Tài liệu: Tìm hiểu 'Tham đồ hiển quyết' của thiền sư Viên Chiếu
lượt xem 6
download
Như vậy, nhà Lý đã giải quyết tốt mối quan hệ Phật giáo và Nho giáo, đến đầu đời Trần thì vấn đề này đã đi vào quỹ đạo. Đó là sự thật hiển nhiên theo nguyên lý duyên khởi tính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu: Tìm hiểu 'Tham đồ hiển quyết' của thiền sư Viên Chiếu
- Tìm hiểu "Tham đồ hiển quyết" của thiền sư Viên Chiếu Như vậy, nhà Lý đã giải quy ết tốt mối quan hệ Phật giáo và Nho giáo, đến đầu đời Trần thì vấn đề này đã đi vào quỹ đạo. Đó là sự thật hiển nhiên theo nguyên lý duyên khởi tính. Vì thế, khi người tham vấn hỏi tiếp: “Bồ Đề Đạt Ma ở núi Thiếu Thất hành đạo đạt đến chỗ huyền diệu sâu thẳm, từ xưa đến nay ai là kẻ kế thừa xứng đáng nhất?”. Sư trả lời: “Trời tối sáng soi nhờ nhật nguyệt, Đất hiểm phân ranh có núi sông...”. Khi cần có lớp người kế thừa đầy đủ tri thức gánh vác đất nước; cai quản dân chúng có hệ thống tổ chức luật pháp thì sự phân công cũng như hợp tác với nhau sẽ trở nên diệu dụng. Mỗi cá nhân phải biết tự hoàn thiện lấy chính mình, tuỳ duyên mà đảm nhiệm, ứng tác thích hợp mang tính kế thừa. Phải chăng, đây là con đường đưa đến căn nguyên của đại đạo mà thầy trò thiền sư Viên Chiếu quan tâm? Một vấn đề lớn nữa mà xã hội đang quan tâm là khi nước nhà đang vạch định kế hoạch xây dựng và đào tạo con người thì chính lúc đó cuộc đối thoại giữa Viên Chiếu và vị tăng đạ i diện cho giới trí thức cầu học vẫn tiếp tục. Trong sự chuyển biến về một đường hướng giáo dục – văn hoá mới như thế, hẳn
- nhiên người học muốn biết và thấy rõ một trong các phương thức, biện pháp khả thi để đạt mục đích đã vạch định. Thế nên, khi người tham vấn hỏi: “Thế nào là một con đường đưa thẳng đến căn nguyên của đại đạo?” Sư Viên Chiếu trả lời: Cao ngạn tật phong tri kính thảo, Bang gia bản đãng thức trung lương (Cỏ mạnh đứng bờ cao gió dữ, Nước nhà thời loạn biết trung lương). Thật là tinh tế và huy ền diệu vô cùng! Không có con đường nào khác hơn để đạt mục đích là chính tự thân mỗi người phải tự vận động bằng chính nội lực của mình. Sự chuyển thân tâm trên bình diện tri thức trí tuệ và tâm linh của từng cá nhân có khả năng hoá giải tất cả vấn đề. Tại đây bao nhiêu khó khăn, chướng ngại trên đường tiến đến “căn nguyên của đại đạo”chẳng là vấn đề gì cả. Thực tế, Đại Việt bấy giờ còn phải giải quyết vấn đề biên giới ở phía Bắc và biên giới phía Nam. Phía Bắc, họ Nùng đang quấy phá. Việc vua Lý Thái Tông dùng chinh pháp để cảm hoá Nùng Trí Cao từ một kẻ phản loạn gây rối trở thành phên giậu vững chắc. Phía Nam, mùa xuân năm 1044, Lý Thái Tông trực tiếp cầm quân đi đánh Chiêm Thành, vua Chiêm bị chết. Vua hạ lệnh: “Kẻ nào giết bậy người Chiêm Thành thì sẽ giết không tha”. Việc này, Ngô Sĩ Liên đã tinh tường nhận xét “Tấm lòng ấy của vua cũng như tấm lòng của Tống Thái Tổ chăng? Truyền ngôi được lâu dài là phải lắm”(5). Câu chuyện đàm thoại này cứ thế tiếp tục. Điều đáng nói là Viên Chiếu đã khéo hướng dẫn tâm thức người học đi vào thực tại với những gì đang xảy ra trong cuộc sống đang trôi chảy, có giá trị thiết thực. Tất cả những vấn đề mà người tham vấn đưa ra có nội dung mang tính triết lý siêu hình thì lại được thiền sư hoá giải một cách đơn giản, cụ thể bằng hình ảnh cảm nhận từ trực quan sinh động, dựa trên lý duyên sinh duyên khởi một cách chắc chắn. Chẳng hạn:
- Hỏi: “Tất cả mọi chúng sinh từ đâu tới và sau trăm năm sẽ đi về đâu?” Đáp: Manh quy xuyên thạch bích, Ba miết thượng cao sơn (Rùa mù xuyên vách đá, Ba ba leo núi cao) Mới nghe qua, người nghe tưởng chừng như Viên Chiếu cố bỡn cợt ng ười học khi đặ t vấn đề ch úng sinh từ đâu đế n và sau trăm năm sẽ đi về đâ u? Thật là câu hỏi quá viển vông, xa rời hiện thực cuộc sống và chẳng có ích gì cho con người trong vấn đề tự thân tu tập cũng như khát vọng sống hạnh phúc. Nội dung câu hỏi ấy chẳng khác gì đi tìm lông rùa, sừng thỏ ở trên đời này. Cũng thế, chuyện con người từ đâu tới, chết đi về đâu giống như hình ảnh con rùa mù làm sao đi xuyên qua vách đá, con ba ba không thể bò lên núi cao. Vì thế người đệ tử mới hỏi tiếp: “Người ta nói: Khóm trúc xanh xanh kia là chân như .Vậy công dụng của chân như là gì?” Thiền sư Viên Chiếu trả lời: Tặng quân thiên lý viễn, Tiếu bả nhất bình trà (Người xa ngàn dặm đến đây, Cười tặng anh một bình trà) Cái thiện xảo của các vị thiền sư là luôn hướng tâm, khai tâm người học trở về thực tại hiện hữu. Chân như vốn hiện hữu trong cuộc sống đời thường, khi người ta nắm bắt được, hiểu được những giá trị đích thực của cuộc sống thì sẽ hiểu chân như không ở đâu xa, nó có mặt nơi hàng trúc biếc xanh xanh, con người ta đang sống với sự bình an nội tại. Đó là diệu dụng của chân như. Cũng thế, diệu dụng chân như đã được thiền sư chỉ thẳng cho người học trò thật cụ thể, thật đời thường. Nó chẳng khác gì người khách từ xa đến, được người chủ ân tình niềm nở dâng ấm trà thật ấm lòng. Mở rộng ra con đường
- xây dựng và phát triển đất nước, cần có sự vận dụng như thế nào hợp với thời đại, đó là diệu dụng của chân như. Đến đây, vị tăng dường như không hiểu, nên cuộc đối thoại tiếp tục: Hỏi: - Thế là uổng công đến, có ích lợi gì? Đáp: Thuỳ thức Đông a khứ, Đồ trung tái bạch đầu (Có ai biết được ông chủ đi đâu? Suốt đời đi tìm chỉ bạc đầu) Lại hỏi tiếp: Ngôi nhà sâu kín ở nơi thôn dã, Ai biết chỗ nào mà gõ cửa? Sư đáp: Kim Cốc tiêu sơ hoa thảo loạn, Nhi kim hôn hiểu nhậm ngưu dương (Cỏ hoa vườn Cốc tiêu điều, Trâu dê phó mặc sớm chiều vào ra). Lại hỏi: - Tại sao như thế? Sư đáp: Phú quý kiêm kiêu thái, Phiên linh bại thị lâu (Giàu sang và xa hoa, Khiến người ta thất bại trong cuộc sống này). Hỏi:
- - Long nữ dâng châu thành Phật quả, người bố thí thì phước đức như thế nào? Sư trả lời: Vạn cổ nguyệt trung quế, Phù sơ tại nhất luân (Quế trong trăng muôn thuở, Tươi tốt hay héo khô tại vầng trăng). Thực tế, chân như vốn có trong cuộc sống nhiệm mầu, vấn đề là con người nhận ra chân như, đây cũng chính là “đại đạo căn nguyên nhất lộ hành” đã đề cập. Rất tiếc, người học vẫn chưa nhận ra, nên cho rằng diệu dụng chân như chẳng khác hình ảnh người khách niềm nở uống trà là không phải, thật là nhọc công vô ích. Viên Chiếu muốn nói nếu không nhận ra chân tâm thường trụ trong tự tính thanh tịnh thì dù có đi tìm mãi cũng không bao giờ gặp. Điều đó, chẳng khác gì hình ảnh ông chủ bạc đầu đi tìm chân lý bên ngoài cuộc sống: “Có ai biết được ông chủ đi đâu? - Suốt đời đi tìm chỉ bạc đầu...”. Trả lời như thế nhằm đưa người tham vấn hỏi thêm một lần nữa, để thiền sư khẳng định sự thật chân như vốn hiện hữu trong pháp giới, chỉ cần mở tâm thì có thể đón nhận. Sự thật, vẫn lập luận cũ, người tham vấn mới nói “Tại ngôi nhà sâu kín nơi hoang dã, ai biết đâu mà gõ cửa?”. Ở đây, thiền sư đã thấu hiểu thâm ý đệ tử. Trong bối cảnh lịch sử như thế, các nhà lãnh đạo phải biết diệu dụng của Phật, Nho để đáp ứng nhu cầu từng cá nhân con người. Nếu không được vậy thì chẳng khác gì “Kim Cốc tiêu sơ hoa thảo loạn - Nhi kim hôn hiểu nhậm ngưu dương”. Rõ ràng, thiền sư Viên chiếu cố ý dùng điển tích nhà Nho mà nói để người tham vấn dễ nhận ra vấn đề. Ai cũng biết ông Thạch Sùng đời Tấn ở đất Hà Dương làm quan đến chức Vệ Uy sứ, rất giàu có, sống xa hoa ở biệt thự Kim Cốc. Ông có người thiếp tên là Lục Châu rất đẹp. Tiếc rằng nàng phải tự tử vì Tôn Tú muốn chiếm đoạt nàng. Thạch Sùng lại bị Tôn Tú dèm pha với Triệu Vương, rồi mạo chiếu chỉ nhà vua đem quân giết Thạch Sùng. Từ đó, vườn Kim Cốc nhà Thạch Sùng hoang vắng, để cho ngựa dê ra vào ăn cỏ. Nói
- theo tinh thần kinh điển Nikàya, nếu không lo chuyển hoá thân tâm bằng các hạt giống tốt lành thì tâm thức trở nên hoang vu. Và như thế, “giàu sang và xa hoa” sẽ dẫn đến thất bại là điều tất yếu. Đây là quy luật đối với tự thân mỗi người cũng như xã hội. Suy cho cùng, thiền sư Viên Chiếu là người có tầm nhìn rộng đối với lịch sử, con người trong việc xiển dương đạo pháp và phát triển đất nước. Tiếp theo, người học lại đưa vấn đề “Long nữ dâng châu thành Phật quả - Người bố thí thì phước đức như thế nào?”. Qua câu hỏi, vị tăng muốn xác tín vấn đề công đức tu tập, hay công đức đóng góp cho xã hội thì diệu dụng của nó là gì? Hẳn nhiên, Viên Chiếu khẳng định tất cả mọi người đều có pháp tính chân như. Phật tính thì luôn bình đẳng. Vấn đề còn lại là cá nhân mỗi người cần phải chuyển hoá để cho Phật tính hiển lộ. Cũng giống như cây quế tươi tốt hay héo khô đều cũng ở trong vầng trăng mà thôi. Nhưng người học không chịu dừng, dường như lại muốn thầy chỉ thêm giữa cái lý thành Phật và cái tướng thành Phật. Vì thế thiền sư mới giải bày bằng hình ảnh tiếp theo: Thiên thượng như huyền kính, Nhân gian xứ xứ thông (Trên trời như treo gương, Nhân gian nơi nơi tỏ) Hình ảnh thật sinh động và dễ dàng cảm nhận, trăng ở trên trời vẫn chiếu tỏ khắp mặt đất, ở nhân gian ai cũng có thể ngắm nhìn. Cũng thế, Phật tính ai cũng có, chân như vẫn bao trùm. Có điều ai hằng sống với chân tâm thì thấy diệu dụng vô cùng, sao lại nói nhọc công vô ích. Vị tăng lại nói: Độ hà tu dụng phiệt, Đáo ngạn bất tu thuyền. Bất độ thời như hà? (Qua sông phải dùng bè, Đến bờ thì thuyền bỏ lại.
- Không qua sông thì thế nào?) Sư đáp: Hạc trì ngư tại lục, Hoạch hoạt vạn niên xuân (Hồ khô cá mắc cạn, Sống được vạn năm xuân) Lại hỏi: - Thế thì theo dòng là được diệu lý? Sư đáp: Kiến thuyết Kinh Kha lữ, Nhất hành cánh bất hồi (Nghe nói bạn Kinh Kha, Một đi không trở lại) Với chiều hướng tư duy như thế, vị thầy chỉ còn cách đưa người học trở về chân thực tại. Vẫn biết rằng, người ta qua sông thì phải sử dụng bè, đến bến thì phải để thuyền bè lại là điều hẳn nhiên. Còn trường hợp không qua thì chẳng khác gì con cá mắc cạn trong hồ khô, sống vạn năm xuân. Như vậy, cách nói của thiền sư là cách nói của người am tường không chỉ trên lý thuyết mà cả thực tiễn nữa. Cuộc sống luôn phát triển, con người phải biết tiếp cận tất cả những tri thức học thuật, cho đến cội nguồn chuyển hoá tâm linh mới đạt mục đích đề ra, nếu không sẽ bị đào thải. Không một ai có thể sống một mình, nếu không nương tựa vào tất cả các điều kiện vốn có của xã hội, của nhân duyên hoàn cảnh tách rời chúng ra thì không thể đạt được diệu lý như người tham vấn hỏi. Dĩ nhiên, thiền sư phải trả lời bằng một điển tích: “Nghe nói bạn Kinh Kha - Một đi không trở lại...”. Ngày xưa, Kinh Kha nhận nhiệm vụ của thái tử nước Yên đi thích khách Tần Thuỷ Hoàng, khi thái tử Đan cùng tân khách tiễn Kinh Kha qua dòng Dịch Thuỷ để đến đất Tần, Kinh Kha đã nói lời từ biệt: “Phong tiêu tiêu hề Dịch thủy hàn - Tráng sĩ nhất khứ bất phục phản” (Gió đìu hiu, nước sông Dịch lạnh ghê -
- Tráng sĩ một mình đi không trở lại). Việc hành thích không thành, Kinh Kha bị chết. Như vậy, sống trong dòng đời mà không vượt thoát thì sẽ bị dòng đời cuốn hút. Cũng thế, con người không vượt thoát khỏi dòng đời thì bị đọa lạc trầm luân. Thế là “đâu là đại đạo căn nguyên nhất lộ hành” phải không? Câu chuyện thoại đầu giữa vị tăng và thiền sư Viên Chiếu còn nhiều vấn đề khác nữa được bàn thảo như “Kiến tính thành Phật, nghĩa nó thế nào?”. Thiền sư Viên Chiếu vẫn theo phương thức cũ để trả lời: Khô mộc phùng xuân hoa cạnh phát, Phong xuy thiên lý phức thần hương (Cây khô gặp xuân hoa đua nở, Gió thổi hương thần thơm rất xa) Học trò chưa hiểu nên xin thầy chỉ dạy tiếp. Thiền sư đáp: Vạn niên già tử thụ, Thương thúy tủng vân đoan (Một cây cà vạn năm, Vươn lên đến tầng mây) Câu trả lời này chẳng khác gì câu “Phật Thánh nghĩa nó khác nhau chỗ nào” mà Viên Chiếu từng dạy vị tăng ở đoạn trước. Vẫn theo nhân duyên thời tiết mà cây trổ hoa, toả hương thơm. Xuân đến thì trăm hoa đua nở, hương thơm theo đó lan toả khắp nơi. Thấy được diệu dụng này là thấy rõ bản thể vạn pháp, mà đã thấy rõ bản thể chính là “kiến tính thành Phật”. Đúng như đức Phật từng dạy:“Ai thấy duyên khởi là thấy Pháp, ai thấy Pháp là thấy Như Lai”. Hay khi bàn đến “Tổ tổ truyền nhau là truyền những gì?”, Viên Chiếu đã thẳng thắn trả lời: Cơ lai tu tầm thực, Hàn tức hướng cầu y (Đói thì tìm thức ăn,
- Rét liền xin áo mặc) Viên Chiếu đã dùng một hình ảnh rất quen thuộc trong cuộc sống, nhằm làm cho người học dễ nhận chân tâm ý các Tổ. Các Tổ từ trong thực tế đời thường mà chứng ngộ, cũng chứng nghiệm được hạnh phúc, cũng từ sự chuyển hóa hiện thực khổ đau. Rất bình thường, bởi “bình thường tâm thị đạo” mà, có gì lạ đâu, chẳng khác nào “đói thì tìm thức ăn, lạnh liền xin áo mặc”. 3. Kết luận Bằng sự trực ngộ Viên Chiếu đã thi hóa Tham đồ hiển quyết. Tác phẩm như là lời giải trình các vấn đề thời đại đặt ra, nhất là trong bối cảnh lịch sử dân tộc đã và đang tập trung sức mạnh để xây dựng đất nước hùng cường, không chỉ độc lập, tự chủ trên cương giới lãnh địa mà còn trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, kể cả tín ngưỡng, tâm linh. Nếu tính từ khi đất nước thực sự độc lập từ những năm 30 thế kỷ X thì đến giữa thế kỷ XI, dân tộc Đại Việt đã chuyển bánh xe lịch sử sang hướng khác để tính kế lâu dài như Lý Thái Tổ từng nói trong Chiếu dời đô. Lúc này, dân tộc ta đã yên vị trong tư thế ngẩng cao đầu và vững vàng khi đối diện với các vấn đề mà thời cuộc đòi hỏi. Nó như là một quy luật tất yếu để nắm bắt các trào lưu tư tưởng. Vấn đề Nho, Phật được xem như là trọng điểm để có thể hoá giải các vấn đề thời đại đặt ra. Tham đồ hiển quy ết của Viên Chiếu đã góp phần làm nên điều đó. Bằng thể tài thoại đầu – Thiền ngữ được khơi nguồn từ trực cảm tâm linh của người chứng ngộ, Viên Chiếu đã thi hoá nội dung tư tưởng tác phẩm bằng hình tượng thi ca giàu hình ảnh trữ tình, đậm tính hiện thực, mà đã là hình tượng nghệ thu ật thi ca thì khả năng khai mở tâm hồn con người hữu hiệu vô cùng. Nó không chỉ giúp người đọc thâm nhập thế giới hiện thực cảm xúc, ấn tượng mà còn đi thẳng vào thế giới tâm thức cội nguồn sự sống. Như vậy, thi ca và tho ại đầu - Thiền ngữ là thế giới nội tâm bước ra ngoài thế giới tư duy hữu ngã của vô minh để đi vào thế giới duyên khởi vô ngã, nhờ thế mới hoá giải các vấn đề mà con người mong đợi. Vì thế, Tham đồ
- hiển quyết là một tác phẩm không chỉ có giá trị về tư tưởng Thiền học mà còn có giá trị triết lý nhân văn, giúp con người vượt thoát khổ đau, mở ra chân trời hạnh phúc của thế giới chân tâm thường trụ./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1793 | 338
-
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội lớp 10
64 p | 326 | 43
-
Giáo án Địa lý 6 bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
4 p | 402 | 21
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bến Tre lớp 6
84 p | 137 | 12
-
Tìm hiểu bài TRAO DUYÊN (Trích: Truyện Kiều)TRAO DUYÊN (Trích: Truyện Kiều) - Nguyễn Du I- Tìm hiểu chung - Đoạn trích thuộc phần II “Gia biến và lưu lạc” của Truyện Kiều. Là đoạn thơ mở đầu cho quãng đời 15 năm đau khổ, lưu lạc của Kiều. - Trích từ câu
4 p | 399 | 12
-
tìm hiểu nguyên nhân sự khủng hoảng kinh tế tài chính ở Đông Nam Á_3
7 p | 123 | 8
-
tìm hiểu nguyên nhân sự khủng hoảng kinh tế tài chính ở Đông Nam Á_1
6 p | 134 | 8
-
Tìm từ đồng nghĩa với từ được gạch chân - Trình độ TOEFL
3 p | 115 | 6
-
tìm hiểu nguyên nhân sự khủng hoảng kinh tế tài chính ở Đông Nam Á_2
7 p | 117 | 6
-
Tìm hiểu "Tham đồ hiển quyết" của thiền sư Viên Chiếu
8 p | 136 | 5
-
TÌM HIỂU: “VIỆT BẮC” CỦA TỐ HỮU
14 p | 106 | 5
-
Tìm hiểu sự hình thành truyền thuyết Tứ vị thánh nương_2
5 p | 67 | 5
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Bài: Tìm hiểu ca dao, tục ngữ, câu đố, dân ca
29 p | 155 | 5
-
Tài liệu ôn tập Ngữ văn lớp 9 bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật
5 p | 21 | 4
-
Tài liệu tham khảo: Thu hứng
7 p | 55 | 4
-
Hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu về Đô Lương quê em - Trường Tiểu học Thượng Sơn
3 p | 94 | 3
-
Giáo án bài 1: Đo độ dài
5 p | 51 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn