intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán

Chia sẻ: Le Thị Hồng Tính | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

1.795
lượt xem
338
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán nhằm mục tiêu tìm ra những biện pháp tốt nhất áp dụng vào môn học này để cho trẻ tiếp thu các biểu tượng toán sơ đẳng một cách có hiệu quả nhất. Mời các bạn tham khảo tài liệu để hiểu rõ hơn về sáng kiến này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán

  1. “Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5­6 tuổi làm quen với toán ” A. ĐẶT VẤN ĐỀ     Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống quốc dân. Mục tiêu   của giáo dục mầm non là hình thành các biểu tượng về  toán học cho giáo dục  Mầm non là 1 nội dung quan trọng không thể  thiếu được trong việc góp phần  thực hiện mục tiêu giáo dục Mầm non mà trong đó Toán học là 1 môn khoa học,   cung cấp những kỹ năng cơ bản nhất để cho trẻ có thể vận dụng vào trong thực   tế. Cho trẻ  làm quen với toán là trẻ  được tiếp xúc tìm hiểu, quan sát sự  vật  hiện tượng xung quanh 1 cách có mục đích, hình thành  ở  trẻ  các biểu tượng và  phát triển ngôn ngữ, kích thích trẻ  tìm tòi khám phá ham hiểu biết, rèn các thao  tác tư duy như: Khái quát, tổng hợp, so sánh, phân loại 1 cách có hệ  thống đầy   đủ và chính xác. Từ đó trẻ sẽ hiểu thêm về thiên nhiên xã hội, trẻ thêm yêu cuộc  sống xung quanh, ngoài ra giúp trẻ  giải quyết những mâu thuẫn cơ  bản trong  cuộc sống và trong học tập, cung cấp cho trẻ một số kiến thức toán sơ đẳng góp   phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ một cách tốt nhất.  Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc với người lớn và các sự vật hiện tượng   đến nhận thức xung quanh. Tất cả những cái trẻ nhìn thấy đều ảnh hưởng đến  nhận thức của trẻ, dần dần trẻ có được những khái niệm giản đơn nhất về thế  giới xung quanh có nhu cầu muốn tìm tòi, khám phá về tính chất, đặc điểm của   sự vật hiện tượng, tập hợp các số lượng, hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí,  sắp xếp của chúng trong không gian. Ví dụ:  Khi chơi với đồ vật trẻ muốn biết tại sao vật này lăn được nhưng  vật kia lại không lăn được. Hình dạng, kích thước và chất liệu của chúng khác  nhau nhươ thế nào? Hoặc trẻ  muốn biết từng nhóm đồ  vật có bao nhiêu vật và  1
  2. “Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5­6 tuổi làm quen với toán ” cách so sách các nhóm với nhau. Trẻ  muốn biết từng nhóm này có số  lượng  nhiều hay ít hơn nhóm kia. Bắt đầu trẻ  muốn biết làm thế  nào để  cho 2 nhóm   được bằng nhau. Từ đó trong tư duy của trẻ đã nãy sinh khái niệm thêm bớt một  một cách đơn giản nhất về  phép cộng trừ  của bậc tiểu học. Xuất phát từ  nhu   cầu đó mà việc cho trẻ  làm quen với biểu tượng toán sơ  đẳng là nhu cầu cần   thiết. Nhưng thực chất chương trình toán học trong trường mầm non hiện nay  chỉ cho phép dạy trẻ làm quen với một số khái niệm về toán đơn giản, chưa dạy   trẻ  học toán. Nếu như  dạy trẻ  học toán sớm sẽ   ảnh hưởng đến sự  phát triển   của trẻ. Vì vậy nảy sinh vấn đề là làm thế nào để dạy những khái niệm về toán   học mang tính chất trừu tượng nhưng lại phải phù hợp với khả năng nhận thức   của trẻ  mẫu giáo. Song khó khăn lớn nhất của trẻ mẫu giáo là làm quen với một   số  khái niệm toán học đó là khả  năng lĩnh hội tri thức của trẻ  còn non nớt do  thực tế  đó mà không thể  cho trẻ  làm quen với khái niệm tổ  hợp phép đếm, số  lượng, hình dạng, kích thước định hướng không gian   bằng các định nghĩa mà  phải  chính xác dựa trên tâm lý của trẻ  và khái niệm toán học sơ  đẳng, để  có  phương pháp dạy cụ thể, phối hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ biến những   khái niệm toán học trừu tượng thành những biểu tượng quen thuộc mà trẻ có thể  lĩnh hội một  ấn tượng và sâu sắc nhất, hình thành những kiến thức ban đầu về  toán học sơ đẳng cho trẻ. Xuất phát từ những lí do trên tôi quyết định nghiên cứu đề  tài: “  Một số   biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi, hấp dẫn cho trẻ mẫu giáo 5­6 tuổi làm   quen với toán”. Để  tìm ra những biện pháp tốt nhất áp dụng vào môn học này  để cho trẻ tiếp thu các biểu tượng toán sơ đẳng một cách có hiệu quả nhất. 2
  3. “Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5­6 tuổi làm quen với toán ” B­ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1. Đặc điểm nhận thức của trẻ 5­6 tuổi. Trẻ mẫu giáo có đặc điểm là chú ý không chủ định. Trẻ thường chú ý đến  những đối tượng khi đối tượng đó gây một kích thích mạnh hoặc một sự  ngạc  nhiên nhất là tạo cho trẻ  sự  hứng thú, chú ý có chủ  đích được phát triển thông   qua quá trình giáo dục. Nó được hình thành và phát triển mạnh với những loại   kích thích mới mẻ  trong số  đó là kích thích với ngôn ngữ  nói. Ngoài ra trẻ  còn   chú ý rất nhiều đến các sự  vật hiện tượng mới lạ   ở  xung quanh sự  chú ý rất  nhiều đến các sự vật hiện tượng mới lạ  ở xung quanh sự chú ý của trẻ bắt đầu  tập trung vào các thuộc tính mới như thời gian, không gian, tính chất vật lý, hóa  học, cơ học ...của các sự vật hiện tượng hàng ngày. Đến cuối tuổi mẫu giáo, trẻ  bắt đầu có khả  năng quan sát có hệ  thống  những hiện tượng tự nhiên – xã hội xung quanh nếu được giáo dục tốt ở các lớp   dưới. Óc quan sát giúp trẻ  tìm hiểu sự  vật, hiẹn tượng một cách có ý thức, có  mục đích, giảm bớt sự nhầm lẫn, giúp trẻ tri giác chính xác hơn. Ở  trẻ  5­6 tuổi, năng lực ghi nhớ  và nhớ  lại phát triển rất mạnh, nhưng   chủ yếu vẫn là ghi nhớ không chủ định. Trẻ ghi nhớ những gì gây hứng thú hoặc   những gì gây ấn tượng mạnh cho trẻ. Cuối tuổi mẫu giáo bắt đầu hình thành tri   3
  4. “Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5­6 tuổi làm quen với toán ” nhớ  logic. Trẻ  ghi nhớ  cái gì có nghĩa tốt hơn những cái không có nghĩa khi đó  chất lượng ghi nhớ sẽ tốt hơn. Trẻ  5­6 tuổi đã biết tư  duy trực quan hành động vẫn chiếm  ưu thé. Tuy   nhiên tùy thuộc nhiệm vụ hoạt động mà ở trẻ vẫn phát triển các loại trẻ tư duy   bằng hình  ảnh trực quan, tư  duy, trừu tượng do ngôn ngữ  của trẻ  phát triển.  Những nhận xét, suy luận đánh giá của trẻ  không hoàn toàn theo ý nghĩa chủ  quan, giúp trẻ đến gần với hiện thực khách quan hơn. 2. Tầm quan trọng của đồ chơi với giáo dục Mầm non  Đồ  chơi có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách  trẻ. Đồ chơi giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trãi nghiệm, được thể hiện   những nhu cầu cá nhân được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển  toàn diện. Trẻ  nhỏ  cần rất nhiều cơ  hội để  học và khám phá thông qua chơi hàng   ngày, chơi là cách học phù hợp nhất khi chúng ta muốn trẻ tìm tòi khám phá. Qua   chơi trẻ được phát triển hiểu biết, kỹ năng trong rất nhiều tình huống khác nhau.   Đồ chơi là yếu tố thúc đẩy trẻ thực hiện nhiều hành động và thao tác khác nhau   cso tác dụng rèn luyện thể lực cho trẻ. Đồ chơi là cơ sở vật chất, là phương tiện   để trẻ chơi. Đồ  chơi giúp trẻ  làm quen với những tính chất, của nhiều đồ  vật, biết  được công dụng của chúng trong sinh hoạt và lao động của con người. Đồ  chơi  còn là phương tiện giúp trẻ  phát hiện ra những mối quan hệ  giữa người với   người ftrong xã hội, dần biết hòa nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt động với   đồ chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi vừa làm cho hoạt động của trẻ thêm  4
  5. “Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5­6 tuổi làm quen với toán ” khéo léo, dẻo dai, mềm mại và phát triẻn cân đối hài hòa, chuẩn bị  cho trẻ  vào  trường tiểu học tham gia tốt vào cuộc sống xã hội. II – THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi:  Năm học 2013 – 2014 được sự  phân công của Ban giám hiệu nhà trường   tôi chủ nhiệm lớp 5­6 tuổi học theo chương trình giáo dục mầm non mới với sĩ   số  là 30 trẻ. Độ  tuổi đồng đều cũng là một thuận lợi cho việc truyền thụ kiến   thức cho trẻ. 100% trẻ sống  ở vùng nông thôn là con em nông dân, các cháu đều  rất ngoan và ham học, cha mẹ học sinh cũng biết được nhu cầu của con em mình  ở độ tuổi 5­6 tuổi rất cần được học bộ môn làm quen với toán và hiểu tầm quan  trọng của việc đưa trẻ đến trường mầm non. Lớp 5­6 tuổi nên rất được nhà trường quan tâm trong việc mua sắm đồ  dùng phục vụ cho bộ môn toán. Đặc biệt toán là môn học mà ngành giáo dục đã  nhiều năm chỉ đạo chuyên đề nên đánh giá sự học tập của trẻ có kết quả cao. 2. Khó khăn:  Trong năm học 2013 – 2014 tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu thấy được đa số  các cháu con em nông thôn nên ít được sự quan tâm, chăm sóc, bồi dưỡng từ ông,   bà, bố mẹ, anh chị về khả năng hiểu biết của trẻ còn hạn chế một số cháu chưa   được học lớp 4­5 tuổi hay các cháu chuyển từ trong Nam về với ông bà nên còn  nhút nhát chưa biết cách cầm bút, cách ngồi và nhận biết về toán còn kém chưa   xác định được dạng, hình khối, kích thước, mấu sắc, số lượng… Đồ  dùng trực quan còn quá ít, đôi lúc chưa đủ  lưu loát không phát huy  được tính tích cực của trẻ khi tham gia các hoạt động. 5
  6. “Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5­6 tuổi làm quen với toán ” Một số trẻ được bố mẹ, người thân dạy trước chương trình nên trẻ  đếm  nhận biết số, tính toán nhanh nhưng khi thực hành trên đồ vật xếp tương ứng 1­  1 trẻ  bị  lúng túng trong giờ  học không tập trung có biểu hiện phân tán không  muốn học  3. Điều kiện phục vụ của lớp. Về cơ sở vật chất đã được nhà trường quan tâm đáp ứng nhu cầu đồ dùng,  đồ  chơi đảm bảo 2 cháu 1 bàn, mỗi cháu 1 ghế. Tuy vậy một số đồ  dùng phục  vụ  môn toán cũng như  môn học khác còn nhiều hạn chế  nên việc học tập của   các cháu chưa được đảm bảo. 4.  Kết quả thực trạng : ­ Đầu năm học 2013 – 2014 qua khảo sát trên trẻ 30 cháu 5­6 tuổi  ở ngay  tại lớp tôi phụ trách tôi đã rút ra một số vấn đề sau: ­ Số trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với biểu tượng toán hào hứng và  tập trung 55%. ­ Số  trẻ  có biểu hiện thiếu tập trung phân tán chú ý không hững thú học   tập là 45% Có khoảng 55% các cháu yêu thích học toán như các cháu biết xác định cao  thấp, màu sắc, số lượng, hình khối, kích thước nhận biết được khá tốt. Còn lại   35% trung bình 10% cháu yếu kém không phân biệt được hình khối, số lượng đó   là những cháu chưa đi học lớp 4­5 tuổi. Từ ngững vấn đề trên việc tìm ra biện pháp tốt nhất để hình thành những   biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ 5­6 tuổi một cách chính xác, bến vững, phát huy   được tính tích cực của trẻ  là thiết thực là cấp bách và cũng là điều quan trọng  trong thực tế hiện nay, bản thân tôi đã đề  ra một số các hệ thống các biện pháp  6
  7. “Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5­6 tuổi làm quen với toán ” tổ  chức thực hiện để  “ Sử  dụng đồ  dùng, đồ  chơi hấp dẫn cho trẻ  5­6 tuổi   làm quen với toán ” III­   CÁC   BIỆN   PHÁP   SỬ   DỤNG   ĐỒ   DÙNG,   ĐỒ   CHƠI   HẤP   DẪN   TRONG  HOẠT ĐỘNG, LÀM QUEN VỚI BIỂU TƯỢNG TOÁN CHO TRẺ 5­6 TUỔI  Với trẻ 5­6 tuổi việc làm quen với biểu tượng toán là hoạt động cần thiết,   không những tạo cho trẻ  có được tính nhanh nhẹn, thông minh, hoạt bát, sáng  tạo trong khi trẻ  thực hiện hoạt động  ở  trên lớp cũng như  trong các hoạt động   khác mà còn góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mẫu giáo. Bên cạnh   đó còn giúp trẻ  có tâm thế  vững vàng trước khi bước vào lớp 1, muốn trẻ  hào   hững tham gia và yêu thích học toán thì phải xây dựng nề nếp thói quen tốt trong   học tập cho trẻ  có tâm thế  vững vàng trước khi bước vào lớp 1, muốn trẻ  hào  hứng tham gia và yêu thích học toán thì phải xây dựng nề nếp thói quen tốt trong   học tập cho trẻ như cách ngồi học đúng tư  thế, cách trẻ  trả  lời câu hỏi của cô,  cách giơ thẻ  số  và cách sử  dụng trực quan khi tham gia các hoạt động như  thế  nào? Cách thực hiện các bước trong hoạt động làm quen với toán ra sao? phải  phan nhóm số trẻ có khả năng nhận biết nhanh, chậm, bình thường, để tiện theo  dõi và có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng đồng thời kết hợp với phụ  huynh học  sinh để  cùng giáo dục trẻ. Trong quá trình giảng dạy thực nghiệm tôi đã tìm ra   một số phương pháp đơn giản nhưng hợp lý và phù hợp như sau: Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ về biểu tượng toán mang nặng   cảm tính nên tôi đã sử dụng thủ thuật gây hứng thú cho trẻ ngay từ tiết học đầu  tiên, nhằm tạo cho trẻ một tâm trạng vui vẻ, phấn khởi khơi gợi tính tò mò ham  hiểu biết của trẻ. 1­ Sử dụng mô hình, sa bàn, bài thơ câu chuyện .   7
  8. “Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5­6 tuổi làm quen với toán ” ­ Tôi đã sử dụng mô hình, sa bàn hoặc câu chuyện, bài thơ một trò chơi để  dẫn dắt trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với biểu tượng toán. Ví dụ: “ Nhận biết phân biệt khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật ”tôi  chọn chủ điểm Quê hương ­ Thủ Đô – Bác Hồ tôi đã dùng mô hình lăng Bác  được xếp theo hình thức sau:  ­ Lăng Bác xếp bằng khối chữ nhật  ­ Hàng rào xung quanh lăng Bác xếp bằng khối vuông  ­ Cột trụ cổng vào Lăng Bác xếp bằng khối trụ  ­ Bóng đèn trên cột trụ được xếp bằng khối cầu. Khi gợi mở cho trẻ vào chủ điẻm vào bài giáo viên nói: Hôm nay cô cùng  các con sẽ đi thăm một nơi rất đẹp ở thủ đô Hà Nội, khi đi đến trước mô hình cô   hỏi trẻ : Chúng mình đang được đến thăm nơi nào vậy nhỉ ? Mô hình lăng Bác có   gì đặc biẹt không ? Trẻ nêu được là “ Lăng Bác được xếp bằng khối chữ nhật,   hàng rào xếp bằng khối vuông ..... đó là những khối đã được học rồi ạ.”Cô nhắc  lại và nhấn mạnh yêu cầu, để hiểu kỹ hơn về đặc điểm riêng của từng khối đó   hôm nay cô và các con sẽ  cùng khám phám tìm hiểu nhé.( Cô và trẻ  vào bài để  tìm hiểu nội dung bài học ). Nhưng đối với bài làm quen với biểu tượng về  số  lượng tôi cũng gợi ý  dẫn dắt trẻ đưa trực quan ra bằng bài thơ. Ví dụ: Bài số 8 ( tiét 1 ) chủ điểm thế giới thực vật. Tôi đọc cho trẻ nghe   bài thơ : “ Mèo đi câu cá ”, sau đó tôi hỏi trẻ : Trong bài thơ nói về ai? Trẻ trả lời   Nói về  anh em nhà mèo đi câu cá! Tôi đã chuẩn bị  sẵn đồ  dùng trực quan của  mình và trẻ  gióng nhau là 2 nhóm: Mèo và số  lượng 8 tôi nói: Vậy chúng mình  cùng nhau xếp tương ứng mèo và cá để tạo nhóm mới nào ..!. 8
  9. “Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5­6 tuổi làm quen với toán ” Việc gây hứng thú ngay từ  đầu tiên tiết học bằng đồ  dùng   trực quan  không những tạo được sự chú ý cho trẻ ngay từ đầu mà còn tạo cho trẻ một tâm   lý thoải mái để trẻ dễ dàng tiếp thu nội dung trọng tâm của tiết học  2­ Việc lựa chọn và sử dụng trực quan đúng lúc, đúng chỗ  Xuất phát từ đặc diểm nhận thức của trẻ 5­6 tuổi là tư duy trực quan hình   tượng nhưng do có 1 số trẻ chưa học qua chương trình mẫu giáo bé và mẫu giáo   nhỡ. Nên trong quá trình dạy trẻ tôi thường kết hợp giữa vật thật, tranh  ảnh với   mô hình với nhau . Đồ dùng trực quan phải đủ, đẹp hấp dẫn, phù hợp với tiét học, đúng chủ  điểm, trẻ phải có đồ dùng trực quan như cô để thao tác và sử dụng cùng một lúc  với cô nhịp nhàng. Thao tác cô đưa ra trực quan phải rõ ràng, dứt khoát để trẻ không lúng túng  khi làm theo cô. Cô hướng dẫn trẻ sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình học tập phải  đúng lúc. Các đồ dùng trực quan tôi chuẩn bị cho trẻ theo mức độ phác tạp dần. Khi   trẻ  sử  dụng thành thạo tôi động viên khuyến khích trẻ. Nếu trẻ  còn lúng túng  chưa thành thạo trẻ sẽ được hướng dẫn tỉ mỉ và sẽ được sửa luôn nếu sai sót. Đối với trực quan có nhược điểm riêng biệt, đặc biệt sử dụng câu đố  để  đưa trực quan ra hỏi trẻ. Để  liên kết các nội dung trong một tiết học được liêm hoàn và chuyển  sang nội dung mới một cách linh hoạt, đưa trực quan ra một cách hợp lý không   có động tác thừa hay các câu hỏi lặp đi lặp lại nhàm chán, tôi thường sử  dụng   các câu chuyện sáng tạo. 9
  10. “Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5­6 tuổi làm quen với toán ” Ví dụ: Có một bạn Sóc rất ngoan, hôm nay trên đường đi học bạn Sóc gặp  cô, và bnạ Sóc đã nói thầm vào tai cô đấy.!Chúng mình có muốn biết bạn Sóc đã  nói gì không ? ( Trẻ hào hứng nghe và rất muốn được biết điều mà Sóc nói với  cô giáo ) Tôi lại nói tiếp : Bạn Sóc nhờ  cô hỏi các bạn lớp mình xem có biết  ngày 19/5 là ngày gì không nào? ( Trẻ trả lơif đúng ). Tôi nói tiếp: Bạn Sóc cảm  ơn các bạn lớp mình đã giúp cho bạn ấy biết bí mật của ngày 19/5 nên đã tặng  lớp mình một món quà ( Món quà đó là một trò chơi ôn luyện được chuẩn bị  trước ). Khi đưa trực quan là nội dung tích hợp cảu các môn học khác, vào hoạt   động làm quen với biểu tượng tóab bằng câu hỏi nhje ngành, hợp lý điều đó đã  phát huy được tình tích cực một cách cao nhát ở trẻ, khi tham gia các hoạt động. Ví dụ: Để  khắc sâu kiến thức về khối cầ, khối trụ, khối vuông, khối chữ  nhật tôi đặt câu hỏi? Bạn nào thích chơi khối cầu và khối trụ? Bạn nào thích chơi khối vuong và khối chữ nhật? Trẻ tự trả lời, tôi sẽ phân thành các nhóm. + Nhóm  thích chơi khối cầu, khối trụ về nhóm nặn khối cầu, khối trụ. + Nhóm thích chơi khối vuông, khối chữ nhật về nhóm tìm hình bằng giấy  màu tương  ứng để  dán các mặt khối, điều này trẻ  hào hứng thi đua, khi cùng  nhau tham gia vào các hoạt động. Với việc lựa chọn và sử  dụng đồ  dùng trực quan hợp lý, hấp dẫn trẻ  tôi  đã tạo ra các tình huống liên tục trong suốt quá trình trẻ tham gia các hoạt đọng “   Làm quen với biểu  tượng toán ” giú trẻ tiếp thu kiến thức một cách chính xác và  bền vững. 10
  11. “Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5­6 tuổi làm quen với toán ” 3­ Sưu tầm một số đồ chơi mới. Trò chơi là một trong những trực quan vô cùng quan trọng trong hoạt động  làm quen với biểu tượng toán, trẻ được “ Học mà chơi – Chơi mà học ”. Là một   đặc điểm nổi bật của trẻ  mẫu giáo thông qua các hình thức chơi, trẻ  sẽ  nhận  nhiệm vụ học một cách tự nhiên, nhẹ nhàng khong căng thẳng không gò ép. Trẻ  hào hứng chơi khi trong trò chơi xuất hiện những trực quan hấp dẫn, bất ngờ. Ví dụ:  Như trò chơi “Chiếc túi kỳ lạ ” Tuy nhiên các trò chơi không nên lặp đi lặp lại  ở  cùng một tiết học, sẽ  dẫn đến trẻ bị nhàm chán, không hứng thú tham gia hoạt động. Yêu cầu của trò  chơi phải được nâng dần lên qua mỗi lần chơi thì mới phát huy tính sáng tạo,   tính tích  cực của trẻ, chính vì vậy tôi đã nghiên cứu, xác định nội dung bài dạy để  chọn  trò chơi cho phù hợp, tùy từng trò chơi mà tôi tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm, tổ,   cá nhân và tập thể. Trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán tôi thường sử  dụng trò  chơi học tập, và lựa chọn trongnhiều trò chơi học tập để  áp dụng với từng bài  cho phù hợp. Ví dụ: Trò chơi “ Về đúng nhà ”  Tôi thường sử dụng trong phần ôn luyện cho tập hợp số lượng, pháp đếm. Ví dụ: : Hình dạng chữ  số  tôi thường sử  dụng cho tiết học ôn luyện và  nhận biết chữ số. Qua việc sử dụng trò chơi trong các giờ làm quen với biểu tượng toán, tiết  học trở nên sôi nổi, trẻ  được tham gia hoạt động một cách toàn diện, tinh thần  11
  12. “Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5­6 tuổi làm quen với toán ” thoải mái nên có thể  không bị  mệt mỏi và căng thẳng. Điều này đã tạo cho trẻ  hứng thú hăng say trong quá trình tham gia hoạt động học tập. 4­ Xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp. Môi trường cũng là một yếu tố  trực quan trực tiếp, tác động hàng ngày  đến trẻ. Chính vì vậy, việc xây dựng cảnh quan môi trường xung quanh được tôi   đặc biệt quan tâm. Trang trí, sắp xếp lớp học, phòng học hài hòa hợp lý sẽ tạo được sự chú ý,  sẽ  hấp dẫn lôi cuốn trẻ  vào giờ  học theo giai đoạn, theo chủ  điểm, theo nội   dung từng bài. Tùy vào nội dung của từng bài để  bố trí trực quan xung quanh lớp giỏ đồ  chơi, tranh treo tường chô hợp lý để trẻ luyện tập cũng như liên hệ thực tế. Ví dụ: Chủ điểm gia đình. + Treo tranh về gia đình ít con để trẻ đếm số lượng người và giáo dục trẻ  + Đồ dùng gia đình xếp ở giỏ đồ chơi để trẻ có thể luyện đếm. IV ­ KIỂM NGHIỆM . Trong quá trình nghiên cứu tìm tòi, triển khai áp dụng các thủ  thuật sử  dụng trực quan, các yếu tố  nêu trên vào hoạt động cho trẻ  làm quen với biểu  tượng toán sơ đẳng. Tôi đã thu được kết quả rất khả quan như sau:  1­ Kết quả trên trẻ Thái độ : Trẻ hứng thú hoạt động chung của lớp. Trẻ hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến  Trẻ có nề nếp và thói quen học tập tốt và trật tự. + Về cảm xúc tình cảm: Trẻ hào hứng tiếp nhận kiến thức một cách thoải  mái thông qua các hoạt động nhóm, tập thể.... 12
  13. “Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5­6 tuổi làm quen với toán ” + Về ý trí:  ­ Trẻ tập trung vào nội dung cô hướng dẫn. ­ Thời gian tập trung nhận thức vấn đề tốt hơn. + Kết quả cụ thể :  ­ Trẻ hào hứng học tập, tập trung chú ý: 100%  ­ Trẻ mạnh dạn hồn nhiên : 100%  ­ Trẻ trả lời đúng câu hỏi cô đưa ra là 98%. 2. Kết  quả của cô giáo. ­ Cô giáo đã tạo được môi trường học tập và vui chơi cho trẻ trong và  ngoài lớp có khoa học. ­ Bổ sung được nhiều đồ chơi cho tiết dạy. ­ Giờ dạy “ Cho trẻ làm quen với biểu tượng toán ” tôi được Ban giám  hiệu  và đồng nghiệp nhận xét đánh giá là có sáng tạo và đầy đủ đồ dùng trực  quan. C­ KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT. 13
  14. “Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5­6 tuổi làm quen với toán ” I – KẾT LUẬN CHUNG Từ những kết quả nghiên cứu trên cơ sở tôi rút ra kết luận sau: Việc hình  thành biểu tượng về toán sơ đẳng cho trẻ 5­6 tuổi là một trọng tâm những nội  dung lớn của chương trình giáo dục cho trẻ Mầm non. Nhằm phát triển trí tuệ và  các mặt khác của nhân cách toàn diện, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị  cho trẻ học toán ở phổ thông. Việc làm này không chỉ có ý nghĩa lớn lao đối với các nhà nghiên cứu mà  đối với các trường Mầm non và đặc biệt là các giáo viên Mầm non cần nắm  vững những nội dung chương trình và thường xuyên mở rộng nội dung chương  trình. Ngoài việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng mới mà còn phải  thường tổ chức cho trẻ luyện tập bằng các biện pháp phù hợp nhằm ôn luyện,  cũng cố và nâng cao chất lượng các biểu tượng về hình khối cho trẻ. Tôi xây dựng hệ thống tổ chức trò chơi học tập nhằm ôn luyện, cũng cố  làm quen những kiến thức, kỹ năng về hình khối như phân biệt nhận biết các  dạng từ đơn giản đến phác tạp, kết quả thu được phù hợp với giả thuyết khoa  học mà tôi đã đưa ra. Trong quá trình nghiên cứu thực trạng, tôi nhận thấy biểu tượng hình khối  của trẻ còn nghèo nàn, hạn chế. Nguyên nhân hoàn toàn không phụ thuộc vào phía trẻ. Không phải là do trẻ  không có khả năng lĩnh hội những kiến thức, kỷ năng cơ bản và mở rộng về nội  dung toán học sơ đẳng nói chung mà do chúng ta chưa giúp trẻ ghi nhớ sâu sắc  và mở rộng những biểu tượng toán học sơ đẳng đó. 14
  15. “Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5­6 tuổi làm quen với toán ” Chính vì vậy, công việc nghiên cứu tìm tòi những biện pháp dạy học có  hiệu quả để hỗ trợ phương pháp hình thành biểu tượng về hình khối nói riêng  và biểu tượng về toán học nói chung là rất cần thiết và luôn luôn đổi mới những  người tâm huyết với trẻ. II­BÀI HỌC KINH NGHIỆM.    Qua qua trình học tập và giảng dạy, nghiên cứu của đề tài tôi nhận thấy  ngay từ khi mới sinh ra trẻ em như một tờ giấy trắng chưa hình thành các biểu  tượng về toán ban đầu của trẻ, vì thế người lớn nói chung và các cô Mầm non  nói riêng là trực tiếp tác động đến trẻ nhằm dần dần hình thành cho trẻ những  biểu tượng ban đầu về cuộc sống. Trẻ 5­6 tuổi vốn hiểu biết còn ít, vì vậy  những biểu tượng về toán ban đầu cho trẻ chỉ là dạng sơ khai mới mẻ. Vì thế  để hình thành được biểu tượng về toán trẻ cần dựa vào vốn tích lũy của bản  thân vốn ngôn ngữ nhất định để diễn đạt trong việc hưỡng dẫn trẻ nhận thức  các biểu tượng sơ dẳng vè toán làm tăng thêm vốn hiểu biết về trẻ. Vì vậy, muốn đạt được kết quả cao trong hoạt động làm quen với toán.  Trước khi lên lớp tôi soạn bài đầy đủ, nắm chắc giáo án, phương pháp lên lớp  theo đúng trình tự loại tiết để giảng dạy và đan xen với mọi hoạt động để trẻ  nắm chắc các nội dung bài học. Tôi luôn luôn tìm tòi học hỏi, nội dung mọi hoàn cảnh địa phương để phát  triển và nâng cao tay nghề, linh động trong quá trình dạy học, nhất là đồ dùng,  đồ chơi đẹp, sáng tạo hấp dẫn để đưa trẻ vào thế giới ham học, tìm tòi  Khi có những thay đổi trong chuyên đề tôi đã kịp thời áp dụng ngay và xi ý  kiến nhà trường tạo điều kiện cho tôi về cơ sở vật chất. 15
  16. “Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5­6 tuổi làm quen với toán ” Trong khi luyện tập cần phải động viên, khuyến khích trẻ kịp thời để tạo  cho trẻ hứng thú học hơn. Từ những đồ dùng, đồ chơi làm ra cô giáo phải tạo  môi trường cho trẻ được tiếp xúc, tạo tình huống cho trẻ hoạt động, bằng mọi  cách cho trẻ được trải nghiệm hòa mình và các đồ chơi mà trẻ được làm quen.  Thường xuyên đánh giá hiệu quả đồ dùng trực quan qua các bài dạy để thay đổi  tình huống mới gây sự bất ngờ chú ý của trẻ. Điều cần thiết nhất là cần phải biết phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh  làm tốt công tác tuyên truyền các bậc cha mẹ để nhận được sự giúp đỡ đồng  tình, từ đó đưa con em mình ngày càng tiến bộ và có một luồng khao khát thích  học, không những muốn “ Làm quen với toán” mà còn có ích cho các bộ môn học  khác nữa. Tôi luôn luôn không ngừng ở đây mà còn luôn luôn quan tâm, tìm tòi,  học hỏi và sáng kiến ra nhiều kinh nghiệm mới cho mình hơn nữa. III – MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT. 1­ Đối với nhà trường  Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan, học hỏi dự giờ những tiết mẫu,  dạy giỏi để nâng cao trình độ. Khuyến khích giáo viên đăng ký thi đua dạy tốt học tốt, viết sáng kiến  kinh nghệm để gióa viên trong trường học hỏi lẫn nhau. Khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên ứng dụng công nghệ thông  tin vào giờ học toán nói riêng và các giờ học khác nói chung. 2­ Đối với giáo viên . Tích cực học tập, học hỏi để nâng cao trình độ tay nghề  Chịu khó sưu tầm, nghiên cứu để tìm những hình thức tổ chức cũng như  cách dạy học biện pháp phù hợp nhất với mỗi tiết dạy. 16
  17. “Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5­6 tuổi làm quen với toán ” Kết hợp với phụ huynh để có biện pháp giáo dục trẻ một cách tót nhất ở  gia đình và nhà trường.      Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi đưa ra khi sử dụng đồ dùng, đồ  chơi hấp dẫn cho trẻ làm quen với toán, song vẫn còn nhiều hạn chế mong các  cấp lãnh đạo bổ sung và công nhận kinh nghiệm bộ môn làm quen với toán. Tôi xin chân thành cảm ơn./.                                                                              Yên Lâm, ngày 18 tháng 3 năm 2014 Xác   nhận   của   thủ   trưởng   đơn   vị          Tôi   xin   cam   đoan   đây   là  SKKN ............................................................           mình viết không sao chép nội   dung ............................................................                của người khác ............................................................ ...........................................................                                                                                                          Nguyễn Thị Vịnh                17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0