Tiểu luận:Việt Nam bỏ lỡ cơ hội bình thường hoá quan hệ với Mỹ năm 1977
lượt xem 15
download
Quan hệ Việt - Mỹ ng ày càng được hai nước củng cố và không ngừng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, hai nước đã có một gần hai mươi năm đối đầu, thù địch, một phần nguyên nhân đó, chính là việc Việt Nam bỏ lỡ co hội bình thường hoá với Mỹ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận:Việt Nam bỏ lỡ cơ hội bình thường hoá quan hệ với Mỹ năm 1977
- Tiểu luận Việt Nam bỏ lỡ cơ hội bình thường hoá quan hệ với Mỹ năm 1977.
- MỤC LỤC Lời mở đầu............................................................................................................. 2 Chương 1. Tình hình thế giới sau chiến tranh Việt Nam. .................................... 3 1. Phe chủ nghĩa xã hội có dấu hiệu khủng hoảng. ............................................... 3 2. Xu thế chạy đua kinh tế và xu thế hoà hoãn ..................................................... 3 3. Điều chỉnh chiến lược của các nước lớn. .......................................................... 4 4. Nét mới trong tình hình khu vực ...................................................................... 4 Chương 2. Phía Hoa Kỳ ........................................................................................ 5 1. Tại sao Mỹ muốn nhanh chóng bình thường hoán quan hệ với Việt Nam - 1977 ............................................................................................................................ 5 2. Tiến trình bình thường hoá. .............................................................................. 6 Chương 3. về phía Việt Nam ................................................................................. 8 1. Tại sao Việt Nam đã bỏ lỡ cô hội quan trọng vào một thời khắc quan trọng. .... 8 2. Bài học cho Việt Nam từ việc bỏ lỡi cơ hội bình thường hóa với Mỹ từ 1977 11 Chương 3. Kết luận. ............................................................................................ 13 Danh mục tài liệu tham khảo : ............................................................................ 14 1
- Lời mở đầu Quan hệ Việt - Mỹ ng ày càng được hai nước củng cố và không ngừng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, hai nước đã có một gần hai mươi năm đối đầu, thù địch, một phần nguyên nhân đó, chính là việc Việt Nam bỏ lỡ co hội bình thường hoá với Mỹ. Để hiểu rõ hơn về nguyên do tại sao Việt Nam lại bỏ lỡ cơ hội đó, người viết chọn đề tài: Việt Nam bỏ lỡ cơ hội bình thường hoá quan hệ với Mỹ năm 1977. Bài viết gồm 3 chương: Chương 1: Trình bày bối cảnh thế giới sau chiến tranh Việt Nam từ đó thấy được Việt Nam có tầm quan trọng trong chiến lược các nước lớn, và cũng chỉ ra rằng Việt Nam khi đó đã không nắm bắt được tình hình thế biến chuyển của thế giới. Chương 2: Trình bày lý do và hoàn cảnh đưa Mỹ đi đến quyết định bình thường hoá quan hệ với Việt Nam và những lý do tại sao Việt Nam lại để tuột khỏi tầm tay cơ hội quan trọng trong một thời khắc quan trọng cần phát triển, xây dựng lại đất nước sau chiến tranh. Chương 3. Kết luận 2
- Chương 1. Tình hình thế giới sau chiến tranh Việt Nam. 1. Phe chủ nghĩa xã hội có dấu hiệu khủng hoảng. Phe XHCN bắt đấu có dấu hiệu tan rã, biểu hiện rõ nhất là ở mâu thuẫn Xô – Trung vẫn tiếp tục gay gắt (mâu thuẫn này đã xuất hiện từ những năm 1960), chủ nghĩa dân tộc mạnh lên ở một số nước như Phong trào Công Đoàn đoàn kết ở BaLan, nhóm “ Hiến Chương 77” ở Tiệp Khắc. Một số nước đã tách khỏi Liên Xô tìm hướng đi riêng như: Anbani, Rumani... Điều này cho thấy phe CNXH đang đi vào thoái trào. 2. Xu thế chạy đua kinh tế và xu thế hoà hoãn Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần ba phát triển nhanh, mạnh và dần trở thành một bộ phận lực lượng sản xuất trực tiếp. Công nghệ mới ra đời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nhiều nước, tạo đà cho kinh tế phát triển và mở rộng quan hệ quốc tế. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, những nước bại trận như Nhật, Tây Đức, Italia lại nhanh chóng phục hồi và vươn lên thành các cường quốc kinh tế. Đặc biệt là Nhật đã trở thành cường quốc kinh tế thứ hai sau Hoa Kỳ và cùng với Tây Âu trở thành hai trung tâm kinh tế - chính trị mới cạnh tranh với Hoa kỳ. Còn Hoa Kỳ và Liên Xô là hai nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ II, nhưng do lao vào chạy đua vũ trang trong chiến tranh lạnh nên ít nhiều bị tụt hậu. Điều này đòi hỏi hai nước cần phải tính toán lại chiến lược của mình. Xu thế chạy đua kinh tế xuất hiện càng củng cố thêm xu thế hoà hoãn Đông – Tây, xu hướng chuyển từ đối đầu sang hoà hoãn, các nước đều hư ớng tới mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặc biệt qua chuyến thăm Trung Quốc tháng 2/1972 và Liên Xô tháng 5/1972 của Tổng Thống Mỹ Nichxơn. Năm 1975, các nước Châu Âu đã ký Định ước Henxinhki, lập ra OSCE ( Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu). Hoa Kỳ và Liên Xô tiếp tục cuộc đàm phán SALT II. Mặt khác với việc hình thành hai trung tâm Nhật Bản, Tây Âu và việc Trung Quốc tách khỏi Liên Xô và phe XHCN thế hai cực đã trở nên lỏng lẻo, bắt đầu xu thế đa cực hoá. 3
- Năm 1975, các nước Châu Âu đã ký Định ước Henxinhki, lập ra OSCE ( Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu). Hoa Kỳ và Liên Xô tiếp tục cuộc đàm phán SALT II. Mặt khác với việc hình thành hai trung tâm Nhật Bản, Tây Âu và việc Trung Quốc tách khỏi Liên Xô và phe XHCN thế hai cực đã trở nên lỏng lẻo, bắt đầu xu thế đa cực hoá. 3. Điều chỉnh chiến lược của các nước lớn. Hoa Kỳ chủ trương hoà hoãn với bên ngoài, co về củng cố nội bộ nhằm ổn định tình hình trong nước, lấy lại sức mạnh để nắm đồng minh, đồng thời kiềm chế Liên Xô bằng biện pháp khác. Dưới thời Tổng Thống Ford, chính quyền Hoa Kỳ vẫn tiếp tục chiến lược Nichxơn. Sang thời Tổng thống Carter, Hoa Kỳ giảm căng thẳng với Liên Xô, tiếp tục cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Hoa Kỳ cũng phần nào cải thiện quan hệ với các nước đang phát triển và rút lui về quân sự khỏi lục địa Đông Nam Á. Liên Xô khai thác lợi thế trong cục diện cách mạng thế giới sau chiến tranh Việt Nam cũng như khó khăn của Hoa Kỳ và Trung Quốc để mở rộng ảnh hưởng, lấn sân chủ nghĩa đế quốc, kiềm chế Trung Quốc. Liên Xô tranh thủ triển khai lực lượng hải quân ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, triển khai tên lửa tầm trung ở Đông Âu, ủng hộ mạnh mẽ các lực lượng tiến bộ ở các nước thế giới thứ ba, chuẩn bị đưa quân vào Afganitan, khuyến khích các nước XHCN khác thực hiện nghĩa vụ quốc tế ở cả Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. Liên Xô cũng quan tâm nhiều hơn tới khu vực Đông Nam Á. (Liên Xô khuyến khích chúng ta thực hiện nghĩa vụ quốc tế) Trung Quốc cũng điều chỉnh chiến lược đi vào “ cải cách” và “mở cửa”, tranh thủ Hoa Kỳ, Nhật và các nước Phương Tây nhằm thu hút vốn và kỹ thuật phục vụ “bốn hiện đại hoá”, đồng thời tham gia bao vây cô lập Liên Xô và Việt Nam. Trung Quốc nắm lực lượng PônPốt chống phá Việt Nam và tìm cách chia rẽ sự hợp tác và đoàn kết giữa ba nước Đông Dương. Trung Quốc cũng tranh thủ sự rút lui của Hoa Kỳ để mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á 4. Nét mới trong tình hình khu vực Chiến tranh Việt Nam kết thúc, Hoa Kỳ rút khỏi Đông Nam Á lục địa, khối quân sự SEATO tan rã, các nước trong khu vực dù ít nhiều e ngại Việt Nam, lo sợ hiệu ứng đôminô, song đều mong muốn mở rộng quan hệ với Việt Nam, thực hiện chính sách hoà bình, trung lập. Không những duy trì và tăng cường quan hệ với Hoa 4
- Kỳ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác, các nước trong khu vực còn thiết lập và mở rộng quan hệ với các nước Đông Dương, Liên Xô, Trung Quốc. Chính bối cảnh quốc tế và tình hình khu vực trên đã tác động phần lớn tới việc bình thường hoá quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ năm 1977. Chương 2. Phía Hoa Kỳ 1. Tại sao Mỹ muốn nhanh chóng bình thường hoán quan hệ với Việt Nam - 1977 Đối với Mỹ sau thắng lợi của Việt Nam, trong tư duy của giới cầm quyền Mỹ có những lý do sau đây để Mỹ tiến hành bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Thứ nhất, Đối với Mỹ thắng lợi của Việt Nam đã góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của họ, đẩy họ đi sâu vào quá trình suy yếu toàn diện làm cho vị thế quốc tế của họ càng thêm giảm sút. Trong khi các đồng minh và đối thủ của họ đều mạnh lên, đang đe doạ vị trí số một của họ. Chính bối cảnh quốc tế và tình hình khu vực trên đã tác động phần lớn tới việc bình th ường hoá quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ năm 1977. Do vậy, Trong tình hình suy thoái về kinh tế và thất bại quân sự ở Việt Nam, hay nét mới trong chiến lược của Mỹ “ sau chiến tranh Việt Nam” là : ở thế suy yếu và đối phó trong cùng một lúc với nhiều vấn đề trong nước và trên thế giới, Mỹ không thể giữ thái độ đối địch gay gắt mà phải dùng chính sách hoà hoãn với những nước có vai trò và tác động lớn đối với cách mạng trong từng khu vực như Việt Nam ở Đông Nam Á, Cuba ở Mỹ latinh nhằm vừa lôi kéo vừa hạn chế các nước đó hòng giữ nguyên trạng ở các khu vực đó. Thứ hai, Sau chi ến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ rút lui khỏi lục địa Đông Nam Á, song lại sợ tạo ra một “khoảng trống” có lợi cho các đối thủ của mình. Một mặt sợ Liên Xô thừa thế mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á và thế giới, mặt khác lo Trung Quốc phát huy vai trò nước lớn Châu Á để lấp chỗ “trống” đó nên Mỹ vừa tìm cách khai thác mâu thuẫn Xô - Trung vừa muốn có một nước Việt Nam độc lập cả với Trung Quốc lẫn Liên Xô để duy trì thế cân bằng chiến lược giữa ba nước lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hoa Kỳ muốn lôi kéo Việt Nam nhằm 5
- giảm ảnh hưởng của Liên Xô, đồng thời giảm tác động của hội chứng Việt Nam trong lòng nước Mỹ. Đặc biệt là vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, các gia đình có người tham gia chiến tranh Việt Nam thường xuyên gây sức ép đòi chính phủ Mỹ phải cung cấp thông tin về con cái họ. vì những lý do trên nên Mỹ nhận thấy lợi ích của việc bình thường hoá với Việt Nam. 2. Tiến trình bình thường hoá. Năm 1977, nước Mỹ có chính phủ mới. Jimmy Carter chống chiến tranh Việt Nam. Khi lên cầm quyền, Tổng Thống Carter muốn "hàn gắn vết thương chiến tranh." Ông chỉ định lãnh tụ nghiệp đoàn Leonard Woodcock hướng dẫn một phái đoàn sang thăm Việt Nam. Trong chuyến thăm này, Viêt Nam trao trả 11 hài cốt lính Mỹ tử trận cho phái đoàn Woodcock. Ðổi lại, Woodcock tuyên bố không còn người Mỹ sống sót nào ở Việt Nam và cho rằng đòi Việt Nam phải "cung cấp trọn vẹn" tin tức về người Mỹ mất tích trong chiến tranh là điều không hợp lý. Mỹ còn tuyên bố sẽ không phủ quyết đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc của Việt Nam, nhờ đó đến tháng 7/1997, Việt Nam được thu nhận vào tổ chức quốc tế này. Tuy chính quyền Carter không chịu bồi thường chiến tranh cho Việt Nam, nhưng không loại bỏ khả năng viện trợ cho Việt Nam. Còn về phía Việt Nam thì khăng khăng đòi chính quyền Mỹ phải bồi thường 3,2 Đola theo điều 21 của Hiệp định Giơnevơ. tại vòng 3 (19-20.12.78), Mỹ đề nghị nếu chưa thoả thuận được về việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ thì có thể lập Phòng Quyền lợi ở thủ đô hai nước, nhưng như vậy thì chưa bỏ cấm vận được. Sau khi có Phòng quyền lợi thì sẽ tuỳ tình hình mà xét bỏ cấm vận, song ta vẫn giữ lập trường cũng nhắc đòi giải quyết “cả gói” 3 vấn đề. Theo chỉ thị đã nhận trước khi đi, ta kiên quyết đòi phải giải quyết “cả gói” 3 vấn đề: ta và Mỹ bình thường hoá quan hệ (bao gồm cả việc bỏ cấm vận và lập quan hệ ngoại giao đầy đủ), ta giúp Mỹ giải quyết vấn đề MIA và Mỹ viện trợ 3,2 tỷ đô-la cho Việt Nam như đã hứa hẹn trước đây ( Hồi ức và suy nghĩ - Trần Quang Cơ). Việt Nam đề nghị có thêm vòng đàm phán khác trong tháng Tám 1978 tại Paris, nhưng giữa lúc đang căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh, Mỹ từ chối đề 6
- nghị này và muốn có hình thức họp kín đáo hơn. Đến tháng Chín 1978, các cuộc gặp bí mật giữa Mỹ và Việt Nam diễn ra tại New York bên lề phiên họp của Liên Hiệp Quốc. Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, lần này chính thức rút bỏ đòi hỏi Mỹ bồi thường – viện trợ 3.25 tỷ đôla. Đoàn Việt Nam hy vọng có thể ký kết thỏa thuận trong tuần đầu của tháng Mười khi Ngoại trưởng Nguyễn Duy Trinh đang ở New York. Nhưng Holbrooke từ chối đưa ra ngày cụ thể, nói rằng có thể sẽ họp thêm sau bầu cử quốc hội ngày 7-11. Nguyễn Cơ Thạch ở lại Mỹ cho đến ngày 20-10, nhưng cũng ra về mà không nhận được tin từ phía Mỹ. Trần Quang Cơ, người tiếp tục ở lại New York, cho biết vào ngày 30-11, Robert Oakley, trợ lý ngoại trưởng Mỹ, trả lời ông: “Mỹ không thay đổi lập trường bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, nhưng phải chậm lại vì cần làm rõ 3 vấn đề Campuchia, Hiệp ước Việt-Xô và vấn đề người di tản Việt Nam( Hồi ức và suy nghĩ - Trần Quang Cơ) trở ngại lớn nhất trong tiến trình đàm phán chính là gói bồi thường chiến tranh 3,2 tỉ đô la, chính vì cứng nhắc yêu cầu bồi thường chiến tranh nên Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội bình thường hoá với Mỹ. 7
- Chương 3. về phía Việt Nam 1. Tại sao Việt Nam đã bỏ lỡ cô hội quan trọng vào một thời khắc quan trọng. Sau khi chiến thắng được đế quốc Mỹ hùng mạnh nhất thế giới, uy tín và vị thế của Việt Nam được biết đến nhiều hơn trên thế giới là một dân tộc gan góc, kiên trì và hết sức anh dũng. Điều này làm cho lòng tự hào dân tộc Việt Nam dâng cao trong lòng người lãnh đạo nói riêng cũng như dân tộc Việt Nam nói chung. Đã có người nói rằng khi đó lãnh đạo Việt Nam đang say trong men chiến thắng nên đã bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng – bình thường hoá quan hệ với Mỹ. Đó có phải là lý do? Có rất nhiều lý do dẫn đến việc bỏ lỡ cô hội năm 1977, từ việc mang nặng ý thức hệ, không đánh giá được hình thế giới, đến không hiểu biết những lý luận cơ bản trong quan hệ quốc tế... đều là những nguyên nhân làm cho nhân dân Việt Nam gánh chịu biết bao khó khăn sau gần hai mươi năm bị Mỹ bao vây cấm vận. Thứ nhất, Việt Nam mang nặng ý thức hệ trong quan hệ quốc tế, đó là tư tưởng hai phe, hai cực trong khi vào thời gian đó những điều này đang bị bão hoà, thế giới đang bước vào đa cực. Điều này thể hiện rõ trong Đại Hội IV của Đảng “ tiếp tục kề vai sát cánh với các nước XHCN anh em” và coi Liên Xô là “ hòn đ á tảng trong chính sách đô i ngoại” là nguyê n tắc, là chiêến lư ơợc (ĐCSVN, Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần IV) => vì coi như Liên Xô là hòn đá tảng cho nên hòn đá đó đã đè nặng lên vai lên tư duy của những người lãnh đạo khi đó, cộng thêm việc vừa chiến thắng một đế quốc hùng mạnh, sừng sỏ đã làm cho suy nghĩ của những người làm chính sách thời đó không dứt khỏi tầm nhìn hẹn hẹp, không nhìn thấy được tương lai của đất nước. Phải chăng họ suy nghĩ nếu không bình thường hoá được với Mỹ thì chúng ta vẫn có một hòn đá tảng để dựa. Cho nên, Việt Nam đã việc Mỹ bồi thường chiến tranh là điều kiện để bình thường hoá quan hệ với Mỹ. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Liên Xô đối với đất nước, nhưng vào thời điểm đó, như đã nêu trong phần bối cảnh quốc tế, phe XHCN đang dần đi thoái 8
- trào, rất nhiều nước đã tách khỏi hệ thống XHCN đã phát triển đất nước theo con đường mới, thì Việt Nam lại không mảy may nhận ra điều đó, mà còn ngả hẳn sang hòn đá tảng không còn sức nóng nữa. và tự áp đặt cho mình nghĩa vụ quốc tế, chính vì suy nghĩ này mà Việt Nam đã lấn quá sâu vào vấn đề Campuchia, chúng ta cho rằng chúng ta cần phải có nghĩa vụ giúp nhân dân Campuchia trong khi đó đất nước ta còn muôn trùng những khó khăn, do hậu quả của chiến tranh. Nếu như lúc đó, chúng ta tinh ý nhận ra rằng làm nghĩa vụ quốc tế không có nghĩa là trực tiếp đem hết sức lực ra để giúp họ, b ỏ nh à b ỏ c ửa ch ạy sang gi úp h àng x óm.bỏ qua ánh mắt của thiên hạ nhìn và coi hành động của chúng ta là xâm lược. Còn nhớ khi Bác Hồ bị Quốc Tế Cộng Sản thứ ba giam lỏng một thời gian dài không cho trực tiếp tham gia vào cách mạng Việt Nam, lý do là vì QTCS 3 cho rằng chủ tịch Hồ chí Minh của chúng ta đặt lợi ích dân tộc lên trên chứ không có tinh thần quốc tế vô sản. Lý do đó rất đúng, vì Hồ Chí Minh lúc đó đã nhận ra rằng, muốn giúp nước bạn thì trước hết phải tự giúp mình đã, thật đáng tiếc là thế hệ lãnh đạo Việt Nam vào thời khắc cần tự cứu lấy mình đã không làm như vậy, mà để đất nước tiếp tục rơi vào khó khăn chồng chất khó khăn, gian khổ). Điều này cho thấy, Việt Nam đã không phân tích tình hường, những sự việc đang diễn ra và sẽ thay đổi, cho nên vẫn nhìn quan hệ quốc tế bằng lăng kính cũ,Điều này chứng tỏ Việt Nam coi trọng bạn bè hơn là lợi ích quốc gia.Nếu phải lựa chọn giữa bạn bè và lợi ích quốc gia thì một dân tộc nghiêm túc và am hiểu quan hệ quốc tế sẽ chọn lợi ích quốc gia. Việt Nam đã làm ngược lại với nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế. Thứ hai, Việt Nam không hiểu lý luận cơ bản - mối quan hệ - vị thế nước lớn, nước nhỏ trong quan hệ quốc tế khi khăng khăng đòi Mỹ bồi thường chiến tranh. Việt Nam thắng Mỹ, làm cho Mỹ phải rút quân hoàn toàn khỏi Đông Nam Á là một nỗi nhục đối với một đế quốc số một như Mỹ. Là việc mà những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ ấm ức, cay cú. Việt Nam đã không hiểu được điều đó lại còn làm tăng thêm nỗi nhục đó trong một số bộ phận người Mỹ có tư tưởng chống Cộng sản khi đòi Mỹ bồi thường chiến tranh là điều kiện để bình thường hoá. Đối với một nước lớn như Mỹ đó là điều không thể, và là một đòi hỏi không thể chấp nhận được đối với một nước lớn. Thực tế lịch sử quan hệ quốc tế chưa bao giờ xảy ra việc một 9
- nước nhỏ yếu yêu cầu nước lớn bồi thường chiến tranh, chỉ có trường hợp ngược lại mà thôi. Thứ ba, Việt Nam không hiểu, không nắm được tình hình nước Mỹ, nói một cách đơn giản là Việt Nam không hiểu Mỹ. Mặc dù chính phủ Mỹ chủ động đề nghị bình thường hoá quan hệ với ta, điều đó không có nghĩa là toàn bộ nước Mỹ cùng có quan điểm giống như chính phủ Mỹ. Chúng ta nên nhớ lại, ở nước Mỹ có phong trào chống cộng sản mạnh mẽ nhất, vì vậy trong nội bộ nước Mỹ sẽ có những thế lực thực sự thù ghép Việt Nam, cộng thêm việc thua Việt Nam đã làm cho thế lực này càng cay đắng, cho nên việc thay đổi trong quyết định bình thường hoá với Việt Nam có thể bị đảo lộn bất cứ lúc nào. Hơn nữa, Việt Nam thắng Mỹ nhưng không có nghĩa là Mỹ thua Việt Nam hoàn toàn, chúng ta nên biết rằng chúng ta đánh thắng Mỹ không phải hoàn toàn bằng sức mạnh quân sự, việc Mỹ thất bại ở Việt Nam là do sức ép từ dư luận thế giới và chính dư luận trong nước họ. Do vậy ,chúng ta không nên làm cao trước yêu cầu bình thường hoá không điều kiện của chính phủ Carter. Mà cần tranh thủ những người yêu hoà bình, quý Việt Nam để bình thường hoá với Mỹ. hay nói cách khác là chính quyền Hà Nội đã không hiểu được những đổi thay trong dư luận cũng như chính trường Mỹ sau 1975. Trong những năm chiến tranh, Hà Nội có thể tận dụng cảm tình của phong trào phản chiến quốc tế - trong khi giờ đây, Việt Nam chỉ là một trong vô vàn các nước Thế giới thứ Ba có tiếng nói yếu ớt. Trong những năm chiến tranh, Quốc hội Mỹ là một định chế phóng khoáng đối lập với nhánh hành pháp bảo thủ; nhưng sau cuộc chiến Việt Nam, cán cân giữa hai nhánh lập pháp và hành pháp quay ngược hẳn Mặt khác, Việt Nam không nhận ra được tầm quan trọng của việc bình thường hóa với Mỹ có lợi ích quan trọng với phát triển đất nước như thế nào.Việc bình thường hóa thiết lập quan hệ thương mại có ý nghĩa quan trọng về chiến lược lâu dài hơn là việc Mỹ bồi thường chiến tranh 3.2 tỉ đô la. Chúng ta nên biết rằng của viện trợ sẽ không dùng được lâu, nó chỉ giải quyết nhu cầu trước mắt, một đất nước muốn phát triển bền vững thì phải dựa trên quan hệ thương mại chứ không 10
- phải là viện trợ. Hơn nữa, Mỹ là một cường quốc mạnh về khoa học kĩ thuật, việc trao đổi buôn bán với Mỹ sẽ tranh thủ và học hỏi từ Mỹ để phát triển đất nước . Tư duy chính trị xơ cứng tr ên đã giam giữ nước ta trong cảnh khó khăn trong một thời gian dài.( Trần Quang Cơ - Hồi ức và suy nghĩ) .Như vậy, với những lý do nêu trên, Việt Nam đã để tuột khỏi tầm tay cơ hội bình thường hóa với Mỹ năm 1977. Đã có ý kiến cho rằng cơ hội 1977 chỉ là cơ hội ảo? điều này có cơ sở không và có đúng không? Có thể lúc đó muốn xoa dịu dư hội chứng VN trong lòng nước Mỹ nên CARTER đề nghị bình thường hoá chăng? Và điều này có thể cũng có lý khi chúng ta nhìn vào người bạn của chúng ta đó là CUBA, mặc dù họ đã đặt Phòng Quyền Lợi tại 2 nước nhưng quan hệ CUBA và Mỹ vẫn ko thể tiến triển, hiện nay cuba vẫn bị bao vây, cấm vận. Nếu ai đưa ra ý kiến này, quả thực quá ngây thơ trong tư duy về ngoại giao, về quan hệ quốc tế. trong quan hệ quốc tế chúng ta ko thể xác định được đâu là cơ hội thực, cũng như cơ hội ảo cả, hơn nữa những người làm chính sách đối ngoại cũng không quan tâm nhiều đến vấn đề này, vấn đề mà họ cần chính là lợi ích quốc gia, có thể khi mới đặt quan hệ, thì mối quan hệ đó là thật, nhưng theo thời gian, theo xu tình hình mà mối quan hệ đó trở nên ảo từ khi nào chúng ta cũng khó có thể đoán biết đc nếu lợi ích quốc gia của họ thay đổi. Bởi bất kì một quốc gia khôn ngoan nào, đều đặt lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên trên hết. cho nên chúng ta ko thể nói cơ hội 1977 là cơ hội ảo, dù cho là cơ hội ảo thì chúng ta, những người làm chính sách sẽ phải biến nó thành thực, điều đó nằm trong khả năng của chúng ta, do chúng ta quyết định. 2. Bài học cho Việt Nam từ việc bỏ lỡi cơ hội bình thường hóa với Mỹ từ 1977 Ngày nay phải trải qua gần hai mươi năm khó khăn, đất nước tụt hậu do bị Mỹ cấm vân, và phải mất ngần ấy năm gian khổ xúc tiến đàm phán với Mỹ chúng ta mới bình thường hóa với Mỹ vào năm 1995 mà lẽ ra chúng ta có cơ hội từ 1977. Chúng ta mới nhận ra được những bài học đắt giá của việc đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, bài học của nghiên cứu cơ bản tình hình thế giới cũng như những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế,phải biết mình là ai, và cần cân bằng với các nước lớn ,không để cho họ biến chúng ta thành một con cờ trong các chiến lược thử nghiệm của họ. Bài học của việc nắm bắt cơ hội, thời cơ..Chúng ta đã kh ông 11
- nhìn nhận được mối quan hệ nước lớn nước nhỏ, chúng ta nên nh ớ rằng chúng ta là nước nhỏ, qua hai cuộc kháng chiến chống pháp và mỹ chúng ta nên nhận ra rằng Vi ệt Nam chính là nơi các nước lớn thể nghiệm chiến lược của mình. Chúng ta chỉ là một quân cờ trên bàn chiến lược của họ, cho nên chúng ta cần phải cân bằng mối quan hệ với các nước lớn. Hơn nữa, ở Mỹ có phong trào chống cộng rất lớn, cho nên chúng ta cần phải tận dụng cơ hội như thế này để tranh thủ sự ủng hộ của nhữgn người ko chống cộng và làm cho các phần tử chống cộng hiểu hơn về việt nam rằng cộng sản kh ông xấu xa như họ vẫn nghĩ bỏ qua những vấn đề này là do chúng ta ko hiểu nước mỹ, người mỹ vì không nghiên cứu họ. Đó là những bài học không chỉ có ý nghĩa cho hôm nay mà còn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình hoạch định và hoạt động chính sách đối ngoại của Việt Nam. 12
- Chương 3. Kết luận. Việc Việt nam bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa với Mỹ năm 1977 quả là để lại nhiều tiếc nuối trong thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, do rất nhiều nguyên nhân mà Việt Nam gặp phải sai lầm này, những nguyên nhân này sẽ là những bài học thích đáng cho thế hệ tương lai Việt Nam rút kinh nghiệm và tránh không bao giờ lặp lặp để rồi tiếc nuối như hôm nay. Từ thất bại đó, chúng ta nhận ra những vấn đề cần phải sửa đổi và khắc phục, đó là tư duy về ngoại giao của Việt Nam khi đó thiên về tình cảm, tình anh em đồng chí hơn là lợi ích quốc gia, dân tộc. Vì anh em chúng ta sẵn sàng hi sinh lợi ích dân tộc, điều này trái với nguyên tắc trong quan hệ quốc tế, là điều tối kị các quốc gia sử dụng. Thật đáng tiếc do những tư duy sai lầm, chậm đổi mới, thiếu tầm nhìn chiến lược, Việt Nam đã lấn sâu vào vấn đề Campuchia, vấn đề chiến tranh biên giới phía Bắc trong khi các nước trên thế giới đều tập trung tranh thủ khoa học kĩ thuật để phát triển kinh tế để rồi đất nước rơi vào tình trạng tụt hậu.Đúng như bác Trần Quang Cơ nói :. l ặp l ại đ ể r ồi ti ếc nu ối nh ư h ôm nay. ói “Là nhân chứng lịch sử và cũng là người trực tiếp tham gia các hoạt động ngoại giao này với tư cách là vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ Bộ Ngoại giao, trực tiếp tham gia đoàn đàm phán về bình thường hoá quan hệ với Mỹ ở Paris năm 1977, rồi ở Nữu- ước năm 1978, tôi thật sự đau xót vị ta đã bỏ lỡ mất cơ hội củng cố thế đứng của Việt Nam trong hoà bình để tập trung phát triển đất nước sau bao năm chiến tranh, lỡ cơ hội san bằng khoảng cách với các nước cùng khu vực. Trong tập hồi ký của mình, Lý Quang Diệu đã nhận xét: “Năm 1975 thành phố Hồ Chí Minh có thể sánh ngang với Bangkok. Nhưng nay (năm 1992) nó tụt lại đằng sau tới hơn 20 năm”.( trích trong trần quang c ơ - hồi ức và suy nghĩ) 13
- Danh mục tài liệu tham khảo 1. Hồi ức và suy nghĩ - Trần Quang Cơ 2. Chính sách đối ngoại Việt Nam- tập II Học viện Quan Hệ Quốc Tế 3. Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam 1945 – 1995 Tập 2 Ngoại giao Việt Nam 1975 – 1995 4. Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới ( 1972 – 2002) http://www.baophutho.org.vn/baophutho/vn/website/tin-tuc-sukien/100CFB8155A/2008/4/10ADDE4F95B 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Tìm hiểu phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn hóa học ở trường THCS Nguyễn trãi
19 p | 1347 | 166
-
Tiểu luận: Hoạt động địa chất của biển và hiện tượng sạt lở bờ biển ở Việt Nam.
16 p | 454 | 121
-
TIỂU LUẬN: Vấn đề nợ nước ngoài ở Việt Nam
34 p | 279 | 104
-
Luận văn " THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MỸ- CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY "
132 p | 310 | 69
-
Tiểu luận về 'Đẩy mạnh cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam'
24 p | 189 | 42
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông di động tại Việt Nam - Trường hợp các tỉnh miền Trung
157 p | 111 | 33
-
Tiểu luận - Giải pháp kinh tế cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ
34 p | 143 | 30
-
Tiểu luận : Những tiến triển trong quan hệ kinh tế Việt – Mỹ, và triển vọng của nó dưới chính quyền Obama
16 p | 122 | 23
-
Tiểu luận:Quan hệ Việt Mỹ từ 1975-1979 cơ hội bình thường hóa bị bỏ lỡ?
18 p | 122 | 21
-
TIỂU LUẬN: Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
21 p | 115 | 20
-
Tiểu luận:Cây sinh dòng virus lở mồm long móng serotybe A
31 p | 81 | 19
-
Tiểu luận đề tài: Đẩy mạnh cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
26 p | 102 | 19
-
Tiểu luận:Bình thường hóa quan hệ Việt _Mỹ 1975-1978 có hay không "cơ hội bị bỏ lỡ"
18 p | 140 | 18
-
Tiểu luận Hàng giả
22 p | 106 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của đa dạng hóa nguồn thu và sở hữu nhà nước đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
70 p | 21 | 5
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ CAM DẪN CHÀY TRÊN MÁY DẬP VIÊN ZP33B, NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN XUẤT VIÊN NÉN CHO NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM
89 p | 80 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
122 p | 24 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn