Tiểu sử Võ Chí Công: Phần 1
lượt xem 4
download
Võ Chí Công Tiểu sử phần 1 trình bày về quê hương - gia đình - tuổi trẻ; trưởng thành trong cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc (1935 - 1945); góp phần bảo vệ thành quả cách mạng và trong kháng chiến chống Pháp; kiên cường tham gia lãnh đạo đánh bại các chiến lược leo thang chiến tranh của đế quốc Mỹ ở khu V. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu sử Võ Chí Công: Phần 1
- Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP ThS. PHẠM THỊ THINH Biên tập nội dung: ThS. CHU VĂN KHÁNH ThS. PHẠM NGỌC BÍCH ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH ThS. NGUYỄN THỊ THÚY ThS. ĐÀO QUỲNH HOA ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ Trình bày bìa: NGUYỄN MẠNH HÙNG Chế bản vi tính: PHẠM THU HÀ Đọc sách mẫu: NGUYỄN THỊ THÚY BÙI BỘI THU
- 5 BAN CHỈ ĐẠO CHƯƠNG TRÌNH LÊ HỒNG ANH Trưởng ban TÔ HUY RỨA Ủy viên ĐINH THẾ HUYNH Ủy viên TRẦN QUỐC VƯỢNG Ủy viên TẠ NGỌC TẤN Ủy viên BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH TẠ NGỌC TẤN Chủ nhiệm PHẠM NGỌC ANH Phó Chủ nhiệm thường trực LÊ QUANG VĨNH Ủy viên HOÀNG PHONG HÀ Ủy viên TRẦN MINH TRƯỞNG Ủy viên BAN BIÊN SOẠN PGS.TS. PHẠM HỒNG CHƯƠNG (Chủ biên) PGS.TS. TRẦN MINH TRƯỞNG PGS.TS. NGUYỄN DANH TIÊN PGS.TS. ĐỖ XUÂN TUẤT TS. NGUYỄN THẮNG LỢI ThS. TRẦN THỊ NHUẦN ThS. ĐINH NGỌC QUÝ ThS. NGUYỄN TUYẾT HẠNH ThS. NGUYỄN VĂN HÒA CN. VÕ MINH QUYẾT CN. LÊ MINH CHIẾN
- 6 CỘNG TÁC VIÊN ThS. NGÔ XUÂN DƯƠNG Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng PGS.TS. TRỊNH THỊ HỒNG HẠNH Viện Lịch sử Đảng ThS. LÊ THỊ HIỀN Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng ThS. LÊ THỊ HẰNG Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng TS. LÊ THỊ THU HỒNG Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng ThS. TRẦN THỊ HỢI Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng ThS. TRẦN THỊ HUYỀN Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng ThS. TRẦN VĂN KHÔI Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng ThS. ĐỖ VĂN PHƯƠNG Viện Lịch sử Đảng ThS. CHU LAM SƠN Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng TS. ĐẶNG VĂN THÁI Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng TS.NGUYỄN XUÂN TRUNG Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng TS. NGUYỄN THỊ XUÂN Viện Lịch sử Đảng TS. TRẦN THỊ VUI Viện Lịch sử Đảng TS. NGUYỄN THỊ LƯƠNG UYÊN Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng Ngoài ra còn nhiều cộng tác viên khác tham gia viết bài cho hai Hội thảo khoa học
- 7 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Võ Chí Công - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, bất khuất, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và Nhà nước ta. Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Võ Chí Công gắn liền với quá trình cách mạng và những sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng của Đảng và nhân dân ta. Đồng chí Võ Chí Công, tên khai sinh là Võ Toàn, sinh ngày 7-8-1912, tại xã Tam Xuân, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (nay là huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam). Được thừa hưởng truyền thống yêu nước của quê hương và gia đình, đồng chí đã sớm giác ngộ cách mạng. Năm 1930, đồng chí tham gia phong trào đoàn thanh niên cơ sở; tháng 5-1935, được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), từ đó, đồng chí tích cực, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, bám dân, bám địa bàn, hòa mình vào phong trào cách mạng trong những năm tháng gian khổ, hào hùng từ thời kỳ tiền khởi nghĩa, kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) đến cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ở chiến trường Khu V ác liệt với các trận thắng lịch sử,... tạo đà thắng lợi cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Sau ngày đất nước thống nhất, với uy tín và nhiệt thành hết lòng phụng sự đất nước, đồng chí Võ Chí Công được giao
- 8 VÕ CHÍ CÔNG - TIỂU SỬ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng,... Dù ở bất kỳ cương vị công tác nào đồng chí cũng luôn trung thành tuyệt đối với mục tiêu, lý tưởng cách mạng, luôn phấn đấu hết mình để giữ gìn, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân; sống giản dị, khiêm tốn, được đồng chí, đồng bào quý mến, tin cậy; được bạn bè quốc tế trân trọng. Để ghi nhớ những đóng góp to lớn của đồng chí Võ Chí Công đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Võ Chí Công - Tiểu sử do Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn, nằm trong Chương trình sưu tầm tài liệu, viết tiểu sử các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và cách mạng Việt Nam. Nội dung cuốn sách khắc họa rõ nét cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Võ Chí Công, là những tư liệu quý giá giúp cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân hiểu hơn về nhà lãnh đạo chủ chốt xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 10 năm 2019 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
- 9 LỜI NÓI ĐẦU Một trăm năm tuổi đời, với 77 năm phấn đấu không ngừng nghỉ dưới ngọn cờ của Đảng cho sự nghiệp vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và đổi mới, đồng chí Võ Chí Công là một tấm gương sáng của người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước tài năng, một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sinh ra trong một gia đình giàu lòng yêu nước, đồng chí Võ Chí Công đã sớm giác ngộ và trở thành một chiến sĩ cộng sản kiên cường, đóng góp tích cực và to lớn vào quá trình phát triển của cách mạng nước ta. Vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong hoạt động cách mạng và nơi ngục tù đế quốc, trải qua hai cuộc kháng chiến đầy cam go, trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, tới sự nghiệp đổi mới trong xây dựng và bảo vệ đất nước, tên tuổi và sự nghiệp của đồng chí mãi mãi được ghi vào lịch sử vẻ vang của Đảng và dân tộc. Cùng với tiến trình phấn đấu vì độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc của nhân dân, đồng chí Võ Chí Công đã từng bước trưởng thành, phát triển, được Đảng và
- 10 VÕ CHÍ CÔNG - TIỂU SỬ Nhà nước trao nhiều trọng trách: Bí thư Chi bộ ghép (một số xã thuộc huyện Tam Kỳ), Bí thư Phủ ủy Tam Kỳ, Bí thư Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Quảng Nam, Phó Bí thư và Bí thư Liên khu ủy V, Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Khu ủy V, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng,... Trên bất kỳ cương vị nào, đồng chí Võ Chí Công cũng thể hiện tinh thần cách mạng, tài năng, phẩm chất đạo đức của một người cộng sản, một nhà lãnh đạo luôn vì lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Đảng ta đã khẳng định: đồng chí Võ Chí Công là một “chiến sĩ cộng sản kiên cường, suốt đời phấn đấu cho độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân và vì lý tưởng cộng sản”; “một nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước ta”, “một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” mà cuộc đời “gắn liền với quá trình cách mạng và những sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng của Đảng và nhân dân ta”1. ___________ 1. Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng ban lễ tang đọc tại Lễ truy điệu đồng chí Võ Chí Công, ngày 12-9-2011, Báo Nhân Dân, số ra ngày 13-9-2011.
- LỜI NÓI ĐẦU 11 Để ghi nhận những cống hiến to lớn của đồng chí Võ Chí Công đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng anh dũng, kiên cường của thế hệ cha anh, nhóm tác giả đã tổ chức sưu tầm tư liệu, biên soạn cuốn sách Võ Chí Công - Tiểu sử. Đây là sản phẩm của “Chương trình sưu tầm tài liệu, viết tiểu sử các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và cách mạng Việt Nam” theo chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Suốt đời phấn đấu cho lý tưởng của Đảng và cách mạng nước ta, đồng chí Võ Chí Công có nhiều hoạt động hết sức phong phú ở nhiều địa bàn, lĩnh vực và trên nhiều cương vị khác nhau trong một thế kỷ. Mặc dù nhóm tác giả đã hết sức cố gắng trong việc sưu tầm tài liệu và biên soạn với tinh thần trách nhiệm cao, nhưng cuốn sách Võ Chí Công - Tiểu sử khó tránh khỏi những nhược điểm và thiếu sót. Chúng tôi rất mong bạn đọc lượng thứ và đóng góp ý kiến để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn sự chỉ đạo sát sao của Ban Chỉ đạo và Ban Chủ nhiệm Chương trình; các tổ chức đảng và chính quyền xã Tam Xuân I, Huyện ủy Núi Thành, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam; Quân khu 5; Cục Lưu trữ Trung ương Đảng; Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, II, III, các nhà khoa học, các cộng tác
- 12 VÕ CHÍ CÔNG - TIỂU SỬ viên và các cán bộ công tác cùng thời..., đặc biệt cảm ơn gia đình đồng chí Võ Chí Công đã hết sức giúp đỡ chúng tôi thực hiện và hoàn thiện cuốn sách này. T/M BAN BIÊN SOẠN CHỦ BIÊN PGS.TS. PHẠM HỒNG CHƯƠNG
- 13 Chương I QUÊ HƯƠNG - GIA ĐÌNH - TUỔI TRẺ (1912 - 1935) 1. Quảng Nam và Tam Xuân Đồng chí Võ Chí Công, tên khai sinh là Võ Toàn (trong hoạt động cách mạng có bí danh Xuân, Năm Công), sinh ngày 7-8-1912, tại làng Khương Mỹ, tổng Phú Quý, phủ Tam Kỳ, nay thuộc xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Theo sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi và Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, Quảng Nam xưa “là đất Việt Thường Thị, đời Tần thuộc về Tượng Quận, đời Hán là bờ cõi quận Nhật Nam”1. Quận Nhật Nam có Chu Ngô và Lô Dung2. Đến năm 1474, vua Lê Thánh Tông thành lập Quảng Nam Thừa tuyên với ba phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn gồm phần đất phía nam sông Thu Bồn đến Bình Định ngày nay. ___________ 1. Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Sử học: Đại Nam nhất thống chí, Nxb. Thuận Hóa, 2006, t.II, tr.386. 2. Chu Ngô là Thừa Thiên, Lô Dung là Quảng Nam.
- 14 VÕ CHÍ CÔNG - TIỂU SỬ Đó là vùng “đất đai mở rộng về phương Nam, vâng lệnh vua để “tuyên dương đức hóa”. Đến đời vua Lê Tương Dực (1495 - 1516), Quảng Nam Thừa tuyên đổi thành trấn Quảng Nam. Năm 1803, thời vua Gia Long (1762 - 1820), trấn Quảng Nam gọi là Quảng Nam dinh. Năm 1805, lại đổi thành Trực lệ Quảng Nam dinh trực thuộc kinh sư. Năm 1827, vua Minh Mạng (1791 - 1840) lại đổi Quảng Nam dinh thành trấn Quảng Nam và đến năm 1832 đổi thành tỉnh Quảng Nam. Đến trước Cách mạng Tháng Tám (1945), tỉnh Quảng Nam có 4 phủ: Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ và 4 huyện: Hòa Vang, Đại Lộc, Quế Sơn, Tiên Phước1. ___________ 1. Sau Cách mạng Tháng Tám, Quảng Nam và Đà Nẵng tách ra làm hai đơn vị hành chính. Tháng 11-1946, hợp nhất thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ năm 1950 đến năm 1952, lại là hai đơn vị hành chính độc lập. Tháng 3-1952, hợp nhất thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1962, lại tách ra thành tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Đà. Từ năm 1964 đến năm 1967, theo chỉ đạo của Khu ủy Khu V, thành phố Đà Nẵng tách khỏi Quảng Đà trực thuộc Khu ủy V. Tháng 11-1967, tỉnh Quảng Đà hợp nhất với thành phố Đà Nẵng thành Đặc khu Quảng Đà. Sau năm 1975, lại hợp nhất thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ ngày 1-1-1997, tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng là hai đơn vị hành chính: tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Quảng Nam có 15 huyện. (Dẫn theo: Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam và Thành ủy - Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng: Địa chí Quảng Nam - Đà Nẵng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010, tr.1336-1348).
- Chương I: QUÊ HƯƠNG - GIA ĐÌNH - TUỔI TRẺ... 15 Định cư sinh sống ở Quảng Nam là lớp người Việt thứ hai tiến xuống phương Nam do sự vận động của lịch sử dân tộc1. Bởi vậy, bên cạnh việc gìn giữ những truyền thống, phong tục tập quán căn bản của người Việt như đoàn kết, cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, tình yêu thương con người, nhân dân ở đây cũng sáng tạo ra những nét mới trong sự giao thoa văn hóa Việt - Chăm. Quảng Nam được xem là vùng đất học2. Khắc phục khó khăn, nghèo khổ để theo việc học hành là một nét nổi bật của cộng đồng cư dân ở đây. Sách Đại Nam nhất thống chí, trong mục phong tục tỉnh Quảng Nam ghi rằng: “Đàn ông lo việc cày ruộng, trồng dâu, đàn bà ___________ 1. Từ thời nhà Hồ, việc khai khẩn Quảng Nam được tiến hành. Nhà Hồ hạ lệnh cho dân có của ở Nghệ An, Thuận Hóa đem vợ con vào khai khẩn, “dân ấy phải khắc hai chữ tên châu của mình trên cánh tay, lại mộ người có trâu bò đem nộp thì cấp cho phẩm tước để lấy trâu phát cho dân cày”. Sau đó, con Hồ Quý Ly là Hồ Hán Thương tiếp tục cử người chăm lo công việc khai khẩn vùng đất này. 2. Được xem là đất học bởi Quảng Nam có danh tiếng khoa bảng. Trong 32 khoa thi Hương ở trường thi Thừa Thiên dưới triều Nguyễn (1817 - 1918), được ghi trong sách Quốc triều hương khoa lục, có 911 người đăng khoa thì có tới 252 người quê ở Quảng Nam đỗ liên tiếp cả 32 khoa thi. Về đại khoa, Quảng Nam có 14 Tiến sĩ, 24 Phó bảng trong tổng số 558 vị trong cả nước. (Dẫn theo Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam và Thành ủy - Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng: Địa chí Quảng Nam - Đà Nẵng, Sđd, tr.1349-1361).
- 16 VÕ CHÍ CÔNG - TIỂU SỬ chuyên nghề nuôi tằm, dệt cửi, núi sông thanh tú cho nên nhiều người có tư chất thông minh, dễ học”1. Nói tới truyền thống hiếu học và khoa bảng của Quảng Nam phải kể đến “tứ kiệt” là Nguyễn Đình Hiến, Phan Châu Trinh, Võ Vỹ, Nguyễn Mậu Hoán đỗ Phó bảng khoa thi Tân Sửu (1901); “tứ hổ”: Phạm Liệu, Huỳnh Hanh (tức Huỳnh Thúc Kháng), Nguyễn Đình Hiến và Võ Hoành cùng đỗ thủ khoa trong các khoa thi kế tiếp nhau. Đặc biệt, Quảng Nam có “ngũ phượng tề phi” là năm người Quảng Nam cùng đỗ khoa Mậu Tuất (1898) với ba Tiến sĩ là Phạm Liệu, Phan Quang, Phạm Tuấn và hai Phó bảng là Ngô Chuân (hay Ngô Lý) và Dương Hiển Tiến2. Nhưng nét tiêu biểu trên hết là tinh thần kiên cường, bất khuất của nhân dân Quảng Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm. Ngay từ những ngày đầu khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, nhân dân Quảng Nam đã anh dũng đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha gồm 16 tàu chiến được trang bị vũ khí hiện đại tấn công Đà Nẵng; ___________ 1. Đại Nam nhất thống chí, (bản thời Duy Tân), Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản năm 1964, t.5, tr. 15. 2. Tổng đốc Quảng Nam là Đào Tấn và Đốc học Trần Đình Phong được tin này đã cho thợ thêu năm con chim phượng trên một tấm thục, gồm ba con sải cánh (tượng trưng ba Tiến sĩ) và hai con xếp cánh (tượng trưng hai Phó bảng) treo tại dinh Tổng đốc trong buổi lễ đón các vị tân khoa này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu thuyết lịch sử - Bão táp triều Trần (Tập 2: Đuổi quân Mông Thát): Phần 1
164 p | 205 | 54
-
Bản di chúc lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh: Phần 1
83 p | 160 | 21
-
Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa - Tổng tiến công vào kẻ cầm quyền đi theo con đường tư bản
10 p | 114 | 18
-
không phải huyền thoại (tiểu thuyết lịch sử đầu tiên về Đại tướng võ nguyên giáp trong chiến dịch Điện biên phủ): phần 1 - nxb trẻ
313 p | 89 | 14
-
Tiểu sử Võ Văn Kiệt: Phần 1
201 p | 27 | 5
-
Anh hùng của lòng dân là Tiểu đoàn 59: Phần 2
134 p | 10 | 4
-
Tiểu sử Võ Chí Công: Phần 2
206 p | 12 | 4
-
Hồi ký về Võ Văn Kiệt - Một nhân cách lớn nhà lãnh đạo tài năng suốt đời vì nước vì dân: Phần 1
379 p | 13 | 4
-
Người chiến sĩ cách mạng kiên cường, nhà lãnh đạo xuất sắc - Đồng chí Võ Chí Công: Phần 1
401 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn