intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu thêm về hen suyễn

Chia sẻ: Traitim Muathu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

138
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tìm hiểu thêm về hen suyễn • Triệu chứng của hen suyễn. Trình bày những vấn đề mà người bị hen suyễn hay gặp phải. • Tôi có bị hen suyễn hay không? Gồm bộ câu hỏi, trả lời theo kiểu “có, không”. Cần nhớ rằng, chỉ có bác sĩ mới xác định bạn có bị bệnh suyễn hay không. • Hỏi & Đáp. Giúp bạn giải tỏa thắc mắc những câu hỏi về hen suyễn. Triệu chứng của hen suyễn Điều gì sẽ xảy ra đối với người bị bệnh suyễn không được kiểm soát? Tiếng rít nghe được khi thở? Căng lồng ngực? Đa số những người bị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu thêm về hen suyễn

  1. Tìm hiểu thêm về hen suyễn • Triệu chứng của hen suyễn. Trình bày những vấn đề mà người bị hen suyễn hay gặp phải. • Tôi có bị hen suyễn hay không? Gồm bộ câu hỏi, trả lời theo kiểu “có, không”. Cần nhớ rằng, chỉ có bác sĩ mới xác định bạn có bị bệnh suyễn hay không. • Hỏi & Đáp. Giúp bạn giải tỏa thắc mắc những câu hỏi về hen suyễn. Triệu chứng của hen suyễn Điều gì sẽ xảy ra đối với người bị bệnh suyễn không được kiểm soát? Tiếng rít nghe được khi thở? Căng lồng ngực? Đa số những người bị hen suyễn có một hay nhiều hơn những triệu chứng sau: • Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Tiếng rít này dễ dàng được nhận ra bởi bác sĩ của bạn hay chính bạn cũng có thể nhận ra.
  2. • Ho: ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn suyễn ban đêm. Ho rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Đặc biệt ở Việt Nam, một số bệnh nhân bị ho do hen suyễn được chẩn đoán nhầm là viêm phế quản, viêm họng hay thậm chí được chẩn đoán là ho lao. Một số bệnh nhân bị hen suyễn chỉ có biểu hiện duy nhất là ho, đặc biệt là nửa đêm về sáng. • Nặng ngực: cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặc. • Khó thở: thở thấy khó khăn, đặc biệt là thở ra. Các triệu chứng này có thể xảy ra nếu bạn không điều trị hay điều trị không đúng bệnh hen suyễn của bạn, hoặc khi bạn tiếp xúc với chất kích ứng gây ra cơn hen suyễn của bạn. Hai yếu tố xảy ra trong đường dẫn khí của bạn để gây ra cơn hen suyễn là: • Co thắt đường dẫn khí Các cơ quanh đường dẫn khí siết chặt hay thắt chặt lại với nhau. Sự co thắt này cũng còn gọi là “co thắt phế quản”, và có thể gây cản trở không cho không khí được hít vào hay thở ra tại phổi. • Viêm đường dẫn khí Nếu bị bệnh suyễn đường dẫn khí ở phổi luôn luôn bị viêm, và trở nên sưng nhiều hơn và kích ứng khi bắt đầu có hen suyễn. Bác sĩ của bạn có thể gọi sự sưng này là “viêm”. Viêm có thể làm giảm lượng không khí mà bạn có thể hít vào hay thở ra khỏi phổi của bạn. Trong một số trường hợp, các tuyến nhầy trên đường dẫn khí tiết quá nhiều chất nhày đặc, và hệ quả là làm tắt nghẽn đường dẫn khí. Lúc này bạn có cảm giác ngộp thở dù bạn đang ở nơi đầy không khí. Điểm cốt yếu của hen suyễn là đây: ngay cả khi bạn không để ý đến nó, viêm đường dẫn khí luôn đồng hành cùng bạn. Đường dẫn khí của bạn bị viêm dù bạn đang có triệu chứng hen suyễn hay không có triệu chứng hen suyễn. Đó là lý do hết sức quan trọng là tại sao bạn phải điều trị hen suyễn mỗi ngày – ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe – do ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh rằng – nếu không được điều trị, hen suyễn có thể gây suy hô hấp mạn tính.
  3. Tôi có bị hen suyễn hay không? Hen suyễn là một bệnh thường gặp – có hơn 300 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh hen suyễn, trong đó có hơn 30% là trẻ em. Nếu không được điều trị thích hợp, người bị hen suyễn có thể phải nghỉ làm, giới hạn vận động hoặc thậm chí phải điều trị cấp cứu hay nhập viện. May mắn thay, phát hiện và điều trị sớm hen suyễn có thể giúp người bị hen suyễn có được một cuộc sống trọng vẹn, một cuộc sống năng động. Dưới đây là một số câu hỏi mà có thể giúp bạn và bác sĩ của bạn đánh giá bạn có bị hen suyễn hay không? Nhớ rằng: chỉ có bác sĩ của bạn mới có thể xác định bạn có bị hen suyễn hay không? Trong những câu hỏi này, một khi là bạn trả lời là “có”, hãy in trang này và mang đến nói chuyện với bác sĩ của bạn. 1. Khi vận động, bạn có bị ho hay khó thở không? 2. Bạn có nghe thấy tiếng khò khè – cò cữ trong ngực bạn không? 3. Bạn có bị ho hay khó thở khi trời rất nóng hay rất lạnh không? 4. Bạn có bị ho hay khó thở hay không khi tiếp xúc với vật nuôi, bụi, khói thuốc lá hay các chất kích ứng khác? 5. Khi ngủ, bạn có phải thức dậy do khó thở hay ho hay không? 6.
  4. Hỏi & Đáp Câu 11: Hỏi: Con trai tôi năm nay 14 tuổi, cháu cao 1.45m và nặng 68 kg. Gần một năm nay tôi cố gắng cho cháu ăn kiêng nhưng vẫn không giảm cân. Hơn nửa năm nay cháu hay bị ho, khó thở đặc biệt là ban đêm, tối ngủ tôi nghe cháu thở cò cữ như tiếng mèo rên. Xin hỏi bác sĩ là con tôi có bị béo phì hay không? Khó thở của cháu là do mập phì (tôi thấy người lớn bụng phệ thường thở rất nặng nhọc) hay do hen suyễn? Xin cảm ơn bác sĩ. Đáp: Theo bạn mô tả thì • Nếu tính BMI dựa theo cân nặng và chiều cao thì BMI của con bạn là 32,3. Nghĩa là đã … dư tiêu chuẩn bị béo phì rồi. (cách tính BMI theo cân nặng & chiều cao) • Nếu tính BMI theo tuổi thì con của bạn … đã bị thừa cân. (cách tính BMI theo tuổi) Như vậy, rõ ràng rằng vấn đề cân nặng của con bạn là … không thể xem thường rồi nhé. Giảm cân cần phải thực hiện cả vấn đề ăn & uống (nhiều bà mẹ chỉ cho con kiêng ăn, nhưng lại cho uống nước ngọt thoải mái) và tập luyện về thể lực. Bạn nên đưa con bạn đến chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn nhé. Đúng như bạn biết, người béo phì thường khó khăn để thở. Tuy nhiên, theo bạn kể thì rất có thể … con bạn bị suyễn. Và những người bị béo phì cũng dễ có kèm theo bệnh suyễn. Một số nghiên cứu đã cho thấy có một sự liên quan mật thiết giữa hen suyễn và chỉ số khối của cơ thể cao (BMI cao – bạn tạm hiểu BMI cao là béo phì – dù chưa thật chính xác), người bị béo phì thì dễ bị hen suyễn và ngược lại. Điều này đang được cố gắng chứng minh bằng có một bộ gen chung ảnh hưởng trên cả béo phì lẫn hen suyễn. Bạn nên đưa con bạn đến bác sĩ chuyên khoa hô hấp. Tại đây con bạn sẽ được khám & hỏi bệnh, chụp
  5. Xquang phổi, đo chức năng hô hấp. Tổng hợp 3 yếu tố này, bác sĩ sẽ có câu trả lời cho bạn. Chúc bạn vui khỏe. Câu 10 Hỏi: Tôi bị ho, khò khè về đêm đã nhiều năm nay dù không điều trị gì vẫn hết. Tuy nhiên, năm nay tôi bị ho, khò khè nhiều và nửa đêm phải thức giấc vì khó thở. Tôi đã đến khám ở Bệnh Viện M, được chẩn đoán là suyễn. Dùng thuốc tại đây một tuần tôi thấy rất khỏe. Tuần rồi, tôi bị cảm, có đi khám bác sĩ gần nhà. Tôi có trình đơn thuốc mà Bệnh Viện M kê cho tôi. Bác sĩ bảo tôi không nên dùng thuốc Prednisone, vì đây là thuốc giống Dexa, giống hạt dưa, dùng nguy hiểm, dễ bị lủng bao tử, gãy xương, … (Prednisone mà Bác sĩ ở BV M cho tôi dùng là Prednisone 5mg 1 viên x 2 lần/ngày). Tôi hoang mang, không biết tin ai? Uống thuốc tôi thấy khỏe: hết ho, hết khò khè, hết khó thở, nhưng tôi rất sợ lủng bao tử, gãy xương. (hungnv…@yahoo.com) Đáp: Bạn Hùng thân mến, Theo như bạn kể thì Bệnh Viện M đã chẩn đoán đúng bệnh của bạn rồi. Thuốc mà Bệnh Viện M đã cho bạn dùng (dù bạn không kể đầy đủ) là đúng với minh chứng thuyết phục là bạn đã hết ho, hết khò khè, hết khó thở. Tuy nhiên, theo các khuyến cáo hiện hành của các tổ chức có uy tín về hen suyễn thì liều lượng Prednisone mà Bệnh Viện M cho bạn dùng là quá thận trọng. Liều cho phép là 0,5 – 1 mg/kg/ngày (nghĩa là nếu bạn nặng 50 kg thì bạn phải dùng 25 mg – 50 mg/ngày, tương đương với 5 – 10 viên Prednisone 5mg, uống một lần sau khi ăn sáng) và uống trong 7 – 10 ngày. Việc sử dụng theo hướng dẫn trên đây là an toàn với đa số người. Tuy nhiên, việc dùng thuốc là do bác sĩ cân nhắc về những vấn đề liên quan như chú ý, thận trọng, chống chỉ định, …(bạn không được tự mua thuốc để uống khi không có chỉ định của bác sĩ). Khi ấy, bạn hãy yên tâm về lủng bao tử, loãng xương, … Hãy đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị bệnh bạn ạ. Chúc bạn khỏe. Câu 9
  6. Hỏi: Xin hoi bac sy Ngươi bi benh hen suyen lâu (20 năm)năm nay 54t,man tinh dung nhieu loai thuốc ket hop:uong,hit(ventolin),hit may o nha,chich… Co bị phù vì dùng nhiều loại thuốc kết hợp nhưng phù ít,chích nhiều nên ven mất và khó kiếm,dị ứng với thời tiết,khói thuốc lá,cá…Có cách nào để hạn chế cơn hen và hướng điều trị để tốt hơn. Cảm ơn bác sỹ (hoadh…@yahoo.com) Đáp: Nếu đúng như bạn nói thì bệnh suyễn của bạn ở đây là chưa được kiểm soát và việc điều trị là không đúng với những khuyến cáo hiện hành của các Tổ Chức có uy tín về bệnh suyễn trên thế giới. Vấn đề của bạn là nên đến những nơi có chuyên khoa hô hấp (ở TP. HCM có thể là: Bệnh Viện Phạm Ngọc Thạch, Trung Tâm Y Khoa Medic, Bệnh Viện Đại Học Y Dược, …) để được chẩn đoán bệnh chính xác cũng như hướng dẫn bạn về thuốc men, vận động, thay đổi lối sống, … để kiểm soát tốt hen suyễn. Chúc bạn khỏe. Câu 8 Hỏi: thưa bác sĩ: khoảng một tháng trước cháu bị cúm và nhà cháu co nhờ bác sĩ gia đình đến tiếp nước và tiếp đạm và từ đợt đấy cho đến giờ cháu ho và không khỏi cháu có đi chup xquang thi phổi không có vấn đề gì. bác sĩ kê đơn thuốc chữa ho nhưng cháu uống 3 đơn thuốc rồi mà vẫn chưa khọi Mấy ngày gần đây cháu thấy xuất hiện triệu chứng : ho về đêm và có cơn cò cử. Như vậy liệu cháu có phải bị hen suyễn không ả Bác sĩ giúp cháu với. Cháu rất sợ bị bệnh. Đáp: Thu Ha thân mến,
  7. Bệnh tật là thứ không ai muốn có nhưng tiếc thay chúng thì cứ đến không từ một ai. Theo những gì bạn kể thì có thể bạn đã bị hen suyễn và đợt cúm vừa rồi là yếu tố kích hoạt cơn suyễn. Tuy nhiên, để có chẩn đoán chính xác bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa hô hấp. Tại đây bạn sẽ được khám lâm sàng, hỏi bệnh sử kỹ lưỡng, xem film Xquang ngực và đặc biệt là đo chức năng hô hấp. Tổng hợp 4 yếu tố này, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác cho bạn. Hơn nữa, nếu bạn bị hen suyễn, việc đo chức năng hô hấp sẽ giúp bác sĩ theo dõi diễn tiến bệnh cũng như kết quả điều trị cho bạn. Cuối cùng, bạn hãy nhớ rằng, dù chưa thể loại trừ được hen suyễn, nhưng nếu bạn thực hiện việc điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bạn hoàn toàn có thể “vui sống cùng hen suyễn”. Câu 7 Hỏi: Tôi thường bị ho và khò khè về đêm. Tôi đã đi khám bệnh ở Trung Tâm Medic và được chẩn đoán là bị hen phế quản. Dùng thuốc ở đây tôi đã hết ho và hết khò khè. Tuy nhiên, sau khi uống thuốc tôi bi run tay. Xin hỏi bác sĩ rằng có nguy hiểm hay không? Đáp: Trong những thuốc mà bác sĩ cho bạn dùng trong hen suyễn có thể có những thuốc giãn phế quản loại đồng vận beta-2. Những thuốc này (đặc biệt là thuốc uống) ngoài tác dụng giãn phế quản, ở một số người có thể bị tác dụng phụ là run tay. Tác dụng này thường là không nguy hiểm và sẽ mất đi khi bệnh nhân ngưng sử dụng thuốc đồng vận beta-2. Vì thế, bạn có thể an tâm khi sử dụng theo toa bác sĩ. Tuy nhiên, nếu run tay nhiều hay nếu bạn làm những nghề cần sự khéo léo của đôi tay, hãy báo với bác sĩ của bạn để được điều chỉnh thuốc thích hợp. Các thuốc giãn phế quản loại đồng vận beta-2 có thể có ở Việt Nam là: salbutamol (Ventolin), terbutalin (Bricanyl), bambuterol (Bambec), … Chúc bạn vui khỏe. Câu 6 Hỏi:
  8. Tôi bệnh suyen nhẹ, thường lên cơn suyễn về đêm, trời lạnh có cả ban ngày. Sử dụng thuoc Sedasmin. Toi luon co gang tránh để suyen phát cơn, tức là uống thuốc trước để phòng ngừa lên cơn. Thường uống 1 viên buổi tối trước khi ngủ. Có thời gian tôi đã dùng thuốc liên tục 2, 3 tháng, sau đó ngưng lại không uống thuốc khỏang 1 năm, nhưng thời gian này tôi không bị lên cơn suyễn. Tôi tưởng bệnh đã hết. Nhưng nay lại tái phát. Do tôi dùng thuốc trước cơn nên khi đến bệnh viện khám bệnh, bác sĩ không biết tôi bệnh suyễn mặc dù có khai báo bệnh nhưng bac sĩ chỉ thêm thuốc cắt cơn và dặn uống khi lên cơn. Vì thế tôi tự điều trị tại nhà. Nhờ bác sĩ cho biết: dùng sedasmin lâu ngày có bị gì không? Năm nay tôi 37 tuổi, đã lập gia đình nhưng chưa dám sinh con vì sợ con cũng bị bệnh suyễn, sợ thuốc có hại đến con. Gia dình tôi cả hai họ mẹ va cha không ai mắc bệnh này. Trước đây thuốc có tên gọi là sedasmin nhưng sau này tôi không thấy lọai này nữa, thay vào đó là thuốc Tiphasmyl (của Công ty dược và vật tư y tế Tiền Giang), Các hiệu thuốc nói là thuốc này trước đây phải nhập nay VN đã sản xuất được. Mong Bác sĩ vui lòng hướng dẫn giúp. Cảm ơn Bác sĩ rất nhiều Đáp: BMI cao – bạn tạm hiểu BMI cao là béo phì – dù chưa thật chính xác), người bị béo phì thì dễ bị hen suyễn và ngược lại. Điều này đang được cố gắng chứng minh bằng có một bộ gen chung ảnh hưởng trên cả béo phì lẫn hen suyễn. Các nhà khoa học thuộc Đại Học Washington ở Seattle (Hoa Kỳ) đã nghiên cứu trên 1001 cặp sinh đôi cùng trứng và 383 cặp sinh đôi khác trứng đã chứng minh có ảnh hưởng di truyền trên hen suyễn và béo phì.Như đã nói ở trên thì vấn đề di truyền của hen suyễn vẫn chưa được xác định rõ ràng. Vì thế, mẹ bị hen suyễn vẫn có thể sinh con như người bình thường. Hơn nữa, tuy rằng suyễn không thể chữa khỏi, nhưng ngày nay nếu người bị
  9. hen suyễn được điều trị và theo dõi tốt bởi bác sĩ chuyên khoa thì hoàn toàn có thể “vui sống cùng hen suyễn”. Cuối cùng, cũng cần lưu ý bạn rằng, người phụ nữ bị hen suyễn khi có thai phải được điều trị và theo dõi thật chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa hô hấp. Nếu không, sẽ rất dễ xảy ra cơn hen suyễn nặng lúc mang thai, đặc biệt là lúc sinh con rất dễ xảy ra nguy hiểm. Câu 2 Hỏi: Thưa Bác Sĩ con bị suyễn như vậy con có thể chơi môn thể thao cử tạ (thể hình) được không? Con xin cám ơn lời khuyên của Bác Sĩ. Đáp: Như ta đã biết hoạt động thể lực với cường độ lớn có thể kích hoạt cơn hen suyễn. Tuy nhiên, nếu chúng ta tập luyện thể dục thể thao đều đặn sẽ giữ cho hệ tim mạch, xương khớp, hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tránh tăng cân (tránh béo phì). Tập luyện thể dục thể thao đều đặn cũng giúp tránh được stress trong cuộc sống hằng ngày, giúp tăng sức khỏe cho phổi và vì vậy cải thiện được tình trạng hen suyễn.Nếu có thời gian, ta sẽ chọn môn tập luyện theo ý thích. Khi không có thời gian, ta nên cố gắng đi bộ nhiều lần trong ngày. Như vận động viên thể hình Rosemary Conley (người bị hen suyễn suốt đời) khuyên rằng: “Đầu tiên nên đi bộ một cách nhẹ nhàng, thậm chí chỉ cần 5 phút đi bộ 3 lần mỗi ngày như đi bộ đến cửa hàng, đi bộ trong siêu thị, đi lên lầu …” Một số mẹo trong tập luyện thể dục thể thao ở người bị hen suyễn: • Chắc chắn rằng những người tập chung với bạn biết bạn bị hen suyễn. • Tăng dần mức tập luyện. • Luôn mang theo thuốc hít cắt cơn hen suyễn khi luyện tập.
  10. • Nếu tập luyện thể dục thể thao kích hoạt cơn hen suyễn của bạn, sử dụng thuốc hít cắt cơn ngay trước khi khởi động (làm nóng). • Đảm bảo rằng bạn luôn có động tác làm nóng và điều hòa trong tập luyện thể dục thể thao. • Cố gắng tránh tiếp xúc với những thứ có thể kích hoạt cơn hen suyễn. • Nếu bạn có triệu chứng hen suyễn (ho, khò khè, nặng ngực, khó thở) khi tập luyện. Hãy ngưng tập, dùng thuốc hít cắt cơn ngay lập tức và chờ cho đến khi cảm thấy khá hơn trước khi bắt đầu tập luyện trở lại. • Nếu bạn dùng thuốc dự phòng hen suyễn, hãy sử dụng theo đơn thuốc mà bác sĩ đã kê cho bạn. Cuối cùng, hãy nhớ rằng, không để hen suyễn ngăn chặn bạn tập thể dục, chơi thể thao. Nhiều vận động viên Olympic, cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp bị hen suyễn vẫn đạt được kết quả thi đấu tốt, thậm chí một số đã có huy chương vàng. Chúc bạn vui để có sức khỏe, có sức khỏe để học tập và làm việc tốt. Câu 1 Hỏi: Tôi là bác sĩ mới ra trường, công tác tại Trạm Y Tế một xã vùng sâu, xin anh cho biết cách tốt nhất để chẩn đoán suyễn? Đáp: Cảm ơn bạn đã quan tâm đến hen suyễn. Như bạn biết, trong y khoa nói chung, đăc biệt là trong hen suyễn nói riêng, bước đầu tiên để điều trị hiệu quả là phải có chẩn đoán chính xác.Chẩn đoán suyễn cần 3 yếu tố: lâm sàng (bao gồm cả tiền sử bệnh nhân và gia đình), Xquang phổi và đo chức năng hô hấp. Trong đó, đo chức năng hô hấp là quan trọng nhất, chỉ có đo chức năng hô hấp mới cho phép bác sĩ khẳng định
  11. chẩn đoán hen suyễn. Vì thế, đo chức năng hô hấp phải được thực hiện để chẩn đoán hen suyễn. Ngoài ra, đo cức năng hô hấp còn giúp chúng ta đánh giá mức độ trầm trọng của hen suyễn cũng như theo dõi diễn tiến, kết quả điều trị hen suyễn. Hen suyễn là bệnh rất dễ bị bỏ qua, các triệu chứng hen suyễn đến rồi đi, ngoài cơn hen suyễn bệnh nhân gần như bình thường. Hơn nữa, một số bệnh nhân bị hen suyễn đôi khi có triệu chứng rất mơ hồ, chẳng hạn như chỉ có ho khan hay chỉ có nặng ngực. Trong những trường hợp này, hen suyễn rất khó chẩn đoán và bị bỏ quên cho đến khi chức năng phổi trở nên tồi tệ, hen suyễn mới được chẩn đoán, và … quá muộn màng để cứu vãn. May mắn thay, với phế dung kế, ngày nay việc chẩn đoán hen suyễn trở nên thuận tiện hơn, ngay cả trong giai đoạn sớm.Tuy nhiên, vì là Trạm Y Tế vùng sâu, bạn khó có thể trang bị máy đo chức năng hô hấp. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bạn cần tận dụng tối đa phần khám lâm sàng (ran ngáy ran rít khi có cơn suyễn), tiền sử bản thân và gia đình (ho kéo dài không rõ chẩn đoán, khó thở đêm, tiền sử bị dị ứng.). Bạn cũng có thể trang bị Lưu Lượng Đỉnh Kế (đơn giả và không đắt). Và … khi quá khó mà không thể gửi lên tuyến trên, bạn có thể cho điều trị thử với thuốc giãn phế quản loại đồng vận beta 2 (tốt nhất là dạng hít). Chúc bạn vui khỏe.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2