intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TÌM HIỂU SUY TIM

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

56
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Suy tim là gì? Như là ý nghĩa của cụm từ SUY TIM, tim của Bạn đã bị suy yếu và không còn khả năng tống máu bình thường để nuôi dưỡng các cơ quan của cơ thể. Suy tim không có nghĩa là tim ngừng đập hay cơn nhồi máu cơ tim. Suy tim gọi đầy đủ hơn là Suy tim ứ huyết, có nghĩa là lượng máu bị ứ và lưu thông trì trệ trong cơ thể bởi vì tim không còn tống máu mạnh như bình thường. Nguyên nhân gây suy tim: Có trường hợp các BS không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TÌM HIỂU SUY TIM

  1. TÌM HIỂU SUY TIM Suy tim là gì? Như là ý nghĩa của cụm từ SUY TIM, tim của Bạn đã bị suy yếu và không còn khả năng tống máu bình thường để nuôi dưỡng các cơ quan của cơ thể. Suy tim không có nghĩa là tim ngừng đập hay cơn nhồi máu cơ tim. Suy tim gọi đầy đủ hơn là Suy tim ứ huyết, có nghĩa là lượng máu bị ứ và lưu thông trì trệ trong cơ thể bởi vì tim không còn tống máu mạnh như bình thường. Nguyên nhân gây suy tim: Có trường hợp các BS không xác định đ ược chính xác nguyên nhân gây suy tim. Tuy nhiên thường thấy các nguyên nhân dưới đây trong hầu hết các trường hợp suy tim:
  2. Bệnh lý mạch vành (hẹp lòng mạch máu nuôi tim)- thường thì bệnh nhân  suy tim có bị nhồi máu cơ tim. Bệnh lý ngay tại cơ tim  Cao huyết áp  Bệnh lý ở các van tim (hẹp, hở van 2 lá, van 3 lá, ...)  Rối loạn nhịp tim  Ngộ độc hóa chất (ví dụ như nghiện rượu)  Tim bẩm sinh  Các triệu chứng của suy tim: Vài trường hợp biểu hiện rất it triệu chứng. Những dấu hiệu d ưới đây thường thấy ở bệnh nhân suy tim: Thở nông, nhanh ngay cả khi đi bộ  Khó thở khi nằm đầu thấp (không nằm gối)  Giật mình bất chợt trong khi ngủ, đột ngột ngưng thở  Nhìn chung thường mệt mỏi, xanh xao 
  3. Phù chân (thường ở bàn chân & đầu gối)  Tăng cân nhanh (0.5-1kg trong 3 ngày)  Ho khan mạn tính  Những xét nghiệm cần làm: Sau khi khám thực thể, BS có thể cho Bạn thực hiện một số xét nghiệm sau: Xét nghiệm máu  Xét nghiệm nước tiểu  Chụp hình X-quang lồng ngực  Điện tâm đồ (ECG)  Siêu âm tim  Chụp hình tâm thất có chất phóng xạ (Radionuclide ventriculography)  Siêu âm tim có thể chẩn đoán xác định được suy tim. Xét nghiệm này không gây đau. Do đó đừng ngần ngại kiểm tra định kỳ. Chụp hình tâm thất có chất phóng xạ là xét nghiệm đánh giá hiệu quả co bóp của cơ tim bằng cách quan sát dòng lưu thông của chất phóng xạ trong buồng tim sau
  4. khi bơm vào cơ thể một lượng nhỏ chất kích hoạt phóng xạ. Chất này an toàn không gây hại cho cơ thể, nó hoàn toàn được loại bỏ ra khỏi cơ thể sau vài tiếng. Vấn đề điều trị suy tim: Có rất nhiều điều trị có thể làm gia tăng sức co bóp của cơ tim nhưng suy tim không thể điều trị triệt để được. Mục tiêu của điều trị là không cho các nguyên nhân gây suy tim nặng thêm (ví dụ như cao huyết áp). Vấn đề điều trị cũng bao gồm thay đổi lối sống & uống thuốc thường xuyên. Dưới đây là các gợi ý có lợi cho bệnh nhân suy tim: Ăn kiêng: kiêng muối, dầu mỡ & đường  Ngưng uống rượu, ngưng hút thuốc lá  Tập thể dục  Tìm sự hỗ trợ từ người thân  Có nhiều thuốc được dùng trong điều trị suy tim. Tùy vào tình hình bệnh lý, BS có thể phối hợp nhiều loại thuốc cho Bạn. Cần một khoảng thời gian điều trị thử mới có thể xác định thuốc nào là tốt nhất cho Bạn. Một vài loại thuốc được dùng trong điều trị suy tim được giới thiệu bên dưới:
  5. Thuốc ức chế men chuyển: các thuốc này làm giãn động mạch & làm  giảm huyết áp cho nên có thể cải thiện lưu lượng máu Thuốc lợi tiểu: các thuốc lợi tiểu giúp đào thải lượng dịch trong cơ thể ra  đường tiểu nên làm giảm áp lực cản & lượng dịch ứ ở các cơ quan như phổi, thận nên có thể dễ thở hơn. Thuốc ức chế Bêta: dùng để cải thiện lưu lượng máu & phòng ngừa các  chứng rối loạn nhịp tim Digoxin: Digoxin có thể giúp tim co bóp hiệu quả hơn. Digoxin có thể  dùng kết hợp với các thuốc khác Trong lúc Bạn sử dụng thuốc để điều trị suy tim, Bạn cần thiết phải được kiểm tra nồng độ Kali máu & các xét nghiệm đánh giá chức năng thận. Tần suất kiểm tra các xét nghiệm này tùy vào thuốc Bạn đang sử dụng. Đa số không co tác dụng phụ khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên Bạn có thể yêu cầu BS thay đổi các thuốc nếu các tác dụng phụ gây phiền toái cho Bạn. Ban đầu có thể Bạn phải đi BS hàng tuần để BS đánh giá trình trạng cơ tim có đáp ứng điều trị tốt với thuốc hay không. Có thể BS sẽ điều chỉnh vài thứ cho đến khi Bạn cảm thấy khỏe hơn. Lúc đó, tần suất đi BS sẽ giảm đi.
  6. Gọi BS khi có các biểu hiện thở nông (khó thở), phù bàn chân, đầu gối, mắt cá chân, tăng cân 1.5-2 kg trong 1 hoặc 2 ngày. Do đó cần có một cái cân sức khỏe tại nhà.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2