intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu hiện trạng quản lý tài nguyên động vật rừng tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này, nhóm tác giả dùng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và phỏng vấn sâu chuyên gia để từ đó đưa ra bức tranh khái quát về việc quản lý tài nguyên này hiện nay. Kết quả nêu được các giá trị đóng góp của sản phẩm này, các hình thức sử dụng, trao đổi, mua bán động vật hoang dã nguy cơ biến mất và những thành phần có liên quan từ chúng một cách bất hợp pháp. Ngoài ra bài viết còn tổng hợp được các giải pháp bảo tồn, gìn gìn chúng hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu hiện trạng quản lý tài nguyên động vật rừng tại Việt Nam

  1. TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐỘNG VẬT RỪNG TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Xuân Hạnh1 1. Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Tài nguyên động vật hoang dã của Việt Nam rất phong phú. Đây là loại có giá trị khá cao, và cũng là mặt hàng ngày càng quý hiếm. Nhu cầu tìm kiếm loại hàng hóa này để làm thuốc, lấy thịt, mỹ nghệ với số lượng lớn càng đẩy nhanh các loài thú rừng quý hiếm đến nguy cơ không còn có mặt trên trái đất. Hiện nay bên cạnh các bộ công cụ về pháp luật, các biện pháp thông tin tuyên truyền, điều tra, giám sát các loài được thực hiện tại các địa điểm khắp đất nước… Tại nhiều địa phương trên cả nước ứng dụng mô hình gây nuôi (là các mô hình gây giống và nuôi động vật hoang dã như: nuôi Dúi của Sở khoa học công nghệ tỉnh Đồng Nai, nuôi rắn ráo lấy thịt, nuôi baba, nuôi hưu lấy nhun, nuôi gấu lấy mật, nuôi nhím…), phát triển động vật hoang dã bước đầu thành công. Nhiều hộ gia đình thoát nghèo trở nên khá giả góp phần tạo hưng phấn, khuyến khích các trang trại, các hộ dân khác đi theo mô hình này. Bài viết này, nhóm tác giả dùng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và phỏng vấn sâu chuyên gia để từ đó đưa ra bức tranh khái quát về việc quản lý tài nguyên này hiện nay. Kết quả nêu được các giá trị đóng góp của sản phẩm này, các hình thức sử dụng, trao đổi, mua bán động vật hoang dã nguy cơ biến mất và những thành phần có liên quan từ chúng một cách bất hợp pháp. Ngoài ra bài viết còn tổng hợp được các giải pháp bảo tồn, gìn gìn chúng hiện nay. Từ khóa: Động vật hoang dã, đa dạng sinh học, mô hình nuôi động vật hoang dã, pháp luật bảo vệ rừng, tài nguyên rừng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đa dạng sinh học của một nơi được đo bằng số loài động vật và thực vật hiện diện tại nơi đó và số lượng các sinh vật đó. Các loài này sống phụ thuộc chặt chẽ vào nhau. Có một số loài ăn cỏ, một số loài ăn mồi, còn một số khác phân hủy các chất hữu cơ tạo ra chất khoáng cần thiết cho sự tăng trưởng của cây cối. Mỗi một hệ sinh thái đều có chứa một số nhóm chức năng gồm các loài khác nhau nhưng cùng thực hiện cùng chức năng sinh thái. Một nhóm chức năng càng bao gồm nhiều loài thì chức năng ấy càng mạnh. Việc giữ gìn tính đa dạng sinh thái rất cần thiết cho việc cân bằng hệ sinh thái. Ta không thể bảo vệ một động vật hoặc thực vật mà không đảm bảo sức khỏe môi trường sinh thái của chúng và của các loài khác sống trong cùng môi trường sinh thái đó. (Lê Văn Khoa, 2010). Với vị trí địa lý nằm ở khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa trên Thế giới, với mô tả địa hình khoảng 70% là đồi núi và cao nguyên, đường bờ biểu dài 3260 km với hệ thống sông ngòi, kênh rạch dầy đặc với 2360 con sông có chiều dài hơn 10km và trung bình cứ 20km là một cửa biển… Việt Nam xếp vào nhóm 20 nước dẫn đầu về độ phong phú của sinh vật và sẽ bị tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu toàn cầu sau này. Trong suốt thời gian gần đây, đất nước chúng ta có rất nhiều giải pháp và nổ lực để gìn giữ tài sản động vật rừng này. Tuy nhiên dưới nhu cầu tiêu thụ rất lớn hiện nay thì mọi nổ lực cố gắng của chúng ta rất khó đưa ra các kết quả khả quan. (Lê Văn Khoa, 2009). 83
  2. 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nội dung nghiên cứu Bài viết nghiên cứu sự đóng góp của động vật hoang dã vào bức tranh đa dạng sinh học; Thực trạng tiêu thụ, sử dụng, trao đổi động vật thuộc nhóm nguy cấp có khả năng trong tương lai biến mất cao và các thành phần đi cùng chúng; Các biện pháp duy trì, gìn giữ động vật thuộc nhóm có cá thể ít đang thực hiện như cứu hộ, thả về rừng, chữa bệnh, biện pháp hành chính, biện pháp pháp luật và sau cùng là tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả dùng các phương pháp tìm kiếm các thông tin được tổng hợp và công bố sẵn, và phương pháp hỏi chuyên gia để có bức tranh khái quát về hiện trạng quản lý động vật hoang dã của nước ta. 2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Tác giả tìm kiếm các thông tin từ: - Sách, báo, bài nghiên cứu khoa học từ các trường đại học, trung tâm, viện… - Các phóng sự điều tra, các phim tài liệu trên các kênh truyền hình của các tỉnh thành về hiện trạng động vật nguy cơ biến mất. - Pháp luật bảo vệ động vật nguy cơ cao, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành… - Các mô hình nuôi động vật hoang dã từ bắc vô nam… Tác giả thu thập các tài liệu là luận văn, bào báo nghiên cứu, các phóng sự, các trang tin chuyên đề hội thảo với nội dung về Vườn Quốc Gia Cát Tiên như: Hiện trạng, tổng quan, tài nguyên thiên nhiên, các vai trò và ý nghĩa… các chính sách và kế hoạch phát triển. Mặt khác, nghiên cứu này cũng thu thập các tư liệu là luật bảo vệ rừng, luật đa dạng sinh học, luật bảo vệ môi trường và các nghị định, các văn bản thông tư có nội dung gần với nghiên cứu này 2.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia Tác giả phỏng vấn các nhân viên kiểm lâm đang làm việc tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên, các hướng dẫn người địa phương chuyên sinh sống tại khu vực vườn. Mặt khác, nhóm tác giả phỏng vấn chuyên gia làm việc tại các viện nghiên cứu rừng và đa dạng sinh học để từ đó có các thông tin về bảo tồn, gìn giữ chúng và một số khó khăn của pháp luật dã đang gặp phải. Tác giả phỏng vấn sâu hai kiểm lâm kiêm đóng chốt tại khu vực cứu hộ động vật hoang dã trong vườn quốc gia Cát Tiên. Ngoài phỏng vấn kiểm lâm, tác giả còn phỏng vấn 1 hướng dẫn đoàn là đồng bào người Mạ tham quan bảo tàng tiêu bản và 1 hướng dẫn đoàn là người đồng bào người Mạ tham quan trong suốt lộ trình đoàn đi vào khu vực bên trong rừng. Nội dung phỏng vấn về hiện trạng trước và hiện nay của rừng Cát Tiên của chúng, về biện pháp cứu hộ và phục hồi trước khi trả chúng về với môi trường sống tự nhiên. Nội dung phỏng vấn xoay quanh pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, về cây rừng cổ thụ và cây rừng trồng tái sinh sau này. Việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch tham quan Bàu sấu và các khó khăn, tồn động cũng được tác giả tìm hiểu qua. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng quan tâm đến khía cạnh quản lý động vật rừng tại Vườn Quốc Gia lớn nhất nhì Việt Nam hiện nay. 2.2.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp Từ các dữ liệu đã thu thập, tôi sẽ tiến hành đọc, phân tích và phân loạị chúng thành các nhóm tài liệu phù hợp cho nội dung nào trong bài viết của mình. Sau đó tôi sắp xếp chúng thành các bộ dữ liệu có 84
  3. liên quan phát triển một cách có hệ thống về nội dung bài báo. Việc hệ thống và phân tích kỹ dữ liệu cho phép ta có cái nhìn hệ thống hơn sau này. 3. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN 3.1 Động vật hoang dã - các giá trị đóng góp - Động vật hoang dã góp phần lớn vào sự đa dạng sinh học Sinh vật sống trong một hệ sinh thái có những mối liên quan nhau rất mật thiết, chúng tạo thành các mắc xích sinh thái rất hoàn chỉnh. Mỗi một cá thể có vai trò nhất định mà thiếu chúng đi thì hệ sinh thái nó gần như chưa được trọn vẹn. Cũng như chúng ta biết, một chuỗi thức ăn có nhiều mối liên hệ thứ bậc gần gũi nhau. Bậc này là nền tảng của bậc khác và cứ thế liên tục đến bậc cao nhất. Có những sinh vật rất là quan trọng, mà sự thiếu hụt, đứt gãy của chúng có thể tạo tiền đề cho những mất cân bằng sinh thái hoặc sụp đổ sinh thái sau này. (Nguyễn Thị Kim Thái và nnk., 2003). - Giá trị kinh tế là phần có tính quyết định cho việc khai thác Tại huyện Cần Giờ - Việt Nam, việc phát triển và bảo tồn bầy khỉ tại Khu Rừng Sác với số lượng trên 700 cá thể, đã thu hút được lượng lớn khách du lịch ghé đến tham quan mỗi năm. Riêng nguồn kinh phí từ việc bán vé vào khu vực tham quan thì một phần dùng mua thức ăn, chăm sóc sức khỏe cho bầy khỉ tại đây. Để làm được điều này thì cần có sự chung sức của chính quyền địa phương và bạn bè quốc tế. Với sự bảo tồn có tính bài bản khoa học cao, sự tuyên truyền thông tin từ thành phố Hồ Chí Minh ra khu vực cả nước. Các thông tin này được bạn bè quốc tế biết được qua các hội thảo, các diễn đàn trao đổi học thuật. Để từ đó về mặt truyền thông khu dự trữ sinh quyển này được giới thiệu khá tốt. Đây chính là cách để huyện nuôi dưỡng bầy khỉ đuôi dài sống tự do hoang dã tại đây. Thành phố đã đi đúng hướng khi khai thác kinh tế một cách khéo léo, dùng nguồn tiền đó để nuôi một đàn khỉ với số lượng cá thể lớn như vậy. Nếu không làm tốt khâu khai thác du lịch thì việc duy trì đàn tự nhiên sống ổn định suốt hơn mấy chục năm qua là một điều rất khó khăn. - Những giá trị không thể đo lường Thế giới tự nhiên trên địa cầu này là một kho báu vô tận cho con người. Chúng có nhiều đóng góp như: giá trị kinh tế, văn hóa, lịch sử, khảo cổ, nghệ thuật, y học… Chúng không chỉ có ý nghĩa ở khía cạnh vật chất mà còn khía cạnh về tinh thần. Chúng vừa trị bệnh thể xác lẫn bệnh về tâm hồn cho chúng ta. Không ai có thể phủ nhận sự phát triển về mặt đa dạng phong phú của chúng đã làm trái đất ngày càng xanh tươi và quyến rũ hơn. Đối với khía cạnh nghệ thuật, các bộ phim với kinh phí rất lớn có nhiều cảnh quay và phân đoạn trong các khu rừng nguyên sinh. Những cảnh quay này ở vài bộ phim lấy bối cảnh thật và sau đó tạo tiếng vang quảng bá cho chính khu rừng đó. Thu hút khách du lịch ghé đến ngày càng nhiều và đây cũng sẽ là một phần doanh thu nuôi dưỡng, bảo vệ, và cải tạo gìn giữ khu rừng. Đối với lĩnh vực phát triển du lịch, chúng ta cũng biết, một đất nước khô khan với ít hệ sinh thái xanh và độc đáo sẽ ít có sự quyến rũ khách du lịch ghé đến. Phần đông chúng ta sau những ngày tháng làm việc mệt nhoài là muốn đi đâu đó rời khỏi đô thị đến các nơi có thiên nhiên, có rừng, có cỏ cây hoa lá và muôn thú để cùng hòa mình vào tự nhiên như chính bản ngã của tổ tiên chúng ta ngày xưa. Chúng ta có thế phát triển đô thị hiện đại, có thể dịch chuyển từ hành tinh này đến hành tinh khác… nhưng sau cùng thì sự rung động trong tâm hồn chính là thiên nhiên hùng vĩ trên trái đất này. 3.2 Tiêu thụ, buôn bán động vật có nguy cơ biến mất cao một cách bất hợp pháp Đa dạng sinh học thật sự bị đe dọa 85
  4. Tại Việt Nam, ngày nay các nhu cầu về trị bệnh hầu như là nhu cầu chính đẩy sự gia tăng khai thác nguồn động vật nguy cơ cao này. Rất nhiều người giàu có sẵn sàng bỏ số lượng tiền lớn ra mua chúng về với mong muốn trị khỏi bệnh nhất là các chứng bệnh nan y như ung thư hiện này. Việt số lượng ca bệnh ung thư ngày càng gia tăng sẽ đẩy nhanh tỉ lệ suy giảm tài nguyên này một cách đáng kể. (Loic Chauveau, 2008). Theo Sách đỏ Việt Nam, những loài động vật được xếp loại rất quý hiếm như hổ, voi … đang dần dần biến mất. Theo thông tin chính thức từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, thì trong các loài đáng báo động có hổ, thì số lượng hổ ở Việt Nam hiện nay còn rất ít. Ở các khu rừng nguyên sinh hiện nay thỉnh thoảng các bộ kiểm lâm lâu lâu mới nhìn thấy dất vết chân và lông của chúng, điều này được nhìn thấy khá thường xuyên vào các thập niên 90 về trước. “Bên cạnh đó, số hổ nuôi nhốt cũng chỉ có 112 cá thể và hoạt động này hiện chưa khẳng định sẽ hỗ trợ được công tác bảo tồn hổ trong tự nhiên”. (trích ý kiến chuyên gia trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Cát Tiên) Ngày 25/10/2011 đánh dấu một ngày rất buồn của Vườn Quốc Gia Cát Tiên nói riêng và Việt Nam nói chung, chúng ta chính thức không còn Tê giác Java một sừng vì chúng đã bị bắn trộm và tuyệt chủng (Yves Sciama, 2010). 3.3 Tổng hợp các giải pháp về động vật rừng đang được thực hiện - Kiểm tra, Giám sát Công tác điều tra giám sát sẽ giúp các nhà quản lý lập được kết hoạch chặt chẻ. Một khó khăn là ở đất nước chúng ta, hoạt động này còn yếu và thiếu, chúng ta cở bản chỉ điều tra riêng lẻ manh mún giống loài và địa bàn chúng sinh sống. Chính điều này dẫn đến hoạt động chưa mang tính hệ thống hoàn chỉnh và kém hiệu quả. - Cứu hộ, chữa lành và nuôi dưỡng động vật hoang dã Ở Việt Nam cứu hộ động vật là hoạt động cũng diễn ra riêng lẻ ở các địa phương có đặc thù có rừng, có biển, có vườn quốc gia. Hoạt động này chủ yếu là thu gom, nuôi dưỡng, trả về thiên nhiên. Trường hợp động vật được cứu hộ không qua khỏi thì sẽ có giải pháp tiêu hủy. - Thiết lập các cơ quan quản lý, kiểm soát việc buôn bán động thực vật hoang dã. Kiểm soát chặt chẽ vùng đệm ngoài, vùng đệm trong và vùng lõi rừng. Tránh việc người dân sinh sống trong khu vực gọi là vùng đệm có các hành vi khai thác, sinh hoạt sống làm phương hại đến môi trường sống tự nhiên của động vật hoang dã. Việc săn bắn động vật hoang dã tại vùng lõi phải được kiểm soát, ngăn chặn một cách nghiêm ngặt và quyết liệt. - Xây dựng các giải văn bản pháp luật bảo vệ động vật nguy cấp Hiện nay hệ thống pháp luật này về cơ bản gần như hoàn chỉnh: từ Công ước quốc tế; Pháp luật về quy định quản lý; Quy định về xử lý vi phạm; Quy định xử lý tang vật động vật quý hiếm sau khi tịch thu. + Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (Bộ luật hình sự, 2015). + Luật bảo vệ phát triển rừng (2004) số 29/2004/QH11. (Luật bảo vệ phát triển rừng, 2004). + Luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008. (Luật đa dạng sinh học, 2008). + Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm 86
  5. + Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/08/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất, nhập nội từ biển. + Nghị định 99/2009/NĐ-CP là văn bản quy định mức độ xử lý đối với các vi phạm có liên quan đến công tác bảo vệ động vật hoang dã. Bên cạnh đó còn có thông tư hướng dẫn ban hành đi kèm. Tuy nhiên một số pháp lệnh còn chưa thật sự cụ thể chi tiết, các mức phạt đối với vấn đề vi phạm săn bắt, mua bán động vật hoang dã có mức phạt chưa đủ mạnh để thật sự răn đe và ngăn chặn tội phạm. (Trích ý kiến kiểm lâm Vườn Quốc Gia Cát Tiên) + Thông tin, tuyên truyền Hiện tại, Nghị định số 39/CP ngày 18/5/1994 của Chính phủ cũng quy định Kiểm Lâm có trách nhiệm tuyên truyền và hướng dẫn người dân về bảo vệ động vật Báo chí là kênh thông tin cực kỳ hữu ích cho người dân ở các tầng lớp về pháp luật Việt Nam Ví dụ: trên website của trung tâm giáo dục thiên nhiên ENV có hẳn một bảng tin về nạn buôn bán động vật hoang dã theo từng tháng trong năm, đây là một thông tin hết sức hữu ích giúp các nhà làm luật, cơ quan thực thi luật, người dân hiểu rõ và cập nhật thường xuyên vấn nạn này để từ đó có hướng giải quyết kịp thời. Qua báo chí, nhiều vụ trao đổi động vật hoang dã được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả. Mặt khác trong môi trường giáo dục, nội dung giữ gìn động vật rừng đang từng bước đưa vào các chương trình học phổ thông. - Phong trào nuôi động vật rừng cải thiện kinh tế nhất là mô hình kinh tế trang trại Hơn chục năm trở về đây, người dân từ Bắc vào Nam phát triển phong trào nuôi các loài nhím, cá sấu, hưu, rùa, baba, Dúi với quy mô vừa và nhỏ để cải thiện kinh tế gia đình. Các con vật này phần lớn là quen thuộc, ít bệnh lạ, dễ nuôi trong môi trường nuôi nhốt và nhất là thức ăn của nó rất dễ tim kiếm tại địa phương. Phong trào này đem lại cuộc sống khá giả với thu nhập ổn định cho các hộ dân, từ đó có những lan truyền qua các tỉnh thành khác để cùng nhau phát triển. - Hợp tác quốc tế Những thỏa thuận chung tay thực hiện do các tổ chức lớn nhỏ ở Việt Nam phối hợp với quốc tế. Các hoạt động này hỗ trợ nhằm tăng cường về mặt nhận thức và hoạt động bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam như: Chương trình nâng cao nhận thức; Chương trình liên minh về bảo vệ động vật hoang dã; Chương trình tập huấn bảo vệ động vật hoang dã… 4. KẾT LUẬN Rừng và Động vật hoang dã đóng vai trò rất quan trọng đối với địa cầu và hệ sinh thái trong tự nhiên. Sự phát triển và bảo tồn rừng kèm với động vật là điều vô cùng cần thiết với sự sống trên địa cầu này. Chúng ta cần có bộ dữ liệu về sự gia tăng các hoạt động mua bán, săn bắt trái phép các động vật hoang dã cũng như các thành phần phụ của chúng. Những phân tích cũng nhận thấy sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam đang ở mức báo động, các biện pháp cứu hộ, thả về tự nhiên động vật hoang dã tại Việt Nam đang dần được khắc phục phần nào nhưng vẫn còn những khuyết điểm. Cần gia tăng và phát triển phong trào gây nuôi và phát triển động vật hoang dã tại Việt Nam và coi việc này như là một thị trường kinh tế khuyến khích phát triển thương mại. Việc phát triển thương mại này sẽ làm giảm áp lực động vật hoang dã bị đánh bắt trong thời gian dài. Ngoài ra, bên cạnh việc gây nuôi nên có các trao đổi, tập huấn về bệnh do động vật hoang dã có thể mang lại. 87
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Khoa (2010). Khoa học môi trường. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 2. Lê Văn Khoa (2009). Môi trường và phát triển bền vững. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục VN. 3. Nguyễn Thị Kim Thái và Lê Thị Hiền Thảo (2003). Hà Nội: Sinh thái học và bảo vệ môi trường, Nhà xuất bản xây dựng. 4. Loic Chauveau (2008). Các nguy cơ đe dọa sinh thái, Nhà xuất bản Trẻ. 5. Yves Sciama (2010). Biến đổi khí hậu-Một thời đại mới trên trái đất, Nhà xuất bản Trẻ. 6. Luật bảo vệ phát triển rừng (2004) số 29/2004/QH11 7. Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 8. Luật đa dạng sinh học của Quốc hội khóa XII, kỳ thứ tư số 20/2008/QH12 9. Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 10. Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/08/2006 11. Nghị định 99/2009/NĐ-CP 12. Các website: www.nea.gov.vn; www.vea.gov.vn; www.canhsatmoitruong.gov.vn; www.kiemlam.org.vn; www.thiennhien.org 88
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0