intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TÌM HIỂU SỰ GIAO LƯU VĂN HÓA QUA LỄ HỘI DÂN GIAN Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

Chia sẻ: Nguyễn Thị Bích Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

163
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Miền Đông Nam Bộ bao gồm các tỉnh thành như: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Dân cư ở miền Đông Nam Bộ ngoài người Việt chiếm đa số, còn có các dân tộc bản địa và nhập cư như: Chơro, Mạ, Stiêng, Cơho, Hoa, Chăm, Khơmer, Tày, Nùng, Mường…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TÌM HIỂU SỰ GIAO LƯU VĂN HÓA QUA LỄ HỘI DÂN GIAN Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

  1. TÌM HI U S GIAO LƯU VĂN HÓA QUA L H I DÂN GIAN MI N ÔNG NAM B
  2. VNH3.TB4.46 TÌM HIỂU SỰ GIAO LƯU VĂN HÓA QUA LỄ HỘI DÂN GIAN Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ThS. Nguyễn Thị Nguyệt Bảo tàng Đồng Nai Đặt vấn đề Miền Đông Nam Bộ bao gồm các tỉnh thành như: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Dân cư ở miền Đông Nam Bộ ngoài người Việt chiếm đa số, còn có các dân tộc bản địa và nhập cư như: Chơro, Mạ, Stiêng, Cơho, Hoa, Chăm, Khơmer, Tày, Nùng, Mường… Miền Đông Nam bộ có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp cũng như phát triển công nghiệp, kinh tế dịch vụ và mở mang đô thị. Những địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp đều thuộc khu vực miền Đông như: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh chứng tỏ tiềm năng kinh tế rất phát triển đặc biệt kinh tế công nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, miền Đông Nam Bộ còn nổi tiếng về tiềm năng phát triển du lịch như du lịch biển Vũng Tàu, du lịch về nguồn và thắng cảnh núi Bà Đen ở Tây Ninh, du lịch trên sông Đồng Nai và du lịch vườn trái cây ở Lái Thiêu (Bình Dương)... Một trong những đặc điểm văn hóa, đó là những lễ hội dân gian truyền thống của các dân tộc ở khu vực miền Đông Nam Bộ nổi tiếng như: lễ hội Bà Đen ở Tây Ninh, lễ hội Dinh Cô ở Bà Rịa - Vũng Tàu, lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu ở Bình Dương, lễ hội mừng lúa mới của dân tộc Chơro, Mạ, Stiêng, lễ hội giỗ Tổ nghề Đá ở miếu Tổ sư ở Đồng Nai, lễ hội Ông Bổn ở Lò chén Bình Dương, lễ hội Quan Thánh Đế ở Đồng Nai, lễ kỳ yên đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh ở Đồng Nai, lễ hội Thiên Hậu miếu ở Đồng Nai, lễ hội Cầu ngư ở Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh… Những lễ hội này đều mang tính đặc thù của các dân tộc Việt, Chơro, Mạ, Stiêng, Chăm, Hoa, Khơmer… Tuy nhiên, trong từng lễ hội diễn ra ở các cơ sở tín ngưỡng đều có sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, sự tiếp nhận văn hóa hình thành nên đối tượng thờ tự và hình thức lễ hội của dân tộc này có ảnh hưởng văn hóa của dân tộc khác. Phạm vi tìm hiểu của đề tài là những lễ hội tiêu biểu tổ chức ở các cơ sở tín ngưỡng dân gian ở miền Đông Nam Bộ. 1. Khái niệm về “Giao lưu văn hóa” Giao lưu văn hóa hay giao lưu tiếp biến văn hóa (acculturation) là quá trình các cộng đồng người “gặp nhau”, tiếp xúc nhau trên cơ sở đó “tiếp nhận” những giá trị văn hóa. Sự tiếp nhận này có vai trò như là một động lực làm cho một hay nhiều yếu tố truyền thống trong văn hóa của họ luôn được điều chỉnh, biến đổi cách tân cho thích hợp. 1
  3. Giao lưu văn hóa (exchange culture) là khái niệm nói về một hiện tượng phổ biến mang tính quy luật thường xuyên chi phối quá trình vận động, phát triển trong mọi nền văn hóa dân tộc trên thế giới. Giao lưu văn hóa là hệ quả của sự tiếp xúc và là điều kiện cho sự hội nhập của các nền văn hóa khác nhau khi có dịp gặp nhau trong bối cảnh lịch sử nhất định. Giao lưu văn hóa chính là quá trình của sự gặp gỡ các giá trị văn hóa của dân tộc khác nhau. Trong những điều kiện lịch sử cụ thể, sự tiếp xúc văn hóa có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, lâu dài hoặc ngắn ngủi, tự nhiên hoặc cưỡng bức… là những nhân tố trong quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa để hình thành nên những đặc trưng văn hóa mới, phù hợp cho cả hai nền văn hóa ấy. 2. Những lễ hội dân gian tiêu biểu ở miền Đông Nam Bộ Lễ hội dân gian là hệ thống những lễ hội được tổ chức mang tính chất dân dã, phổ biến trong cộng đồng xã hội nhằm phục vụ cho nhu cầu về tâm linh của con người cầu mong cho cuộc sống được tốt lành, may mắn. 2.1. Lễ hội núi Bà Đen- Linh Sơn Thánh mẫu (Tây Ninh) Núi Bà Đen cách thị xã Tây Ninh 11km, có diện tích rộng 24km2 gồm ba ngọn núi là: núi Heo, núi Phụng và núi Bà tạo thành. Núi Bà Đen cao 986m là ngọn núi cao nhất Nam Bộ. Nhìn từ xa, do luôn được bao phủ bởi những đám mây trắng trên đỉnh núi, Bà Đen trông giống như được khoác một tấm lụa mỏng. Trên núi, có nhiều hang động, cây cỏ xanh tươi, nước chảy theo khe róc rách... tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình giống như một bức tranh thủy mặc. Rải khắp từ chân núi lên đến đỉnh là những quần thể kiến trúc gồm điện, chùa, miếu, tháp... hầu hết đều phản ánh những đặc trưng của văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Núi Bà Ðen có điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu (Điện Bà), bên trong có bức tượng đồng Bà Đen - Linh Sơn Thánh Mẫu. Bên cạnh các tượng Phật còn có hệ thống các tượng thờ tín ngưỡng dân gian như: Quan công, Tứ vị Sơn thần, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Ông Địa, Ông Tà, Tứ vị Thiên vương. Đặc biệt hệ thống thờ Mẫu - Nữ thần đông đảo như: Cửu Thiên Huyền nữ, Diêu Trì Kim mẫu, Thiên Hậu Thánh mẫu, Địa Mẫu, bà Chúa Xứ và cả cậu Tài, cậu Quý, Cô Hồng, cô Hạnh và tượng Quán Thế Âm... Nhưng trung tâm vẫn là Linh Sơn Thánh Mẫu với nơi thờ chính tại điện Bà nằm ở vị trí lưng chừng núi (độ cao khoảng 400m). Nói đến núi Bà Đen, người ta nghĩ ngay đến Linh Sơn An Phước tự (chùa Hang), Linh Sơn Tiên Thạch tự, Dốc Thượng, động Huyền Môn, động Thanh Long, động Ma Ha, hang Gió, hang Ong Hổ... Nhiều huyền thoại, truyền thuyết kể về Bà Đen nhưng phổ biến truyền tụng trong dân gian là truyện Lý Thị Thiên Hương. Câu chuyện kể về một đôi trai tài gái sắc ở vùng Quang Hóa (nay là huyện Tràng Bảng) nguyện ước đính hôn. Chàng trai tên là Lê Sĩ Triệt, người con gái tên là Lý Thị Thiên Hương. Giữa buổi loạn ly, chàng Triệt lên đường tòng quân cứu nước, nàng Hương ở nhà thủ tiết chờ chàng. Trong một lần lên núi lễ Phật, nàng bị bọn cướp hãm vây bức hiếp. Không để thanh danh hoen ố, nàng chống trả 2
  4. quyết liệt và nhảy xuống vực sâu quyên sinh. Dân gian truyền rằng nàng Hương rất hiển linh, đã báo mộng cho vị sư trụ trì trên núi đem thi hài nàng về mai táng. Sau này, những quan binh đi đánh giặc hoặc dân tình chẳng may bị lạc trên núi thường được nàng báo mộng chỉ đường ra khỏi rừng rậm, non cao. Vì vậy trong vùng lập đền thờ Bà trên núi. Từ đó núi có tên gọi là núi Bà Đen. Hàng năm, vào mùa xuân từ tháng giêng kéo dài đến tháng ba chính là mùa lễ hội núi Bà Đen hay còn gọi là hội đền Linh Sơn Thánh Mẫu. Hội đền Linh Sơn Thánh Mẫu bắt đầu từ 20 Tết trở đi và chính hội vào ngày 15 tháng giêng âm lịch, chính lễ Vía Bà là đêm 18 và ngày 19 tháng giêng. Đặc trưng của hội là du xuân, lễ bái cầu mong một năm thịnh vượng. Trước ngày chính lễ, vào lúc nửa đêm, người ta tiến hành lễ "Mộc Dục" (Tắm Bà). Lễ tắm Bà với ba lần khăn lau (phải dùng toàn khăn mới), khăn phải được xông hương, tắm Bà bằng nước thơm nấu bởi các loại hoa: sen, lài, sứ, quế... do các lễ sĩ dâng lên. Lễ sĩ là những thiếu nữ được chia thành cặp trong các bộ lễ phục đẹp lộng lẫy, chân bước nhẹ, nhịp nhàng "đăng đài" theo bộ "chữ Tâm" trong tiếng nhạc lễ qua các làn điệu Xuân, Đảo Nam Bộ. Mỗi dịp xuân về, lễ hội núi Bà Đen lại thu hút hàng triệu lượt du khách trên khắp mọi miền đất nước. Ngoài ra còn một lễ Vía Bà vào ngày mồng 6 tháng 5 âm lịch. 0 giờ đêm ngày 5 tháng 5 âm lịch, diễn ra lễ Tắm Bà tại Điện thờ có màn che bên ngoài. Một số phụ nữ lớn tuổi làm các nghi thức như: thắp hương xin phép Bà, lau Bà bằng nước dừa nấu với hoa, lá và nước hoa, thay trang phục mới cho Bà, lễ Bà. Tắm xong, nhang đèn được thắp lên và cửa đền rộng mở đón khách thập phương đến viếng Bà. Lễ vật cúng Bà là hương, đăng, trà, quả, rượu, bánh... Buổi sáng sớm ngày 6/5 Ban tổ chức làm lễ Trình Thập Cúng với 10 món lễ vật gồm: hương, đèn, hoa, trà, quế, rượu, bánh ít chay, cặp dây chuyền, xuyến, bông tai (nữ trang bằng vàng mã). Các lễ vật do các vị sư nhà Phật và Ban tế lễ (mặc áo thụng xanh, thắt đai đen, mang hài và đội mũ tế) thực hiện trong tiếng nhạc lễ, trống, chiêng vang lên rộn rã... Buổi tối biểu diễn hát Bóng rỗi (múa Mâm vàng, Mâm bạc, Mâm đồ chơi...), hát Chặp Địa Nàng. Ngày 6/5 âm lịch nghi lễ theo Phật giáo, các hòa thượng tụng kinh sám hối, cúng Ngọ, thí thực cô hồn... Trước đây còn tổ chức hát Bội vào các ngày 7 và 8 tháng 5 âm lịch. Có thể nói, lễ Vía bà Đen gồm cả hai lễ lớn vào dịp Rằm tháng giêng và ngày 6/5 âm lịch. Lễ hội kết hợp với leo núi, vãn cảnh chùa... tạo nên hoạt động văn hóa du lịch độc đáo ở danh lam thắng cảnh này. Lễ hội núi Bà Đen với những lễ nghi và phần hội thể hiện sự đan xen giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu của người dân Nam Bộ. 2.2. Lễ hội đình thần Thắng Tam (Bà Rịa - Vũng Tàu) 3
  5. Đình thần Thắng Tam là một quần thể kiến trúc gồm có ba di tích: đình Thắng Tam, miếu Bà Ngũ Hành, lăng ông Nam Hải. Theo truyền thuyết đình thần Thắng Tam thờ chung cả ba người đã có công xây dựng nên ba làng Thắng ở Vũng Tàu, đó là: Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc và Ngô Văn Huyền. Chuyện kể rằng: thuở ấy hải tặc Mã Lai và Tàu Ô thường hay đột nhập cửa sông Bến Nghé đón đường cướp bóc tiền bạc, hàng hóa, bắt cóc người trên các thuyền buôn. Để bảo vệ thương thuyền của người Việt, vua Gia Long liền phái ba đội quân đi trên ba chiếc thuyền. Mỗi đội quân do một viên xuất đội thống lĩnh. Khi tới bán đảo Vũng Tàu, họ đổ quân, lập trại và đặt tên cho doanh trại, đồn binh của mình là Phước Thắng. Ba đội quân Phước Thắng vừa làm nhiệm vụ bảo vệ bờ biển, vừa khai hoang lập làng. Chỉ trong vòng vài năm, phần lớn hải tặc Mã Lai và Tàu Ô bị diệt trừ. Số ít còn lại không dám sách nhiễu thương thuyền của Đại Việt nữa. Năm 1822, Minh Mạng ban chiếu khen thưởng chức tước, phẩm hàm cho các đội quân, giải ngũ và ban thưởng những phần đất mà họ có công khai phá. Từ ba vị trí của ba đội quân, đã dần dần hình thành nên ba làng Thắng Nhất, Thắng Nhì và Thắng Tam. Sau khi ba đội ông Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc và Ngô Văn Huyền chết, triều đình đã ban sắc phong cho ba ông là những vị thần thành hoàng làng Thắng này. Ngoài những giá trị mang ý nghĩa lịch sử, văn hoá, đình thần Thắng Tam còn bảo tồn những lễ hội dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Hàng năm đình thần Thắng Tam tổ chức lễ hội trong 4 ngày từ 17 đến 20 tháng 2 âm lịch. Đây là lễ hội cầu an, là thời điểm kết thúc và mở đầu cho một mùa thu hoạch tôm cá. Phần lễ diễn ra rất cầu kỳ: cúng tế, lễ vật tế thần, dâng hương quỳ lạy, chiêng trống, kèn nhạc... và có rất nhiều điều kiêng kỵ như heo dùng để tế lễ phải có bộ lông cùng màu, người có tang không được tham gia vào việc nghi thức tế lễ. Ngoài ra, phần hội có nhiều trò vui chơi giải trí như múa lân, hát bội... Lễ hội đình thần Thắng Tam là một hoạt động văn hoá đặc sắc của ngư dân miền biển Vũng Tàu. Lễ hội góp phần bảo tồn và làm phong phú cho sinh hoạt văn hóa tinh thần ở miền Đông Nam bộ trong cuộc sống hiện đại hôm nay. 2.3. Lễ hội Nghinh Cô (Bà Rịa - Vũng Tàu) Lễ hội Nghinh Cô nằm trong hệ thống lễ hội thờ Mẫu - nữ thần tiêu biểu của ngư dân Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhưng đây không đơn thuần chỉ thờ nữ thần mà là sự kết hợp của lễ hội Cầu Ngư với tục thờ cúng Thần Biển (Bà Thủy Long, cá voi của người Chăm) và tín ngưỡng thờ Mẫu - nữ thần của cư dân địa phương. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 10 tháng hai âm lịch, hàng chục ngàn người ở khắp các miền quê tề tựu về Dinh Cô (thị trấn Long Hải, Bà Rịa - Vũng Tàu) tham dự lễ hội. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của ngư dân ven biển Nam Bộ. 4
  6. Lễ hội diễn ra ở Dinh Cô, dưới mỏm núi Thùy Vân thuộc ấp Hải Sơn, thị trấn Long Hải, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Người dân địa phương thường gọi đây là lễ hội Dinh Cô. Dinh Cô trước còn gọi là miếu thờ Bà Cô được xây dựng và trùng tu khoảng năm 1930. Diện tích khoảng 100m2. Bên trong thờ tượng Bà Cô cao khoảng 0,5m mặc áo choàng đỏ, đội mão gắn hột màu trắng. Bên cạnh Bà Cô, người ta còn thờ các vị thần thánh khác như: Diêu Trì Phật Mẫu, Chúa Cậu hay Nhị vị công tử (cậu Tài, cậu Quý con Bà Chúa Ngọc), Ngũ Hành nương nương, Tứ Pháp nương nương, Ông Địa, Thần Tài... Ngoài ra, còn các miếu nhỏ xung quanh thờ Cửu Thiên Huyền nữ, Chúa Ngọc nương nương, Chúa Tiên nương nương, Quán Thế Âm bồ tát, Hỏa Tinh Thánh mẫu, Quan Thánh Đế quân... Tất cả các đối tượng thờ tự này có nguồn gốc khá đa dạng, đại diện cho nhiều dòng văn hóa khác nhau của các dân tộc Việt, Hoa, Chăm... Các đối tượng phối tự này nằm xung quanh của trục trung tâm là “Bà Cô”- một Nữ thần địa phương. Dinh Cô với lễ hội Nghinh Cô ở Long Hải gắn liền với những truyền thuyết dân gian thu hút sự hiếu kỳ của nhiều người. Truyền thuyết kể rằng, có một cô gái tên là Lê Thị Hồng, quê ở Phan Rang, là con gái duy nhất của ông Lê Văn Khương và bà Thạch Thị Hà. Trong một lần theo cha vào Nam buôn bán, cô bị nạn trên biển. Sau ba ngày tìm kiếm không thấy con gái, người cha buồn bã quay về quê nhà. Vài hôm sau, người ta thấy xác cô trôi dạt vào Hòn Hang. Ngư dân Phước Hải chôn cất cô trên đồi cát gần nơi tìm thấy xác (đó là mộ Cô bây giờ). Trong một lần khi dịch bệnh đang hoành hành trong làng, có người nằm mơ thấy Cô báo mộng về chỉ cách giúp dân làng vượt qua khỏi dịch khí. Dân làng thấy vậy liền thắp hương cầu khấn Cô, quả nhiên dịch bệnh qua khỏi. Sau sự việc ấy, bà con địa phương đã xây am thờ phụng Cô, cầu mong Cô độ trì cho dân làng làm ăn phát đạt cuộc sống an lành. Hàng năm lễ hội Dinh Cô được ngư dân Long Hải tổ chức rất long trọng suốt ba ngày từ 10 đến 12 tháng 2 âm lịch là ngày giỗ Cô theo phong tục truyền thống ở địa phương. Vào ngày lễ, Dinh Cô được trang hoàng hết sức rực rỡ, trang nghiêm, chăng đèn kết hoa. Các nhà trong vạn ghe đều đặt bàn hương, trên có nhang đèn, bánh trái, mâm xôi... Ban đêm có treo đèn lồng. Các tàu thuyền của ngư phủ đều đậu ở bến, mỗi chiếc đều treo đèn giấy nhiều màu, kết hoa từ mũi đến lái, kể cả cột buồm. Những chiếc thuyền ghe từ các làng cá như Long Hải, Phước Hải, Phước Tỉnh, Vũng Tàu và một số thuyền ghe từ miền Trung vào đều trở nên lộng lẫy. Vì thế, ban đêm ở đây hiện ra cảnh nhộn nhịp huy hoàng của đêm hội hoa đăng. Thuyền ghe nào ở đây cũng hướng mũi vào trước Dinh Cô để thực hiện nghi thức "Chầu Cô". - Vào ngày đầu tiên của lễ hội (ngày 10 tháng hai), Ban quý tế và ngư dân đã tề tựu về Dinh Cô để chuẩn bị cho lễ Nghinh Cô. 5
  7. 7 giờ sáng ngày 10 tháng 2 âm lịch, lễ Nghinh Bà Lớn (Thủy Long thần nữ) và Ông Nam Hải (tức cá Voi) từ dinh Ông Nam Hải về Dinh Cô. Đoàn rước có Ban tế lễ, học trò lễ, ban nhạc lễ, 12 bạn chèo (trang phục áo đỏ, nẹp vàng, nón lá vàng, tay cầm chèo), đội lân... với hai long đình (một ngôi Nghinh Bà lớn còn một ngôi Nghinh Ông) và cầm cờ ngũ hành. Ngày đầu tiên cúng Tiền hiền, Hậu hiền và tụng niệm cầu quốc thái dân an được tổ chức dưới sự điều khiển của vị Chánh bái, có sự tham gia của các nhà sư Phật giáo đến tụng kinh cầu an cầu mong làng xóm yên vui, mọi người khoẻ mạnh, nghề nghiệp thuận lợi, làm ăn phát đạt… - Ngày thứ hai (11 tháng 2 âm lịch) là phần hội thi chèo thúng và bơi lội. Buổi tối cúng Tiên thường, các nhà sư Phật giáo chủ trì tụng kinh cầu an. - Ngày thứ ba (ngày 12 tháng hai âm lịch) là Chính hội. Ngay từ buổi sáng ngư dân đã tổ chức lễ Nghinh Cô (ngoài biển) về Dinh để nhập điện. Ghe Nghinh Cô được chuẩn bị kỹ lưỡng, trang hoàng rực rỡ. Đoàn ghe Nghinh Cô gồm hàng trăm chiếc, trong đó có hai ghe chính và 6 ghe hộ tống. Ở hai ghe chính có bày bài vị hương án và cúng phẩm. Phẩm vật dâng Cô và thần thánh trong các lễ cúng gồm thịt heo sống để nguyên con, heo quay, xôi, chè, các thứ đồ xào, hoa quả… Trên hai ghe chính có chủ tế, ban nhạc lễ, 12 lễ sinh và 12 bạn chèo. Đúng 7 giờ đoàn ghe Nghinh Cô bắt đầu khơi hành, tiến thẳng ra khơi. Khi đoàn ghe cách bờ hơn chừng 1km, chủ tế ra lệnh đoàn ghe dừng lại. Lúc ấy nghi lễ được bắt đầu. Chủ tế niệm hương, ban nhạc lễ và lễ sinh xướng. Sau khi niệm hương xong, đoàn ghe tiếp tục diễu hành một vòng lớn trên biển, đi qua miếu Bà Thủy Long rồi trở về bãi biển phía Tây, cách Dinh Cô chừng trăm mét. Trên bờ hai "Bóng chàng" và 10 thanh niên cầm cờ ngũ hành đứng thành hai hàng đối xứng nhau đi rước bài vị, hương án Nghinh Cô về an vị tại Dinh. Từ 8-10 giờ sáng, lễ tế chính thức theo truyền thống Nam Bộ với lễ vật chính là heo quay cúng Bà Thủy Long, heo toàn sinh (thịt sống) cúng ông Nam Hải và các đồ chay cúng Bà Cô. Một nghi thức khác xuất hiện trong lễ hội Nghinh Cô là lễ phóng sinh. Người ta mua chim để trong lồng và tổ chức thả chim ra, tương tự việc phóng sinh vào các ngày rằm hay mồng một. Trong những ngày diễn ra lễ hội Nghinh Cô ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Ban quý tế còn mời các đoàn hát về diễn Tuồng và hát Bội. Buổi tối có diễn xướng dân gian gồm Chặp Địa Nàng, múa bóng (mâm ngũ sắc, mâm vàng, mâm bạc)... Ngoài ra, người ta còn tổ chức múa lân sư rồng và các trò chơi dân gian khác như thi bắt cá, bắt lươn và các môn thi đua thuyền, đua thúng… Các trò chơi dân gian này thường thu hút đông đảo thanh niên ngư dân trong làng tham gia. Vì vậy mà trò chơi này thường diễn ra rất hào hứng và sôi nổi vì sự cổ vũ nhiệt tình của người xem, giúp cho lễ hội thêm phần náo nhiệt và hấp dẫn. Như vậy, có thể nói nét độc đáo của lễ hội Nghinh Cô Long Hải chính là sự hội tụ, ngưng đọng của nhiều dòng, nhiều nét đẹp văn hóa và hương vị riêng của mọi miền. Và 6
  8. trong khoảnh khắc của không khí lễ hội thiêng liêng và tin cẩn này, người dự hội có cảm giác khoảng cách giữa thần linh và đời sống dân dã dường như không còn nữa. Chính sự quy mô và thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham dự lễ hội Nghinh Cô đã tạo ra một diện mạo và tác động tích cực đối với lễ hội khác ở địa phương và trong vùng. 2.4. Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu (Bình Dương) Thiên Hậu cổ miếu hay thường gọi là chùa bà Thiên Hậu là một di tích văn hóa người Hoa ở tỉnh Bình Dương. Miếu được kiến trúc theo lối cổ, đặc trưng của người Hoa thờ nữ thần Thiên Hậu. Theo truyền thuyết được ghi ở tấm bia đá đặt ở chùa, Bà sinh vào thời Tống Kiến Long nguyên niên (960), là con thứ 6 của gia đình họ Lâm ở huyện Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Khi mới lọt lòng mẹ, bà đã tỏa ánh hào quang và hương thơm. Lớn lên, Bà thường cưỡi thảm bay lượn trên biển và du ngoạn nhiều nơi. Năm 27 tuổi Bà từ giã cõi trần và hiển linh. Đời Nguyên, Bà được phong là Thiên Phi, đến đời Thanh, vua Khang Hy gia phong làm Thiên Hậu. Và danh hiệu Thiên Hậu tồn tại mãi cho đến nay. Từ truyền thuyết dân gian đã chuyển hóa thành tín ngưỡng và Bà được những thế hệ sau hương khói, phụng thờ ở nhiều nơi. Dân gian đều ca ngợi suy tôn Bà là một người phụ nữ đức hạnh có lòng hiếu thảo xả thân cứu người đời và khi chết trở thành hiển linh, được các triều đại phong kiến Trung Quốc phong tặng. Đề cao Bà Thiên Hậu, ngưỡng mộ và phụng thờ Bà như một vị hiển thánh, bà con người Hoa muốn thông qua tấm gương của Bà mà giáo dục cộng đồng của mình hãy học tập lòng hiếu thuận, đức nhân hậu của Bà, sống có đạo nghĩa. Mặt khác, trên con đường vượt sóng gió biển khơi, đi về hướng nam tìm đất lập nghiệp đầy gian truân, họ luôn cầu nguyện Bà giúp đỡ, phù hộ và sau khi đã định cư, ổn định đời sống, sum họp đông vui, làm ăn phát đạt trên đất Việt Nam, quê hương thứ hai của họ, họ cùng nhau lập đền thờ để tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với Bà. Lễ hội chùa Bà hàng năm được tổ chức trong ba ngày từ 13 đến 15 tháng giêng âm lịch. Đêm 13/1 âm lịch, nhân dân ở thị xã Thủ Dầu Một bày bàn ra trước nhà để cúng tế chuẩn bị cho lễ rước Bà ngày hôm sau. Dân chúng các vùng lân cận cũng đổ về đây khá đông. Sáng 14/1 lễ rước Bà được tổ chức theo nghi thức cổ truyền: kiệu Bà được rước đi khắp các đường phố cùng với những đội múa hẩu, lân, sư tử, rồng, cờ xí ngợp trời. Ngày 15/1 dân chúng lại kéo nhau về chùa Bà để thắp hương cúng lễ, cầu phúc, cầu lộc cho năm mới. Hàng năm, vào ngày rằm tháng Giêng (và ngày vía Bà 23/3 âm lịch) lễ hội diễn ra tại chùa bà Thiên Hậu trở thành ngày hội long trọng của cư dân người Hoa, người Việt tại Nam Bộ với nhiều nghi lễ cùng bái, cầu phước lộc, rước kiệu Bà… thu hút hàng trăm ngàn khách hành hương. Các đoàn hẩu, lân sư rồng của 4 bang người Hoa đều tề tựu, uốn lượn biểu diễn trong tiếng trống tưng bừng, thu hút nhất là hội đấu giá đối với 12 chiếc đèn lồng, tượng trưng sự may mắn cả năm. 7
  9. Trọng tâm của lễ hội là phần diễu hành rước kiệu Bà. Toàn khu vực trung tâm thị xã Thủ Dầu Một chìm trong dòng người, các ngả đường chật như nêm. Đoàn rước kiệu sắc phục chỉnh tề, các tú nữ gánh hoa duyên dáng, rạng rỡ, hẩu, lân sư rồng ra sức phô diễn tài nghệ trong tiếng trống, phèng la… tạo nên một lễ hội tưng bừng, sôi động rất độc đáo. Khách hành hương viếng lễ hội đều tin rằng hạnh phúc, phước lộc và may mắn sẽ cùng theo về với gia đình, mở đầu một năm mới sung túc, thịnh vượng. 2.5. Lễ hội vía Tổ Nghề (Đồng Nai) Đây là một trong những lễ hội có quy mô nhằm tưởng nhớ những vị Tổ Nghề làm đá của người Hoa ở Bửu Long, Biên Hòa, Đồng Nai. Ba năm một lần, lễ hội được tổ chức lớn gọi là lễ hội Chay kéo dài từ ngày 10 đến 13 tháng 6 âm lịch thu hút rất đông đảo bà con người Hoa và người Việt từ khắp nơi về tham gia. Lễ hội tổ chức tại Thiên Hậu cổ miếu (trước đây là miếu tổ sư nghề điêu khắc đá) của người Hoa bang Hẹ tại phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa. Chánh điện thờ tam vị tổ nghề gồm: Ngũ Đăng tiên sư - tổ nghề Đá, Lỗ Ban tiên sư - tổ nghề Mộc và Uất Trì tiên sư - tổ nghề Rèn; hai bên thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Quan Thánh Đế quân. Vào đám làm chay, Ban tổ chức mời những vị đạo sĩ Đạo giáo ở thành phố Hồ Chí Minh về chủ trì với nhiều nghi thức gồm cả lễ và hội diễn ra suốt 3, 4 ngày đêm. * Ngày 10 tháng 6 âm lịch: Khai lễ làm chay Đầu tiên khai lễ là thỉnh chư thần, là lễ rước linh vị Tam vị Tổ sư, Thiên Hậu Thánh mẫu và Quan Thánh Đế quân. Mục đích của việc làm chay là để cầu phước, cầu nghề nghiệp và giải hạn cho cộng đồng trong ba năm qua, mong ước một cuộc sống an bình, may mắn, người người khỏe mạnh, hạnh phúc, nhà nhà sung túc, nhóm hội đoàn kết, tương trợ. Người chết thì được ơn siêu thoát, không còn vương vấn quấy phá xónm làng. Cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, công việc thuận lợi, phát tài phát lộc… Đi đầu là các đoàn lân sư rồng vừa đi vừa múa lẫn trong những người cầm cờ, trướng dẫn đầu cuộc rước. Tiếp sau là dàn nhạc ngũ âm và bàn hương án và những người cầm bát bửu. Đoàn rước từ Thiên Hậu cổ miếu lần lượt thỉnh các bài vị Bà Thiên Hậu ở miếu Cây Quăn, bài vị Tiên Cô nương nương ở miếu Nương Tơ, bài vị Thổ công ở miếu Thổ thần và bài vị Thiên Hậu ở Thiên Hậu cung. Trên các con đường đoàn rước đi qua, các gia đình người Hoa sắp sẵn một mâm hoặc cỗ đồ cúng hình tháp gồm giấy vàng bạc, nhang, đèn dầu, bánh trái ở trước nhà để nghênh đón Tổ và các thần. Khai quang điểm nhãn: Đạo sĩ chủ lễ tiến hành khai quang điểm nhãn tất cả các đồ thờ và các vị trí trong miếu như: bàn thờ tam vị Tổ, Thiên Hậu, Quan Công, Phúc Đức Chính thần, hương án Trương Thiên Sư, đèn lồng, cờ, trướng, hình nhân Phán Quan, cây phướng (cây nêu) ngoài sân và Ông Tiêu. Sau khi điểm nhãn, các tượng hoặc hình nhân trước đó phong kín mặt bắt đầu được mở ra. * Ngày 11 tháng 6 âm lịch: Khai kinh cầu an 8
  10. Rước các mâm cỗ cúng từ các gia đình về miếu để cúng cô hồn. Đúng 8 giờ, vị chủ tế bắt đầu khai kinh cầu an. Lễ vật cúng gồm có trái cây, ba chung trà, ba chung rượu, nhang và bông tươi. Sau ba tuần trà rượu, vái lạy, đốt giấy vàng bạc cho các thần. Lần lượt cúng trước điện thờ ở rạp chay, Phán Quan, Ông Tiêu ngoài sân và cây nêu, các bàn thờ chính trong miếu. Lễ Ngọ môn đáp tướng: các đạo sĩ làm lễ nhập đàn, vái lạy, vẩy rượu tẩy uế, tụng kinh múa dẻo bắt ấn trừ tà khí. Lễ Ngọ môn đáp tướng mang đậm sắc thái của Đạo giáo theo triết lý âm dương ngũ hành nhằm cầu an cho cộng đồng. Sau mỗi tuần trà rượu, một đạo sĩ lại đứng lên cầm sớ tụng kinh múa cờ lệnh rồi cắm vào hương án. Lần lượt các cờ lệnh với đủ các màu xanh lục (tượng trưng cho hành Mộc phương Đông), màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa phương Nam, màu đen tượng trưng cho hành Thủy phương Bắc và cuối cùng đạo sĩ chủ trì cầm kiếm lệnh cờ màu vàng tượng trưng cho hành Thổ ở trung tâm. * Ngày 12 tháng 6 âm lịch: Chánh lễ làm chay Khai Kim phong bảng: vị đạo trưởng xướng danh những người đóng góp tiền của tổ chức lễ hội. Phần hội thỉnh đèn lồng mà trước đây là tục đấu giá đèn lồng. Hàng trăm chiếc đèn lồng lớn nhỏ treo ở trần sân lễ được bà con thỉnh về thờ. Thỉnh đèn cũng là nét đổi mới trong việc cách tân lễ hội truyền thống của người Hoa ở Đồng Nai. Buổi chiều lễ phóng thủy đăng cầu siêu cho âm hồn chết vì nước. Đoàn lễ tổ chức bàn hương án rước đi ra bến sông gần cơ sở tín ngưỡng để cầu siêu phóng sanh giải thoát cho âm hồn. Người ta bày một sân giấy vàng bạc trên đó đặt 28 chén đồ chay gồm 5 món bắt buộc: bún gạo, tàu hũ, củ cải muối, đậu que xào, đậu trắng. Ngoài ra còn thêm các món kiểm, bánh bao, thuốc rê, trái cây, trầu cau, cơm nguội, đèn hoa, ngựa giấy, chim cá phóng sanh… Sau lễ cúng của pháp sư (lúc này đạo sĩ mặc trang phục màu vàng như Địa Tạng Vương Bồ Tát), người ta thả 36 chiếc đèn hoa xuống sông, thả chim cá phóng sinh nhằm tích đức làm phúc giải oan cho cô hồn, mong thần thánh hóa giải những điều xấu, cầu phúc trong cộng đồng. Vào buổi tối trên sân khấu ngoài trời, các đoàn nghệ thuật của người Hoa và người Việt biểu diễn những tuồng tích lịch sử cho bà con xem. Những vở diễn như: hoạt cảnh chúc thọ, Ngọc Kỳ Lân xuất thế, gia quan tấn tước, Mộc Quế Anh dâng cây, Thất tinh mai… Biễu diễn ca kịch luôn là phần hội thu hút đông đảo quần chúng địa phương đến xem. Khoảng 9 giờ khuya bắt đầu nghi thức lập giàn chay và làm lễ bắc cầu thỉnh Mễ Đẩu cầu phước. Người ta trải sẵn một tấm vải đỏ ngang 0,90m, dài khoảng 15m từ bàn hương án ngoài rạp chay tới bàn thờ Tổ trong chánh điện miếu. Hai người lớn tuổi trong Ban trị sự miếu thỉnh Mễ Đẩu đi từ từ qua cầu vải vào trong chánh điện nơi bàn thờ Tổ. Mễ Đẩu là một đấu gỗ đổ đầy gạo, bên trên cắm long đình chóp kiểu tứ trụ cao khoảng 70m, có bài vị giấy, kiếm lệnh, một cây thước mộc treo chiếc gương nhỏ, một cây kéo, 5 tép chỉ ngũ sắc, một cành dương liễu, một chiếc đèn dầu nhỏ. Việc rước Mễ Đầu có ý nghĩa trăm họ cùng đón Tổ về ban phước cho cộng đồng. 9
  11. * Ngày 13 tháng 6 âm lịch: Kết lễ xô giàn làm chay Hai giờ sáng, người ta sắp bàn hương án ngoài sân với hai đài cắm đèn cầy, một bình bông, ba chung trà, ba chung rượu, một dĩa gạo, một dĩa muối, một dĩa tàu hũ ki, ba tháp bàn tay Phật làm bằng rau cải, bánh bao chay và xôi nếp trắng. Đúng giờ, Pháp sư mặc áo Bách gia Đạo bào màu vàng, đầu đội mão (giống trang phục đi phóng đăng phóng sanh) tụng kinh cầu siêu, bắt ấn, rung chuông, tung giấy tiền vàng bạc… Giữa sân lễ, người ta rải kín giấy tiền vàng bạc với 3.600 bộ giấy áo, bên trên mặt đặt những chén đồ chay. Xô giàn, Pháp sư phóng hỏa Ông Tiêu (Tiêu diện đại sĩ), Phán quan và các hình nhân. Lúc này, người ta chen nhau giành giựt cho được lưỡi Ông Tiêu trước khi bị phóng hỏa. Ba tháp đồ chay được quăng ra ngoài thí thực cho cô hồn. Người ta hạ cây nêu, đem 52 chiếc đèn lồng ra đốt trong sự giành giật của đám đông, kết thúc nghi thức xô giàn. Buổi sáng người ta bày một số lễ vật như: một con dê đực làm thịt để sống, một con heo sống làm thịt, một con heo quay đỏ, gà luộc, trái cây, nhang đèn… trên các bàn thờ trong miếu. Vị đạo trưởng làm lễ an vị các chư vị đưa trở về các miếu kết thúc lễ làm chay. 2.6. Lễ hội Nghinh Ông ở Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) Đây là tín ngưỡng có nguồn gốc từ người Chăm được người Việt tiếp thu. Lễ hội hàng năm diễn ra từ ngày 14 đến 17/8 âm lịch tại xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Lễ hội nghinh Ông là tục thờ cá ông phổ biến từ Quảng Bình trở vào Nam (gồm cả Phú Quốc), là một trong những lễ hội lớn nhất của ngư dân. Lễ hội còn có các tên gọi khác như: lễ rước cốt Ông, lễ cầu Ngư, lễ tế cá "Ông", lễ cúng "Ông", lễ nghinh "Ông", lễ nghinh ông Thủy tướng... Nhưng tất cả đều có chung một quan niệm rằng cá "Ông" là Thần bảo trợ nghề cá và các nghề trên biển nói chung và từ đó trở thành tín ngưỡng của ngư dân. Hàng năm, tại lăng Ông Thủy tướng được vua Tự Đức ban sắc phong “Nam Hải Tướng quân” (Cần Giờ) đều diễn ra lễ tế rất trang trọng của ngư dân Cần Giờ để tưởng nhớ công ơn cá "Ông". Trước ngày lễ hội, người tạm ngưng việc đi biển, lo trang trí ghe thuyền chuẩn bị cho lễ hội. Vào lúc 23 giờ đêm 15 tháng 8 âm lịch, ngư dân làm lễ thả đèn và thả thuyền hoa đăng trên biển, một lễ nghi quan trọng tưởng nhớ tiền nhân đã gắn bó với biển cả. Ngày 16/8 âm lịch là Chánh lễ, lễ hội bắt đầu bằng lễ Nghinh (rước) Ông trên biển với hàng trăm chiếc ghe thuyền lớn nhỏ được trang hoàng cờ hoa rực rỡ. Sáng ngày 16/8 âm lịch, tại Cần Giờ, các vị chủ tế trong Hội Lăng với trang phục chỉnh tề làm lễ rước kiệu của Nam Hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Đoàn ghe Nghinh xuất phát tại bến đò Cần Giờ. Suốt lộ trình trên bộ, ngư dân và bà con hai bên phố bày lễ vật nghênh đón. Trước mũi ghe là hương án và mâm lễ vật, trên ghe chở du khách và bà con tham dự đoàn rước. Các bàn hương án bày lễ vật như: heo quay (có đủ bộ đồ lòng), xôi, gạo, 10
  12. muối, hoa, trái, nhang đèn và giấy vàng bạc… Chiếc ghe của Chủ lễ là ghe lớn nhất trang hoàng rất đặc biệt: vẽ rồng hai bên thành ghe, trang trí hoa vạn thọ bốn góc mui ghe, cắm cờ ngũ hành trước và sau ghe. Bên cạnh là ghe có bàn hương án thờ Ông và các lễ vật, các đồ tự khí… Xung quanh là Ban Tế lễ, Ban nhạc lễ cùng các lễ sinh đều mặc lễ phục trang trọng. Theo thông lệ, sau vài giờ tới giữa biển khơi, cả đoàn dừng lại làm lễ cúng Ông. Các nghi lễ như dâng hương, dâng rượu, dâng trà, đọc văn tế. Người ta ném các lễ vật xuống biển để cúng người chết biển. Kết thúc cả đoàn quay về bờ. Không khí nhộn nhịp bởi tiếng trống, chiêng, vang cả một vùng trời biển. Trên bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón Ông về Lăng đúng nghi thức cổ truyền đón - tế trang trọng. Trở về Lăng Ông, người ta tổ chức đại lễ rước Ông rất long trọng với đoàn múa lân sư rồng trong tiếng trống nhạc vang lên rộn rã. Hàng ngàn người kéo theo đoàn rước xen lẫn những bàn hương án tỏa nhang khói mù mịt của các gia đình đặt trước nhà ở hai bên đường. Sau khi an vị Ông tại Lăng, buổi tối diễn ra lễ tế Tiền Hiền, Hậu Hiền. Khoảng 12 giờ khuya, lễ Chánh tế được cử hành với nghi thức và lễ vật tương tự lễ Kỳ yên ở đình Nam Bộ. Sau đó là hát Bội kèm theo liên hoan ăn uống vui vẻ tại Lăng. Trong suốt thời gian này, các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát Bội diễn ra đồng thời với các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao thu hút đông đảo bà con trogn vùng đến thưởng thức. Lễ hội Nghinh Ông là một trong những lễ hội lớn của Ngư dân Cần Giờ nói riêng, dân miền biển Trung Bộ và Nam Bộ nói chung thể hiện sự giao lưu tiếp biến văn hóa giữa dân tộc Chăm và Việt trong hoạt động tín ngưỡng dân gian. 3. Giao lưu văn hóa qua lễ hội dân gian 3.1. Đặc trưng văn hóa các dân tộc qua lễ hội * Đối tượng thờ tự: Tín ngưỡng người Việt thờ Thành hoàng Bổn cảnh, Linh Sơn thánh Mẫu, anh hùng dân tộc, cô Hồng… Người Hoa thờ: Quan Công, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Kim Hoa nương nương... Người Khmer: thần Khneur, Niết Tà. Người Chăm: Ông cá Voi, chúa Tiên, chúa Ngọc, Thiên Y A Na, bà Chúa Xứ… * Lễ vật, ẩm thực: - Phẩm vật trong lễ hội Nghinh Cô ở Bà Rịa - Vũng Tàu và thần thánh là thịt heo sống để nguyên con, heo quay, xôi, chè, các thứ đồ xào, hoa quả… Lễ hội Nghinh Ông, các bàn hương án bày lễ vật như: heo quay (có đủ bộ đồ lòng), xôi, gạo, muối, hoa, trái, nhang đèn và giấy vàng bạc… 11
  13. - Lễ vật trong lễ vía Tổ Nghề (Đồng Nai): heo quay, gà luộc, heo làm thịt để sống, dê làm thịt để sống, bún gạo, tàu hũ, củ cải muối, đậu que xào, đậu trắng. Ngoài ra còn thêm các món kiểm, bánh bao, thuốc rê, trái cây, trầu cau, cơm nguội, đèn hoa, ngựa giấy, nhang, giấy tiền vàng bạc… Những món cúng như kiểm, mắm chay, bánh ít, đậu trắng xào tỏi, bí đỏ xào với tương tàu, cà tím xào tương tàu, củ cải muối xào và bánh bao để đãi khách. Một số biểu hiện đặc trưng dễ nhận biết qua lễ hội là: - Lễ vật của người Việt thường là thịt heo luộc, hoặc thịt heo sống, gà luộc; các món bánh là bánh ú, xôi, nếp, kiểm… - Lễ vật của người Hoa thường là thịt heo quay, thịt vịt luộc, thịt vịt quay; các món bánh bao, bánh bò, bánh tiêu, bánh hỏi; món chay món mặn… Các món ăn đãi khách thường là cơm, canh khổ qua nhồi thịt heo, thịt kho tàu, cá kho tương tàu, đậu que xào… * Trang phục: Trang phục là biểu trưng về bản sắc văn hóa của một tộc người, tỏ rõ sự tôn trọng cộng đồng, tôn trọng nghi lễ và thể hiện ý thức thẩm mỹ của các dân tộc. - Trang phục người Việt: Ban tế lễ, Ban nhạc lễ cùng các lễ sinh đều mặc lễ phục trang trọng (áo thụng, áo lễ sinh - học trò lễ). Đ àn ông lớn tuổi hoặc trong Ban quý tế đình thường phải mặc lễ phục là áo rộng có tay dài và rộng, tạo vẻ trang trọng cung kính trong khi cúng lễ. Trang phục nam giới Nam bộ trong các dịp lễ hội là áo dài bằng the đen hoặc gấm xanh, quần ống sớ, đầu đội khăn đóng có bao đầu ở lệ hội cúng đình làng Việt. Phụ nữ lớn tuổi dự lễ hội thường mặc áo dài truyền thống, vai quàng khăn vuông cột chéo trước ngực. Tóc chải ngược rồi búi gọn kiểu bánh lái sau gáy cài lên chiếc trâm vàng hay chiếc lược đồi mồi. - Trang phục người Hoa: Lễ phục các đạo sĩ Đạo giáo là những bộ áo choàng đỏ, xanh có hình biểu tượng âm dương, đầu đội mão; khi đi phóng đăng phóng sanh hoặc xô giàn thì mặc trang phục Bách gia Đạo bào đầu đội mão (trống trang phục Địa Tạng vương). Các hòa thượng mặc áo vàng khoác tấm cà sa trên vai. Ban trị sự miếu mặc lễ phục với áo dài gấm màu xanh hoặc lam, đầu đội mũ có lưỡi trai. Trang phục của các thiếu nữ gánh hoa trong lễ hội chùa Bà Bình Dương là bộ trang phục với áo và váy đặc trưng cho trang phục nữ giới Hoa. * Nghi lễ: + Mộc dục: tắm Bà lễ hội Bà Đen (Tây Ninh) với loại hoa lá: sen, lài, quế - văn hóa Việt, cành dương liễu ảnh hưởng người Hoa. + Lễ hội đình thần Thắng Tam (Bà Rịa - Vũng Tàu): phần lễ diễn ra rất cầu kỳ: cúng tế, lễ vật tế thần, dâng hương quỳ lạy, chiêng trống, kèn nhạc... và có rất nhiều điều kiêng kỵ như heo dùng để tế lễ phải có bộ lông cùng màu, người có tang không được tham gia vào việc nghi thức tế lễ. 12
  14. + Lễ hội Chùa Bà (Bình Dương) với nghi lễ rước Bà được tổ chức theo nghi thức cổ truyền: kiệu Bà được rước đi khắp các đường phố cùng với những đội múa hẩu, lân, sư tử, rồng, cờ xí ngợp trời. Bà con kéo nhau về chùa Bà để thắp hương cúng lễ, cầu phúc, cầu lộc cho năm mới. + Lễ hội Nghinh Ông (thành phố Hồ Chí Minh): đêm trước, ngư dân làm lễ thả đèn và thả thuyền hoa đăng trên biển, một lễ nghi quan trọng tưởng nhớ tiền nhân đã gắn bó với biển cả. Ngày Chánh lễ, bắt đầu bằng lễ Nghinh (rước) Ông trên biển. Tại lăng Ông, các vị chủ tế trong Hội Lăng làm lễ rước kiệu của Nam Hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Tại lăng Ông, Chánh tế được cử hành nghi thức và lễ vật tương tự lễ Kỳ yên ở đình Nam Bộ. * Trò diễn, hội + Rước kiệu thỉnh chư thần và rước kiệu Bà trong lễ hội người Hoa. Đoàn rước kiệu mặc sắc phục chỉnh tề, các tú nữ gánh hoa duyên dáng, rạng rỡ. Các đoàn múa hẩu, lân sư rồng ra sức phô diễn tài nghệ trong tiếng trống, phèng la… tạo nên một lễ hội tưng bừng, sôi động rất độc đáo. Hội đấu giá 12 đèn lồng là một trong những tục lệ truyền thống của người Hoa nhằm đem lại sự may mắn trong cả năm. Ở lễ vía Tổ Nghề (Đồng Nai) đám rước thỉnh bài vị chư thần và rước phóng Thủy Đăng tạo thành những cuộc rước long trọng và tiêu biểu cho ngày hội. + Các trò chơi dân gian của người Việt như thi bắt cá, bắt lươn và các môn thi đua thuyền, đua thúng… cũng thường thấy trong lễ hội truyền thống người Việt. + Múa lân sư rồng, múa hẩu: là nghệ thuật mang nhiếu ý nghĩa tốt đẹp cho cuộc sống. Con lân đem lại sự thái bình, cầu an; sư tử và rồng là những con vật có sức mạnh là những vật linh trong đời sống tinh thần của mọi người đặc biệt là người Hoa. + Thả đèn hoa, phóng sanh, thả chim lên trời, thả cá xuống sông…thể hiện sự cầu siêu cho âm hồn tích phúc cho bản thân cộng đồng. + Rước thuyền lễ ra biển cả trong lễ hội Nghinh Ông và Nghinh Cô như là phần hội thu hút đông đảo ngư dân tham gia. + Biểu diễn nghệ thuật sân khấu tuồng, xây chầu, đại bội, hát bội, bóng rỗi, địa nàng, nhạc lễ qua các làn điệu Xuân, Đảo Nam Bộ của người Việt; hát quảng của người Hoa; múa bóng của người Chăm… 3.2. Giao lưu văn hóa qua lễ hội * Giao lưu văn hóa Việt Ngôn ngữ Việt được sử dụng chính thức trong các lễ hội người Việt, người Hoa và các dân tộc thiểu số. Đặc biệt trong nghi thức đấu giá đèn lồng của người Hoa (xướng song ngữ). 13
  15. Một số món ăn Việt như trái cây, bánh ú, bánh gói lá chuối, kiểm, mắm chay và bánh ít… của người Việt được người Hoa sử dụng trong lễ hội miếu Tổ Nghề đá ở Đồng Nai thể hiện sự giao lưu trong văn hóa ẩm thực giữa người Hoa và người Việt. Cúng thịt heo sống là tục lệ người Việt nhưng được người Hoa và các dân tộc sử dụng làm lễ vật cúng thần. Cây tre biểu trưng cho văn hóa Việt được người Hoa sử dụng dựng làm cây nêu trong lễ hội tổ nghề đá ở Đồng Nai và một số lễ hội khác của các dân tộc ở Nam Bộ. Ngoài các hát Tuồng, hát Quảng, vào các đêm lễ hội người Hoa còn mời các đoàn nghệ thuật người Việt ở địa phương về biểu diễn mừng lễ hội, thể hiện sự đoàn kết giao lưu văn hóa trong cộng đồng. * Giao lưu văn hóa Hoa: Thờ Bà Thiên Hậu, Quan Công, Quan Thế Âm là những đối tượng thờ của người Hoa được người Việt tiếp thu và trong tín ngưỡng dân gian. Lễ vật cúng heo quay, vịt quay, bánh bò đặc trưng của người Hoa thường được người Việt dùng làm lễ vật cúng thần. Tục thả đèn giấy trên sông nước hay biển cả ảnh hưởng từ phong tục thả đèn trên sông siêu độ cho âm hồn của người Hoa được người Việt tiếp thu trong lễ Nghinh Ông và lễ Nghinh Cô. Lễ hội người Việt ảnh hưởng tục đốt giấy vàng bạc nhiều, văn khấn văn cúng bằng chữ Hán của người Hoa. Món bánh hỏi thịt heo quay của người Hoa được người Việt sử dụng đãi khách trong lễ cúng đình, cúng miếu. Trong tục thỉnh đèn lồng của lễ hội người Hoa, nhiều người Việt cũng đến thỉnh đèn đem về gia đình thờ, thể hiện sự giao lưu văn hóa trong tín ngưỡng dân gian. Múa lân sư rồng của người Hoa cũng được người Việt mời về biểu diễn. * Giao lưu văn hóa Chăm: Người Việt tiếp thu tín ngưỡng thờ Ông cá voi, bà Thủy Long của người Chăm cũng như bà Thiên Y A Na được tiếp biến trở thành bà Chúa Tiên, Chúa Ngọc, bà Chúa Xứ trong tín ngưỡng dân gian người Việt. Vì vậy, lễ hội Nghinh Ông chính là sự giao lưu văn hóa của người Việt từ tín ngưỡng của người Chăm. Các món ăn trong đãi khách thường có món cà ri vốn xuất xứ từ Ấn Độ nhưng phổ biến trong cộng đồng người Chăm. Trong lễ hội dân gian người Việt, thường có phần hội biểu diễn hát bóng rỗi, múa dâng bông, mâm xôi, mâm vàng… Đây cũng chính là sự tiếp thu văn hóa của người Việt từ 14
  16. các điệu múa Chăm trở thành loại hình biểu diễn nghệ thuật truyền thống không thể thiếu trong các lễ hội đình, miếu của người Việt ở Nam bộ. * Giao lưu văn hóa Khơmer: Tín ngưỡng thờ Bà Đen hay còn gọi là Linh Sơn Thánh mẫu được người Việt thờ điện Bà Đen (Tây Ninh) có nguồn gốc từ Khmaur (nữ thần giữ chùa Khơmer) và xa hơn là nữ thần Kali của Bàlamôn được người Khơmer tiếp thu, hay Ông Tà (Niết Tà) cũng là những đối tượng thờ trong tín ngưỡng dân gian được người Việt tiếp thu từ người Khơmer. Các món ăn đãi khách như: bún nước lèo, bún mắm, các loại mắm (bò hóc)…vốn xuất xứ từ Khơmer nhưng thường được các dân tộc sử dụng đãi khách trong ngày lễ hội. Trong lễ hội, những món ẩm thực hoặc lễ vật là ẩm thực tuy có đặc trưng trong nghi lễ nhưng khi đãi ăn cũng có sự giao lưu với nhau, thể hiện sự giao lưu tiếp biến văn hóa phù hợp với các dân tộc. 4. Bảo tồn và phát huy lễ hội dân gian của các dân tộc ở miền Đông Nam bộ 4.1. Đặc trưng tiểu vùng văn hóa Đông Nam bộ Tiểu vùng văn hóa Đông Nam bộ bao gồm các tỉnh miền Đông Nam bộ như: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là vùng lãnh thổ được tạo bởi lưu vực sông Đồng Nai tiếp giáp với nam Tây Nguyên có địa hình bán sơn địa và vùng hạ lưu sông Đồng Nai, trong đó đoạn từ Sài Gòn đổ ra biển có cảnh quan tương tự như đồng bằng sông Cửu Long. Các cư dân ở tiểu vùng văn hóa Đông Nam Bộ bao gồm các cư dân bản địa như Chơro, Mạ, Stiêng, Cơho và cộng đồng các cư dân Việt, Hoa, Chăm đến khai phá lập nghiệp từ thế kỷ XVII đến nay tạo nên tiểu vùng văn hóa có những nét đặc trưng của vùng miền Đông Nam Bộ là gạch nối giữa văn hóa miền Trung và miền Nam. Những yếu tố cơ bản của văn hóa mới tại đất Đông Nam Bộ từ phía Bắc đã tác động trực tiếp tạo nên sắc thái văn hóa địa phương. Người Việt, Hoa, Chăm, Khơmer cùng các dân tộc bản địa đã và đang chung tay góp sức tạo nên đặc trưng văn hóa của tiểu vùng văn hóa Đông Nam Bộ ngày nay. 4.2. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong lễ hội dân gian ở miền Đông Nam Bộ - Tính cộng đồng, thể hiện tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong lễ hội (lễ kỳ yên mỗi nhà đều đem một bó tranh lợp lại đình, tha thứ bỏ lỗi cho nhau…) - Bảo lưu trang phục truyền thống của các dân tộc. Chỉ vào mỗi dịp lễ hội, các dân tộc mới mặc những bộ lễ phục tươm tất để dự lễ (đặc biệt người Việt, Hoa) 15
  17. - Tưởng nhớ ơn, ghi công những người có công khai phá lập làng, những Tổ nghề nghiệp, những người có công với dân tộc, đất nước. - Bảo tồn tín ngưỡng dân gian, kết hợp với các tôn giáo khác luôn đuợc duy trì. - Bảo tồn những nghệ thuật làm đồ thủ công truyền thống như nghệ thuật làm đồ giấy, đèn lồng, trang trí, mỹ thuật… - Bảo tồn và phát huy những nghệ thuật biểu diễn dân gian như: n hạc lễ; hát Chặp Bóng rỗi, Địa nàng, hát Bội; múa lân sư rồng, hát Quảng… - Bảo tồn những nghệ thuật ẩm thực dân gian của các dân tộc: các món lễ vật cúng, món ăn đãi khách… - Bảo tồn và phát huy các trò chơi dân gian như thi bắt cá, bắt lươn và các môn thi đua thuyền, đua thúng… Kết luận Hơn ba thế kỷ hình thành và phát triển, miền Đông Nam Bộ với vị trí địa lý thuận lợi và tập trung được cộng đồng các cư dân đã chung tay góp sức tạo dựng một địa phương có nền kinh tế năng động, phát triển nhất trong cả nước. Đây cũng là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu của văn hóa Nam Bộ (tiểu vùng Đông Nam Bộ). Đặc biệt sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc ở miền Đông Nam Bộ thông qua những lễ hội dân gian tiêu biểu phản ánh được ước mơ, nguyện vọng của quần chúng nhân dân; một mặt vừa đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng nhân dân; một mặt góp phần gìn giữ, bảo tồn những bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc. Những lễ hội này trước hết qui tụ được đông đảo cộng đồng tham dự, thể hiện tính thống nhất trong tâm lý cộng đồng xã hội. Đây còn là hệ thống hành vi tín ngưỡng văn hóa dân gian, thể hiện sự linh hoạt trong giao lưu văn hóa. Một cộng đồng dân tộc này có thể có ảnh hưởng về đối tượng thờ cúng dân gian của cộng đồng khác. Nhưng trên hết là sự hội tụ văn hóa của các dân tộc đều thể hiện qua hệ thống lễ hội tổ chức tại các cơ sở tín ngưỡng. Từ đối tượng thờ tự trong đình, miếu, đền… đến các loại lễ hội có liên quan. Giao lưu văn hóa qua đối tượng thờ, nghi lễ, trang phục, văn cúng, ngôn ngữ, ẩm thực, các loại hình sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật biểu diễn… đều có sự kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc của vùng miền, của văn hóa Đông Nam Bộ. Thông qua hệ thống lễ hội dân gian của các dân tộc miền Đông Nam Bộ càng khẳng định vị trí, vai trò của cộng đồng cư dân sinh sống ở vùng đất này. Sự giao lưu văn hóa góp phần làm phong phú, đa dạng cho nền văn hóa tiểu vùng Đông Nam Bộ. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế thì việc bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa của cộng đồng thông qua sinh hoạt văn hóa càng tạo nên sức mạnh để các dân tộc hội nhập và giao lưu phát triển trong khu vực. Bảo tồn văn hóa góp phần làm cho cộng đồng cư dân Đông Nam Bộ vững vàng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước và hội nhập với thế giới. 16
  18. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Huỳnh Quốc Thắng, Lễ hội dân gian ở Nam bộ, Viện Văn hóa và NxbVăn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003, 385 tr. 2. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và Sở Văn hóa Thông tin Thể thao Đồng Nai, Giữ gìn và phát huy tài sản văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997, 331 tr. 3. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và Trường Đại học Cần Thơ, Tìm hiểu đặc trưng di sản văn hóa văn nghệ dân gian Nam Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004, 532 tr. 4. Nguyễn Thị Nguyệt, Lễ hội cầu an, cầu siêu của người Hoa ở Đồng Nai, Luận văn Cao học chuyên ngành Văn hóa học, Bộ môn Văn hóa học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2005, 215 tr. 17
  19. STUDYING THE CULTURAL EXCHANGING THROUGH TRADITIONAL FESTIVALS IN THE SOUTHERN EAST OF VIETNAM Nguyen Thi Nguyet Dong Nai Museum Set problem. Southern East, including the provinces such as Ba Ria-Vung Tau, Dong Nai, Binh Duong, Binh Phuoc, Tay Ninh and Ho Chi Minh. Residents in Southern East besides the Vietnamese accounting for most, there are other local ethnic and immigration as: Choro, Ma, Stieng, Coho, Hoa, Cham, Khomer, Tay, Nung, Muong ... Southern East have a location convenient for agricultural development as well as industrial development, economic services and urban expanding. The local leading of the national industrial development all of the Eastern region such as Dong Nai, Ba Ria-Vung Tau, Binh Duong and Ho Chi Minh demonstrated the potential economic development is very special economic industry in the period of industrialization and modernization - of the country. In addition, the Southern East is famous for potential tourism development as tourist beach Vung Tau, tourism resources and lanscape Ba Den Mountain in Tay Ninh, tourism on the Dong Nai river and tourism fruit garden left trees in Lai Thieu (Binh Duong). One of the characteristics of cultural, it is the festival folk traditions of the peoples in the region southeast of the famous, such as: Ba Den festival in Tay Ninh, Dinh Co festival in Ba Ria- Vung Tau Festival Ba Thien Hau Pagoda in Binh Duong, the festival of thanksgiving a rice harvesting ethnic Choro, Ma, Stieng, Anniversary of Stone Carving Founder at a temple in Dong Nai, Mr. Bon festival at a Lo Chen in Binh Duong, Quan Thanh De Quan festival in Dong Nai, Annual Peace Ritual at Nguyen Huu Canh temple in Dong Nai, festival Thien Hau Temple in Dong Nai, Fishing Rirual in Can Gio- Ho Chi Minh city... The festivals are the characteristics of Western culture, Choro, Ma, Stieng, Cham, Chinese, Khomer... But, every festival takes place at the basis of religious belief showed the cultural exchange between peoples. The acceptance of cultural exchanging has formed the worship objects and the formation of festivals. The mention of the topic is the typical festivals held in other facilities popular beliefs in the Southern East. 1. The concept of “cultural exchange”. Cultural exchanges or exchanges to make culture (acculturation) is the process of the community “come together”, approached each other on that basis, “receiving” the cultural values. This receiving has a role as a motivation to make one or more elements of traditional culture factor always to be adjusted, changes to the appropriate tonnes. 18
  20. Cultural exchange (Exchange culture) is a concept about a phenomenon common rules are often dominates the campaign, developed in all cultures in the world. Cultural exchange is the result of exposure and the conditions for the integration of different cultures come together in the context of history certain. Cultural exchange is the process of meeting the cultural values of ethnic differences. In these conditions the specific history, the cultural exposure may directly or indirectly, long-term or short, natural or forced... are factors in the process of exchange, for exposure to the culture to be the featured new culture, suitable for both cultures it. 2. The festival had been typical in Southern East. Folk festival is a system of the festival is organized popularly in the community, to serve the needs of the human spirit that wish a lucky and fortunate life. 2.1. Festival Ba Den mountain-Linh Son Thanh Mau (Tay Ninh). Ba Den mountain is 11km from Tay Ninh, with an area of 24km2. It includes three ridges: Heo mountain, Phung mountain and Ba mountain created. Ba Den mountain with its hight 986m is the highest mountain in the South of Vietnam. From a long distance, covering with so white clouds, it seems to have a thin silk. On the mountain, there are many caves, green plants, water flows under block ... created landscape of mountains and water. Scattered across from the foot of the mountain over top of the architectural including, pagodas, shrines, towers... almost all reflect the characteristics of the culture of Buddhism and folk beliefs. On Ba Den mountain there is the shrine of Linh Son Thanh Mau with the bronze statue of Ba Den inside. In addition to the Buddha, there is a system of worship statues popular beliefs such as: Quan Cong, Tu Vi Son than, Ngoc Hoang, Nam Tao, Bac Dau, Mr. Dia, Mr. Ta, Tu Vi Thien Vuong. Special, system worship Mau-the Goddess numerous as : Cuu Thien Huyen Nu, Dieu Tri Kim Mau, Thien Hau Thanh Mau, Dia Mau, Princess Xu and Tai’son, Quy’son, Mss. Hong, Mss. Hanh and statue Quan The Am Bodhisattva... But the center is still the Linh Son Thanh Mau statue with main worshipping place-at the Ba Den Shrine height 400m of this mountain. Talking about the mountains Ba Den, we think of the Linh Son An Phuoc pagoda (Hang pagoda), Linh Son Tien Thach pagoda, Doc Thuong, Huyen Mon cave, Thanh Long cave, Ma Ha cave, Gio cave, Ong Ho cave… Many legends of Ba Den, such as a folk story Ly Thi Thien Huong. The story was about a couple of lovers in Quang Hoa region (now the Trang Bang district). They were engaged. The boy was Le Si Triet and the girl was Ly Thi Thien Huong. The war coming, he joined the army, she stayed home and kept the deep love to wait him. Some day, on the way up pagoda. She was in trape of the robbers. To protect the chasitity, she jumed down the deep valley to kill hersefl. It was said that she had been very spiritual when informed to a monk for finding out her dead body to burry. Later, most of lost way people on this mountain have been found the right directions by Thien Huong. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2