intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về vấn đề nhân sinh và xã hội hài hoà: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Vấn đề nhân sinh và xã hội hài hoà" Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Lý luận xây dựng xã hội hài hoà của Trung Quốc và công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay; Nội dung cơ bản trong “Xã thương pháp” của Chu Hy và vai trò đảm bảo xã hội của nó; Tìm hiểu nguồn gốc của khái niệm hài hoà trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về vấn đề nhân sinh và xã hội hài hoà: Phần 2

  1. PHẨ N TH Ứ BA VẤN ĐỂ XÃ HỘI HÀI HOÀ
  2. LÝ LUẬN XÂY DỰNG XÀ HỘI HÁI HỌÀ CỦA TRUNG QUỐC VÀ CỒNG cuộc ĐỔI MỬI ờ VIỆT NAM HIỆN NAY Vũ Văn Viền' T h u ật ngữ “hài hoà” x u ất hiện từ rấ t sốm trong các hệ thông triế t học thòi cổ đại, cả ở phương Đông lẫn ở phương Tây. Tuy nhiên, th u ậ t ngữ này chỉ mới được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng và p h át triển xã hội trong thời gian gần đây. Trong bài viết này, chúng tôi xin được trao đổi một số suy nghĩ của m ình về lý luận xây dựng xã hội hài hoà của T rung Quốc và một sô’ điểm tương đồng của nó với đường lối đổi mới ở Việt Nam hiện nay. 1. về tư tưởng hài hoà và lý luận xây dựng xả hội hài hoà Ngay từ thòi cổ đại, cùng với những khái niệm cơ bản của triế t học như “biện chứng”, “m âu th u ẫ n ”..., khái niệm “hài hoà” cũng đã xuất hiện dưói các mô thức khác nhau. Chẳng hạn, trong hệ thống triế t học của trường phái Pitago, mội m ặt, hài hoà là quy tắc cơ bản của số; m ặt khác, sô" lại là nguồn gốc của các sự vật trong th ế giới. Tương đồng vối vế * Phó giáo sư, Tiến sĩ, Trưởng phòng Lôgíc, Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
  3. 252 Van đế dân sinh và xã hội hài hoà thứ hai của luận điểm này, Platôn cho rằng, quy tắc của sô' là hài hòa, các con sô' là một bản chất của các sự v ậ t cảm tính. Như vậy, từ chỗ xem hài hoà là thuộc tính (quy tắc) cơ bản của các con sô", các trường phái triế t học này đã đi đến quan niệm coi mọi sự vật, hiện tượng trong th ế giới đểu là hài hoà. N hà biện chứng H êraclít, từ chỗ quan niệm vận động và đứng im là một sự thống n h ấ t của các m ặt đối lập đã đi đến kết lu ậ n cho rằng, đấu tranh và hài hoà thông n h ấ t với nhau, chúng tồn tại không th ể thiếu nhau và chúng được th ể hiện ra thông qua nhau. Ông khẳng định dòng sông luôn chảy, đồng thời n h ấn m ạnh rằn g không có gì ổn định và b ấ t biến hơn dòng sông luôn chảy; nói cách khác, tín h biến đổi của dòng sông không loại trừ sự đứng im của nó và tính xác định của dòng sông không loại trừ sự vận động của nó. Ông còn khẳng định: “Khi biến đổi, nó đứng im ”. Rõ ràng, vói những quan niệm trên đây, chúng ta có th ể th ấy H êraclít đã đề cập đến cái hài hoà trong đấu tra n h , thông n h ấ t trong phân đôi, đồng n h ấ t trong khác biệt. Trong lý lu ận về logos, ông khẳng định logos là sự thống n h ấ t của mọi hiện hữu. Như vậy, sự thông n h ấ t ở đây là sự đồng nhâ't của những cái đa dạng, là sự hài hoà giữa các m ặt đối lập. Ông cho rằng, ngày và đêm, thiện và ác không phải là một, nhưng chúng là những đối lập nối tiếp n h au tạo ra tín h chu kỳ, tín h lặp lại. Bản th â n tín h chu kỳ và sự lặp lại đó được quy định bởi sự thống n hất, sự hài hoà giữa các m ặt đổi lập. Từ những phân tích trê n đây có th ể thấy, ở phương Tây, khái niệm “hài hoà” ra đời từ rấ t sớm và nó đã thực sự là một khái niệm quan trọng trong tư tưởng triế t học phương Tây cổ đại. Trong lịch sử tư tưởng phương Đông, các n h à tư tưởng Trung Quốc cũng có những quan niệm khá đặc sắc về “hài hoà”. Tư tưởng “thiên n h ân hợp n h ấ t” thể hiện đậm nét quan
  4. Phần thứ ba: vấn đề xã hội hài hoà 253 .liệm về sự hài hoà giữa con người và tự nhiên. Q uan niệm này nhấn m ạnh con người phải hoà nhập vối thiên nhiên, tôn irọng và bảo vệ tự nhiên, phải sông hài hoà với tự nhiên. Quan niệm này tồn tại và p h át triển xuyên suốt lịch sử tư tương T rung Quốíc cổ đại. Bên cạnh quan niệm về sự hài hoà giữa con người và tự nhiên, các n h à tư tưởng Trung Quốc cũng rấ t quan tâm đến sự hài hoà giữa con người và con người, giữa C Ĩ người và 01 xã hội. Họ đã đưa ra nhiều tư tưởng về duy trì sự đoàn kết và sự ổn định xã hội, đó là các tư tưởng về “xã hội đại đồng”, “th á i bình th ịn h trị”; về tìn h bằng hữu “bôn biển đều là anh em”,... N hìn chung, theo ý kiến của nhiều n h à nghiên cứu, khái niệm hài hoà là một trong những k h ái niệm quan trọng trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ, tru n g đại và Ĩ1Ó ảnh hưởng r ấ t lỏn đến sự p h át triển của đ ất nước Trung Quốc. Trong di sản của các nhà tư tưởng cổ đại T rung Quốc, chúng tôi n h ận thấy tư tưởng biện chứng của Lão Tử có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đôi vói lý lu ận xây dựng xã hội hài hòa. Tư tưởng biện chứng của ông xem trọng tín h thông n h ấ t (hài hòa) giữa các m ặt đối lập, coi trọng mối quan hệ tương tác, tương sinh mà không bàn đến m âu th u ẫ n và giải quyết m âu th u ẫ n (đấu tra n h và đấu tra n h để giải quyết m âu thuẫn). Ông coi quy luật bình quân là cơ sở cho sự p h át triể n của mọi sự vật, hiện tượng nói chung, của xã hội nói riêng. C húng ta có cơ sở để khẳng định rằng, trong lịch sử T rung Quốc, m ột xã hội “th á i bình, th ịn h trị” chính là biểu hiện sơ khai của một xã hội hài hoà. Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, quan niệm hài hoà cũng đã được đề cập đến. Chẳng hạn, trong lịch sử, cũng có thòi kỳ người Việt Nam lấy P h ật giáo, hoặc Nho giáo làm tư tưởng chủ đạo, song trên tổng th ể xã hội mà nói, tam giáo dung hoà
  5. 254 Vấn đề dân sinh và xâ hội hài hoà luôn là xu hướng được chú ý. Chính vì lẽ đó đã hình th à n h tư tưởng “tam giáo đồng nguyên”. Thậm chí, xu hưóng n ày còn đậm n ét hơn cả ở Trung Quốc. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, tư tưởng hoà hợp luôn được người Việt Nam đề cao. Chẳng hạn, các tư tưởng như “hòa hợp”, “đồng tâm hiệp lực”, “trên dưối đồng lòng”, “hòa hợp dân tộc”, “đại đoàn k ết dân tộc”... Có thể nói, sự hài hoà cũng là một nhân tô' tạo n ên sức m ạnh truyền thống của người Việt Nam. Chủ nghĩa Mác ra đời khi chủ nghĩa tư bản đã p h át triể n khá m ạnh ở các nưốc phương Tây, đưa phương Tây trở th à n h tru n g tâm của văn minh n h ân loại. Tuy nhiên, cùng với những tiến bộ đã đ ạt được, chủ nghĩa tư bản cũng để lại nhiều h ậu quả về xã hội, đặc biệt là tạo ra nhiều m âu th u ẫ n gay gắt trong lòng xã hội. Phong trào đấu tra n h của giai cấp vô sản nhằm xây dựng một xã hội mối ngày càng m ạn h mẽ và sâu rộng. Chủ nghĩa Mác nói chung, triế t học Mác nói riêng trở th à n h vũ khí tinh thần, cơ sỏ lý luận cho công cuộc cải tạo xã hội ấy. T riết học Mác xem lý luận p h át triển là trọng tâm và học th u y ết mâu th u ẫn - đấu tran h và thống n h ấ t của các m ặ t đôi lập - là h ạ t nhân của nó. Quy lu ậ t thống n h ấ t và đấu tra n h giữa các m ặt đối lập phản ánh một cách sâu sắc lôgíc nội tại của sự tồn tại và p h át triển xã hội loài người. Chúng tôi th iế t nghĩ, ý nghĩa thực tiễn sâu xa của quy lu ậ t này phải chăng là: tuỳ điều kiện thực tê mà vận dụng hoặc đê cao sự đấu tra n h giữa các m ặt đôi lập, hoặc đề cao sự thông n h ấ t - hài hoà giữa các m ặt đối lập, trong đó phải tín h đến sự p h á t triển trong sự hài hoà giữa các m ặt đối lập. Trong bối cảnh hiện tại, khi xã hội hưống tới sự ổn định để p h át triể n thì việc đề cao sự p h át triển trong sự hài hòa giữa các m ặ t đôi lập là cần thiết. Và đó chính là cơ sở lý luận và thực tiễ n để
  6. Phần thứ ba: vấn đề xã hội hài hoà 255 xây dựng xã hội hài hòa. Đây thực sự là một vấn để lốn cần được đi sâu nghiên cứu để có những kiến giải cụ th ể hơn. K ế thừ a các tư tưởng về hài hoà trong lịch sử, vận dụng sáng tạo lý luận p h át triển của chủ nghĩa Mác, trong quá trình cải cách và mở cửa, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dần dần xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội m ang đặc sắc Trung Quốic m à đỉnh cao là lý luận “xây dựng xã hội hài hoà”. Ngày 19 - 9 - 2004, tại Hội nghị Trung ương lần th ứ 4, khóa XVI, Đ ảng Cộng sản Trung Quốic đã chính thức để ra mục tiêu chiến lược: “Xây dựng xã hội hài hòa”. Nội dung cơ bản của lý lu ận xã hội hài hoà là dân chủ pháp trị, công bằng chính nghĩa, trật tự ổn định, thành tín hữu ái, tràn đầy sức sống, con người và tự nhiên có môĩ quan hệ hài hoà Từ đó đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tập tru n g mọi nỗ lực lãnh đạo nhân dân xây dựng xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng diễn ra nhiều cuộc thảo luận góp phần làm rõ nhiều nội dung của lý luận xây dựng xã hội hài hoà. Nói một cách khái q u át nhất, chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng, xét từ khía cạnh triế t học, xã hội hài hoà là xã hội ở trạng thái tồn tại và p h á t triển cân đôi, điều hòa giữa các m ặt của đời sông xã hội, giữa các cộng đồng dân cư, giữa con người với tự nhiên, là giai đoạn lý tưởng và hình thức hoàn mỹ của sự p h á t triển trong sự thống nhất của các m ặ t đối lập. Thực tiễn công tác lý luận những năm qua ỏ T rung Quốc đã chứng tỏ sức sốhg của lý luận này và chúng ta hoàn toàn có th ể xem xây dựng xã hội hài hoà chính là mục tiêu n h ất quán của Trung Quôc trong thòi gian tối. ơ Việt Nam, dư âm của lý luận xây dựng xã hội hài hoà 1. Xem: PGS.TSKH. Lương Đình Hải (chủ biên). Vấn đ ề sở hữu và p h á t triển bền vững. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008, tr.268.
  7. 256 Vấn đề dân sinh và xã hội hài hoà cũng không nhỏ. G ần đây, nhiều nhà lý luận, nhiều n h à khoa học r ấ t chú ý tới lý lu ận này và cô" gắng liên hệ nó với thực tiễn p h át triển của xã hội Việt Nam. Từ quan điểm cá n h ân , chúng tôi nghĩ rằng, xét trên khía cạnh văn hoá tru y ền thông cũng như con đường p h át triển hiện nay, hai nưốc chúng ta có những điểm tương đồng sâu sắc. Vì vậy, việc tham khảo những th à n h quả lý luận và thực tiễn của mỗi nưốc là việc làm cần thiết. T ất nhiên, sức sông của m ột lý luận - xây dựng xã hội hài hoà - rồi đây sẽ được thực tiễn kiểm nghiệm, song việc tìm hiểu và thảo luận về nó luôn là cần thiết. Trong công cuộc đổi mói toàn diện đất nưốc, Việt Nam cũng đang từng bưốc xây dựng lý th u y ết p h át triể n của riêng mình. Dưới đây, chúng tôi xin đề cập đến nhữ ng nét tương đồng giữa lý luận xây dựng xã hội hài hoà ở T rung Quốc vối những mục tiêu cơ bản mà công cuộc đổi mới ở Việt Nam đang đ ặt ra. 2. v ể một sô ” điểm tương đồng giửa lý luận xây dựng xả hội hài hoà và đường lối đổi mới ở V iệt Nam hiện nay Từ mục tiêu xây dựng xã hội hài hoà được Đảng Cộng sản và N hà nước Trung Quốc xác định, các nhà nghiên cứu T rung Quốc đã đi sâu phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản của xã hội hài hoà trên những khía cạnh khác nhau. Một sô" những nghiên cứu ấy đã được chuyển tải vào V iệt N am thông qua trao đổi sách báo, Hội thảo khoa học và thông tin đại chúng. Từ mục tiêu và những nội dung ấy, chúng ta th ấy có những tương đồng đáng ghi n h ận giữa lý luận xây dựng xã hội hài hoà vói lý luận về đổi mối ở Việt Nam hiện nay. Trước hết, về nội hàm của kh á i niệm hài hoà. Có tác giả cho rằng, hài hoà ở đây là chỉ các sự vật khác n h au , các bộ phận khác n h au của sự vật, các th à n h p h ần khác n h a u cùng
  8. Phần thứ ba: vấn đề xã hội hài hoà 257 tồn tạ i cộng sinh bên cạnh n h au một cách hoà bình, nhịp n h à n g 1. Khi phân tích về xã hội hài hoà, tác giả Trung Quốc Dương Quốc Học đã viết: ““H ài hoà” trong xã hội hài hoà là sự p h á t triển kết hợp của nhiều n h ân tô' xã hội, Ĩ1Ó biểu hiện ỏ kinh tế, chính trị, văn hoá,... Xã hội hài hoà là xã hội ổn định có tr ậ t tự... N hưng ổn định ở đây là một loại ổn định tương đối và một loại ổn định không ngừng p h á t triể n ”2. Như vậy, h ài hoà trước hết là sự ổn định, song không phải là sự ổn định chết cứng mà là ổn định để p h á t triển, ở Việt N am , khi tiến h àn h công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản và N hà nước Việt N am luôn đặc biệt chú ý đến vấn để ổn định xã hội, lấy ổn định xã hội làm cơ sở cho đổi mối, cho p h át triển . Về đổi mối chính trị, Đ ảng Cộng sản V iệt Nam luôn cho rằ n g đó là nhiệm vụ h ết sức cần th iết, tu y nhiên ph ả i tiến hành cẩn trọng và có bước đi chắc chắn cùng với đổi mới k in h tế và các m ặt khác của đời sống xã hội. Sự đúng đắn và nhâ't quán của quan niệm này đã trá n h cho Việt N am những sai lầm không đáng có m à quá trìn h cải cách, cải tổ ở nhiều nưốc đã xảy ra. Trong quá trìn h đổi mới và p h á t triển kinh tế, Việt Nam luôn giữ được sự ổn định - ổn dịnh về chinh trị, ổn dịnh về xâ hội. Chinh sự ổn dịnh ấy là tiền đề cho sự p h á t triển với nhịp điệu tương đối n h an h và ổn định trong suốt thời gian dài vừa qua. Đường lối đại đoàn k ết d ân tộc, hoà hợp dân tộc của Việt Nam chính là sự đê cao tin h th ầ n đoàn kết - “hài hoà” giữa các cộng đồng, giói trê n lãn h th ổ V iệt Nam cùng n h au xây dựng và p h át triển đ ấ t nước. 1. Xem: PGS.TSKH. Lương Đình Hải (chủ biên). Vấn đ ề sở hữu và p h á t triển bền vững. Sđd., tr.247. 2. PGS.TSKH. Lương Đình H'ải (chủ biên), vấ n đề sở hữu và ph át triển bền vững. Sđd., tr.271.
  9. 258 Vấn đề dân sinh và xã hội hài hoà v ề mục tiêu chung. Trong công cuộc đổi mói đ ất nước, Việt Nam đã xác định xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước m ạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn m inh”. Từ mục tiêu chiến lược đó, Việt N am đã từ ng bước cụ thể hoá trong chiến lược p h át triển kinh tế - xã hội qua từng bước đi của mình. Trong quá trìn h ấy, Đ ảng Cộng sản và N hà nước Việt Nam đã xây dựng những định hưống cơ bản để thực hiện mục tiêu chiến lược trên. Trong báo cáo chính tr ị tạ i Đ ại hội Đ ảng lần th ứ X đã chỉ rõ: “K ết hợp các mục tiêu k in h tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nưốc, ở từ n g lĩnh vực, địa phương; thự c hiện tiến bộ và công b ằn g xã hội ngay tro n g từ ng bước và từ ng chính sách p h á t triển , thực hiện tố t các chính sách xã hội trê n cơ sở p h á t triể n kinh tế, gắn quyển lợi và nghĩa vụ, công hiến và hưởng th ụ , tạo động lực m ạnh mẽ và bền vững hơn cho p h á t triể n kin h tế - xã hội”1. Trong định hướng chiến lược trên , “sự p h á t triể n hài hoà” giữa các m ặ t của đời sông xã hội, đặc b iệt là giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội, đã được h ết sức chú ý, th ậ m chí trong sự hài hoà này, các m ặ t tă n g trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội gắn liền th à n h một chỉnh th ể hữu cơ. Với mục tiêu lâu dài và cụ th ể trên , chúng ta th ấ y có sự tương đồng r ấ t rõ với nội dung của lý lu ận xây dựng xã hội h ài hoà của T rung Quốc. Nội dung xây dựng xã hội hài hoà (đã nhắc ở trên) của Đ ảng Cộng sản Trung Quốc đã bộc lộ một cách rõ ràng sự p h át triển hài hoà giữa các m ặt của đời sống xã hội “kiên trì lấy con người làm gốc, chỉnh đốn toàn diện, điều chỉnh thúc 1. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quô’ gia, Hà Nội, 2006, tr.101. c
  10. Phần thứ ba: vấn đề xã hội hài hoà 259 đẩy sự p h á t triển toàn diện của con người và kinh tê xã hội”. Nhiều n hà khoa học Trung Quốc đã đi sâu phân tích, làm rõ mục tiêu, nội dung cơ bản của lý luận xây dựng xã hội hài hoà: “Nội hàm của xã hội hài hoà rấ t phong phú, không chỉ là sự tăn g trưởng kinh tế, m à còn bao gồm sự tiến bộ của khoa học, giáo dục, th iết lập pháp chế, xã hội dân chủ và n h ân văn,... tạo thuận lợi cho sự giàu có của toàn xã hội, con người và tự nhiên cùng p h át triển cộng sinh”1. Trong lĩnh vực kinh tế, cùng với công cuộc cải cách, đổi mới, T rung Quốíc đã xác định rõ phải xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Đại hội lần th ứ XV của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chỉ rõ: “Kiên trì và hoàn th iện chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa, duy trì nền kinh tế bao gồm nhiều th à n h phần sở hữu cùng p h át triển, kiên trì và hoàn thiện nền kinh tê thị trường xã hội chủ nghĩa”2. Có th ể nói, xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là mô thức cải cách thể chế kinh tế của Trung Quốc. Nó cũng là phương tiện cơ bản để xây dựng xã hội hài hoà, trong đó “các th àn h phần kinh tê cùng p h át triể n ”. Ó V iệt Nam, cùng với công cuộc đổi mối, chúng ta đã tiế n h à n h chuyển đổi mô h ìn h kinh tế k ế hoạch hoá tập tru n g bao cấp sang mô h ìn h kinh tế th ị trường định hưống xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đ ảng lần th ứ IX đã chỉ rõ: “Thực h iện n h ấ t quán và lâu dài chính sách p h á t triển nền kin h tê h àn g hoá nhiều th à n h p h ầ n vận động theo cơ ch ế thị trường, có sự quản lý của N hà nưốc theo định hướng xã hội 1. Dẫn theo: PGS.TSKH.Lương Đình Hải (chủ biên). Vấn đ ề sở hữu và p h á t triển bền vững. Sđd., tr.273. 2. PGS.TSKH. Lương Đình Hải (chủ biên). Vấn đề sở hữu và p h á t triển bển vững. Sđd., tr.136.
  11. 260 Vấn đề dân sinh và xã hội hài hoà chủ nghĩa; đó chính là nền kinh t ế th ị trường địn h hướng xã hội chủ nghĩa’’1. Về cơ sở lý luận. Lý luận xây dựng xã hội hài hoà của Trung Quốc và lý luận đổi mối của Việt Nam đểu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, lấy lý luận p h á t triển làm nền tảng. Trong quá trìn h cải cách, đổi mâi và xây dựng lý luận xã hội hài hóà ở Trung Quốc, cũng như trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, hai nước luôn kiên trì các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự vận động của lịch sử, dựa trên quan điểm p h át triển khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, xem đó như nền tản g lý luận để xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách của mỗi nước. Đây là điểm tương đồng lớn nhất. Công cuộc cải cách, đổi mới ở Trung Quôc và Việt N am đã th u được những th à n h tựu hết sức to lớn. Để tiếp tục con đường p h át triển đã đặt ra, th iết nghĩ, m ột m ặt, chúng ta cần tăng cường sự hợp tác cả về lý luận và thực tiễn. Trong công tác lý luận, việc tìm hiểu lý luận xây dựng xã hội sự hài hoà của Trung Quốc cũng như đường lối đổi mối của V iệt N am sẽ h ết sức bổ ích cho cả hai nước. M ặt khác, có th ể thấy, từ lý luận p h át triển của chủ nghĩa Mác m à h ạ t n h ân là lý luận về sự thông n h ấ t và đấu tra n h giữa các m ặ t đôì lập, chúng ta cần phải có cái nhìn thực tế, phải x u ất p h á t từ thực tế khách quan để xây dựng lý luận đổi mới và p h át triển của mỗi nước cho phù hợp với thực tiễn cách m ạng trong mỗi giai đoạn cụ thể. Trong điều kiện hiện nay, phải chăng cần n h ấ n m ạnh khía cạnh thống n h ấ t - sự hài hoà giữa các m ặt đối lập - để xây dựng một xã hội p h át triển hài hoà và bển vững. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ DC. Nxb Chính tri Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.86.
  12. Phần thứ ba: vấn đế xã hội hài hoà 261 Thấm nhuần tinh th ầ n “lấy dân làm gốc”, “hoà hợp dân tộc” và sự chọn lựa con đưòng p h át triển định hưống xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản, N hà nưốc và n h ân dân Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Tuy chưa có lý luận về xây dựng xã hội hài hoà song với tinh th ầ n trên, công cuộc đổi mói ở Việt Nam chắc chắn sẽ tiến tối xây dựng và phát triển trên thực tê một xã hội hài hoà giữa các m ặt của đời sống xã hội: hài hoà giữa giàu có vê vật chất và giàu có về tinh th ần , h ài hoà giữa tăn g trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, hài hoà giữa p h át triển xã hội và bảo vệ môi trường tự nhiên, hài hoà giữa các bộ phận, tầng lớp dân cư trong xã hội,... Trong bối cảnh như vậy, lý luận xây dựng xã hội hài hoà của T rung Quốc chắc chắn sẽ có giá trị gợi mở n h ấ t định đối vỏi công cuộc đổi mối của Việt Nam hiện nay.
  13. NỘI DUNG ca BẢN TRONG XÃ THUDNG PHÁP' CỦA CHU HY VÀ VAI TRÒ ĐẢM BẢO XÃ HỘI CỦA NÓ Trương P hẩm Đoan Vào năm 1171, tại xã Khai Diệu, thôn Ngũ Phu, Sùng An, Phúc Kiến (nay là th àn h phô" Vũ Di Sơn), Chu Hy đã sáng tạo ra “Ngũ Phu xã thương”. Trên cơ sở tổng kêt những kinh nghiệm thực tiễn, ông còn đ ặt ra “Xã thương sự mục”. Vào đòi T huần Hy năm thứ 8 (1181), ông đã dâng trìn h Nam Tông Lý Tông hoàng đê phê chuẩn “H ành hạ chư lộ châu quân”1. Sau đó, “xã thương pháp” đã trở th à n h phương thức chủ yếu của việc cứu tế xã hội và tích trữ lương thực đề phòng m ất m ùa ở nông thôn. Xã thương pháp của Chu Hy (n gư ờ i sa u gộp “x ã th ư ơ n g sự m ụ c” vói p h ư ơ n g p h á p q u ả n lý kinh doanh “Ngũ Phu xã thương” và gọi chung là “xã thương pháp Chu Tử”) trở th àn h một hình thức lấy “thực v ật” (vật chất hiện thực - ND) để thực hành việc đảm bảo xã hội. Xã thương pháp của Chu Hy đã có tác dụng hết sức quan trọng trong việc đảm bảo xã hội Trung Quốc cổ đại, được ngưòi sau tôn vinh là “tiên Nho kinh tế thịnh tích” (tạm dịch: dấu tích kinh tế hưng thịnh của tiên Nho - ND). Hiện nay, nghiên cứu * Phó giáo sư, Phòng Nghiên cứu khoa học, Học viện Vũ Di. 1. Chu Hy. Chu tử toàn tập. t.25. Nxb c ổ tịch Thượng Hải, Nxb Giáo dục An Huy, 2002, tr.4601
  14. 2 64 Vấn đế dân sinh và xã hội hài hoà xã thương pháp của Chu Hy (sau đây gọi tắ t là xã thương pháp) vẫn là một việc làm có ý nghĩa cần thiết. 1. N gu yên n h ân ra đời củ a xã th ư ơ n g p h áp v à sự p h á t triển củ a nó Thòi Nam Tống, đời Lý Tông năm th ứ 4 (1167), khu vực M ân Bắc của Phúc Kiến có trậ n lụ t to, khi đó Chu Hy đang ở huyện Sùng An, Khai Diệu hương, Ngũ P hu thôn, ô n g “x u ất p h át từ trậ n lụt ở Sùng An, thảo hịch trìn h quan huyện để đề nghị cứu trợ”1. Sau khi đi thị sá t tình hình lũ lụt, ông dâng số phản ánh tình trạn g thiên tai, đồng thời cảm th á n nói: “Nay những kẻ no đủ, thò ơ với nỗi khổ của d ân ”2. Để giải quyết thiên tai, Chu Hy đã kêu gọi những gia đình có tấm lòng từ thiện hãy dành ra những khoản lương thực dư thừa, dựa vào giá thông thường để bán cho người dân bị thiên tai; đồng thòi ông còn viết th ư cho quan tri phủ huyện Kiến Ninh để kêu gọi mở kho dự trữ lương thảo cứu tế cho n h ân dân, làm lợi cho sản xuất. Tri phủ huyện Kiến Ninh sau khi nhận được thư, liền lệnh cho tri huyện Sùng An đưa thuyền vận chuyển 600 hộc lúa đến bến Hưng Điền huyện Sùng An. Chu Hy dẫn người dân không quản đêm tối chuyển lúa về Khai Diệu liương p h át cho mọi người, do đó tình hình thiên tai dần được giải quyết, “người dân th o át khỏi cảnh chết đói, h ết sức mừng vui”3. Đến cuối năm, người dân được m ùa bội thu, liền chọn lựa lương thực tốt mang đến kho huyện hoàn trả. Tri phủ Kiến Ninh mới về n h ận chức, khi chứng kiến cảnh này đã h ết sức vui mừng. Năm sau, Chu Hy lại viết thư cho tri phủ mới của Kiến Ninh để nghị: “Lương thực tích trữ ở nhà dân, không tiện lợi cho việc trông coi, th u nạp, đề nghị áp 1. Chu Hy. Sđd., t,22, tr.1963. 2. Chu Hy. Sđd., t.22, tr.1963. 3. Chu Hy. Sđd., t.24, tr.3720.
  15. Phổn thứ ba: vấn đề xã hội hài hoà 265 dụng theo phương pháp trước đây, lấy xã thương để làm nơi tích trữ... Sau đó, Tri phủ Kiến Ninh đã bỏ tiền ra xây kho. M ùa th u năm 1171, kho trữ lương ở Ngũ Phu đã hoàn th à n h , m ang lại cái lợi lớn cho dân. Sau khi Chu Hy xúc tiến việc xây kho ở Ngũ Phu; Kiến Dương, Q uang Trạch, Kiến Ninh, T huận Xương, v.v. của huyện M ân Bắc cũng tiến h àn h xây dựng xã thương. Không lâu sau đó, M ân Bắc đã có hơn 100 xã thương, việc xây dựng xã thương ở thời gian này p h át triển cực thịnh, v ề sau, xã thương không ngừng mở rộng ra các nơi khác. Thời Nam Tổng, đòi T huần Hy năm thứ 2 (1175), cha của Lữ Tổ Khiêm, m ột n hà nho lớn ở T riết Đông đến diện kiến Chu Hy, khi đến N gũ Phu, tậ n m ắt chứng kiến ưu điểm của xã thương, khi quay về lập tức b ắ t tay xây dựng xã thương. Tiếp theo, đến lượt Giang Tô, G iang Tây xây dựng xã thương. Từ thời Nam Tống, đòi T huận Hy thứ 8 (1181) trở về sau, do sự thúc đẩy củ a Chu Hy và Lý Tông, xã thương lan rộng trong toàn quốc, đồng thời trở th à n h hình thức chủ yếu tích trữ lương thực để đê phòng thiên tai, m ất m ùa ở nông thôn. ơ đây, cần nói rõ một điểm, xây dựng xã thương hoàn to a n không phải do Chu Hy là người đầu tiên đưa ra. Ngay ở đời Tống, theo ghi chép: “Xã thương xây dựng ở thời Bắc Tông năm N hân Tông thứ n h ấ t (1041)... xây dựng xã thương ở châu huyện”2. N hưng việc xây dựng xã thương ỏ xã thôn thì C hu Hy là người đầu tiên. Lý Tâm Truyền đòi Tốhg nói: “C hu Nguyên Hốĩ tiên sinh xây dựng ở xã thôn, mỗi năm cho d â n vay, cuối năm th u lại, nay nếu xây dựng xã thương ở xã thôn, giúp cho người dân được th u ậ n lợi, đó chính là hợp vối ý 1. Chu Hy. S đd., t.22, tr.3721. 2. Lý Tâm Truyền. Kiến Viêm d ĩ lai triều dã tạp ký, Quyển thượng. Trung Hoa thư cục, 2000, tr.316.
  16. 266 Vấn đề dân sinh và xã hội hài hoà của tiên sinh”1. M inh Gia Cảnh trong “Kiến N inh phủ chí” cũng ghi: “Xã thương không do quan lại nắm giữ, nó nguyên là của người dân xã thôn, những người dân m ất m ùa đói kém cầu sự no đủ m à không muôn phạm pháp, liền hợp lực, m ua ruộng tích trữ lương thực, lập ra xã thương”. Ưu điểm của xã thương, cổ n h ân đã có sự khẳng định. Đổng Hoa M inh đòi M inh trong “K hang tế lục” viết: “Tích trữ những sản phẩm của xã thôn ngay tạ i xã thôn,... thì thôn thôn đều có tích trữ, không sợ th iếu đói”. T háng 11 năm T huần Hy thứ 8 (1181), Chu Hy dâng trìn h Lý Tông hoàng đế thực th i “xã thương sự mục”. T háng 12 cùng năm , Lý Tông hoàng đế chuẩn y b an h àn h “xã thương sự mục” của Chu Hy ở các châu phủ. 2. N ội d u n g cơ bản củ a xã th ư ơ n g pháp Nội dung xã thương pháp của Chu Tử gồm có 4 điểm: T h ứ n h ấ t, xã thương th iết lập ở xã thôn, q u an đốc dân làm. Xã thương phân bố ở xã thôn có th ể kịp thời cứu tế người dân khi gặp nạn, th u ậ n tiện cho dân, khắc phục những h ạn chế của xã thương thông thường. Chu Hy trong “Kiến N inh phủ, Sùng An huyện, Ngũ P hu xã thương ký” đã chỉ rõ: “...xã thương theo quan điểm trước đây, đểu đ ặt ở châu huyện, có th ể m ang lại ích lợi chỉ là ở th ị th àn h , còn đối với những nơi “thâm sơn cùng cốc”, có cô" gắng m ang đến cho người dân, thì có khi người dân chết đói cũng không đến kịp, lại thêm cách làm nghiêm ngặt, cho vay khó khăn, thường xuyên đóng kín, thậm chí tích luỹ 10 năm , đến khi đem ra sử dụng th ì không th ể dùng được nữ a”2. Xã thương có th ể trá n h được sự p h át sinh của các vấn đề trên. Xã thương dân làm, 1. Lý Tâm Truyền. S đ d ., tr.317. 2. Chu Hy. Chu tử toàn tập. Sđd., t.24, tr.3721.
  17. Phần thứ ba: vấn đề xã hội hài hoà 267 tuy có những ưu điểm, song không th ể tách khỏi sự giám sát và trợ giúp của quan phủ. “Xã thương sự mục” quy định: một là, việc cho vay, th u hồi lương thảo trong kho, đầu tiên cần phải báo cáo châu huyện phê chuẩn; hai là, khi cho vay và thu hồi, huyện phủ cần cử “quan th an h liêm” đến hiện trường giám sát, đồng thòi mang theo sổ sách, dụng cụ đo lường, dùng đấu quan phủ để làm tiêu chuẩn; ba là, công việc thu x u ất xong xuôi, người phụ trách xã thương cần sổ sách, ghi chép đến châu huyện báo cáo; bôn là, trong quá trình cho vay, nếu có vấn đê gì, cần lập tức báo cáo để quan phủ xem xét, giải quyết. Mục đích của những quy định trên là: thứ nhất, làm cho châu huyện nắm được tình hình xã thương cũng như tình hình cứu tê để dễ bề điều chỉnh; thứ hai, để ngăn chặn, phòng ngừa các hiện tượng tham ô, gian dối phát sinh. T ất cả những điều đó đã nói lên xã thương chứa đựng một cách rõ nét đặc điểm “quan đốc dân làm ”. T hứ hai, xã thương pháp quy định cho vay th u lãi, tự tiến hành tích luỹ tiền, tài sản. Việc tích trữ lương thảo kho quan, trong lịch sử đa phần áp dụng biện pháp th u thuế. Việc thu thuê, b ất lu ận là áp dụng theo m ẫu ruộng hay theo hộ, v.v. đều xâm hại đến lợi ích của địa chủ quan liêu, luôn gặp phải sự chông đôì của họ. Ngoài ra, lương thực trong kho thường bị quan phủ chuyển sang việc khác, danh không phù hợp vối thực. “Xã thương sự mục” quy định biện pháp cho vay th u lãi như sau: “Mỗi thạch thu lãi hai đấu”, “hoặc là khoản vay nhỏ, thì miễn lãi một nửa; còn khi nạn đói xảy ra thì miễn hoàn toàn”. Đến khi có lãi nhiều thì “càng không lấy lãi, mỗi thạch chỉ th u 3 th ăn g ”'. Khi mùa giáp h ạt, thì th u lãi mỗi thạch 3 đâu, lãi này không phải là thấp, cũng khá là ưu đãi. Quy định như vậy về lãi su ất chủ yếu nhằm không ngừng tà n g lượng tích trữ lương thực, lấy nhiều bù đắp thiếu, đạt 1. Chu Hy. Sđd., tr.4601.
  18. 268 Vấn đề dân sinh và xã hội hài hoà được mục tiêu cứu trợ thiên tai. Chu Hy áp dụng biện pháp cho vay lấy lãi, mỗi năm tích luỹ nhiều hớn để xây dựng và p h át triển xã hội, kết quả th u được rấ t tốt. T hứ ba, lương thảo trong kho dùng cho cứu chẩn trong những năm thiên tai, giúp đõ người nghèo những năm không m ất mùa. Những kho lương thảo thông thường dùng cho cứu chẩn, bình thường không mở cửa, thậm chí để lương thực hư hỏng cũng không cho vay. Xã thương của Chu Hy thì không phải như vậy, ông quy định trong “xã thương sự mục” như sau: “N hững năm không m ất m ùa, nếu như d ân muốn vay thì cũng mở hai kho, giữ lại một kho. Nếu gặp cảnh đói kém thì mở cả 3 kho, đối vối những ngươi dân ở nơi hẻo lánh heo h ú t thì việc cho vay có m ùa vụ”1. Q uan điểm chủ đạo là: Bất luận năm được m ùa hay m ất m ùa đểu cho vay, năm bình thường cho vay th u lãi, năm m ất m ùa thì giảm lãi, miễn lãi. Năm m ất m ùa dùng để đảm bảo cuộc sống của người dân đói kém, đảm bảo sản xuất; năm bình thường thì cho vay, giúp đỡ những nông dân cấy trồng ở những nơi “th âm sơn cùng cốc”, giải quyết cho nông dân những khó k h ăn trong kỳ giáp hạt. Cách làm như vậy có thể biến “lúa chết” th à n h “lúa sông”, p h át huy tác dụng trợ giúp sản xuất, tă n g cường tác dụng phòng chông thiên tai, lại vừa trán h cho nông dân nghèo khổ trá n h được phải trả lãi su ất cao. Đồng thời, lại giúp cho kho lương thực hàng năm luôn được đổi mối, không bị ẩm mốc, hư hỏng. T h ứ tư, xã thương dựa vào quan xã, sĩ n h â n quản lý. Trong xã hội phong kiến, “trị n h ân không trị pháp”, những quy định nói chung của xã hội không đủ sức m ạnh cần thiết, m ấu chốt là ở chỗ người chấp h àn h các quy định đó. Nếu là người không đủ th an h liêm công chính và lòng nh iệt tình vối 1. Chu Hy. S đd., tr.4597.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2