YOMEDIA
ADSENSE
Tìm hiểu "Tham đồ hiển quyết" của thiền sư Viên Chiếu
137
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
1. Giới thiệu tác giả – tác phẩm Sách Thiền uyển tập anh đã viết về Viên Chiếu ở tờ 11a9-16a9 như sau: “Thiền sư Viên Chiếu chùa Cát Tường, kinh đô Thăng Long.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu "Tham đồ hiển quyết" của thiền sư Viên Chiếu
- Tìm hiểu "Tham đồ hiển quyết" của thiền sư Viên Chiếu 1. Giới thiệu tác giả – tác phẩm Sách Thiền uyển tập anh đã viết về Viên Chiếu ở tờ 11a9-16a9 như sau: “Thiền sư Viên Chiếu chùa Cát Tường, kinh đô Thăng Long. Sư họ Mai, tên Trực, người Long Đàm, Phúc Đường, là con của anh bà thái hậu Linh Cảm nhà Lý, từ nhỏ đã thông minh hiếu học. Nghe đồn vị trưởng lão tại chùa Mật Nghiêm quận mình giỏi xem tướng, bèn đến xem thử cho biết. Vị trưởng lão nhìn kỹ rồi bảo: “Ngươi có duyên với Phật Pháp. Nếu xuất gia sẽ là người trong hàng thiện bồ tát, bằng không thì việc thọ yểu khó bảo đảm”. Sư cảm ngộ, giã từ cha mẹ, đến núi Ba Tiêu theo học với Định Hương, hầu hạ nhiều năm, nghiên cứu Thiền học. Sư thiền trì kinh Viên Giác, rõ được phép Tam quán. Một tối trong lúc thiền định, sư thấy Bồ tát Văn Thù cầm dao mổ bụng, rửa ruột, rồi dùng thuốc rịt lại. Từ đó, những gì
- đã học trong lòng trở thành rõ ràng như từng đã biết, chứng sâu ngôn ngữ Tam muội, thuyết giảng lưu loát. Rồi sau, Sư đến bên tả kinh thành, dựng chùa để ở. Người học đổ về như rừng. Có tăng hỏi: “Phật với Thánh nghĩa nó thế nào?” (…). Sư từng soạn Dược sư thập nhị nguyện văn.Vua Lý Nhân Tông đem bản thảo giao sứ đưa qua Tống Triết Tông. Triết Tông cho mời pháp sư Cao Toà chùa Tướng Quốc tới xem. Xem xong, bèn liền chắp tay lạy mà nói rằng: “Phương Nam có bậc đại sĩ nhục thân ra đời là vị pháp sư khéo giảng kinh điển vậy. Bần đạo đâu có thể dám thêm bớt”. Nhân đó chép lại một bản, rồi giao trả bản cũ để mang về. Sứ giả trở về tâu lại vua rất khen thưởng. Vào một ngày tháng Chín năm Canh Ngọ Quảng Hựu thứ sáu (1090), Sư không bệnh, gọi chúng đến dạy: “Trong thân ta đây, thịt xương gân mạch, bốn đại tam hợp, đều có vô thường .Ví như ngôi nhà khi đổ thì cột kèo đều rơi. Cùng các con giã từ, hãy nghe bài kệ của ta: Thân như tường vách đổ xiêu rồi, Thiên hạ bồn chồn, xót dạ thôi. Nếu rõ tâm không, không sắc tướng, Sắc không ẩn không hiện, mặc xoay dời. Nói kệ xong, Sư ngồi ngay thẳng mà mất, thọ 93 tuổi đời và 56 tuổi đạo, có để lại Tán Viên Giác kinh, Thập nhị Bồ tát hành tu chứng đạo tràng và Tham đồ hiển quyết nay còn lưu hành ở đời”. Viên Chiếu không chỉ là vị thiền sư chân tu đắc đạo mà còn là tác giả văn học nổi tiếng vào đời Lý. Giới nghiên cứu văn học Thiền tông ở ta và Trung Hoa, khi đề cập đến ông thì không ngớt tán dương, như lời của pháp sư Cao Toà, chùa Tướng Quốc:“Phương Nam có bậc đại sĩ nhục thân ra đời là vị pháp sư khéo giảng kinh điển vậy. Bần đạo đâu có thể dám thêm bớt”(1); còn Nguyễn Lang thì hết lời tán thán: “Vị thiền sư thi sĩ tài ba nhất của thiền phái Vô Ngôn Thông là thiền sư Viên Chiếu (998 – 1090)(2). Đáng tiếc, các tác phẩm của ngài như Tán Viên Giác kinh; Thập nhị Bồ tát chứng đạo tràng; Dược sư thập nhị nguyện văn hiện không còn, riêng Tham đồ
- hiển quyết vẫn lưu truyền cho đến nay. Là tác phẩm có nội dung Thiền học, Tham đồ hiển quyết trình bày những yếu quyết Phật pháp thể nhập vào thế giới chân như. Căn cứ sách Thiền uyển tập anh thì truyền bản này có đến 59 thoại đầu dưới dạng Thiền ngữ, nghĩa là có đến 108 câu hỏi và đáp giữa một tăng sinh và sư Viên Chiếu. Nếu thống kê lại sẽ nhận thấy số thoại ngữ trong Tham đồ hiển quyết nhiều hơn hẳn so với Đối cơ của Tuệ Trung Thượng sĩ, vì Đối cơ chỉ có 96 câu hỏi và đáp. Thoại đầu – Thiền ngữ là thể tài sáng tác khá quen thuộc trong văn học Thiền từ xưa đến nay. Ở ta, thể tài này được các Thiền sư dòng Vô Ngôn Thông ưa dùng từ thế kỷ thứ IX. Thoại đầu – Thiền ngữ thường được hiểu là một câu nói hay đối thoại có tác dụng làm bừng khởi sự đạt ngộ tâm tư Thiền giả từ sự khai mở tâm thức của vị thầy. Điều lưu ý là các thoại đầu – Thiền ngữ ấy thường được các thiền sư diễn trình bằng hình ảnh thi ca vô cùng sống động, cụ thể, rõ ràng, đơn giản mà súc tích, để trả lời các câu hỏi do người học đưa ra, với mục đích cuối cùng là nhằm đưa người học, người tham vấn trở về thế giới thực tại, sinh hoạt của đời thường khi đang phải đối diện các vấn đề mang tính triết lý trừu tượng của thế giới siêu hình. Tại đây, chân lý được hiển bày dưới cái nhìn duyên sinh vô ngã mà người học lĩnh hội, thể nhập dưới sự dẫn dắt của vị thầy. Tham đồ hiển quyết của Viên Chiếu được sáng tác theo thể tài này và trong những ngữ cảnh như thế. Theo An Nam chí lược (quyển 15, tờ 147), Lê Trắc đã viết: “Thiền sư Mai Viên Chiếu có viết Tham tụng hiển quyết (Tham đồ hiển quyết), đại khái nói rằng: “Một hôm đang ngồi trước nh à, bỗng có vị sư đến hỏi: “Phật và Thánh nghĩa nó khác nhau chỗ nào?”. Chiếu đáp: Cúc trùng dương dưới giậu, Oanh thục khí đầu cành.
- Sách này phần lớn gồm những lời như thế...” Điều đó có nghĩa Tham đồ hiển quyết vốn trước đây là một tác phẩm độc lập, được lưu hành riêng, đến cuối thế kỷ thứ XIII vẫn còn phổ biến nên Lê Trắc mới ghi vào trong tập sách của ông. Về sau, Thiền uyển tập anh chép lại trọn tác phẩm này, nhờ thế mà ngày nay chúng ta có văn bản để tham cứu. 2. Nội dung tư tưởng tác phẩm Viên Chiếu (999 – 1091) sống trải qua bốn đời vua nhà Lý: Lý Thái Tổ (1010 – 1028); Lý Thái Tông (1028 – 1054); Lý Thánh Tông (1054 – 1072); Lý Nhân Tông (1072 – 1127). Ông gọi bà Linh Cảm thái hậu bằng cô và là anh em cô cậu ruột với vua Lý Thánh Tông. Có thể nói đến thời Lý Thái Tông, Phật giáo đã hoàn thành sứ mạng đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước, nhưng sự nghiệp đó vẫn chưa đủ để đáp ứng yêu cầu lịch sử. Phật giáo còn phải tham gia phát triển đất nước, nhất là trong vấn đề đào tạo con người tiếp nhận một nền giáo dục mới có nội dung thích ứng với ba luồng tư tưởng Nho, Lão, Phật mà các nước lân bang đang theo. Chính vì vậy, các vấn đề “dị đồng” đó không còn giới hạn trong các Thiền phái đang hiện hữu trong Phật giáo mà còn được mở rộng ra giữa Phật giáo và các trào lưu tư tưởng ngoài Phật giáo đang phát triển trong và ngoài nước. Viên Chiếu là một trí thức cao cấp Phật giáo, hẳn nhiên ngài cũng thấy rõ nền học thuật nước nhà đang chuyển biến, bước đầu ra khỏi khuôn viên nhà chùa, đi vào xã hội để nhập cuộc, đáp ứng những gì đất nước đang đòi hỏi. Tại đây, các vấn đề liên quan đến Phật giáo, Nho giáo lại được đặt ra từ khái niệm đến nội dung, nhất là mối quan hệ giữa Phật giáo và Nho giáo cần có cái nhìn mới. Chúng ta cũng ít nhiều thấy được lập trường của vua Lý Thái Tông “Pháp tính bản lai đồng” qua bài kệ nói trên và cũng sẽ rõ quan điểm của Viên Chiếu qua Tham đồ hiển quyết trước các
- vấn đề như Phật - Thánh, con đường đại đạo, tính – tướng… được lý giải như thế nào? Đây là các vấn đề rất thời sự được giới trí thức bấy giờ quan tâm, nhất là trong bối cảnh chủ trương nhà Lý muốn nâng cao nền văn hoá – giáo dục như là một đòn bẩy phát triển đất nước. Nội dung nền học thuật cần được kiến thiết như thế nào phù hợp quá trình dung hợp tiếp biến ba hệ tư tưởng Nho – Lão – Phật để phát huy sức mạnh toàn dân. Kết quả là nhà Lý vẫn trung thành với hệ tư tưởng Phật giáo, nhưng đã khéo léo vận dụng thành công mối quan hệ giữa Phật và Nho trong việc phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực. Từ cơ sở trên, việc vị tăng sinh tham vấn về ý nghĩa khác nhau giữa Phật và Thánh, Viên Chiếu đã kiến giải như sau: Hỏi : Phật và Thánh khác nhau ở chỗ nào? Đáp : Ly hạ trùng dương cúc, Chi đầu thục khí oanh (Cúc trùng dương dưới giậu, Oanh thục khí đầu cành) Hỏi : Kẻ học nhân chưa hiểu, xin thầy dạy lại. Đáp : Trú tắc kim ô chiếu, Dạ lai ngọc thố minh (Ngày quạ vàng chiếu rạng, Đêm thỏ ngọc sáng soi. Hỏi : Đã nhận được yếu chỉ, Nhưng huyền cơ ra sao? Đáp : Bất thận huỷ bàn kinh mãn khứ, Nhất tao tha điệt hối hà chi!
- (Nước đầy bình, chân đi vô ý, Vấp ngã một lần hối kịp sao?) Lại đứng lên nói: “Xin cảm tạ”. Sư chỉ rằng: Mạc trạc giang ba nịch, Thân lai khước tự trầm (Sóng sông chìm, chớ rửa, Đem mình tự đắm thôi) Hỏi: Bồ Đề Đạt Ma ở núi Thiếu Thất hành đạo đạt đến chỗ huyền diệu sâu thẳm, từ xưa đến nay ai là kẻ kế thừa xứng đáng nhất? Đáp : U minh càn tượng nhân ô thố, Khuất khúc khôn duy vị Nhạc, Hoài (Trời tối sáng soi nhờ nhật nguyệt, Đất hiểm phân ranh có núi sông) Từ câu hỏi có nội dung mang tính triết lý sâu xa hết sức nhạy cảm của thời đại, thiền sư Viên Chiếu đã khéo dẫn dắt người học nắm bắt vấn đề một cách nhẹ nhàng, cụ thể, đơn giản qua sự giải trình bằng một số hình ảnh thi ca. Cách trả lời như thế, trước những câu hỏi mang tính lý luận của các khái niệm trừu tượng là nhằm đưa người tham vấn trở về với thực tại hiện hữu. Thế nên, ý nghĩa Phật – Thánh được thiền sư Viên Chiếu lý giải như là mối quan hệ giữa Phật giáo và Nho giáo trong bối cảnh lịch sử nước nhà bấy giờ. Cụ thể hơn, giữa Phật giáo và Nho giáo được xác định dưới dạng quan hệ tình thế nhân duyên. Tuỳ theo tình thế cụ thể của từng giai đoạn mà Phật giáo hay Nho giáo được vận dụng một cách linh động. Nếu nói theo ngôn ngữ thoại đầu bằng hình ảnh thi ca như Viên Chiếu đã nói thì Phật giáo, Nho giáo tựa như hoa cúc (biểu tượng mùa thu) và chim
- oanh (biểu tượng mùa xuân). Hoa cúc đến mùa thu mới nở và toả ngát hương thơm; còn chim oanh thì đợi đến mùa xuân khí trời ấm áp mới bay hót líu lo. Vậy là hoa cúc không thể nở vào một mùa nào khác và chim oanh cũng thế thôi. Tất cả phải phụ thuộc nhân duyên thời tiết, không thể cưỡng lại. Điều đó có nghĩa, mỗi thời mỗi việc, Phật giáo và Nho giáo tuỳ theo nhu cầu lịch sử xã hội đặt ra mà đảm nhận sứ mệnh, phải đợi đúng thời điểm, chẳng khác gì hoa cúc có mùa mới nở, chim oanh có thời mới hót. Đây là vấn đề “Phật - Nho phân công hợp tác” như cách nói của Nguyễn Công Lý(3). Trả lời bằng một Thiền ngữ hình ảnh có thực như thế, người tham vấn dường như vẫn chưa hiểu hết ý, thiền sư Viên Chiếu lại dùng hai hình ảnh khác thi vị hơn, rất sinh động nhưng cũng hiện thực vô cùng: “Ngày quạ vàng chiếu rạng - Đêm thỏ ngọc sáng soi...”. Viên Chiếu vẫn trung thành diễn đạt ý tưởng trên bằng hình ảnh mặt trăng và mặt trời để khai tâm người học đạo. Lối nói dùng thoại đầu Thiền ngữ bằng hình tượng nghệ thuật thường có công năng tháo gỡ, xua tan những lớp sương mù vọng kiến nhằm đạt ngộ, chứ không giải thích về đạt ngộ. Không một ai có thể tìm trăng và ngắm trăng giữa ban ngày sáng tỏ; cũng thế, không một người nào có thể thấy mặt trời lúc đêm tối mù mịt. Tất nhiên, trăng chỉ chiếu sáng khi màn đêm xuống và mặt trời chỉ tỏ rạng giữa ban ngày. Hiển nhiên vận dụng Phật giáo và Nho giáo vào từng hoàn cảnh cụ thể cho từng con người, cho một đời người không phải dễ dàng gì. Đấy là cơ huy ền của sự vận dụng Phật giáo và Nho giáo vào trong thực tiễn cuộc sống. Nói đến cơ huyền là nói đến sự tinh vi, vì thế phải cẩn thận. Dòng sông đang chứa đựng sóng dữ, con người không nên rửa chân, có thể bị chết chìm: “Sóng sông chìm, chớ rửa - Đem mình tự đắm thôi...”. Sự vận dụng mối quan hệ Phật giáo và Nho giáo trong từng tình thế của từng thời kỳ xây dựng đất nước Đại Việt khiến các nhà lãnh đạo phải tính toán chính xác, vì nó nhạy cảm đối với từng cá nhân và xã hội. Quan điểm về sự phân công của thiền sư Viên Chiếu đối với vấn đề Phật –Thánh, Phật giáo và Nho giáo như thế khá rõ ràng. Kết quả cho thấy trong lĩnh vực văn hoá – giáo dục, từ khi Lý Thái
- Tông manh nha ý tưởng mở rộng nền giáo dục ra khỏi khuôn viên nhà chùa, thì đến đời Lý Nhân Tông đã thành lập Quốc tử giám - trường Đại học đầu tiên của nước ta - vào năm 1076, chính thức đào tạo lớp người trí thức thông hiểu ba hệ tư tưởng để điều hành đất nước. Nhờ hướng đi đúng đắn đó, nhà Lý tồn tại hơn hai trăm năm. Sang đời Trần, vị vua đầu tiên là Trần Thái Tông đã tuyên bố trong bài tựa sách Thiền tông chỉ nam: “Giáo pháp của đức Phật ta, lại nhờ vào Thánh nhân xưa để truyền ở đời”(4).
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn