intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về các mô hình kế toán cơ bản trên thế giới

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tìm hiểu về các mô hình kế toán cơ bản trên thế giới" nhằm tìm hiểu các mô hình kế toán cơ bản sẽ giúp chúng ta hình dung ra được những nhóm mô hình khác nhau trên thế giới, đồng thời hỗ trợ người đọc phân tích và giải thích về sự đa dạng kế toán, nâng cao sự hiểu biết về hệ thống kế toán quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về các mô hình kế toán cơ bản trên thế giới

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÌM HIỂU VỀ CÁC MÔ HÌNH KẾ TOÁN CƠ BẢN TRÊN THẾ GIỚI RESEARCH ON BASIC ACCOUNTING MODELS IN THE WORLD PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi, TS. Nguyễn Hà Linh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Trong thực hành kế toán, mỗi quốc gia đều có những điểm chung và dị biệt. Quá trình hội tụ kế toán và việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế thu hút được sự quan tâm sâu và rộng của các quốc gia và các tổ chức nghề nghiệp quốc tế. Bên cạnh sự đa dạng, tính tất yếu trong áp dụng các chuẩn mực quốc tế, những đặc trưng, bản sắc riêng của quốc gia, khu vực vẫn tồn tại và đồng hành cùng hệ thống chuẩn mực này. Việc tìm hiểu các mô hình kế toán cơ bản sẽ giúp chúng ta hình dung ra được những nhóm mô hình khác nhau trên thế giới, đồng thời hỗ trợ người đọc phân tích và giải thích về sự đa dạng kế toán, nâng cao sự hiểu biết về hệ thống kế toán quốc tế. Trên cơ sở đó, những rào cản trong quá trình hội tụ sẽ được nhìn nhận rõ hơn và điều này sẽ giúp các quốc gia có những bước đi phù hợp để thu hẹp khoảng cách trong quá trình hội tụ. Từ khóa: mô hình kế toán, quốc tế ABSTRACT In accounting practice, each country has similarities and differences. The process of accounting convergence and the application of international accounting standards have attracted deep and wide attention from countries and international professional organizations. In addition to the diversity and inevitability in the application of international standards, the specific characteristics and identities of countries and regions still exist and accompany the system of standards. Understanding basic accounting models will help us visualize the different groups of models in the world, and help readers analyze and explain accounting diversity, improve understanding of the international accounting system. On that basis, the barriers in the convergence process will be more clearly seen, and this will help countries take appropriate steps to narrow the gap in the convergence process. Keywords: accounting model, international 1. Giới thiệu Khu vực Châu Âu, đặc biệt là nước Ý được nhắc đến nhiều bởi các công trình nghiên cứu mang tính chất tổng hợp về bút toán kép, về những vấn đề kế toán được hệ thống hóa và sau đó được triển khai áp dụng rộng rãi. Tuy vậy, kế toán hiện đại ngày nay lại thường được đề cập và gắn với các quốc gia Anh và Mỹ. Trên thực tế, chúng ta không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của hai nền kinh tế lớn này tới kế toán quốc tế, bởi mô hình kế toán của họ được xem là có sự lan tỏa và được ứng dụng rộng rãi. Kế toán là một khoa học xã hội, sự đa dạng của kế toán do nhiều yếu tố tác động như môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Việc phân loại các mô hình kế toán là chủ đề bàn luận rộng rãi từ những năm cuối thế kỷ 20 (Hatfield, 1966) cho đến các công trình mới gần đây 632
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 (Eromonsele, 2017). Nhiều nghiên cứu trên thế giới xác định mô hình Kế toán Anh độc lập với mô hình của Mỹ, ngoài ra còn có những mô hình khác như Mô hình Châu Âu lục địa, Mô hình Bắc Ai len, Mô hình Mỹ Latin…Hiện nay, xu hướng phân loại chính thường nhóm Anh Mỹ vào một nhóm và gọi tên là mô hình Anglo - Saxon (Anglo - America), cùng với mô hình Châu Âu lục địa, Mô hình Nam Mỹ và Mô hình hỗn hợp…(Mueller, 1967; Hatfield, 1966). Bài viết này kỳ vọng sẽ cung cấp được nhiều thông tin tới người đọc về sự đa dạng của các mô hình kế toán quốc tế theo cách phân loại theo mô hình Anh Mỹ, mô hình Châu Âu lục địa, mô hình Nam Mỹ và một số mô hình khác. 2. Các mô hình kế toán cơ bản trên thế giới 2.1. Mô hình Anh - Mỹ (Mô hình Anglo-Saxon hay Mô hình Anglo-America) Mô hình này được áp dụng hầu hết ở các nước nói tiếng Anh, kể cả một số quốc gia bị ảnh hưởng lớn do trước đây là thuộc địa của Anh như Úc, Singapore... Những quốc gia này thường có một số lượng lớn các công ty đa quốc gia hoạt động, thị trường vốn phát triển mạnh mẽ. Với cách tiếp cận kiểu Anh – Mỹ thì mô hình này hướng tới việc kế toán đáp ứng yêu cầu về thông tin, công bố thông tin nhằm đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư bởi đây là những đối tượng quan trọng hàng đầu trong cung cấp phần lớn nguồn tài chính cho các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vận hành. Việc chú trọng tới nhà đầu tư và đề cao vai trò của thi trường tài chính là thiết thực và cần thiết. Theo Mukoro và Ojeka (2011), mô hình Anglo - Saxon có đặc trưng là các nguyên tắc kế toán được thiết lập bởi các tổ chức nghề nghiệp chuyên nghiệp và ít chịu ảnh hưởng từ chính phủ. Với mục tiêu cung cấp thông tin tài chính trung thực và hợp lý, ít thận trọng hơn và công khai nhiều hơn so với mô hình như Đức hay Pháp, đồng thời coi trọng bản chất hơn hình thức, mô hình này phát triển theo hướng không cố gắng bao quát tất cả các trường hợp, đưa ra nguyên tắc và cho phép kế toán linh hoạt xử lý vì vậy tính thích nghi cao và dễ đổi mới phù hợp với điều kiện kinh doanh thực tế. Một đặc trưng nữa của mô hình này đó là sự tách biệt giữa thuế và kế toán, lợi nhuận tính theo chuẩn mực kế toán và theo thuế thường có sự chênh lệch. Mô hình Anglo – Saxon xuất hiện chủ yếu ở các nước theo hệ thống thông luật và các quốc gia điển hình có thể kể đến như Hà Lan, Úc, Hongkong, India, Singapore, Indonesia, Philippines… 2.2. Mô hình Châu Âu lục địa Đây là mô hình mang màu sắc của các quốc gia Châu Âu như Pháp, Đức…Áp dụng mô hình này thường là các quốc gia đi theo hệ thống dân luật, các quy định về kế toán và hệ thống pháp luật gắn bó, tích hợp với nhau và có xu hướng quy định chi tiết phương thức cũng như quy trình kế toán. Kế toán tại các quốc gia này thường có sự chuẩn hóa từ các khái niệm, thước đo và trình bày thông tin. Vai trò can thiệp từ nhà nước là lớn bởi nhà nước có thể thông qua kế toán để phát huy kế toán như một công cụ quản lý hành chính. Kế toán, ngoài việc được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động thì đây còn là công cụ giúp chính phủ thực hiện phân bổ nguồn lực, đánh giá quy mô ngành nghề, điều khiển giá, thu thuế…. Các quốc gia khi áp dụng mô hình này thường tuân thủ chặt chẽ theo luật pháp và các quy định về kế toán do chính phủ, bộ ngành đề ra. Mô hình này cũng theo xu hướng gắn bó chặt chẽ với các quy định về thuế. Đây là kiểu mô hình được thiết kế phục vụ các kế hoạch vĩ mô của quốc gia và các vấn đề liên quan tới thuế thu nhập Mô hình Châu Âu lục địa quan tâm tới việc bảo vệ lợi ích của các chủ nợ hơn là cổ đông bởi tại các quốc gia này thì nguồn vốn được huy động chủ yếu từ các chủ nợ, ngân hàng. Một số 633
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 quốc gia như Đức, Pháp, Ý, Thụy Điển, Đan Mạch, Áo, Bỉ, Nhật…là điển hình của mô hình này. Với tinh thần hội nhập sâu và rộng trong lĩnh vực kế toán kiểm toán như hiện nay, vai trò của thị trường vốn ngày càng lớn mạnh, mặc dù mô hình kế toán Châu Âu lục địa vẫn mang những đặc điểm riêng nhưng cũng đã có ít nhiều chuyển dịch theo xu hướng quốc tế chung, cụ thể là cách thức tiếp cận của mô hình Anglo – Saxon. 2.3. Mô hình Nam Mỹ Thực chất mô hình này giống với mô hình Châu Âu lục địa trên khía cạnh pháp luật, thuế và định hướng của chính phủ. Tuy vậy khu vực Nam Mỹ là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng bởi yếu tố lạm phát và có nhiều kinh nghiệm trong đối phó với lạm phát, do đó, hệ thống kế toán tại các nước Nam Mỹ đưa ra những thực hành kế toán mang tính thống nhất cao cho các doanh nghiệp theo định hướng, kế hoạch của chính phủ và có những đặc trưng ảnh hưởng từ yếu tố lạm phát. Theo nghiên cứu về khu vực Mỹ Latin của Fortin và cộng sự (2010), thì những năm 1980 -1990, tỷ lệ lạm phát bình quân của khu vực này ở mức khoảng 50%, chính điều này dẫn tới việc mô hình kế toán giá gốc sẽ không được áp dụng tại đây hoặc việc đưa ra quy định về việc sử dụng đồng tiền khi lập báo cáo tài chính và lãi lỗ do lạm phát cũng được xác định rất rõ ràng chi tiết. Các quốc gia nằm trong nhóm này bao gồm: Argentina, Bolivia, Peru, Paraguay, Colombia, Brazil, Ecuador, Uruguay, Honduras, Chile…Cũng giống các quốc gia đi theo mô hình Châu Âu lục địa, sự lan tỏa của kế toán quốc tế cũng kéo theo sự chuyển dịch trong hệ thống kế toán của các quốc gia trong Mô hình Nam Mỹ nhưng những đặc trưng riêng như vấn đề xử lý lạm phát trong kế toán vẫn rất được quan tâm và đề cao. 2.4. Một số hình kế toán khác Tại nhiều quốc gia, đặc trưng mô hình kế toán áp dụng rất rõ ràng nhưng cũng có nhiều hệ thống kế toán thì có sự chuyển đổi từ một mô hình cũ sang mô hình mới nên vừa mang những đặc điểm cũ và cả những thay đổi hội tụ với thế giới. Một số quốc gia thì lại chịu sự ảnh hưởng của nhiều hệ thống kế toán khi nhiều năm là thuộc địa hoặc bị chiếm đóng bởi một số quốc gia khác. Trong phần này, tác giả hướng tới việc mô tả một mô hình đại diện khi chuyển từ mô hình kế toán Soviet cũ sang mô hình mới (hỗn hợp). Mô hình xã hội chủ nghĩa (Soviet cũ), đi ngược lại với một nền kinh tế tư bản. Chủ nghĩa xã hội được biết đến là một nền kinh tế chỉ huy (kinh tế tập trung) trong đó chính phủ sở hữu mọi yếu tố sản xuất và quyết định mọi vấn đề về phân bổ nguồn lực, sản xuất loại hàng hóa và cung cấp dịch vụ nào, sản lượng bao nhiêu, giá bán và hình thức phân phối. Dưới hình thức sở hữu tập thể, đại diện là chính phủ, mọi nguồn lực và việc cung cấp nhu cầu vốn đều là từ chính phủ thì một sự thống nhất cao trong thực hành kế toán được đặt ra. Kinh tế tư nhân trong mô hình này bị cấm. Nobes và Parker (2008) nghiên cứu về các báo cáo tài chính thì thấy rằng hệ thống báo cáo tài chính (đôi khi chứa các thông tin về nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước) được lập ra không phải để đáp ứng yêu cầu của những người bên ngoài mà chủ yếu phục vụ các cơ quan quản lý hành chính và kế hoạch nhà nước; khái niệm trung thực, hợp lý không phải là mục tiêu chính trong hệ thống kế toán của một nền kinh tế chỉ huy. Trong mô hình này, việc sử dụng hệ thống kế toán thống nhất một cách cứng nhắc với mục tiêu quyết toán dự toán thay vì phản ánh tình hình tài chính thực tế cũng hạn chế tính linh hoạt của hệ thống kế toán. Mô hình của Trung Quốc, Cuba và Bắc Triều Tiên là đại diện. Sự sụp đổ của Liên xô cũ (Soviet Union) vào năm 1991 đã làm xuất hiện mô hình hỗn hợp, 634
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đó là sự kết hợp ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Mô hình này cho phép sự xuất hiện của sở hữu tư nhân và vẫn đề cao vai trò của chính phủ trong việc đảm bảo các mục tiêu xã hội. Theo mô hình này, nhiều công ty đã chuyển đổi hoạt động theo định hướng thị trường, quan tâm tới việc cung cấp thông tin trước nhất là cho các nhà đầu tư, chủ nợ ngân hàng. Ví dụ một số quốc gia như Russia, Vietnam, Hungary, Slovenia, Armenia, Bulgaria, Albania, and Serbia. 3. Kết luận Trên thế giới, thực hành kế toán tại các quốc gia khác nhau được quy định khác nhau, có quốc gia chịu sự chi phối chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật nhưng cũng có những quốc gia lại chịu sự ảnh hưởng lớn từ các tổ chức nghề nghiệp hoặc cả hai, tức là bị chi phối đồng thời bởi cả pháp luật và ảnh hưởng từ các tổ chức nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những mô hình kế toán cơ bản trên thế giới để giúp người đọc nhận ra được những đặc trưng riêng: Ví dụ, với những quốc gia đi theo mô hình Anglo-Saxon thì coi trọng bản chất hơn hình thức, công bố thông tin đầy đủ trong khi các quốc gia thuộc mô hình Châu Âu lục địa thì với xu hướng thận trọng, tuân thủ quy định pháp luật, bảo mật thông tin, coi trọng hình thức hơn bản chất. Từ việc nhận diện được các mô hình kế toán quốc tế, người đọc sẽ hiểu được và phân tích được sự khác biệt, các đặc thù của từng mô hình và các quốc gia đại diện ảnh hưởng tới sự khác biệt của hệ thống kế toán quốc tế. Trong xu hướng hội tụ quốc tế, các mô hình này cũng đang dần thay đổi để đáp ứng yêu cầu của môi trường kinh tế quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nobes, C., & Parker, R. (2008). Comparative international accounting, Prentice hall. [2] Mukoro, D.O., & Ojeka, S.A. (2011). The challenge of culture to International Financial Reporting Standards (IFRS) convergence. Interdisciplinary Journal of Contemporary Research in Business, 2 (12), 914-925 [3] Eromonsele P.E. (2017). Accounting models: a conceptual review. International Journal of Marketing & Financial Management, ISSN: 2348 –3954 (online) ISSN: 2349 –2546 (print), Volume 5,(Issue 5,May2017), pp 29-35. [4] Mueller G.G. (1967). International Accounting, Part I, Macmillan, New York [5] Hatfield, H.R. (1966). Some variations in accounting practices in England, France, Germany and the US’, Journal of Accounting Research, Vol.2(4), pp.169-82 [6] Fortin, H., Barros, A.C. & Cutler, K. (2010). Accounting for Growth in Latin America and the Caribbean: Improving Corporate Financial Reporting to Support Regional Economic Development. World Bank Publications, - Business & Economics. 635
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2