intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu, chương 6

Chia sẻ: Duong Ngoc Dam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

339
lượt xem
121
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quá trình sơn tàu sau khi thay thế bề mặt vỏ tàu 3.2.1 Định nghĩa sơn Sơn có thể được miêu tả là một hỗn hợp lỏng có độ nhớt thay đổi tùy theo phương pháp ứng dụng bằng máy phun sơn áp lực cao ( Airless), chổi sơn, cọ lăn… và trong quá trình khô hay đóng rắn trở thành một màn không thể xâm nhập, có tính bảo vệ cao và có tác dụng trang trí. Các sơn hiện đại có thành phần cấu tạo phức tạp, gồm những thành phần chủ yếu sau đây: - Chất tạo màng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu, chương 6

  1. Chương 6: Quá trình sơn tàu sau khi thay thế bề mặt vỏ tàu 3.2.1 Định nghĩa sơn Sơn có thể được miêu tả là một hỗn hợp lỏng có độ nhớt thay đổi tùy theo phương pháp ứng dụng bằng máy phun sơn áp lực cao ( Airless), chổi sơn, cọ lăn… và trong quá trình khô hay đóng rắn trở thành một màn không thể xâm nhập, có tính bảo vệ cao và có tác dụng trang trí. Các sơn hiện đại có thành phần cấu tạo phức tạp, gồm những thành phần chủ yếu sau đây: - Chất tạo màng - Bột màu - Chất độn - Dung môi hữu cơ hoặc nước. Nhiều loại chất phụ gia như chất làm khô, chất phụ gia chống tạo màng, chất lưu biến, chất tạo bọt, chất làm chảy đều… Công thức của các sơn hiện đại là một kỹ thuật đặc biệt và một sự thay đổi nhỏ của các cấu trúc trong sơn có thể đem lại một thay đổi to lớn trong sản phẩm sơn vì vậy các nhà sản xuất khuyên không nên dùng dầu vì loại sơn này cho chất lượng kém. * Các thành phần chủ yếu của sơn : a. Bột màu
  2. Bột màu là những hạt nhỏ của vật thể rắn được sử dụng trong sơn. Chức năng chủ yếu của bột màu là cho sơn màu sắc và độ che phủ, bảo vệ chất tạo màng khỏi sự phá hủy của tia cực tím của mặt trời. Một vài bột màu như phốt phát kẽm có tính chất chống rỉ, các loại khác như ôxit kẽm, ôxit đồng là độc tố có tác dụng bảo vệ chống lại rong rêu và hà. b. Các chất độn Chất độn là các khoáng chất tự nhiên hoặc nhân tạo như bột tal, cao lanh, dolomit… được phân tán nhỏ trong sơn. Các hạt này có kích thước và hình dáng khác nhau như hình cầu, hình tấm, dạng sợi… và có bề mặt nhám hay phẳng. Chất độn có một vai trò quan trọng trong sơn. Chúng được lựa chọn và trộn vào sơn với một lượng nhất định nếu muốn có được một sơn có chất lượng cao nhất. Chức năng chủ yếu của chất độn là gia cường màng sơn và đem lại độ bóng phù hợp. Tuy nhiên chúng cũng có ảnh hưởng rất lớn tới việc sơn và về tính chất chống rỉ. Chất tạo màng là một thể liên tục của màng sơn mà trong đó các bột màu và các chất độn được phân bố trong đó. Trong đa số các trường hợp chất tạo màng cũng đưa lại thể tích lớn nhất của màng sơn và là một thành phần có ảnh hưởng lớn nhất tới các tính
  3. năng kỹ thuật của sơn như độ khô hay đóng rắn, độ bám dính, độ cứng, độ bền, chịu đựng được hóa chất…. Vì thế loại chất tạo màng thông thường được sử dụng để mô tả chủng loại chung của sơn như sơn Alkyd, Epoxy, Cao su clo hóa. Trước đó, chất tạo màng dùng trong sơn chủ yếu là các vật liệu tự nhiên như dầu lanh, bitum, nhựa than đá và hàng loạt các nhựa rắn khác nhau. Ngày nay các chất tạo màng được phát triển bởi các nhà hóa học polyme, họ đã tổng hợp các chất tạo màng từ các nguyên liệu của công nghiệp hóa chất. Các vật liệu tự nhiên như dầu đậu và dầu lanh vẫn là một phần quan trọng trong các thành phần của một số chất tạo màng hiện nay. c. Chất phụ gia Là những chất đã được trộn vào sơn. Nó cũng là một trong nhiều chất ảnh hưởng đến đặc tính, chất lượng của sơn. Có nhiều loại chất phụ gia như chất làm khô, chất tạo màng, chất lưu biến, chất tạo bọt, chất làm chảy đều, chất tạo độ bong, độ cứng…Đây là những chất ảnh hưởng đến công nghệ của nhiều hãng sơn. Các nhà nghiên cứu sơn hiện đại luôn có trong tay một số lượng lớn các chất tạo màng và dễ dàng sản xuất ra một loại sơn đặc biệt cũng như là phát triển các loại sơn truyền thống chất lượng cao.
  4. 3.2.2 Phân loại sơn Sơn có thể phân loại bởi nhiều cách như theo chất tạo màng, theo chức năng sơn ( sơn lót, sơn phủ, sơn bảo vệ, sơn trang trí) … Ở đây chúng ta sẽ phân loại sơn theo nguyên lý khô và đóng rắn của chúng. Tất cả các sơn gồm các phân tử, sự liên kết và tách rời tự nhiên giữa chúng để quyết định các đặc trưng vật lý và hóa học của vật liệu. Các phân tử là những phần nhỏ bé nhất riêng biệt của phân tử vật thể có thể chia ra được. Các phân tử là những phần tử riêng biệt nhỏ nhất, thậm chí những mảnh phân tử chúng ta cho là lớn cũng rất nhỏ đến nỗi nếu chúng được tách riêng ra chúng ta cũng không thể nhìn thấy được, ngay cả bằng những kính hiển vi mạnh nhất. Phản ứng hóa học có nghĩa là các phân tử sẽ được thay đổi theo một cách nào đó. Bằng việc thay đổi phân tử chúng ta có thể thay đổi được vật liệu. Một cách tổng quát chúng ta có thể nói rằng các hơi bao gồm những phân tử nhỏ, chất lỏng bao gồm những phân tử cỡ trung bình và chất rắn bao gồm những phân tử rất lớn. Các chất rắn bao gồm những phân tử rất lớn, tuy nhiên có thể được hóa lỏng bằng cách trộn chúng với những chất có phân tử nhỏ hơn, như việc hòa tan nhựa polyme trong dung môi. Mặt khác chất lỏng cũng có thể trở nên đặc rắn bởi các phản ứng hóa học, ví dụ như tăng kích cỡ các phân tử của nó bởi gắn các phân tử nhỏ lại với nhau bằng chất tạo màng hóa học.
  5. Trong quá trình khô hay đóng rắn của màng sơn sẽ xảy ra các phản ứng hóa học và vật lý làm các phân tử nhỏ ( dung môi/ nước) bay hơi khỏi bề mặt còn chất tạo màng gồm có cả các phân tử rất lớn hoặc nhỏ sẽ liên kết lại với nhau bởi phản ứng hóa học trong màng sơn. Dựa trên cơ chế của quá trình khô hay đóng rắn chúng ta có thể phân loại sơn ra 3 nhóm chính: Sơn khô bởi ôxy hóa, khô vật lý và sơn hai thành phần đóng rắn bằng hóa học.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2