intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về Quy hoạch vùng: Phần 1 - PGS. TS. KTS Trần Trọng Hanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:214

21
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Quy hoạch vùng" phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: cơ sở lý luận và phương pháp luận quy hoạch vùng; phân vùng quy hoạch; nội dung và phương pháp quy hoạch vùng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về Quy hoạch vùng: Phần 1 - PGS. TS. KTS Trần Trọng Hanh

  1. PGS. TS. KTS.TRẨN TRỌNG HANIHHI HỌẠCH VÙNG
  2. PGS. TS. KTS TRẢN TRỌNG HANH QUY HOẠCH VÙNG NHÀ XUẤT BẢN XÂ Y DựNG HÀ NỘI - 2015
  3. LỜ I G IỚ I T H IỆ U Chúng ta đang sống trong những năm đấu thế kỳ XXI, thế kỳ được kỳ vọng bởi cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật, công nghệ tin học đê’ đổi thay chất lượng sóng của con người. Thế kỷ XXI là thế kỳ của "Thế giới phẳng", thời kỳ mà các vùng lãnh thổ, các quốc gia, các dãn tộc lệ thuộc vào nhau, liên kết và hợp tác với nhau trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên để cùng tổn tại và phát triền. Thế kỷ XXI cũng là thời kỳ mà nhân loại đứng trước những tác động tiêu cực cùa biến đổi khi hậu toàn cáu và ô nhiềm mòi trường. Giải quyết các thách thức này đòi hỏi sự hợp tác, liên kết và phân công trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia và các vùng lãnh thổ rộng lớn. Quy hoạch vùng là một khoa học, là công cụ để thực hiện chức năng tồng hợp và liên kết này. về bàn chất, đó là quá trình dự báo chiến lược phát triển, phân tích, nhận dạng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động, văn hóa, lịch sử, cảnh quan, khí h ậu ...vớ i sự tham gia cùa các ngành: Địa lý kinh tế, kiến trúc, hạ táng kỹ thuật trên nén tảng liên kết, phân công khai thác hợp lý một vùng lãnh thổ, không lệ thuộc ranh giới và thể chế hành chinh. Từ đó, quy hoạch vùng xác định chương trình; kế hoạch sử dụng tối ưu, hợp lý nhất tài nguyên cho sự phát triển bén vững trong một giai đoạn dài được hoạch định. Chính vì thế, quy hoạch vùng mang tính chiến lược, định hướng và dân dắt cho các hoạt động của quy hoạch đô thị, quy hoạch nóng thôn và quy hoạch sử dụng đất đai các cấp lănh thổ có quy mô khác nhau ờ các giai đoạn tiếp nối. Quy hoạch vùng chi có thể mang lại hiệu quả khi nó gắn kết với tổng thể phát triền kinh tể - xã hội vùng và có sự liên kết, phối hợp trong hành động cùa các chính quyền địa phương, rùa rộng rtóno Hân rưtronq vùnq. trên nền tảnq của thể chế và pháp luật về quàn lý quy hoạch vùng. Kinh tể càng phát triển thì quy hoạch vùng càng cán thiết và trở thành công cụ quản lý quan trọng của chinh quyền các cấp. ở Việt Nam, quy hoạch vùng đã được Chính phủ quan tâm và chí đạo tổ chức triền khai. Các đó án quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, vùng thành phỗ Hổ Chí Minh hoặc quy hoạch vùng tinh, liên tình khác đã được lập và phê duyệt.Tuy nhiên, hiệu lực của các đồ án quỵ hoạch vùng đến nay vẫn chưa được phát huy trong cuộc sống và chưa trở thành công cụ định hướng chiến lược cho các hoạt động kinh tế và phát triển của các địa phương và các ngành kinh tế - xã hội. Một trong những nguyên nhân của tinh trạng trên là do chúng ta chưa có các tài liệu khoa học đê’ giúp nâng cao nhận thức, để hướng dân và làm cơ sở cho hoạt động quy hoạch vùng. Nhiễu khái niệm cũng như phương pháp vé quy hoạch vùng không được làm rô, dán đến chệch hướng về mục tiêu, nội dung và tổ chức thực hiện. Phán Mở đáu . 3
  4. Trong những năm qua, Hội Kiến trúc sưViệt Nam đã có chủ trương biên soạn, tổ chức Tủ sách Kiến trúc nhằm hỗ trợ kiến thức và cập nhật thông tin trong hoạt động nghề nghiệp cho kiến trúc sư. Cuốn sách "Quy hoạch vùng"do PGS.TS.KTS Trấn Trọng Hanh biên soạn với mong muốn giúp cho công tác quy hoạch vùng tại Việt Nam có thể tiếp cận các phương pháp luận tiến bộ của thế giới và nâng cao chất lượng, hiệu quả của quy hoạch vùng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kình tế - xã hội của đất nước. PGS.TS.KTS Trần Trọng Hanh là một chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực quy hoạch đô thị. Tác giả được đào tạo kiến trúc sư tại Trường đại học Kiến trúc La Habana - Cộng hòa Cuba. Trong suốt quá trinh học tập, Anh đã say mê với Quy hoạch và đã theo học Khóa chuyên đé quỵ hoạch vùng với sự tham gia giảng dạy của các giáo sư, các nhà chuyên gia quy hoạch nổi tiếng đến từ Mexico, Ba Lan, Mỹ, Tây Ban Nha và Cuba. Với luận án Tiến sỹ vé quy hoạch vùng tại Liên Xô trước đây, cùng với quá trình làm việc nhiéu năm trên cương vị là Vụ trưởng Vụ Kiến trúc - Quy hoạch (Bộ Xây dựng), Hiệu trưởng và chủ nhiệm Bộ môn quy hoạch vùng của Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, Tác giả đã được trang bị một nền tảng vé lý luận, kiến thức vé pháp luật và quản lý nhà nước, cũng như những kinh nghiệm thực tiên phong phú trong hoạt động hành nghể quy hoạch đô thị nói chung và quy hoạch vùng nói riêng. Các đổ án Quy hoạch hệ thóng đô thị Việt Nam; Quy hoạch vùng cao su Phú Riéng; Quy hoạch tổng thể xây dựng thành phố Hải Phòng; Quy hoạch vùng các tỉnh Vĩnh Phúc, Bác Ninh, Ninh Thuận, Quảng Ninh v .v ...d o Tác giả chủ trì hoặc tham gia thực hiện đã cụ thể hóa quan điểm, phương pháp và nội dung quy hoạch vùng trong điều kiện thực tiễn của Việt nam. Trong bối cảnh nén kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và tốc độ đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra nhanh chóng, hoạt động của quy hoạch vùng ngày càng trở nên cấn thiết và cấp bách. Hội Kiến trúc sư Việt Nam hy vọng cuốn sách "Quy hoạch vùng" sẽ giúp cho công tác nghiên cứu thiết kế và quản lý quy hoạch cũng như công tác giảng dạy môn học Quy hoạch tại các Trường đại học thêm hiệu quả. Hội kiến trúc sư Việt Nam cũng mong thông qua hoạt động thực tiên sẽ đúc kết thêm kình nghiêm để hoàn thiện lý luận, phương pháp và nội dung quy hoạch vùng ở Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách "Quy hoạch vùng" của Tác giả - PGS.TS.KTS Trán Trọng Hanh cùng bạn đọc và đổng nghiệp./. KTS Nguyễn Tấn Vạn Chủ tịch Hội KTS Việt Nam 4 . Phấn Mở đấu
  5. LỜI MỞ ĐẦU Những năm đáu cùa thế kỳ XX, người ta cho rằng thuật ngữ"Quy hoạch đô thị" mới xuất hiện. Nhưng thực ra trước đó bộ môn khoa học này đã được hình thành gắn liền với sự ra đời của "thành phó", như một mảnh đất ưu việt thể hiện cách tổ chức không gian, kinh tế - xã hội, nhửng thành tựu của mọi khả năng về nghệ thuật và kỹ thuật của nhân loai v.v ... Bước vào phân tư của cuối thế kỷ XX, con người lại đứng trước thực tế đòi hói sự cấn thiết phải nhận thức lại một cách sâu sắc hơn, mới mè hơn vé những vấn đề tổ chức lãnh thổ. Quá trình tăng trưởng và bùng nổ dân số, hiện tượng đô thị hóa kỳ lạ, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sự mở ra chưa từng thấy cùa quỵ mô sản xuất, tình trạng ô nhiễm môi trường, sự chênh lệch giàu nghèo giửa các vùng, quốc gia, những mâu thuẫn về mục đích giữa các ngành và sự xung đột về lợi ích giữa các địa phương, đặc biệt sự tăng cường liên kết không gian trên những phạm vi lãnh thổ rộng lớn nhờ vào sự phát triền hệ thóng giao thông, liên lạc hiện đại và nhiều nhân tố khác buộc nhân loại phải có những phương thức và cách giải quyết mới, vượt khỏi giới hạn nhỏ hẹp của "Thành phố" đề vươn tới một đỗi tượng quy hoạch rộng lớn hơn, đó là "Vùng". Và cũng chính vì lẽ đó, thuật ngữ "Quy hoạch vùng" đã xuất hiện. Kể từ khi ra đời đến nay, quy hoạch vùng đã không ngừng phát triền và trở thành công cụ điéu tiết vĩ mô rất quan trọng của Chính phủ các quốc gia. Tuy nhiên sự hiểu biết một cách thấu đáo vé quy hoạch vùng không hé đơn giản. Trong rất nhiều khái niệm vé quy hoạch vùng, khái niệm của E.N Pertxik có tính tổng hợp rất cao, khi ông cho rằng "Quy hoạch vùng là lý luận và thực tiên phân bố hợp lý nhất trên lành thô cùa vung nhưng XI nghiẹp cong nghiệp, yldu tliO ny vận tòi v à các đicm dôn cư có tính toán tồng hợp những nhân tỗ và điểu kiện địa lý kinh tế, kiến trúc xây dựng, kỹ thuật hạ táng. Quy hoạch vùng cụ thể hóa trên lãnh thổ, những dự đoán, những chương trình và kê hoạch phát triển các tổng thể vùng, đổng thời bổ sung, phát triển và làm phong phú thêm những điều kiện đó [76], Ở một khía cạnh khác, Francisco Celis Metre đã làm rõ hơn:"Quy hoạch vùng lảnh thổ là hoạt động khoa học tổng hợp có nhiệm vụ sáp xếp các hoạt động của con người trong không gian; cùng với việc sử dụng hợp lý và tối ưu chúng theo một tầm nhìn phát triển tương lai xuất phát từ các định hướng kinh tế, được dựa trên các nhu cáu thường xuyên gia tăng cùa sự phát triển kinh tế - xã hội và chính trị cùa quốc gia" [27] Từ những năm bảy mươi của thế kỳ XX, tác giả có may mắn được tiếp cận với bộ môn Quy hoạch vùng: Lúc còn là sinh viên của trường đại học Kiến Trúc, khoa Công Nghệ, Đại học Tổng Hợp La Habana (Cuba) đã được làm việc tại Viện quy hoạch vật thể quổc gia cùa Phán Mở đấu . 5
  6. Cuba, sau đó là thực tập sinh của Viện quy hoạch vật thể vùng Thủ đô La Habana, tham gia nhóm rà soát điều chỉnh Quy hoạch vùng thù đô La Habana đến năm 2000.Tại các nơi trên , tác giả đã được làm việc dưới sự hướng dẫn của các giáo sư và chuyên gia quy hoạch nổi tiếng như: Francisco Celis Mestre đến từ Mexico, Alonso William đến từ Mỹ, Carlos Garcia Playen đến từTây Ban Nha, Mario Gonzalez đến từ Cuba, Dazemba đến từ Ba Lan v .v ... Khởi đẩu của quá trình nghiên cứu quy hoạch vùng của tác giả là đé tài tốt nghiệp kiến trúc sư tại Cuba và sau đó là luận án Tiến sỹ kiến trúc tại Liên Xô đều vé quy hoạch vùng: Đé tài thứ nhất là "Các phương pháp phân vùng và phân tích cấu trúc đô thị" do Giáo sư Fancisco Celis Metre (Mexico) hướng dẫn đạt loại xuất sắc đặc biệt; đế tài thứ hai là "Các khía cạnh kiến trúc - quy hoạch hình thành hệ thống phân bố dân cư thống nhất trên lãnh thổ Việt Nam" do Giáo sư D.Michiagin (Nga) hướng dẫn. Luận án tiến sỹ trên đã được Viện nghiên cứu khoa học và thiết kế xây dựng đô thị trung ương của nước Cộng hòa Uzbekistan và các phồn biện, trong đó có Giáo sưv.v.viadim irop, Viện trưởng, chuyên gia nồi tiếng vẽ quy hoạch vùng của Viện nghiên cứu khoa học và thiết kế xây dựng đô thị trung ương (Liên Xô) phản biện và đã đánh giá cao để tài. Trong nhiều năm công tác ở Việt Nam, tác giả được tham gia các hoạt động có liên quan đến quy hoạch vùngrTrong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đã tham gia chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Nhà nước 7001 (1986) : "Phân bố và phát triển lực lượng sản xuất trên lãnh thồ Việt Nam"; từ năm 1991 - 1995; là thư ký khoa học của Chương trình KC-11 vé "Nâng cao hiệu quả quản lý và xây dựng đô thị", đổng thời làm chù nhiệm để tài KC-11-02 cấp nhà nước vé "Đổi mới công tác quy hoạch xây dựng đô thị" và nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ khác về quy hoạch đô thị và quy hoạch vùng; trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, được giao làm chủ tri hoặc chủ nhiệm nhiều đó án quy hoạch vùng như: Quy hoạch tổng thề hệ thóng các trường Đại học của Việt Nam; Quy hoạch hệ thõng đô thị toàn quốc đến năm 2000 (1975 - 1980); Quy hoạch vùng chuyên canh cao su Phú Rléng, tinh Sông Bé ( 1980 - 1983), vùng này đa được xây dựng vâ dl vầo hoạt động từ năm 1983 đến nay; Quy hoạch tổng thể xây dựng thành phố Hài Phòng, là một trong năm vùng đô thị lớn cùa Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 608/TTg ngày 20/12/1993; Định hướng Quy hoạch tổng thề phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định só 10/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998; Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tẩm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Cố vấn đó án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 và ngoài năm 2050; Quy hoạch các vùng phía bắc, phía tây và phía nam đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tẩm nhìn đến năm 2050 v .v ... vế cơ bản, các đố án Quy hoạch vùng trên đều được tiến hành theo phương pháp tiếp cận tổng hợp. Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước vé quy hoạch, tác giả đã chủ trì soạn thảo nhiéu văn bản quy phạm pháp luật vé quy hoạch xây dựng, trong đó có Quyết định sổ 322/QĐ-DT ngày 6 . Phẫn Mở đáu
  7. 28/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng quy định lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị; đây là văn bản đẩu tiên rất quan trọng đặt nén móng cho quá trình cải cách công tác quy hoạch xây dựng đô thị và vùng ở Việt Nam trong giai đoạn Đổi mới, đưa đất nước phát triển theo nén kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, và là tiền đẽ để hình thành Nghị định số 91 CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng đô thị và tiếp sau đó là Nghị định số 72/2001/NĐ-CP, là văn bản đẩu tiên của Chính phù đặt nén móng cho công tác phân loại đô thị và phân cẫp quản lý đô thị ở Việt Nam. Trong lĩnh vực đào tạo, từ năm 2004 - 2009, tác giả đã đảm nhiệm vị trí chù nhiệm bộ môn quy hoạch vùng của Trường đại học Kiến Trúc Hà Nội. Tuy có nhiéu năm hoạt động vé lý luận và thực tiẻn trong lĩnh vực quy hoạch vùng, nhưng tác giả vẫn luôn nhận thấy đây là một bộ môn khoa học rất phức tạp và mới mẻ, đang còn quá nhiễu vấn đề chưa được khám phá và nghiên cứu thấu đáo. vé vấn đề này cũng được nhiếu đống nghiệp trong nước và trên thế giới chia sẻ, ví dụ như E.N.Pertxik đà viết : "Mặc dù đã có những kết quả lớn lao về quy hoạch vùng và việc sử dụng khá rộng rãi nhửng kiến thức địa lý trong quy hoạch vùng, tuy nhiên, một số quan niệm vễ quy hoạch vùng có tính chất khoa học địa lý kinh tế vẵn chưa được hình thành" [76]. Đó mới chi là ý kiến cùa một chuyên gia vé một lĩnh vực cụ thể của quy hoạch vùng. Thực tế, quy hoạch vùng là một khoa học tổng hợp của nhiễu khoa học: Địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế, quy hoạch đó thị, kiến trúc, sinh thái và bảo vệ môi trường, khoa học quản lý, pháp luật, toán học, xâ hội học, vũ trụ học và nhiểu ngành kỹ thuật công nghệ khác, trong đó mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có cách nhìn khác nhau , nên sự tiếp cận không đáy đủ vé quy hoạch vùng cũng là điều dẻ hiểu. Trong điều kiện thực tiền cùa Việt Nam, công tác quy hoạch vùng trong những năm qua đã có những bước tiến quan trọng vé lý luận và thực tiên, góp phẩn đáng kể vào sự nghiệp phát triền kinh tế - xã hôi của đất nước. Tuy nhiên, ranh giới giửa các loại quy hoạch vùng vẫn chưa được làm rõ, nên hiệu quả và tác dụng của quy hoạch vùng vàn chưa cao. Dư luận xã hội vân còn nhiều trăn trở vé vai trò và tác dụng của quy hoạch vùng trong nến kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Những tón tại và hạn chế cùa quy hoạch vùng ở Việt Nam đã được nhiéu chuyên gia đánh giá và chủ yếu ở các mặt sau: 1. Cơ sở lý luận vé quy hoạch vùng, trong đó đặc biệt quan trọng là việc để xuất những phương pháp xác định ranh giới vùng - đói tượng của quy hoạch vùng vân còn nhiều bất cập. Xác định rõ đối tượng của quy hoạch vùng, phân loại và phàn cấp quản lý các vùng luôn là vân đề rất khó, như N.N Kôlôxopxki, một chuyên gia nổi tiếng quy hoạch vùng đã từng nói "Trong bất kỳ khoa học nào, luận điếm và khái niệm ban đáu là phức tạp nhất. Trong toán học, có khái niệm vé số; trong vật lý có khái niệm vế vật chất và năng lượng; trong sinh vật học là khái niệm vé vật chất sống đấu tiên (tê bào) và trong địa lý là khái niệm vé vùng". Tóm lại, nếu không làm rõ được khái niệm về vùng, thì không thề có quy hoạch vùng. Phân Mở đáu . 7
  8. 2. Quan hệ giữa quy hoạch vùng với quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, nhất là quy hoạch vùng với quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị - nông thôn, quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch môi trường chưa được sáng tỏ. Bởi vậy, hoàn thiện thể chế đê’ nâng cao hiệu quả của quy hoạch vùng luôn là vấn để lớn, ai cũng nhận thấy, nhưng không dê có thề giải quyết trong một sớm một chiếu. 3. Vấn đé quy trình kỹ thuật, nội dung và phương pháp lập quy hoạch vùng theo quan điểm tổng hợp trong điểu kiện có nhiéu ngành khoa học - công nghệ mới xuất hiện giúp cho việc phân tích, chuẩn đoán, dự báo và lựa chọn chiến lược phát triển trong quy hoạch vùng một cách nhanh hơn, chính xác hơn. Ngoài ra, xu thế chuyển từ quản lý Nhà nước sang quản trị Nhà nước đang có những tác động tích cực trong nén kinh tế thị trường, từ đó đặt ra nhiều vấn đề cẩn giải quyết trong quy hoạch vùng, ví dụ như vai trò tham gia của dân cư và cộng đồng trong xã hội hiện đại đã được coi trọng hơn; tính dẻ "điéu chính cùa quy hoạch vùng"do tính năng động của các nền kinh tế mới nổi, đòi hỏi quy hoạch vùng phải có tính mém dẻo và tính dễ thích nghi cao để tránh không bị rơi vào tình trạng quy hoạch treo. 4. Sự đa dạng và tính đặc thù của các kiểu loại vùng chuyên môn hóa đòi hòi phải có những nội dung, phương pháp thiết kế và mô hình quy hoạch phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia. 5. Cuối cùng là vấn đề quản lý và phát triền vùng, đặc biệt là các vùng phi chính quyến. Đây là một bài toán rất nan giải khi lập và thực hiện quy hoạch vùng thuộc kiều loại này. Bởi vì nếu không có giải pháp quản lý, tổ chức thực hiện phù hợp đối với các vùng này thì đó án quy hoạch vùng mãi mãi chi là một ý tưởng tót, nhưng không thể đưa vào cuộc sống được. Sự phân lập của quy hoạch vùng trong những năm gần đây tại nhiểu quốc gia, trong đó có Việt Nam luôn luôn là vấn đế nan giải, không dẻ giải quyết. Do phương pháp tiếp cận khác nhau vò thổ chê quàn lý của môi quốc gia khác nhau, đến nay vẫn đang tồn tại hai loại quy hoạch vùng, đó là quy hoạch kinh tế hoặc kinh tế - xã hội (vùng, ngành) và quy hoạch không gian các vùng lãnh thổ. Ở Việt Nam, cũng đang tổn tại 03 loại quy hoạch là: Quy hoạch tổng thề phát triển kinh tế - xã hội (vùng, ngành), quy hoạch xây dựng vùng và quy hoạch sử dụng đất đai. Ba loại quy hoạch này đang phát triển theo phương thức phân lập, gán như không có sự phối hợp với nhau hoặc có thì chỉ là hình thức. Đã có những kiến nghị vé một mô hình quy hoạch phối hợp đa ngành hoặc mô hình quy hoạch tổng hợp để phát huy tính hiệu quả của các loại quy hoạch này tại một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Xu hướng tiến bộ này rất đáng hoan nghênh, đúng vớì bản chất của vùng vốn là sản phẩm của lịch sử mang tính khách quan có sự thóng nhất vé điéu kiện tự nhiên, kinh tê - xã hội, không có lý do gì khi thiết kế nó lại chia cắt ra thành nhiéu lĩnh vực. Tuy nhiên những kiến nghị vé cải cách quy hoạch vùng theo xu hướng này đến nay vẫn đang dừng ở mức ý tưởng. Đ ề giải quyết vấn đé này ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay càng khó hơn. Bởi vì đến nay nước ta đã ban hành 58 luật, pháp lệnh và 56 Nghị định về công 8 . Phần Mở đáu
  9. tác quy hoạch. Do đó, nếu có thay đồi dù nhỏ, cũng sẽ có tác động rất phức tạp. Ngoài ra bộ máy Chính phủ hiện nay đang được tổ chức khá phù hợp với hệ thống pháp luật đă ban hành. Mặt khác, trong nghiên cứu khoa học và đào tạo, các chuyên gia quy hoạch thuộc nhiều lĩnh vực cũng không dẻ gì chấp nhận sự thay đổi lớn, có thể dấn dẩn xáo trộn trật tự hiện nay. Từ thực tế trên và quá trình gắn bó với bộ môn quy hoạch vùng đã thôi thúc tác giả viết cuốn sách "Quy hoạch vùng" này với mong muốn góp một phán bé nhỏ vào việc làm thay đổi quan niệm, nội dung và phương pháp quy hoạch vùng, nhằm giải quyết những vấn để còn tổn tại theo một cách nhìn toàn diện. Nội dung cuốn sách gốm 05 chương như sau: - Chương I: Cơ sở lý luận và phương pháp luận của quy hoạch vùng, trong đó tập trung làm rõ khái niệm, ý nghĩa và mục đích của quy hoạch vùng, nguổn gốc của quy hoạch vùng; tồng quan công tác quy hoạch vùng; cơ sở phương pháp luận của quy hoạch vùng; các yêu cáu, tiêu chuẩn đánh giá quy hoạch vùng. - Chương II: Phân vùng quy hoạch, trong đó để cập đến: Khái niệm vé vùng; tổng quan công tác phân vùng quy hoạch; các phương pháp phân vùng quy hoạch; đánh giá thực trạng hệ thống, các vùng quy hoạch ở Việt Nam; định hướng điéu chỉnh hệ thống các vùng quy hoạch ở Việt Nam theo hướng thống nhất các đối tượng lập quy hoạch và định hướng hình thành hệ thống các quy hoạch các cấp ở Việt Nam - Chương III: Nội dung và phương pháp quy hoạch vùng, trong đó đề cập vé nội dung, quy trinh kỹ thuật và các phương pháp quy hoạch vùng; phân tích lảnh thồ; dự báo triển vọng phát triển vùng; định hướng phân bố và phát triển các ngành; lĩnh vực kinh tế - xã hội chủ yếu trong quy hoạch vùng; định hướng phát triển không gian và tổ chức lãnh thổ; định hướng phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật; bảo vệ môi trường và bảo tổn các di sản thiên nhiên, văn hóa, lịch sử. - Chương IV: Đặc điếm quy hoạch các loại vùng chuyên môn ở Việt Nam, trong đó để cập vé: Tổng quát các điểu kiện tự nhiên, kinh tế và chính trị của Việt Nam; đặc điểm quy hoạch một số loại vùng chuyên môn ỞViệt Nam. - Chương V: Quản lý và thực hiện quy hoạch vùng. Đây là một chương rất khó, do ít thông tin và rất ít các tác giả trong nước và nước ngoài đé cập đến vấn để này. Trong chương này tác giả chi tập trung làm rõ: Nội dung quản lý và công tác thực hiện quy hoạch vùng; các giải pháp lập thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch vùng; các giải pháp thực hiện quy hoạch vùng và các giải pháp quản lý quy hoạch vùng. Những kết quả sau hơn 40 năm công tác của tác giả trong lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, quản lý Nhà nước và đào tạo vé quy hoạch vùng đã được đúc kết trong tập sách chuyên khảo này. Các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tẽ thông qua các tài liệu tham khảo giúp cho tác giả hoàn thành cuốn sách Quy hoạch vùng. Tuy vậy cuốn sách này vân không thể tránh khỏi những sai sót. Trong điểu kiện nước ta hiện nay chưa có nhiều Phán Mở đáu . 9
  10. sách viết về quy hoạch vùng, tác giả hy vọng cuốn sách sẽ mang lại những bổ ích cho các bạn đọc yêu quý bộ môn khoa học này và rất mong nhận được sự động viên, chia sẻ để hoàn thiện. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn chân thành Hội kiến trúc sư Việt Nam đã tạo điéu kiện cho việc nghiên cứu và xuất bản, đặc biệt là các ý kiến của các nhà khoa học, quản lý và đào tạo như KTS.Nguyên Tấn Vạn, KS Vũ Quang Các, PGS.TS.KTS Nguyên Quốc Thông, PGS.TS.KTS Nguyễn Tó Lăng, TS.VŨ Chí Đóng và nhiều chuyên gia quy hoạch khác đã đọc và có chỉ dẫn quý báu cho việc hoàn thành tác phẩm này. Tác Giỏ 1 0 . Phẩn Mở đầu
  11. CHƯƠNG I Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN QUY HOẠCH VÙNG 1.1. CÁC KHÁI NỉậM, Ý NGHĨA VÀ CÁC MỤC ĐÍCH CỦA QUY HOẠCH VÙNG. 1.1.1 Các khái niệm vể quy hoạch vùng Quy hoạch vùng được trình bày ở đây là quy hoạch vùng lãnh thổ được tiếp cận theo phương pháp tổng hợp trên cơ sở phối hợp các quan điểm phát triển kinh té - xã hội, vật thể hoặc tổ chức không gian, sử dụng hợp lý tài nguyên, đất đai và bảo vệ môi trường. Theo phương pháp tiếp cận này, đối tượng lập quy hoạch vùng chính là hệ thống các vùng kinh tế - lănh thổ các cấp, được phân định trên cơ sở các điểu kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, phân bố dân cư, tổ chức không gian, tổ chức chính trị - hành chính, các mói quan hệ trong, ngoài vùng v .v .. tùy thuộc vào điéu kiện cụ thể của mỏi quốc gia. Theo các giác độ, các chuyên gia cũng có những quan điểm và khái niệm khác nhau vé quy hoạch vùng. Theo N.Pertxik, có ba quan điểm giải thích mục đích và nhiệm vụ của quy hoạch vùng như sau: - Một là, nội dung quy hoạch vùng bao gồm toàn bộ những vấn đé kế hoạch hóa khu vực trong những giới hạn lãnh thổ nhất định, kể cả những dự báo và kế hoạch phát triền của lực lượng sản xuất, sử dụng hợp lý các nguổn tài nguyên thiên nhiên và việc giải quyết đúng đán các nhiệm vụ kế hoạch hóa trong việc tổ chức hợp lý lãnh thổ; - Hai là, nội dung chủ yếu của quy hoạch vùng chỉ giới hạn dưới giác độ" định cư"hẹp, đó là việc quy hoạch xây dựng hệ thống các đô thị, điểm dân cư nông thôn trong vùng (như quy hoạch xây dựng vùng ở Việt Narrí hiện nay); - Ba là, nội dung của quy hoạch vùng không giải quyẽt tát cá mọi ván đé dự bao va kế hoạch hóa khu vực, mà có nhiệm vụ riêng là lập đó án tống hợp phân bó và phát triển các lực lượng sản xuất của vùng, (như quy hoạch tổng thể phát triển kinh té - xã hội ở Việt Nam hiện nay) do đó nó không thể chi giới hạn trong việc lập đổ án quy hoạch mạng lưới dân cư. [76] Từ những quan điểm trên, quý hoạch vùng đã được N.Pertxik định nghĩa: "Quy hoạch vùng là lý luận và thực tiễn phân bố hợp lý trên lãnh thổ vùng những xí nghiệp công nghiệp, giao thông vận tải và các khu dân cư có tính đến những yếu tố, điéu kiện tồng hợp về địa lý, kinh tế, kiến trúc, xây dựng, hạ táng kỹ thuật. Quy hoạch vùng cụ thể hóa trên lãnh thồ những dự báo, những chương trình và kế hoạch phát triển các tổng hợp thể vùng, đóng thời bổ sung, phát triển và làm phong phú thêm điêu kiện đó". Như vậy "Quy hoạch vùng là mắt khâu nối giữa dự báo, kế hoạch hóa theo lãnh thổ và thiết kẻ' xây dựng nhằm: Phân bó và tổ chức hiệu quả các ngành sản xuất công nghiệp, nông Cơ sở lý luận & Phương pháp luận. 11
  12. nghiệp và dịch vụ; bó trí và tổ chức hợp lý hệ thống các điểm dân cư trên lãnh thổ; phản bố và phát triển cơ sở hạ tấng xã hội và kỹ thuật; phân bố và tồ chức các khu du lịch, nghi dường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai và bảo vệ mỏi trường; phân vùng lãnh thổ theo chức năng". [76] V.V.VIadimirov theo quan điếm và phương pháp tiếp cận tổng hợp cho rằng: "Mục đích chủ yếu của quy hoạch vùng là tổ chức kinh tế - lănh thổ một cách hợp lý của vùng này hay vùng khác và nghiên cứu trước việc phân vùng chức năng của chúng, sao cho có lợi nhất, củng như tồ chức cơ cấu kiên trúc - quy hoạch mém dẻo nhằm đảm bảo các điều kiện tối ưu cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, bố trí dân cư, xây dựng đô thị, bảo vệ và cải thiện môi trường thiên nhiên với điều kiện sửdụng đẩy đủ và có hiệu quả các nguón tài nguyên thiên nhiên, vật lực và nguồn lao động". [114] Alfrero Gonzalez cũng có định nghĩa tương tự như sau: "Quy hoạch vùng nhằm mục tiêu đảm bảo sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các loại quy hoạch ngành; bố trí trong giai đoạn trước mát các hoạt động kinh tế tại các khu vực địa lý sao cho tận dụng được tốt nhất các nguón lực và lợi thế vể kinh tế; đóng thời phát triển các cơ sở hạ tấng và có chính sách đẩy mạnh phát triển vùng trong giai đoạn lâu dài đê' có được giải pháp tốt nhất vế cơ sở hạ tầng, đáp ứng được sự phát triển toàn diện, tương thích với nguổn lực vật chất và con người của đất nước". [2] Tóm lại, dù nhìn dưới giác độ nào thì quy hoạch vùng cũng được xem xét như một lĩnh vực khoa học và thiết kế tổng hợp, nhằm phân bố và tồ chức các hoạt động kinh tế và xă hội trên lãnh thổ một cách tối ưu, trên cơ sở kết nối chặt chẽ vớì các quy hoạch ngành, quy hoạch đô thị nông thôn và quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch môi trường trên các vùng lãnh thổ theo quan điểm tổng hợp, hệ thống và đa ngành; nhằm sửdụng hợp lý nhất tài nguyên thiên nhiên, các nguón lực, cân đối sự phát triển trước mát và lâu dài của các ngành một cách hài hòa, thông qua việc phân bồ vón đẩu tư và huy động các nguổn lực khác vào mục tiêu phát triển vùng. 1.1.2. Ý nghĩa và mục đích của quy hoạch vùng Thế giới đang trong một tiến trình phát triển của cuộc cách mạng khoa học lấn thứ II. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại rất to lớn đối với nền kinh tê thế giới, đưa loài người chuyên sang một giai đoạn văn minh mới, làm thay đổi căn bản phương thức hoạt động của con người; làm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế quốc dân, góp phẩn nâng cao chất lượng cuộc sống tại các quốc gia.Tuy nhiên, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới này cũng làm cho các quốc gia, các vùng lãnh thồ, các ngành kinh tế ngày càng bị phụ thuộc vào nhau về vốn, nguyên vật liệu, lao động, két cấu hạ táng, thị trường và khoa học công nghệ. Thê giới cũng đang trong vòng xoáy của cơn lốc biến đổi chính trị, xã hội và môi trường, làm cho tình hình chính trị, xã hội trờ nên bất ổn; đặc biệt là sự xuất hiện chủ nghĩa khủng bố gây ra sự quan ngại cho cả nhân loại. Sự bùng nổ dân số, đô thị hóa và đói nghèo 1 2 . Cơ sở lý luận & Phương pháp luận
  13. tiếp tục gia tăng ở nhiều châu lục và quốc gia. Biến đổi khí hậu toàn cẩu với hệ quả nhiệt độ tăng, nước biển dâng và những diễn biến bất thưởng của thiên tai, làm cho môi trường trên trái đất ngày một xấu đi và trở thành nguy cơ của toàn thế giới. Sự tỗn tại trình độ phát triển chênh lệch giữa hai nhóm nước phát triền và đang phát triển và sự phát triển chênh lệch giữa các vùng, lãnh thổ trong mỏi quốc gia và sự mâu thuân vé lợi ích giữa các ngành và địa phương trong mỗi quốc gia là vấn đé lốn trong các chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển và cũng là mối quan tâm sâu sắc của chính phủ của mỗi nước, chính quyển của mỗi vùng lãnh thổ và cộng đổng của mỗi địa phương. Trong bói cảnh đó đã xuất hiện bốn xu hướng lớn của thời đại, đó là: Toàn cẩu hóa; phát triền bén vững; đa dạng hóa quan hệ quốc tế và điéu chỉnh, cải cách hoặc tái cấu trúc các nén kinh tế. Tất cả những vấn đé này đang được nhân loại quan tâm giải quyết dựa trên cơ sở các đối sách, trong đó có quy hoạch các vùng lãnh thổ nhằm kết nối các ngành và các địa phương có liên quan với nhau bằng cách nghiên cứu và thực hiện từng giai đoạn các nhiệm vụ chiến lược của nén kinh tế quổc dân. Trong nén kinh té nhiéu thành phần ở nước ta, thị trường có sự quản lý của nhà nước là một thể thống nhất với nhiều lực lượng tham gia sản xuất và lưu thông. Thị trường trong nước không thể tách rời khỏi thị trường trên thế giới, do đó thị trường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của quy hoạch và kế hoạch. Trong bói cảnh đó, quy hoạch, kế hoạch chủ yếu mang tính định hướng và là công cụ điểu tiết đặc biệt quan trọng trên bình diện vĩ mô. Nhà nước quản lý thị trường bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách, các công cụ đòn bẩy kinh tế và các nguón lực. Xuất phát từ nhận thức và quan điểm trên, Đảng, Nhà nước ta đã chỉ đạo: 'Tập trung sức xây dựng chiến lược và quy hoạch phắt triển, các chương trinh và dựán lớn cho cả nước và cho từng ngành, tững lĩnh vực". Quy hoạch là cơ sở để lâp kế hoạch. Trong nền kinh tế thị trường, kế hoạch nhà nước phải quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng để đưa ra một hệ thõng các chi tièu vĩ mõ, xác định tóc dọ phát triển, cơ cấu và các cân đối lớn, các chính sách, giải pháp để dân dắt nén kinh tế theo định hướng kế hoạch. [54] Theo quan điểm này, công tác quy hoạch vùng giữ vai trò ưu tiên. Bởi vì, nhờ có quy hoạch vùng mà các quy hoạch, dự án do các bộ, ngành, địa phương đảm nhiệm có thề hợp tác và gắn kết với nhau tại các khu vực lãnh thổ cụ thê’ một cách tốt nhất. Công cuộc cải tạo xây dựng các đô thị, các điểm dân cư nông thôn ở nước ta đang được triển khai trên diện rộng với quy mô lớn. Việc phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhất là giao thông, việc sử dụng hợp lý đất đai, bảo vệ môi trường và nhiéu các lĩnh vực khác do và các Bộ, địa phương đảm nhiệm theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ. Để khác phục tình trạng tùy tiện "mạnh ai người đấy làm" nhằm phân bổ và phát triển một cách hài hòa, hợp lý và có hiệu quả các ngành, lĩnh vực trên lãnh thổ, việc cải cách công tác quy hoạch, kế hoạch để nâng cao vai trò, vị thế của quy hoạch vùng theo phương pháp Cơ sở lý luận & Phương pháp luận . 13
  14. tiếp cận tổng hợp có tính hệ thống là hết sức cấn thiết. Bởi vì, quy hoạch vùng có thể được gọi là quy hoạch khống chế nhằm cụ thể khung chiến lược phát triển quốc gia; nó là môn thiết kế tồng hợp, trong đó nghiên cứu những vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, kinh tế - xâ hội, bố trí dân cư, xây dựng đô thị nông thôn, phát triển kết cấu hạ táng xã hội và kỹ thuật, bảo vệ môi trường, thông qua đó có thể khớp nối và là cơ sở điéu chình các loại quy hoạch, nhờ đó có thể phối hợp một cách hài hòa các hoạt động của các khu vực công và tư một cách hiệu quả nhất. Ngoài ý nghĩa to lớn đã được khẳng định, quy hoạch vùng còn là lĩnh vực hoạt động thực tiễn và có phạm vi hoạt động rộng, trước hết là những vấn để tổ chức các vùng lãnh thổ và sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Đất đai là đối tượng của quy hoạch vùng và là phương tiện chủ yếu để liên kết cơ cấu không gian của tất cả các ngành kinh té quốc dân. Quan điểm vế quy hoạch vùng cũng được khẳng định rõ, đó là cơ sở đất đai và kinh tế - xã hội của xây dựng đô thị và nông thôn [76], Từ nhận thực trên cho thấy, chí có triển khai công tác quy hoạch vùng theo hướng tồng hợp, hệ thống, phối hợp liên ngành thì mới có thế phát huy được tác dụng trong việc giải quyết các vấn đế của các quy hoạch kinh tế, quy hoạch đô thị, nông thôn và quy hoạch sử dụng đất đai, bảo vệ mỏi trường trên một vùng lãnh thồ thuộc trách nhiệm quản lý của các bộ và cấp chính quyền địa phương [114]. Trong điểu kiện thực tiên của Việt Nam, quy hoạch vùng phải giải quyết các nhiệm vụ lớn có tính vĩ mô, mà bản thân các quy hoạch ngành, quy hoạch đô thị, điềm dân cư nông thôn, quy hoạch sử dụng đất đai không thể đảm nhiệm được. Do tính chất như vậy, mục đích tồng quát của quy hoạch vùng chính là đảm bảo cho sự phát triển kinh tế đạt hiệu quả cao, tạo lập môi trường sống tốt nhất cho dân CƯ; giữ gìn cân bầng sinh thái và bảo vệ tốt môi trường, sử dụng hợp lý đất đai và tài nguyên với các mục đích cụ thể sau : 1. Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, gắn với việc giữ gìn và bảo vệ môì trường. 2. Phân bố sản xuất, dân cư, cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sờ hạ táng kỹ thuật trên lãnh thổ một cách tối ưu nhất. 3. Hình thành cấu trúc quy hoạch của vùng hoặc khung tổ chức không gian hợp lý nhất. 4. Nghiên cứu, định hướng phát triển không gian và tổ chức lãnh thổ một cách khoa học. 5. Cân đối các nguổn lực phát triển vùng: Lao động, đất đai, các nguổn tự nhiên, vốn, thị trường, khoa học công nghệ v .v ... thông qua biện pháp lập kế hoạch cho từng giai đoạn quy hoạch. 6. Tạo lập cơ sở thu hút đầu tư, phân bổ ngân sách nhằm khắc phục những tôn tại, yém kém, thúc đẩy, giảm thiểu sự phát triển chênh lệch vé trình độ giữa các vùng; khắc phục sự phát triển không bền vững của vùng. 1 4 . Cơ sở lý luận & Phương pháp luận
  15. 7. Bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với các tai biến thiên nhiên, sự tác động của biến đổi khí hậu toàn cẩu và những tác động tiêu cực trong quá trình thực hiện quy hoạch vùng. 8. Tạo lập cơ sở pháp lý để quản lý, kiểm soát và hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch vùng đạt hiệu quả cao nhát về kinh té, xã hội và bảo vệ môi trường. 9. Tồ chức quản lý và thực hiện quy hoạch vùng. 1.1.3. Quan hệ biện chứng giữa quy hoạch vùng với các loại quy hoạch khác 1. Các loai quy hoạch và mỗi quan hệ tương hỗ giữa các loại quy hoạch: Đến nay, ở đa số các nước trên thế giới đểu áp dụng ba loại hình quy hoạch là: Quy hoạch kinh tế; quy hoạch lãnh thổ, còn gọi là quy hoạch vật thể hoặc quy hoạch không gian và quy hoạch bảo vệ môi trường. Theo Roma Pujadas và Jaume Front [77] thì "Quy hoạch kinh tế được hiểu là một tập hợp các chính sách kinh tế trên lãnh thổ, đặc biệt là các chính sách phát triển các ngành (công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ, thương mại, công nghệ) và chính sách vùng hướng tới việc điều chinh sự mất cân bầng lãnh thổ và sự phát triển các vùng chậm tiến". Nội dung và tính chất chủ yếu của quy hoạch kinh tế là nặng về định tính, định lượng và rất hạn chế về định hình không gian vật thể. Vé quy hoạch vật thể, theo Herington (1989) thì "Quy hoạch vật thể là một quá trình sắp xép việc sử dụng đất, bố trí địa điểm xảy dựng các công trình, các điểm dân cư đô thị, hướng tới đáp ứng được nhu cẩu của công chúng, trên cơ sở sử dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn cao nhất vé thiết kế và tính hiệu quả. Nói một cách khác "Quy hoạch vật thể cÓTnục tiêu bố trí, sắp xếp một cách hài hòa việc sử dụng các loại đất và địa điểm xây dựng các công trình trên lãnh thổ" Í77], Hoăc: Quy hoạch vật thể là hoạt động khoa học tổng hợp có nhiệm vụ bố trí, sắp đặt các hoạt động của con người trong không gian, cùng với việc sử dụng hợp lý và tối ưu chúng theo một tám nhìn phát triển trong tương lai, xuất phát từ các nhu cẩu thường xuyên gia tăng của sự phát triển kinh tế - xã hội và chính trị của mỗi quốc gia. [27]. Được gọi là quy hoạch vật thể là vì quy hoạch này có các tác động rất cụ thể trên lãnh thổ, trên cơ sở phối hợp bằng cả ba phương thức: Định tính, định lượng và định hình mỗi vùng, môi khu vực và mỗi địa điểm xây dựng. Sự khác nhau giữa quy hoạch kinh tế và quy hoạch vật thể có thể phân biệt được bởi các đặc tính quan hệ hoặc chỉ định của mỏi loại quy hoạch, trong đó đặc tính quan hệ là các biện pháp được thiết lập bắt buộc phải tuân theo; còn đặc tính chi định là các biện pháp nhằm hướng dẫn cho công tác chỉ đạo thực hiện quy hoạch theo kế hoạch, nhưng không mang tính bắt buộc.( Bảng 1.1) Cơ sở lý luận & Phương pháp luận . 15
  16. Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa quy hoạch kinh tế và quy hoạch vật thể Loại quy hoạch Các đặc tính Tính chất - Cụ thề hóa khung chiến Bát buộc đối với khu vực công Quy hoạch lược quốc gia Kinh Tế -Vé cơ bản mang tính định Hướng dẫn đối với khu vực tư nhân hướng hay hướng dẫn Bát buộc cho các Quy phạm thành phán công và tư Bắt buộc với khu vực - Cụ thể hóa định hướng quy Chi đạo Quy hoạch công vé mục tiêu hoạch kinh tế VậtThế Hướng dẫn cho - Vé cơ bản mang tính Hướng dẫn khu vực công bát buộc Bắt buộc cho Hành động khu vực công Quy hoạch bảo vệ môi trường là một loại hình quy hoạch khác hiện nay đang áp dụng ở nhiều nước phát triển hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường tự nhiên và xả hội. Nó được triển khai mạnh mẽ trong những năm gần đây do những vấn để ô nhiêm môi trường, mất cân bằng sinh thái; các thảm họa của thiên tai và các sự cố công nghệ liên tiếp xảy ra, đã trở thành thách thức và nguy cơ đối vớì mục tiêu phát triển bến vững của mồi quốc gia. Quy hoạch bảo vệ môi trường là quy hoạch mang tính định hướng, tính khổng chế, tính két nối giữa quy hoạch vật thể và quy hoạch kinh tế, khi xem xét đánh giá tác động các giải pháp của các loại quy hoạch này trong quá trinh tó chức thực hiện có thể dẫn đến những diên biến và tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với môi trường trong phạm vi diện rộng (chiến lược) hoặc hạn chế (cục bộ). ở Việt Nam, đến nay mới đang tồn tại ba loại hình quy hoạch là: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (thực chất là quy hoạch kinh tế); Quy hoạch xây dựng (quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn) và quy hoạch sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai (thực chất là một phẩn của quy hoạch lãnh thồ). Tại một só địa phương hiện nay đã tiến hành lập quy hoạch bảo vệ môi trường theo các đé án có tính chất thí điểm, nhưng thực chất quy hoạch này vẫn chưa được hướng dẫn và quy định cụ thề về mặt pháp luật và chưa được làm sáng tỏ vé cơ sở khoa học. Do đó, trong các đồ án quy hoạch hiện nay, người ta chi lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (DMC), song vẫn còn nặng về hình thức, ít có tác dụng thiết thực. 2. Mối quan hệ giữa quy hoạch kinh tế và quy hoạch không gian hoặc quy hoạch vật thề: 1 6 . Cơ sd lý luận & Phương pháp luận
  17. Quy hoạch kinh tế hoặc còn gọi là quy hoạch phát triển kinh tế được áp dụng cho các vùng cấp khác nhau và các ngành, các lĩnh vực chủ yếu là các ngành sản xuất gốm: Công nghiệp - xây dựng, nông lâm - ngư nghiệp, và các ngành phi sản xuất gồm: Du lịch, dịch vụ, thương mại, đào tạo - giáo dục, nghiên cứu khoa học.v.v... tùy theo quy định của mỗi nước. Theo kinh nghiệm của Liên Xô [111,76] thì vị trí của quy hoạch phát triển kinh té các loại vùng trong hệ thống lãnh thổ Bảng 1.2 như sau: Bảng 1.2: Vị trí cùa quy hoạch vừng trong hệ thống các cấp lãnh thổ. Cấp Đối tượng lập quy Giai đoạn công tác Tỷ lệ bản đổ gốc lãnh thổ hoạch 1.Tổng sơ đó phát triển và phân 1. Quốc gia bố lực lượng sản xuẩt Cấp cao 1/500.000-1/1.000.000 2. Vùng kinh tế tổng hợp 2.Tổng sơ đồ phân bố dân cư 1.TỈnh 1.Sa đố quy hoạch vùng 1/100.000-1/300.000 2. Vùng kinh tẽ' 1/50.000- Cấp 2.ĐÓ án quy hoạch vùng hành trong tình chính cáp thấp 1/100.000 trung 3. Đẩu mối công nghiệp bình 3.ĐỒ án quy hoạch vùng, các đầu 1/10.000- mối công nghiệp hoặc các vùng 4. Vùng hành 1/25.000 chuyên môn chính cấp thấp 1. Thành phố, 1/25.000-1/10.000 khu dân cư, đô 1. Đổ án quy hoạch chung thị mới 1/5000-1/2000 Cấp 2. Các phân khu 1/1.000 trong đỏ thị, tiểu 2. Đồ án quy hoạch chi tiết thấp 1/2000-1/5000 khu 3. Các khu dự án xây dựng tập 3. Đó án thiết ké xây dựng 1/500 trung Cơ sà lý luận & Phương pháp luận. 17
  18. Kinh nghiệm cùa nhiều nước có nến kinh tế chuyển đổi như Nga, Trung Quóc và Cuba sau nhiéu năm thực hiện đã khẳng định sự cấp thiết phải hình thành hệ thống quy hoạch lãnh thổ thóng nhất cả nước theo năm cấp nhằm cụ thê’ hóa các quy hoạch tồng thể kinh tê - xã hội của các cấp lãnh thổ với tỳ lệ bản đó gốc khác nhau như sau: [43,63,75], Ví dụ như hệ thống quy hoạch cùa Cuba: - Quy hoạch lãnh thổ toàn quốc: 1/1000.000 - 1/100.000. - Quy hoạch vùng cấp tỉnh: 1/100.000 - 1/50.000. -Q uy hoạch vùng cấp huyện: 1/50.000-1/10.000, nhưng tỷ lệ thông dụng là 1/25.000. - Quy hoạch đô thị: 1/25.000- 1/5.000, nhưng tỷ lệ thông dụng là 1/10.000. - Quy hoạch điểm dân cư cấp xã và các phân khu: 1/5000 - 1/1000. Theo Bàng 1.2, quy hoạch vùng chủ yếu được lập ở cấp cao và trung bình, nhằm cụ thể hóa khung chiến lược quốc gia là các Tổng sơ đổ phát triền và phân bố lực lượng sán xuất và phân bổ dân cưđuợc lập cho hai cấp lãnh thồ là: Quốc gia và các vùng kinh tế tổng hợp, còn cấp thấp được áp dụng cho đối tượng thuộc phạm vi điéu chỉnh của quy hoạch đô thị và điểm dân cư nông thôn. Cũng theo kinh nghiệm của Liên Xô, quy hoạch ngành có quan hệ chặt chẽ với quy hoạch vùng cũng được lập ở lãnh thồ quy mô rộng lớn. Các đó án quy hoạch ngành cần có sự phối hợp rất chặt chẽ với Tổng sơ đố vé phát triền và phân bố lực lượng sản xuất và các quy hoạch vùng. Ngoài ra, quy hoạch phát triển kinh tê’ các vùng cũng có quan hệ rất chặt chẽ với quy hoạch vùng lãnh thồ hoặc quy hoạch vật thể. Quan hệ giữa quy hoạch kinh tế và quy hoạch lãnh thổ là mối quan hệ hai chiều và cũng chi có ở cấp lãnh thổ mà quy hoạch vùng thực hiện. Sự phối hợp giữa quy hoạch kinh tế và quy hoạch lãnh thổ phải được tiến hành và thực hiện ngay từ giai đoạn lập hố sơ thiết kế. Hiện nay, theo Bộ Luật quy hoạch đô thị của Liên bang Nga ban hành năm 2006 và gán đây, thì quy hoạch lãnh thổ của Nga được lập ở bốn cấp như sau: - 5ư đó quy hoạch lãnh thổ toàn Liên bang Nya (tấp quốc gia); - Sơ đố quy hoạch lãnh thổ cấp bang thuộc Liên bang Nga (cấp bang); - Sd đó quy hoạch lãnh thố các vùng (cấp tình); - Đó án quy hoạch lãnh thồ các điềm dân cư và các vùng đô thị (hoặc vùng ngoại thành các đô thị lớn) (cấp cơ sở hoặc địa phương); Cài cách thể chế quy hoạch lãnh thổ của Liên bang Nga đã gắn kết giữa quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch phân bố dân cư và quy hoạch đô thị ở lãnh thồ cấp cao, trung binh và quy hoạch đò thị nông thôn ở cấp thấp thành một hệ thống quy hoạch lảnh thồ [44], Như vậy, nước Nga vân tách quy hoạch lãnh thổ thành loại quy hoạch riêng gióng như quy hoạch vật thể được các quốc gia thuộc cộng đổng Châu Âu và Cuba vẫn quen gọi. Tại các nước cộng đóng Châu Âu, quy hoạch vật thể gốm ba loại: - Quy hoạch sử dụng đất đai hoặc quy hoạch vùng lãnh thổ; - Quy hoạch đô thị; 1 8 . Cơ sớ lý luân & Phương pháp luận
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2