intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về sự sợ hãi ở bé

Chia sẻ: Abcdef_16 Abcdef_16 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

72
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong một cuộc khảo sát xem các bé sợ hãi điều gì, kết quả thu được là: - 22% sợ bóng tối.- 21% sợ phải ở một mình.- 17% sợ ma quỷ.- 10% sợ chó hoặc các loài động vật khác.- 8% lo lắng khi chia xa người thân.- Số còn lại chia đều cho các nỗi sợ như: kiến, chuột, máy hút bụi, khói thuốc lá…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về sự sợ hãi ở bé

  1. Tìm hiểu về sự sợ hãi ở bé Trong một cuộc khảo sát xem các bé sợ hãi điều gì, kết quả thu được là: - 22% sợ bóng tối. - 21% sợ phải ở một mình. - 17% sợ ma quỷ. - 10% sợ chó hoặc các loài động vật khác. - 8% lo lắng khi chia xa người thân. - Số còn lại chia đều cho các nỗi sợ như: kiến, chuột, máy hút bụi, khói thuốc lá…
  2. Khảo sát: cha mẹ chọn cách ứng xử nào khi bé tỏ ra sợ hãi. - 70% nói với bé về nỗi sợ hãi và hướng dẫn bé cách đối mặt. - 5% đưa cho bé một đồ chơi thú vị để bé quên đi cơn sợ hãi. - 4% động viên bé thở sâu, trấn tĩnh tinh thần để bé vượt qua nỗi sợ. - Số còn lại chia đều cho các ý kiến khác. Gợi ý cách xử trí 1. Nhận diện nỗi sợ hãi: Bạn không nên cười nhạo hoặc chê bai khi bé
  3. thổ lộ nỗi sợ của mình dù đó là những điều “ngốc nghếch” như bé sợ tiếng còi xe máy, sợ ở một mình trong nhà vệ sinh… Nói với bé rằng, bạn rất thấu hiểu cảm giác của bé và đây là điều hết sức bình thường. “Nhận biết chính xác nỗi sợ của bé là cách tốt nhất để cha mẹ tìm cách khắc phục. Cảm giác sợ hãi không tự nhiên trôi qua nếu bạn cô tình lờ đi hoặc suy nghĩ rằng, bé lớn lên rồi sẽ hết sợ” – William Coleman (Giáo sư tâm lý trường Đại học Nam Carolina) chia sẻ. 2. Trấn an bé: Nếu nguyên nhân sợ chó là vì bé lo bị con vật này cắn, bạn có thể động viên bé: “Không sao đâu con, chú chó này không cắn con đâu. Hai mẹ con mình cùng dắt chó đi dạo công viên nhé” (nếu nhà bạn nuôi chó). Trường hợp nhà bạn không có vật nuôi, bạn có thể cho bé xem những hình ảnh ngộ nghĩnh về loài vật trên máy vi tính, qua tranh ảnh để bé hiểu rằng, chó cũng rất đáng yêu và thân thiện. 3. Giải thích cho bé: Nếu bé hốt hoảng trước máy hút bụi, có thể do bé sợ mình cũng bị cuốn vào đó. Bạn nên nhẹ nhàng hướng dẫn cho bé
  4. cách sử dụng máy hút bụi hiệu quả. Nhấn mạnh với bé rằng, đồ vật này chỉ hút bụi hoặc rác bẩn trong nhà chứ không gây hại cho bé. 4. Đưa cho bé một đồ chơi yêu thích: Khi bé cương quyết không muốn ngủ một mình vì sợ ma, bạn nên cho bé ngủ cùng một đồ vật như gấu bông hoặc búp bê. Những món đồ chơi này có thể xoa dịu tinh thần và loại bỏ cảm giác cô độc ở bé khi phải ngủ một mình. 5. Cho bé tham gia chơi cùng nhóm bạn: Cách này giúp bé tự tin trong giao tiếp. Bé không còn ngượng ngùng, bám lấy bạn khi phải tiếp xúc với người lạ hoặc khi đi khám bác sĩ. 6 Tình huống giả tưởng: Nếu bé sợ đi khám bác sĩ, bạn và bé có thể chơi trò “phân vai - đóng kịch”. Chọn một số đồ chơi như gấu bông hoặc búp bê và hướng dẫn bé vào vai cô bác sĩ thân thiện. Bé sẽ nhận ra rằng, vai trò của bác sĩ là khám và chữa bệnh khi bé bị ốm. 7. Không nên chia sẻ nỗi sợ: Nếu bé khóc thét khi nhìn thấy gián hoặc
  5. nhện trong phòng ngủ, bạn không nên cho bé thấy cảm giác mất bình tĩnh của bản thân (khi bạn cũng sợ hãi trước những con côn trùng này). Khi phát hiện ra cha mẹ cũng có những nỗi sợ tương tự, sự lo lắng của bé càng được nhân lên gấp đôi. Bé sẽ nhanh chóng hình dung ra đó phải là những thứ “quỷ quái” lắm mới khiến nhiều người hoảng hốt như thế. Điều này không có lợi khi bạn muốn bé khống chế nỗi sợ. 8. Dấu hiệu nên đưa bé đi khám: Nếu sợ hãi trở thành nỗi ám ảnh đến sinh hoạt hàng ngày của bé, bạn nên đưa bé đến bác sĩ tâm lý để tìm cách khắc phục. Chẳng hạn, bé cương quyết không tắm gội vì sợ nước; Bé khóc thét, mê sảng khi phải ngủ một mình… Phương Thảo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2