Tham khảo bài viết 'tìm hiểu nguyên nhân sự khủng hoảng kinh tế tài chính ở đông nam á_2', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: tìm hiểu nguyên nhân sự khủng hoảng kinh tế tài chính ở Đông Nam Á_2
- tìm hiểu nguyên nhân sự
khủng hoảng kinh tế tài chính
ở Đông Nam Á
Ngoại trưởng 10 nước ASEAN lúc đó tin rằng, việc liên kết các
hệ thống tiền tệ chặt chẽ là một nỗ lực thận trọng nhằm củng cố
vững chắc các nền kinh tế ASEAN. Hội nghị Ngoại trưởng
ASEAN lần thứ 30 diễn ra tại Subang Jaya, Malaysia đã thông
quan một Tuyên bố chung vào ngày 25 tháng 7 năm 1997 nêu
rõ mối quan ngại sâu sắc và kêu goi các nước ASEAN cần hợp
tác chặt chẽ hơn nhằm bảo vệ và tăng cường lợi ích của ASEAN
trong giai đoạn này.[6] Ngẫu nhiên là trong cùng ngày này, các
Ngân hàng Trung ương của hầu hết các nước chịu tác động của
khủng hoảng đã gặp nhau tại Thượng Hải trong Hội nghị cấp
cao Đông Á Thái Bình dương EMEAP, và thất bại trong việc đưa
ra một biện pháp Dàn xếp cho vay mới. Trước đó một năm, Bộ
trưởng Tài chính của các nước này cũng đã tham dự Hội nghị
Bộ trưởng Tài chínhAPEC lần thứ 3 tại Kyoto, Nhật Bản vào
ngày 17 tháng 3 năm 1996, và theo như Tuyên bố chung, các
- bên đã không thể nhân đôi được Quỹ tài chính phục vụ cho
Hiệp định chung về cho vay và Cơ chế Tài chính trong tình
trạng khẩn cấp. Vì vậy, cuộc khủng hoảng có thể xem như một
thất bại trong việc xây dựng năng lực phù hợp kịp thời, thất bại
trong việc ngăn chặn sự lôi kéo tiền tệ.
Một số nhà kinh tế lại chỉ trích chính sách tài chính thắt chặt
của IMF được áp dụng ở các nước xảy ra khủng hoảng càng làm
cho khủng hoảng thêm trầm trọng.[7]
Diễn biến
Thái Lan
Từ năm 1985 đến năm 1995, kinh tế Thái Lan tăng trưởng với
tốc độ bình quân hàng năm là 9%. Cuối năm 1996, báo cáo
Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF đã cảnh báo nền kinh tế
Thái Lan tăng trưởng quá nóng và bong bóng kinh tế có thể
không giữ được lâu. Cuối năm 1996, thị trường chứng khoán
Thái Lan bắt đầu có sự điều chỉnh. Cả mức vốn hóa thị trường
vốn lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm đi.
Ngày 14 tháng 5 và ngày 15 tháng 5 năm 1997, đồng baht Thái
- bị tấn công đầu cơ quy mô lớn. Ngày 30 tháng 6, thủ tướng Thái
Lan Chavalit Yongchaiyudh tuyên bố sẽ không phá giá baht,
song rốt cục lại thả nổi baht vào ngày 2 tháng 7. Baht ngay lập
tức mất giá gần 50%. Vào tháng 1 năm 1998, nó đã xuống đến
mức 56 baht mới đổi được 1 dollar Mỹ. Chỉ số thị trường chứng
khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn
372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn
giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Finance One, công
ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản. Ngày 11 tháng 8,
IMF tuyên bố sẽ cung cấp một gói cứu trợ trị giá 16 tỷ dollar
Mỹ cho Thái Lan. Ngày 20 tháng 8, IMF thông qua một gói cứu
trợ nữa trị giá 3,9 tỷ dollar.
Phi Luật Tân
Sau khi khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, ngày 3 tháng 7
ngân hàng trung ương Philippines đã cố gắng can thiệp vào thị
trường ngoại hối để bảo vệ đồng peso bằng cách nâng lãi suất
ngắn hạn (lãi suất cho vay qua đêm) từ 15% lên 24%. Đồng
peso vẫn mất giá nghiêm trọng, từ 26 peso ăn một dollar xuống
còn 38 vào năm 2000 và còn 40 vào cuối khủng hoảng.
Khủng hoảng tài chính nghiêm trọng thêm do khủng hoảng
- chính trị liên quan tới các vụ bê bối của tổng thống Joseph
Estrada. Do khủng hoảng chính trị, vào năm 2001, Chỉ số Tổng
hợp PSE của thị trường chứng khoán Philippines giảm xuống
còn khoảng 1000 điểm từ mức cao khoảng 3000 điểm hồi năm
1997. Nó kéo theo việc đồng peso thêm mất giá.
Giá trị của đồng peso chỉ được phục hồi từ khi Gloria
Macapagal-Arroyo lên làm tổng thống.
Hương Cảng
Tháng 10 năm 1997, Dollar Hong Kong bị tấn công đầu cơ.
Đồng tiền này vốn được neo vào Dollar Mỹ với tỷ giá 7,8
HKD/USD. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát ở Hong Kong lại cao hơn ở
Mỹ. Đây là cơ sở để cho giới đầu cơ tấn công. Nhờ có dự trữ
ngoại tệ hùng hậu lên tới 80 tỷ USD vào thời điểm đó tương
đương 700% lượng cung tiền M1 hay 45% lượng cung tiền M3,
nên Cơ quan Tiền tệ Hong Kong đã dám chi hơn 1 tỷ USD để
bảo vệ đồng tiền của mình. Các thị trường chứng khoán ngày
càng trở nên dễ đổ vỡ. Từ ngày 20 tháng 10 đến 23 tháng 10,
Chỉ số Hang Seng đã giảm 23%. Ngày 15 tháng 8 năm 1998,
Hong Kong nâng lãi suất cho vay qua đêm từ 8% lên thành 23%
và ngay lập tức nâng vọt lên 500%. Đồng thời, Cơ quan Tiền tệ
Hong Kong bắt đầu mua vào các loại cổ phiếu thành phần của
- Chỉ số Hang Seng để giảm áp lực giảm giá cổ phiếu. Cơ quan
này và ông Donald Tsang, lúc đó là Bộ trưởng Tài chính và sau
này làm Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong, đã công khai
tuyên chiến với giới đầu cơ. Chính quyền đã mua vào khoảng
120 tỷ Dollar Hong Kong (tương đương 15 tỷ Dollar Mỹ) các
loại chứng khoán. Sau này, vào năm 2001, chính quyền đã bán
ra số chứng khoáng này và thu lời khoảng 30 tỷ Dollar Hong
Kong (khoảng 4 tỷ Dollar Mỹ).
Các hoạt động đầu cơ nhằm vào Dollar Hong Kong và thị
trường chứng khoán của nước này đã ngừng lại vào tháng 9
năm 1998 chủ yếu do các nhà đầu cơ bị thiệt hại bởi chính sách
điều tiết dòng vốn nước ngoài của chính phủ Malaysia và bởi
sự sụp đổ của thị trường trái phiếu và tiền tệ ở Nga.
Tỷ giá neo giữa Dollar Hong Kong và Dollar Mỹ vẫn được bảo
toàn ở mức 7,8 : 1.
Hàn Quốc
Vào thời điểm khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, Hàn Quốc có
một gánh nặng nợ nước ngoài khổng lồ. Các công ty nợ ngân
hàng trong nước, còn ngân hàng trong nước lại nợ ngân hàng
- nước ngoài. Một vài vụ vỡ nợ đã xảy ra. Khi thị trường châu Á
bị khủng hoảng, tháng 11 các nhà đầu tư bắt đầu bán ra chứng
khoán của Hàn Quốc ở quy mô lớn. Ngày 28 tháng 11 năm
1997, tổ chức đánh giá tín dụng Moody đã hạ thứ hạng của Hàn
Quốc từ A1 xuống A3, sau đó vào ngày 11 tháng 12 lại hạ tiếp
xuống B2. Điều này góp phần làm cho giá chứng khoán của Hàn
Quốc thêm giảm giá. Riêng trong ngày 7 tháng 11, thị trường
chứng khoán Seoul tụt 4%. Ngày 24 tháng 11 lại tụt 7,2% do
tâm lý lo sợ IMF sẽ đòi Hàn Quốc phải áp dụng các chính sách
khắc khổ.
Trong khi đó, đồng Won giảm giá xuống còn khoảng 1700
KRW/USD từ mức 1000 KRW/USD.
Mã Lai
Ngay sau khi Thái Lan thả nổi đồng Baht (ngày 2 tháng 7 năm
1997), đồng Ringgit của Malaysia và thị trường chứng khoán
Kuala Lumpur lập tức bị sức ép giảm giá mạnh. Ringgit đã giảm
từ mức 3,75 Ringgit/Dollar Mỹ xuống còn 4,20 Ringgit/Dollar.
Phần lớn sức ép giảm giá đối với Ringgit là từ việc buôn bán
đồng tiền này trên thị trường tiền ở nước ngoài. Những người
tham gia thị trường tiền duy trì tài khoản bằng đồng Ringgit ở
trạng thái bán ra nhiều hơn mua vào với dự tính về sử giảm giá
- của đồng Ringgit trong tương lai. Kết quả là lãi suất trong nước
của Malaysia giảm xuống khuyến khích dòng vốn chảy ra nước
ngoài. Lượng vốn chảy ra đạt tới mức 24,6 tỷ Ringgit vào quý
hai và quý ba năm 1997.[8]