Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TRONG BỆNH GIUN SÁN PHỔ BIẾN<br />
TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG BẠCH CẦU TOAN TÍNH<br />
TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TP. HỒ CHÍ MINH TỪ 2010 ĐẾN 2011<br />
Lê Thị Cẩm Ly, Trần Phủ Mạnh Siêu, Trần Thị Kim Dung, Trần Vinh Hiển<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: 1. Xác định sự tương quan giữa số lượng bạch cầu toan tính và hiệu giá kháng thể lớp IgG kháng<br />
Cysticercus cellulosae, Fasciola sp, Gnathostoma sp, Strongyloides stercoralis, Toxocara canis. 2. Xác định tỷ lệ<br />
nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở những bệnh nhân tăng bạch cầu toan tính. 3. Mô tả những biểu hiện lâm<br />
sàng ở những bệnh nhân tăng bạch cầu toan tính có nhiễm ký sinh trùng: Cysticercus cellulosae, Fasciola sp,<br />
Gnathostoma sp, Strongyloides stercoralis, Toxocara canis, ký sinh trùng đường ruột.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 329 bệnh nhân có số lượng bạch<br />
cầu toan tính tăng trên 300tb/ml từ 06/2010 đến 06/2011 tại Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới TP Hồ Chí Minh.<br />
Kết quả và bàn luận: Mối tương quan giữa số lượng bạch cầu toan tính trong máu ngoại biên và hiệu giá<br />
kháng thể: có mối tương quan thuận ở mức độ vừa trong bệnh nhiễm ký sinh trùng: Gnathostoma sp,<br />
Strongyloides stercoralis; ở mức độ rất yếu đối với Cysticercus cellulosae và Fasciola sp; không có sự tương quan<br />
trong bệnh nhiễm Toxocara canis. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột trên những bệnh nhân tăng bạch cầu<br />
toan tính là 11,5%, đa số là nhiễm sán dải bò Taenia saginata. Biểu hiện lâm sàng của từng bệnh nhiễm ký sinh<br />
trùng rất đa dạng, phù hợp với y văn.<br />
Từ Khóa: tăng bạch cầu toan tính<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CHARACTERISTIC OF COMMON HELMINTHIASES IN PATIENTS HAVING EOSINOPHILIA AT<br />
HOSPITAL FOR TROPICAL DISEASES IN HOCHIMINH CITY FROM 2010 TO 2011<br />
Le Thi Cam Ly, Tran Phu Manh Sieu, Tran Thi Kim Dung, Tran Vinh Hien<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 18 - 23<br />
Objective: 1. To define the relationship between eosinophilia and the titer antibodies in some common<br />
helminthiasis: cysticercosis, fascioliasis, gnathostomiasis, strongyliasis, toxocariasis. 2. To define prevalence of<br />
intestinal helminthiasis on eosinophilia patients. 3. To describe the clinical symptoms of cysticercosis, fascioliasis,<br />
gnathostomiasis, strongyloidiasis, toxocariasis and intestinal helminthiasis.<br />
Methods: Cross-sectional study on 329 patients, who have eosinophilia (> 300 cells/ml) at Hospital for<br />
Tropical diseases HoChiMinh city from June 2010 to June 2011.<br />
Results and conclusion: the eosinophilia had direct ratio with the titer antibody of gnathostomiasis,<br />
strongyloidiasis, cysticercosis, fascioliasis. It didn’t have the relationship between eosinophilia and the titer of<br />
antibody in toxocariasis. Prevalence of intestinal parasites was 11.55% (Taenia saginata). Clinical symptoms were<br />
multiform and according to medicine reference material.<br />
<br />
<br />
Bộ Môn Ký Sinh Trùng Khoa Y Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ<br />
Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Thành Phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
Bộ Môn Ký Sinh Học Khoa Y Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Thành Phố Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: Ths. Lê Thị Cẩm Ly ĐT: 0947701141<br />
Email: lethicamly@ymail.com<br />
<br />
<br />
18<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Key words: eosinophilia<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Trên thế giới, nghiên cứu của C.A.Behm và<br />
K.S.Ovington năm 2000 đã mô tả vai trò của<br />
bạch cầu toan tính trong các bệnh do ký sinh<br />
trùng(1). Ở nước ta, Lâm Thị Mỹ có nghiên cứu<br />
về hội chứng tăng bạch cầu toan tính ở trẻ em.<br />
Việt Nam là một nước thuộc vùng nhiệt đới, khí<br />
hậu nóng ẩm quanh năm, cũng là nơi phổ biến<br />
các bệnh ký sinh trùng. Tuy nhiên, cho đến nay,<br />
bệnh vẫn chưa được các nhà lâm sàng cũng như<br />
người bệnh lưu ý đúng mức(8). Từ thực hành lâm<br />
sàng, chúng tôi đặt ra câu hỏi: Số lượng bạch<br />
cầu toan tính trong máu ngoại biên có mối<br />
tương quan với hiệu giá kháng thể kháng ký<br />
sinh trùng không? Nghiên cứu được tiến hành<br />
với các mục tiêu cụ thể như sau:<br />
<br />
Bệnh do Cysticercus cellulosae<br />
Tỷ lệ bệnh nhân có huyết thanh chẩn đoán<br />
dương tính với Cysticercus cellulosae trên những<br />
bệnh nhân có số lượng bạch cầu toan tính tăng<br />
là 15,20%<br />
<br />
Sự tương quan giữa số lượng bạch cầu toan<br />
tính và hiệu giá kháng thể kháng Cysticercus<br />
cellulosae<br />
OD<br />
x 1,34<br />
n 50<br />
s 0,36<br />
[min max] [1 2 ,55 ]<br />
<br />
BCTT (tb/ml)<br />
x 1108,72<br />
n 50<br />
s 1533,92<br />
[min max] [309 10100 ]<br />
<br />
Dùng tương quan Spearman phân tích ta có:<br />
Rho = 0,09656035 0,1 là rất yếu.<br />
<br />
Xác định sự tương quan giữa số lượng<br />
bạch cầu toan tính và hiệu giá kháng thể lớp<br />
IgG kháng Cysticercus cellulosae, Fasciola sp,<br />
Gnathostoma sp, Strongyloides stercoralis,<br />
Toxocara canis.<br />
<br />
Biểu hiện bệnh được ghi nhận nhiều nhất là<br />
ngứa và nổi mề đay có tỷ lệ 59,30%, nốt u cục sờ<br />
thấy dưới da chiếm 11%.<br />
<br />
Xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường<br />
ruột ở những bệnh nhân tăng bạch cầu toan<br />
tính.<br />
<br />
Tỷ lệ bệnh nhân có huyết thanh chẩn đoán<br />
dương tính với Fasciola sp trên những bệnh nhân<br />
có số lượng bạch cầu toan tính tăng là 6%.<br />
<br />
Mô tả những biểu hiện lâm sàng ở những<br />
bệnh nhân tăng bạch cầu toan tính có nhiễm ký<br />
sinh trùng: Cysticercus cellulosae, Fasciola sp,<br />
Gnathostoma sp, Strongyloides stercoralis, Toxocara<br />
canis, ký sinh trùng đường ruột.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng<br />
Các bệnh nhân có bạch cầu toan tính tăng<br />
(>300 tế bào/ml) đến khám bệnh tại phòng khám<br />
bệnh ký sinh trùng của khoa Khám bệnh theo<br />
yêu cầu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới từ 6/2010<br />
đến 6/2011.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Tiền cứu Cắt ngang mô tả hàng loạt ca<br />
<br />
Phân tích và xử lý số liệu thống kê<br />
Dùng phần mềm R phân tích và xử lý số liệu<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Bệnh do Fasciola sp<br />
<br />
Sự tương quan giữa số lượng bạch cầu toan<br />
tính và hiệu giá kháng thể kháng Fasciola sp<br />
OD<br />
<br />
BCTT (tb/ml)<br />
<br />
x 1,29<br />
<br />
x 3029,20<br />
<br />
n 20<br />
<br />
n 20<br />
s 2144,57<br />
<br />
s 0,27<br />
[min max] [1 2,05 ]<br />
<br />
[min max] [508 6909]<br />
<br />
Dùng hệ số tương quan Spearman để phân<br />
tích, ta có: Rho = 0,09039564 0,1 là rất yếu.<br />
Triệu chứng đau bụng vùng hạ sườn phải có<br />
biểu hiện trên 20 bệnh nhân dương tính với<br />
Fasciola sp. Các triệu chứng như: sốt, nôn và<br />
buồn nôn, vàng da không thấy xuất hiện trên<br />
các bệnh nhân tại thời điểm nhận bệnh. Biểu<br />
hiện tổn thương gan trên siêu âm của bệnh xuất<br />
hiện với tỷ lệ 65%.<br />
<br />
19<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Bệnh do Gnathostoma sp<br />
<br />
Tỷ lệ Bệnh nhân có huyết thanh chẩn đoán<br />
dương tính với Gnathostoma sp trên những bệnh<br />
nhân có số lượng bạch cầu toan tính tăng là<br />
10,03%<br />
<br />
Sự tương quan giữa số lượng bạch cầu toan<br />
tính và hiệu giá kháng thể kháng<br />
Gnathostoma sp<br />
OD<br />
x 1,18<br />
n 33<br />
<br />
BCTT (tb/ml)<br />
x 783,85<br />
n 33<br />
<br />
s 0,27<br />
<br />
s 666,48<br />
<br />
[min max] [1 2,14]<br />
<br />
[min max] [322 3700]<br />
<br />
Dùng tương quan Spearman để phân tích,<br />
Ta có:Rho = 0,3343386 ở mức độ vừa.<br />
Triệu chứng ngứa và nổi mề đay chiếm tỷ lệ<br />
cao nhất là 56,25%, kế đến là các biểu hiện như<br />
nhức đầu, phù cục bộ có di chuyển dưới da,<br />
sưng môi có di chuyển quanh môi trên.<br />
<br />
Bệnh do Strongyloides stercoralis<br />
Tỷ lệ bệnh nhân có huyết thanh chẩn đoán<br />
dương tính với Strongyloides stercoralis trên<br />
những bệnh nhân có số lượng bạch cầu toan<br />
tính tăng là 9,12%.<br />
<br />
Sự tương quan giữa số lượng bạch cầu toan<br />
tính và hiệu giá kháng thể kháng<br />
Strongyloides stercoralis<br />
OD<br />
<br />
BCTT (tb/ml)<br />
<br />
x 1,19<br />
<br />
x 935,87<br />
<br />
n 30<br />
<br />
n 30<br />
<br />
s 0,23<br />
<br />
s 1023,32<br />
<br />
[min max] [1 2,09]<br />
<br />
[min max] [310 5560]<br />
<br />
Dùng tương quan Spearman phân tích ta có:<br />
Rho = 0,2003121 > 0,1 ở mức độ yếu.<br />
Qua ghi nhận trên 10 bệnh nhân, triệu chứng<br />
gặp nhiều nhất là ngứa, nổi mề đay.<br />
<br />
Bệnh do Toxocara canis<br />
Tỷ lệ bệnh nhân có huyết thanh chẩn đoán<br />
dương tính với Toxocara canis trên những bệnh<br />
<br />
20<br />
<br />
nhân có số lượng bạch cầu toan tính tăng là<br />
36,47%.<br />
<br />
Sự tương quan giữa số lượng bạch cầu toan<br />
tính và hiệu giá kháng thể kháng Toxocara<br />
canis<br />
OD<br />
<br />
BCTT(tb/ml)<br />
<br />
x 138<br />
<br />
x 734,35<br />
<br />
n 120<br />
<br />
n 120<br />
<br />
s 0,40<br />
<br />
s 602,75<br />
<br />
[min max] [1 3,02]<br />
<br />
[min max] [300 4950]<br />
<br />
Dùng tương quan Spearman phân tích ta có:<br />
Rho = 0,0057 < 0,1 không có sự tương<br />
quan<br />
Với các bệnh nhân có triệu chứng ngứa và<br />
nổi mề đay chiếm tỷ lệ rất cao là 63,53%, mệt<br />
mỏi chán ăn chiếm 11,77%, nhức đầu kém tập<br />
trung là 5,88%, vết bầm da 2,35%.<br />
<br />
Bệnh do ký sinh trùng đường ruột<br />
Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột trên<br />
những bệnh nhân tăng bạch cầu toan tính là<br />
11,55%. Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm sán dải Taenia<br />
saginata là 94,74%. Phần lớn các bệnh nhân<br />
không có triệu chứng bệnh rõ ràng. Các triệu<br />
chứng như rối loạn đi tiêu, mệt mỏi, chán ăn ghi<br />
nhận được là 5,26% và đau bụng mơ hồ là<br />
10,53%.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Bệnh do Cysticercus cellulosea<br />
Trên thế giới, theo nghiên cứu tại Ecuador<br />
thì tỷ lệ nhiễm Cysticercus cellulosae là 11%. Ở<br />
nước ta, theo nghiên cứu của Phan Anh Tuấn<br />
thì tỷ lệ nhiễm Cysticercus cellulosae là 4,3%<br />
trên những bệnh nhân nghi ngờ nhiễm ký<br />
sinh trùng và có 6,9% bệnh nhân có bạch cầu<br />
toan tính tăng(7).<br />
Theo nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm Cysticercus<br />
cellulosae trên những bệnh nhân có số lượng<br />
bạch cầu toan tính tăng là 15,20%.<br />
Bệnh Cysticercus cellulosae gây ra bởi dạng<br />
ấu trùng của Taenia solium. Người có thể bị<br />
nhiễm Cysticercus cellulosae theo hai cách: một<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
là nuốt trứng có phôi vì ăn phải thức ăn hay<br />
do tay bị nhiễm bẩn; hai là tự nhiễm, các đốt<br />
sán già chứa đầy trứng theo phân ra ngoài.<br />
Tình cờ thì vài đốt già sau khi tách ra khỏi sán<br />
lại bị đưa ngược lên dạ dày bởi những phản<br />
nhu động ruột. Dịch vị sẽ làm tan rã đốt và<br />
phóng thích trứng có phôi. Trong cả hai<br />
trường hợp, phôi sáu móc chui ra khỏi trứng,<br />
xuyên qua thành ruột, theo mạch bạch huyết<br />
vào máu (bạch cầu toan tính tăng lên), đi đến<br />
các cơ quan biến thành nang ấu trùng(9).<br />
Nghiên cứu này cho thấy, sự khác biệt về số<br />
lượng bạch cầu toan tính ở hai nhóm có huyết<br />
thanh chẩn đoán Cysticercus cellulosae dương<br />
tính và âm tính là có ý nghĩa thống kê. Điều này<br />
phù hợp với y văn, khi phôi sáu móc chui ra<br />
khỏi trứng, chui qua niêm mạc vào vách ruột,<br />
theo dòng máu đến các cơ quan, lúc này cơ thể<br />
của ký chủ đáp ứng lại bằng cách tăng số lượng<br />
bạch cầu toan tính (đáp ứng miễn dịch tế bào).<br />
Đồng thời, đáp ứng miễn dịch thể dịch cũng<br />
tham gia tạo ra kháng thể bảo vệ cơ thể. Sự đáp<br />
ứng miễn dịch của cơ thể sẽ giảm khi nang sán<br />
đã định vị trong mô, khi nang đã hóa vôi.<br />
Nghiên cứu này cũng ghi nhận, sự tương quan<br />
giữa số lượng bạch cầu toan tính và hiệu giá<br />
kháng thể IgG kháng Cysticercus cellulosae là rất<br />
yếu, là phù hợp. Đặc thù của các bệnh nhân đến<br />
khám bệnh tại phòng khám ký sinh trùng này là<br />
đã nhiễm bệnh nhiều năm, điều trị nhiều nơi<br />
nhưng không hết. Bệnh đã qua giai đoạn mạn<br />
tính, có thể là nang sán đã hóa vôi.<br />
<br />
Bệnh do Fasciola sp<br />
Trên thế giới, ở Thổ Nhĩ Kỳ, tỷ lệ bệnh nhân<br />
nhiễm Fasciola hepatica trên những người có bạch<br />
cầu toan tính tăng là 8,9% và những người<br />
không có bạch cầu toan tính tăng là 3,7%, tại<br />
Cộng hòa Haiti là 6,5%.<br />
Ở nước ta, nghiên cứu của Trần Vinh Hiển<br />
và cộng sự trên 500 trường hợp nhiễm bệnh sán<br />
lá lớn ở gan cho thấy: đa số các bệnh nhân đến<br />
từ các tỉnh Miền Trung: Đà Nẵng, Quảng Ngãi,<br />
Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Đau bụng là<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
triệu chứng nổi bật, tỷ lệ bạch cầu toan tính dao<br />
động từ 16-70%.<br />
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm Fasciola sp<br />
trên những bệnh nhân có số lượng bạch cầu<br />
toan tính tăng là 6%.<br />
Sự khác biệt về số lượng bạch cầu toan tính<br />
ở hai nhóm có huyết thanh chẩn đoán Fasciola sp<br />
dương tính và âm tính là rất có ý nghĩa thống<br />
kê. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Phạm<br />
Thị Nhiên tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành<br />
phố Hồ Chí Minh theo dõi bạch cầu toan tính có<br />
giá trị trong việc chẩn đoán bệnh nhiễm Fasciola<br />
sp và đánh giá tình trạng bệnh nhân sau điều trị.<br />
Nghiên cứu này cho thấy, sự tương quan<br />
giữa số lượng bạch cầu toan tính và hiệu giá<br />
kháng thể kháng Fasciola sp là rất yếu. Điều này,<br />
cũng dễ hiểu, vì phần đông các bệnh nhân<br />
nhiễm Fasciola sp đến khám bệnh sống trong<br />
vùng dịch tễ. Bệnh nhân đã biết và điều trị bệnh<br />
sán lá gan ở địa phương, nhưng không khỏi hẳn<br />
nên tìm đến phòng khám chuyên khoa ký sinh<br />
trùng để khám bệnh. Bệnh đã qua giai đoạn<br />
mạn tính, sán đã trưởng thành trong ống mật.<br />
<br />
Bệnh do Gnathostoma sp<br />
Trên thế giới, bệnh nhiễm Gnathostoma sp đã<br />
được ghi nhận ở Myanmar, Lào. Bệnh cũng xảy<br />
ra trên người dân Châu Âu có đi du lịch đến<br />
Châu Á. Nghiên cứu của Valai Bussaratid tại<br />
Thái Lan tỷ lệ bệnh nhân nhiễm Gnathostoma sp<br />
qua huyết thanh chẩn đoán là 62,5% và có số<br />
lượng bạch cầu toan tính trung bình là 464<br />
tb/ml. Nghiên cứu của Rojekittikhun W. tại tỉnh<br />
Nakhon Nayok của Thái Lan từ tháng 8/2000<br />
đến tháng 8/2001, trên 1844 lươn cho thấy tỷ lệ<br />
lươn nhiễm Gnathostoma sp cao nhất vào tháng 8<br />
và thấp nhất vào tháng 3 hàng năm.<br />
Ở nước ta, theo nghiên cứu của Lê Thị Xuân,<br />
triệu chứng viêm da hay sưng mô mềm di<br />
chuyển chiếm tỷ lệ 54,19%. Tỷ lệ nhiễm bệnh<br />
tăng từ đầu mùa mưa, đạt đỉnh điểm vào cuối<br />
mùa mưa, tỷ lệ này sẽ giảm ngay sau khi mùa<br />
mưa kết thúc(5).<br />
<br />
21<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm<br />
Gnathostoma sp trên những bệnh nhân có số<br />
lượng bạch cầu toan tính tăng là 10,03%. Tỷ lệ<br />
này thấp hơn nghiên cứu ở Thái Lan, có thể là<br />
do nơi tiến hành nghiên cứu khác nhau. Đa số<br />
các bệnh nhân đến khám bệnh đều đã qua giai<br />
đoạn mạn tính, đã điều trị nhiều nơi nhưng<br />
không hết, đây cũng là điểm đặc thù của các<br />
bệnh nhân đến khám bệnh tại phòng khám ký<br />
sinh trùng. Do đó, nghiên cứu này cho thấy, sự<br />
khác biệt về số lượng bạch cầu toan tính ở hai<br />
nhóm có huyết thanh chẩn đoán Gnathostoma sp<br />
dương tính và âm tính là không có ý nghĩa<br />
thống kê, cũng là điều dễ hiểu.<br />
Sự tương quan giữa số lượng bạch cầu toan<br />
tính và hiệu giá kháng thể kháng Gnathostoma sp<br />
ở mức độ trung bình. Điều này phù hợp với<br />
bệnh lý do Gnathostoma sp gây ra. Ở giai đoạn là<br />
ấu trùng di chuyển qua biểu hiện là khối áp xe<br />
di chuyển ngoài da, bạch cầu toan tính tăng cao<br />
và hiệu giá kháng thể cũng tăng cao. Sau đó ở<br />
giai đoạn mãn, bạch cầu toan tính không tăng<br />
nữa và hiệu giá kháng thể cũng thấp dần đi.<br />
<br />
Bệnh do Strongyloies stercoralis<br />
Trên thế giới, theo nghiên cứu của Ashrafi<br />
tại tỉnh Gilan miền bắc Iran thì nhiễm<br />
Strongyloides stercoralis là ký sinh trùng gây tăng<br />
bạch cầu toan tính nhiều nhất. Nghiên cứu của<br />
Gonzalez cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nhiễm<br />
Strongyloides stercoralis có triệu chứng ở dạ dày là<br />
48,5%, có tăng bạch cầu toan tính là 63,6%.<br />
Nghiên cứu này ghi nhận, tỷ lệ nhiễm<br />
Strongyloides stercoralis trên những bệnh nhân có<br />
số lượng bạch cầu toan tính tăng là 9,12%. Vậy<br />
tỷ lệ này thấp hơn của tác giả trên, điều này có<br />
thể là do đối tượng chọn mẫu của hai nghiên<br />
cứu khác nhau.<br />
Nghiên cứu này cho thấy, sự khác biệt về số<br />
lượng bạch cầu toan tính ở hai nhóm có huyết<br />
thanh chẩn đoán Strongyloides stercoralis dương<br />
tính và âm tính là không có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
Bệnh do Toxocara canis<br />
Trên thế giới, tại vùng tây nam Iran tỷ lệ<br />
<br />
22<br />
<br />
nhiễm Toxocara trên những bệnh nhân có tăng<br />
bạch cầu toan tính là 19%. Trong các bệnh<br />
nhân nhiễm Toxocara này thì 63,15% là nữ,<br />
36,85% là nam. Bệnh thường gặp ở những<br />
người trưởng thành.<br />
Ở nước ta, theo nghiên cứu của Trần Xuân<br />
Mai thì tỷ lệ của một số mẫu đất nhiễm trứng<br />
Toxocara canis thay đổi từ 5-26% tùy theo từng<br />
vùng sinh địa cảnh(10).<br />
Theo nghiên cứu của Phan Anh Tuấn từ<br />
năm 2005 đến năm 2007 trên 397 bệnh nhân có<br />
triệu chứng dị ứng cho thấy tỷ lệ huyết thanh<br />
dương tính với kháng nguyên Toxocara canis là<br />
46,9%. Trong nghiên cứu này ghi nhận, tỷ lệ<br />
nhiễm Toxocara canis trên những bệnh nhân có<br />
số lượng bạch cầu toan tính tăng là 36,47%. Theo<br />
nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương tại 4 xã<br />
thuộc 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi là 616,5%(6).<br />
Ấu trùng Toxocara canis khi xâm nhập cơ thể<br />
kích thích hệ thống miễn dịch gây tăng đáp ứng<br />
miễn dịch dịch thể, tăng sản xuất globulin, cụ<br />
thể là IgG, IgE và miễn dịch tế bào. Bệnh ấu<br />
trùng giun đũa chó mèo thể di chuyển nội tạng<br />
trên bệnh nhi 2 tuổi có tăng bạch cầu ái toan đã<br />
được ghi nhận(3) Quá trình đó được thực hiện<br />
như sau: có sự tăng sản xuất IgE đặc hiệu từ<br />
lympho B và tăng bạch cầu toan tính từ tủy<br />
xương. Tuy nhiên, đáp ứng miễn dịch tế bào chỉ<br />
cho những hiệu quả giới hạn còn đáp ứng miễn<br />
dịch dịch thể thì gia tăng trong nhiều trường<br />
hợp. Điều này đã giải thích phần nào ghi nhận<br />
của nghiên cứu: Sự khác biệt về số lượng bạch<br />
cầu toan tính ở hai nhóm có huyết thanh chẩn<br />
đoán Toxocara canis dương tính và âm tính là<br />
không có ý nghĩa thống kê. Không có sự tương<br />
quan giữa số lượng bạch cầu toan tính và hiệu<br />
giá kháng thể kháng Toxocara canis.<br />
<br />
Bệnh do ký sinh trùng đường ruột<br />
Trên thế giới, Châu Phi tỷ lệ nhiễm giun<br />
đường ruột là 16,5%, tại Trung Quốc là<br />
36,15%(2,4).<br />
Ở nước ta, một nghiên cứu tại Thành Phố<br />
Lào Cai năm 2009 trên 681 học sinh tiểu học cho<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />