tựu: Sở dĩ văn nghệ quần chúng có đóng góp h ết s ức quan trọng đối với sự phát triển văn hóa là do một số nguyên nhân sau: Do sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền và các t ổ chức đoàn thể. Đồng thời là do đội ngũ những người phụ trách hoạt động văn hóa văn nghệ đã phát huy vai trò tích cực của mình. Mặt khác là do s ự ủng h ộ, tham gia nhiệt tình vào các phong trào văn nghệ quần chúng của chính đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. 2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân Nhìn chung, thị trấn đã tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, phổ biến kiến thức về chính trị, kinh tế cho đồng bào dân tộc thi ểu số một cách hi ệu qu ả. Tuy
- nhiên hoạt động này chưa thực sự thường xuyên và chưa phát huy đ ược hi ệu quả. Trong tình hình hiện nay, khi sự phát triển văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp của nước nhà ngày càng mạnh mẽ, có nhiều loại hình sinh hoạt văn hóa, gi ải trí hiện đại ra đời, cộng thêm tình hình kinh tế có nhiều khó khăn… thì ho ạt động của văn hóa nghệ thuật cơ sở ngày càng bị thu hẹp dần, chưa thu hút được nhiều nhân tài ở các dân tộc thiểu số. Mặc dù đồng bào rất tự nguyện và họ thích được biểu diễn, được học hỏi, luyện tập và sáng t ạo nh ưng do đi ều ki ện kinh phí không đáp ứng được nên hoạt động này cũng không được duy trì một cách thường xuyên và chỉ khi có dịp lễ tết hay kỷ niệm nào đó mới có thể huy động kinh phí và nhân lực. Mặc dù văn nghệ quần chúng được xem la “rẻ” và “dễ” tổ chức nhất nhưng không phải ở nơi nào cũng đủ tiềm lực để tổ chức, đó là một khó khăn hiện nay đối với các đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, còn do trình độ cán bộ phụ trách văn hóa văn nghệ hầu hết ch ưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của tình hình mới. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ phụ trách văn hóa là người dân tộc thiểu số còn mỏng về số lượng, hạn chế về năng lực. Nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động văn nghệ quần chúng chưa sinh động, chưa thực sự cuốn hút được đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số tham gia thụ hưởng và sáng tạo. Việc khôi phục các trò chơi, trò diễn, các loại hình nghệ thuật văn hóa truyền thống đã và đang được các cấp quan tâm, tuy nhiên vẫn chưa được đầu tư một cách thỏa đáng với yêu cầu cấp bách hiện nay. Có nơi, có lúc t ưởng nh ư đã khôi phục được nhưng do chủ quan và do thiếu sự quan tâm đầu tư đúng mức nên các hoật động này chỉ khôi phục được một thời gian đó l ại trở lại tình tr ạng ban đầu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn