intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về Võ Nguyên Giáp - Danh tướng thời đại Hồ Chí Minh: Phần 1

Chia sẻ: Lăng Mộng Như | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:406

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 của cuốn sách "Võ Nguyên Giáp - Danh tướng thời đại Hồ Chí Minh" trình bày những nội dung về: chương mở đầu - Cuộc Trường Chinh đánh bại mười đại tướng; chương 1 - Chặng đường từ chính trị đến vũ trang; chương 2 - Phất cờ Nam tiến; chương 3 - Mười sáu tháng ở Thủ đô;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về Võ Nguyên Giáp - Danh tướng thời đại Hồ Chí Minh: Phần 1

  1. Tác gi chân thành cám n các đ ng chí Hoàng Minh Ph ng, Ph m H ng C , Nguy n Quang Bích và Nguy n V n Ninh đã đ c và góp ý ki n vào b n th o cu n sách này.
  2. Cuộc đời và sự nghiệp của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã đưa ông lên tầm cao của các danh tướng thế giới. Được Cụ Hồ ủy thác trọng trách cầm quân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nắm vững cẩm nang làm tướng mà Cụ Hồ trao cho, quán triệt đường lối chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện và trường kỳ, đứng vững trên nền tảng chính trị của khối đoàn kết toàn dân, ông đã dẫn dắt toàn quân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong suốt 30 năm chiến tranh giải phóng. Đức độ và tài năng của ông đã đem lại cho ông niềm tin yêu trọn vẹn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, lòng mến mộ của bạn bè quốc tế và cả sự khâm phục của những người hôm qua còn là đối thủ của ông. Những trang sách này chỉ là những nét phác thảo chặng đường đầu tiên của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong suốt cuộc trường chinh đánh thắng hai đế quốc to. TÁC GIẢ
  3. LỜI NH XUẤT BẢN Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là một danh tướng vĩ đại, một tài năng kiệt xuất, nhà chính trị, quân sự lỗi lạc của dân tộc Việt Nam, người vâng mệnh Đảng và Bác Hồ lãnh trách nhiệm cầm quân từ lúc sinh thành “Đội quân thơ ấu”, qua Cách mạng Tháng Tám, đến cuộc trường chinh đánh bại 10 đại tướng của hai đế quốc to là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Khi còn tại thế ông đã là huyền thoại và khi tạ thế ông trở thành bất tử. Tài năng cầm quân và đạo đức cách mạng “dĩ công vi thượng”, trong sáng, thủy chung của ông qua thời gian càng chói sáng, chiếm trọn niềm tin yêu của Đảng, của quân đội, của nhân dân và bạn bè quốc tế. Sinh thời, Thượng tướng Trần Văn Trà, người cán bộ quân sự ưu tú nhiều năm lăn lộn ở chiến trường Nam Bộ, đã nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Nhiều ý kiến có tầm nhìn xa trông rộng, sắc sảo và độc đáo của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ về chiến lược quân sự và về chiến thuật quân sự cần được giới sử học nghiên cứu thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm. Về phần mình, suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thấy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy anh Văn đi những nước cờ bậc thầy vây hãm và tiến công quân địch”. Ở nước ngoài, giới sử học và cả các tướng lĩnh từng là đối thủ của ông trên chiến trường đã công bố nhiều công trình đánh giá rất cao tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng họ chưa giải đáp thỏa đáng vấn đề vì sao Cụ Hồ đã sớm “chọn mặt gửi vàng”, đặt trọn niềm tin khi trao sứ mạng cầm quân cho một giáo sư sử học chưa từng qua một lớp đào tạo về quân sự, và vì sao Võ Nguyên Giáp đã thành công trong việc xây dựng và chỉ huy quân đội, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc trong từng giai đoạn chiến lược của cách mạng Việt Nam, từ khởi nghĩa toàn dân đến chiến tranh cách mạng, từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến cuộc kháng chiến chống Mỹ. 5
  4. Đầu năm 2005, Đại tá Trần Trọng Trung từng công tác ở Tổng hành dinh ngay từ ngày đầu thành lập cơ quan tham mưu chiến lược, sau này trở thành nhà nghiên cứu có uy tín của Viện Khoa học quân sự - Bộ Quốc phòng trên cương vị Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử chiến tranh, gửi đến Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật bản thảo viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng thời gửi đến Văn phòng Đại tướng một bản thảo để báo cáo. Nhiều lần chúng tôi xin ý kiến để công bố công trình của Đại tá Trần Trọng Trung nhưng Đại tướng chưa đồng ý. Đầu năm 2006, lãnh đạo Nhà xuất bản lên thăm và chúc sức khỏe Đại tướng nhân dịp đầu Xuân và một lần nữa xin ý kiến xuất bản cuốn sách để mừng thọ Đại tướng ở tuổi 95. Sau khi cân nhắc thận trọng, ông đồng ý với yêu cầu phải biên tập, sửa chữa kỹ theo hướng Đảng, Bác Hồ, quân đội và nhân dân ta mới thực sự vĩ đại, bởi vì chiến công là chiến công chung của dân tộc, mỗi người trên cương vị của mình có đóng góp một phần trong đó. Tuân thủ ý kiến chỉ dẫn của Đại tướng, chúng tôi đã biên tập kỹ bản thảo theo hướng này và cuốn sách lần đầu tiên ra mắt bạn đọc năm 2006 với tiêu đề: Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Với tư cách là một nhà nghiên cứu am tường lịch sử chiến tranh cách mạng và là người trong cuộc, bằng những tư liệu lịch sử chân thực của cả phía ta và phía đối phương, từ thực tế xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, tác giả trình bày quá trình Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, chỉ huy toàn quân đánh thắng đội quân xâm lược nhà nghề của thực dân Pháp. Theo đề nghị của tác giả, từ lần xuất bản thứ hai năm 2010 cuốn sách mang tên Võ Nguyên Giáp - danh tướng thời đại Hồ Chí Minh. Để tưởng nhớ vị tướng kiệt xuất của dân tộc và nhân loại và phục vụ yêu cầu của bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ sáu cuốn sách này với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc người học trò thân cận và tài năng bậc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 7 năm 2021 NH XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6
  5. Chương mở đầu CUỘC TRƯỜNG CHINH ĐÁNH BẠI MƯỜI ĐẠI TƯỚNG Thủ đô Hà Nội - 26 năm sau ngày miền Nam giải phóng. Chưa bao giờ báo chí lại rộ lên hàng loạt bài viết về Võ Nguyên Giáp như mấy tháng cuối năm 2001. Đó là dịp mừng thượng thọ Đại tướng, người anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, vị Tổng Tư lệnh giành được lòng tin yêu trọn vẹn của quân và dân cả nước, lòng mến mộ của bạn bè quốc tế. Tháng 8/2001 này, ông tròn tuổi 90. Tác giả các bài báo thật đa dạng, từ giới học giả, các tướng lĩnh, bạn học thuở thiếu thời, bạn chiến đấu trong suốt trận đánh 30 năm, đến người thân và lớp trẻ, thế hệ con cháu của ông. Dù chỉ xoay quanh một con người, nội dung các bài báo thật phong phú. Ai cũng muốn nói lên nét đặc sắc nhất về Võ Nguyên Giáp dưới góc nhìn của riêng mình, của ngành mình, địa phương mình. Bạn học và học trò cũ của ông nhớ lại bao kỷ niệm về “thầy Võ - anh Văn”. Các nhà sử học viết về quan hệ giữa ông với Hồ Chí Minh, người đã chỉ dẫn từng đường đi nước bước cho Võ Nguyên Giáp, đã dạy ông về đạo đức người làm tướng. Giới quân sự viết về nhãn quan chiến lược và bản lĩnh cầm quân của ông, một thiên tài thao lược Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, đã chỉ huy toàn quân suốt cuộc trường chinh đánh bại 10 đại tướng của hai đế quốc to. Cán bộ y tế viết về Võ Nguyên Giáp với ngành y. Cán bộ an ninh kể chuyện bảo vệ Võ Nguyên Giáp trong những chuyến đi thăm bạn bè quốc tế, v.v.. Một người thân trong gia đình lục tìm và viết những mẩu 7
  6. chuyện xa xưa về “Võ Nguyên Giáp - quê hương - gia đình - tuổi thơ”. Có nhà báo đi sâu tìm hiểu đời thường của vị tướng tuổi 90 mà vẫn minh mẫn, sáng sáng vẫn kiên trì giữ thói quen ngồi thiền, chiều đi bộ trong vườn, ngày vẫn làm việc ba, bốn tiếng, ăn năm bữa nhẹ cho dễ tiêu, thời gian còn lại đọc sách báo, xem tivi, chơi đàn dương cầm và vui với đàn cháu nhỏ... Báo Quân đội nhân dân chọn ngày 25/8/2001 để đăng bài nói về không khí mừng thọ Võ Nguyên Giáp đúng vào sinh nhật của ông: “Ngay từ trước ngày sinh nhật thượng thọ, nhà Đại tướng lúc nào cũng đông khách. Đó là các nhà lãnh đạo, các tướng lĩnh, sĩ quan, các đại diện chính quyền, đoàn thể, các cụ bô lão, các cháu thiếu nhi, các gia đình cơ sở cách mạng, bà con, họ hàng thân thích... Cả khu nhà Đại tướng tràn ngập hoa. Có những bó hoa từ những người lính năm xưa từng chiến đấu bên cạnh Đại tướng, có bó hoa từ đầu nguồn Pác Bó, lại có những bó hoa từ người nước ngoài. Đó cũng là nét độc đáo, là điều hiếm quý của cuộc sống thủy chung, ân nghĩa dành cho vị Đại tướng đầu tiên của quân đội ta, dành cho người học trò xuất sắc của Bác Hồ kính yêu”. Nhiều nhà nghiên cứu cũng nhân dịp này đọc lại các tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong kho tri thức quân sự ông để lại cho đời sau, hoặc tìm đọc cuốn sách nào đó của người nước ngoài viết về ông, dù chỉ là một tác phẩm giản đơn mang tính biên niên tiểu sử hay cuốn sách viết hoàn chỉnh về một gương mặt lớn trong lịch sử quân sự cách mạng Việt Nam hiện đại. Trước đây đã từng có những nhà sử học hoặc chính khách nước ngoài đặt vấn đề xác minh lại tuổi đời của Võ Nguyên Giáp - ông sinh năm 1910, 1911 hay 1912? Thậm chí, trên Tạp chí Thời sự chủ nhật (The Sunday Times Magazine - 5 - 12/11/1972), sử gia Phốc (James Fox) còn quả quyết rằng do một sự tình cờ nào đó, ông ta đã tìm thấy giấy khai sinh của Võ Nguyên Giáp tại Pari, ghi rõ 8
  7. ông sinh ngày 1/9/1910. Câu chuyện bẵng đi, coi như chưa có lời giải trong giới nghiên cứu danh nhân thế giới. Thế rồi, nhân dịp mừng thượng thọ năm 2001 này, có bài báo nói rõ, bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng, đã dựa vào lời bà cụ thân sinh ông Giáp và kết quả tra cứu đối chiếu giữa “ngày ta” và “ngày tây” để khẳng định: đó là ngày 25/8/1911 (năm Tân Hợi). Và thế là người ta lại nhận ra có một sự trùng hợp lịch sử. Năm 1911 cũng là năm Cụ Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Vào ngày đặt chân lên hải cảng Đoongkéc1, Hồ Chí Minh, khi đó còn là Văn Ba - Nguyễn Tất Thành, hẳn không hề biết rằng đúng vào ngày này, trên Tổ quốc mình một con người vừa chào đời và con người ấy, đúng 30 năm sau sẽ trở thành trợ thủ đắc lực của mình. Những năm sau này, có nhà nghiên cứu rất thích thú khi phát hiện sự hoán vị ngẫu nhiên của những con số: ông Giáp sinh ngày 25/8 và 37 năm sau, ông được phong quân hàm Đại tướng ngày 28/5. Bốn ngôi sao bạc Cụ Hồ thay mặt toàn dân ban cho năm 1948, được Võ Nguyên Giáp mang trên cầu vai suốt những năm tiếp theo của cuộc đời binh nghiệp, cho mãi đến ngày mừng thượng thọ hôm nay, khi mái tóc đã bạc trắng như mây. Nói theo ngôn từ trong quân đội thì sự kiện ngày 28/5/1948 chỉ là “chính quy hoá” việc Cụ Hồ quyết định trước đó hơn 3 năm khi Cụ “giao cho chú Văn lập Đội Quân giải phóng” vào cuối năm 1944. Hồi đó, cùng với quyết định “chọn mặt gửi vàng”, là những lời giáo huấn mang tính kim chỉ nam để Đội Quân giải phóng tồn tại, phát triển và chiến thắng: Có Đảng lãnh đạo, dựa chắc vào dân, đoàn kết kỷ luật. Nắm chắc “cẩm nang” đó trong cả cuộc đời cầm quân của mình, ông Giáp đã dẫn dắt đội quân mà hồi đó Cụ Hồ gọi là “đội quân thơ ấu” lớn lên nhanh chóng và đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trên suốt ba chặng đường đấu tranh vô cùng vẻ vang của ______________ 1. Dunkerque - một hải cảng miền Bắc nước Pháp. 9
  8. dân tộc: chuẩn bị và thực hành vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền, kháng chiến chống Pháp rồi kháng chiến chống Mỹ. Và trong cuộc trường chinh 30 năm ấy (1945-1975), đội quân cách mạng khởi đầu từ súng trường chân đất dưới quyền chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã buộc 10 vị đại tướng (7 Pháp + 3 Mỹ) phải thay nhau hứng chịu thất bại trên mảnh đất này. * * * Hồi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ngày ông Giáp vâng lệnh Cụ Hồ xuất quân từ Tân Trào về giải phóng Thái Nguyên cũng là ngày Tổng thống Đờ Gôn (Charles de Gaulle) cử viên tướng bốn sao Lơcle (Philippe Leclerc) cầm đầu quân viễn chinh Pháp sang tái chiếm Đông Dương. Từ tháng 9 năm ấy, Lơcle trở thành đối thủ đầu tiên của ông Giáp, khi đó là Chủ tịch Quân sự Ủy viên hội kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ của chính quyền cách mạng vừa được thành lập. Trong bối cảnh quân đội ta hồi đó trang bị còn rất thô sơ, kinh nghiệm chiến trận chưa có, cho nên không có gì đáng ngạc nhiên nếu quân đội nhà nghề của Pháp nhanh chóng mở rộng phạm vi chiếm đóng ở miền Nam. Cuối tháng 2/1946, Tổng Chỉ huy Lơcle vội vã tuyên bố: giai đoạn đánh chiếm đã xong, quân Pháp bắt đầu chuyển sang giai đoạn bình định và chuẩn bị tiến ra Bắc. Có một điều vô cùng quan trọng mà hồi đó cũng như suốt 30 năm sau, các tướng lĩnh Pháp và Mỹ đều không đánh giá đúng thực chất đó là, do lực lượng so sánh chênh lệch cho nên rất nhiều trường hợp quân ta có thể mất đất, nhưng mất đất mà không mất dân, mà còn dân là còn tất cả. Ngay sau khi chiến sự bùng nổ ở Sài Gòn, Chủ tịch Quân sự Ủy viên hội Võ Nguyên Giáp lệnh cho Tổng Tham mưu trưởng 10
  9. Hoàng Văn Thái tổ chức ngay những đoàn quân Nam tiến chi viện cho miền Nam. Ngày 26/9, tức chỉ ba ngày sau khi quân Pháp gây hấn ở Nam Bộ, chuyến tàu đầu tiên đã rời ga Hàng Cỏ, hướng về Nam, cùng với những chiến sĩ ưu tú và những vũ khí tốt nhất mà ta có lúc bấy giờ. Bài hát Phất cờ Nam tiến mà ông Giáp gợi ý cho ông Thái sáng tác hồi tiền khởi nghĩa, lại vang lên trong những đoàn tàu tốc hành vào Nam: Cờ giải phóng phất cao mau thẳng tiến, Trời phương Nam dân chúng đang mong chờ. Tết Bính Tuất, Tết độc lập đầu tiên, Chủ tịch Quân sự Ủy viên hội Võ Nguyên Giáp đi kinh lý miền Nam. Trước cục diện chiến trường đang bất lợi cả về thế và lực, ông chỉ thị cho cán bộ chỉ huy các mặt trận Tây Nguyên và Nam Trung Bộ không nên dùng binh lực lớn dàn thành tuyến ngăn chặn địch mà tổ chức ngay những đơn vị vừa và nhỏ, luồn vào vùng địch kiểm soát, dùng vũ trang tuyên truyền phục hồi cơ sở chính trị, phát động chiến tranh du kích, động viên nhân dân tham gia chiến đấu tiêu hao địch rộng rãi bằng mọi thứ vũ khí có trong tay. Nhờ thay đổi phương thức hoạt động mà những lõm1 chính trị và vũ trang dần dần xuất hiện ngay trong quá trình Hiệp định sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9 được ký kết, tạo nên thế mới và lực mới cho nhiều vùng ở miền Nam “khởi nghĩa lại”. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ thì thế và lực của cách mạng ở miền Nam đã khá vững vàng. Tháng 7/1946, Tướng Lơcle bị triệu hồi không chỉ vì thất bại không thực hiện được ý đồ “chinh phục Nam Kỳ trong vòng vài ba tuần lễ” như đã từng tuyên bố khi vừa đặt chân đến Sài Gòn, mà còn vì lúc này nội các Pháp đã chuyển sang tay Biđôn - một người ______________ 1. Những địa bàn lớn nhỏ khác nhau mà lực lượng cách mạng xây dựng được cơ sở chính trị (hay vũ trang) hoạt động bí mật (hay công khai) ngay trong vùng địch kiểm soát. 11
  10. chủ chiến. Lơcle là Tổng Chỉ huy duy nhất ít nhiều đã thấy được tình hình thực tế, không tin rằng có thể chinh phục được Đông Dương bằng sức mạnh quân sự nên đã cùng ta thương lượng, tức là làm một việc không vừa lòng tập đoàn hiếu chiến Pháp, trong đó có Cao ủy Đácgiăngliơ và cả những người đã từng làm toàn quyền Đông Dương như Xarô (Albert Sarraut) hoặc ảnh hưởng chính trị còn rất lớn dù đã lui vào hậu trường, như Đờ Gôn. Tướng Lơcle ra đi, chức Tổng Chỉ huy chuyển sang tay Tướng Valuy (Etienne Valluy), người được Pari đánh giá là “có đủ năng lực gánh vác nhiệm vụ đặc biệt khó khăn là đánh bại ông Giáp và quân đội Việt Minh”. Valuy là đối thủ thứ hai của ông Giáp. Khác với Lơcle, viên tướng này chủ trương dùng vũ lực, đặc biệt là chủ trương “đánh ngay”, dứt điểm sớm. Khi còn là chỉ huy quân Pháp ở miền Bắc Đông Dương, trung tuần tháng 4/1946, tức chỉ một tháng sau khi được phép đưa quân vào Hà Nội theo Hiệp định sơ bộ, Valuy đã chỉ thị cho cấp chỉ huy dưới quyền xây dựng kế hoạch tác chiến theo yêu cầu sẵn sàng biến tấn kịch chiến đấu có tính chất hoàn toàn quân sự thành một “màn đảo chính”. Sau khi nhậm chức, nếu viên Tổng Chỉ huy mới này “thành công” trong việc dùng hành động quân sự để khiêu khích và lấn chiếm để rồi cuối cùng làm bùng nổ cuộc chiến tranh ra phạm vi cả nước thì Valuy đã phải chịu thất bại trong hai cuộc đấu trí, đấu lực đầu tiên với ông Giáp. Tháng 7/1946, vừa ngồi vào ghế Tổng Chỉ huy, Valuy đã cho dàn dựng một màn kịch cùng bọn tay sai làm đảo chính ngay ở Thủ đô Hà Nội, hòng nhanh chóng lật đổ chính quyền cách mạng giữa lúc Cụ Hồ đang cùng phái đoàn Việt Nam đàm phán ở bên Pháp. Được sự nhất trí của Tổng Bí thư Trường Chinh và Cụ quyền Chủ tịch Huỳnh Thúc Kháng, ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Chủ tịch Quân sự Ủy viên hội Võ Nguyên Giáp đã chỉ đạo các chiến sĩ an ninh và tự vệ tóm gọn bọn phản động và tay sai cùng với toàn bộ tang chứng bạo loạn, đập tan âm mưu đảo chính của Valuy và đồng bọn ngay từ trong trứng. 12
  11. Thất bại thứ hai có ý nghĩa chiến lược của Valuy là đã không tiêu diệt được đội quân kháng chiến nhỏ bé ngay trong thành phố Hà Nội sau ngày 19/12/1946. Bằng cách đánh du kích biến hoá trong từng căn nhà, từng đường phố, những chiến sĩ chân đất súng trường đã đứng vững trong lòng Thủ đô suốt hai tháng, vượt xa dự kiến ban đầu của lãnh đạo cả về thời gian bám trụ và về số lượng tiêu hao tiêu diệt địch, sau đó rời thành phố lui về căn cứ an toàn để rồi trở thành hạt giống đỏ của bộ đội chủ lực sau này. Mùa hè năm 1947, Pari bắt đầu sốt ruột, vì trù liệu không thể tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh kéo dài và tốn kém. Người ta phái sang cho Valuy một phó tướng “rất am hiểu Đông Dương, nhất là vùng thượng du Bắc Kỳ”, đó là Xalăng (Raoul Salan), viên sĩ quan thực dân loại cáo già đã từng là thiếu úy đồn trưởng Đình Lập (Lạng Sơn) từ những năm 1925-1930, nói được tiếng Tày, Nùng, đã từng uống rượu cần, hút thuốc phiện. Suốt mấy tháng hè - thu năm 1947, dựa vào sự hiểu biết của Xalăng, Bộ Chỉ huy Pháp dồn sức chuẩn bị đánh một đòn quyết định vào mùa khô. Cũng trong dịp này, ông Giáp cùng cơ quan Tổng hành dinh rời vùng ngoại thành Hà Nội, “thiên đô” lên Việt Bắc. Ngay trên từng chặng đường di chuyển đó, ông triệu tập mấy hội nghị quân sự, gồm cán bộ chỉ huy cấp khu, có khi tới cấp trung đoàn. Thực chất đây là những cuộc tập huấn ngắn ngày nhằm chỉ vẽ cho cán bộ quân sự ở Tổng hành dinh và cán bộ chỉ huy các đơn vị và địa phương biết cách “ứng xử” trước những vấn đề quân sự nóng hổi do chiến trường đặt ra, đôi khi rất khẩn trương. Dìu dắt cán bộ từng bước là nét nổi bật trong phong cách cầm quân của Võ Nguyên Giáp, nhất là trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, khi trình độ cán bộ quân sự nói chung còn rất hạn chế. Mùa khô kháng chiến đầu tiên đã đến, mùa khô “đánh đòn quyết định” của Bộ Chỉ huy Pháp. Ngày 7/10/1947, gần 20.000 quân Pháp hình thành hai gọng kìm rất lớn (gọng kìm phía đông: 13
  12. Hà Nội - Lạng Sơn - Cao Bằng, chừng 400 km; gọng kìm phía tây: Hà Nội - Tuyên Quang - Chiêm Hoá, chừng 250 km) bao vây căn cứ địa kháng chiến, kết hợp với quân dù nhảy thẳng xuống trung tâm Việt Bắc (tức thị xã Bắc Kạn, mà phía Pháp lầm gọi là “thủ đô kháng chiến” vì cho rằng đó là nơi Cụ Hồ đóng đô) hòng “bắt gọn Chính phủ Hồ Chí Minh và tiêu diệt bộ đội chủ lực”. Tình huống chiến lược đặc biệt khẩn trương này xảy ra đúng vào dịp Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp đang đi kinh lý huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang). Vừa trở về Tổng hành dinh, sau khi nghe báo cáo, phát hiện chỗ yếu chí tử của địch là binh lực nhiều nhưng rải ra trên một địa bàn rừng núi quá rộng, rất xa căn cứ đồng bằng, tiếp tế tăng viện khó khăn, ông Giáp báo cáo với Trung ương và Cụ Hồ, đề nghị thay đổi cách đánh. Địch dùng bộ binh cơ giới, quân dù, xe tăng và pháo binh tiến công ồ ạt, ta không thể đem chủ lực của khu và của bộ ra đối mặt với các mũi tiến công của địch như kế hoạch ngày 4/10 của bộ, mà nên dùng những đơn vị vừa và nhỏ, lấy phục kích địch trên các trục đường bộ và đường sông là chủ yếu, đồng thời đưa một số đại đội chủ lực xuống hoạt động độc lập ở các châu, huyện, với nhiệm vụ chủ yếu là chiến đấu tiêu hao địch đi đôi với dìu dắt lực lượng vũ trang địa phương phát động chiến tranh du kích đánh địch rộng rãi, động viên giúp đỡ nhân dân làm “vườn không nhà trống”, cất giấu lương thực, phá hoại đường sá... Chỉ vài tuần sau khi quân ta triển khai lực lượng trên ba hướng đường số 4, đường số 3 và sông Lô - đường số 2, hàng vạn quân địch bị dồn vào tình thế ngày càng khó khăn vì thời tiết thượng du khắc nghiệt, sức khỏe giảm sút, thiếu tiếp tế tăng viện, lại luôn bất ngờ bị những đội quân biến hoá khôn lường (mà chúng gọi là “quân đội ma” - armée fantôme) lợi dụng rừng rậm núi cao tổ chức những trận phục kích tiêu hao hằng ngày, nên cuối cùng phải rút chạy khỏi Việt Bắc sau 75 ngày hành quân. Nhạy bén phát hiện phương 14
  13. thức tác chiến không sát đúng, kịp thời và kiên quyết thay đổi cách đánh cho phù hợp với thực tế chiến trường, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong mùa khô đầu tiên của cuộc kháng chiến. Đầu năm 1948, Cụ Hồ và Trung ương Đảng chủ trương phát động chiến tranh du kích rộng khắp trong cả nước nhằm động viên toàn dân tham gia chiến đấu, tiêu hao địch rộng rãi, buộc chúng phải phân tán binh lực đối phó ở nhiều nơi, hạn chế khả năng địch mở rộng phạm vi chiếm đóng và bình định vùng tạm chiếm, nhất là ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Ông Giáp đã thực hiện chủ trương chiến lược này một cách đặc biệt sáng tạo. Với kinh nghiệm sốt dẻo chỉ đạo các đại đội được phân tán về hoạt động độc lập ở các châu, huyện trong Chiến dịch Việt Bắc vừa qua và kinh nghiệm vận động tổ chức quần chúng trong thời kỳ chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa, ông đề nghị Trung ương cho phân tán một phần ba bộ đội chủ lực thành những đại đội độc lập làm chỗ dựa cho các đội vũ trang tuyên truyền, các ban xung phong công tác, tiến sâu vào vùng tạm bị chiếm, gây dựng lại cơ sở chính trị quần chúng, giúp đỡ cán bộ địa phương tổ chức lực lượng vũ trang bí mật, lập làng chiến đấu, đánh du kích, bảo vệ thôn xóm. Bằng phương thức hoạt động này, các tổ chức chính trị và vũ trang (mà địch gọi là “những chấm đỏ”) dần dần xuất hiện ngày càng nhiều trên các tấm bản đồ chiến sự vùng địch hậu. Các trận chiến đấu tuy nhỏ, lẻ nhưng ngày càng phổ biến của lực lượng vũ trang tại chỗ đã thu hút một bộ phận quan trọng binh lực của địch vì chúng phải thường xuyên phân tán để đối phó, góp phần quan trọng đẩy Bộ Chỉ huy Pháp đứng trước nguy cơ khủng hoảng quân số ngày càng trầm trọng. Hai phần ba bộ đội chủ lực còn lại được duy trì ở quy mô tiểu đoàn tập trung và được rèn luyện từng bước trong các chiến dịch nhỏ quy mô 2 - 3 tiểu đoàn, vừa học tập đánh tập trung tiêu hao tiêu diệt địch, vừa rút kinh nghiệm trong thực tế chiến đấu. Hình thái 15
  14. chiến trường những năm 1948-1950 cho thấy, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp rất coi trọng vai trò chiến lược của chiến tranh du kích, nhưng ông không dừng lại ở “chủ nghĩa du kích” mà chủ động kết hợp từng bước chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy từ thấp lên cao1. Đại đội độc lập - tiểu đoàn tập trung là phương thức xây dựng lực lượng chưa từng thấy trong kho tàng kinh nghiệm quân sự đông tây kim cổ, mà là cách dùng binh riêng của Việt Nam, một sáng tạo của Võ Nguyên Giáp, nhằm tạo thế “kiềng ba chân” vững chắc cho lực lượng vũ trang ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân, du kích. Bằng biện pháp chiến lược này, ông vừa thực hiện được chủ trương của Trung ương về phát động chiến tranh du kích vừa duy trì được sự kết hợp thường xuyên chặt chẽ giữa hai phương thức tác chiến chiến lược: chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy - một loại chiến tranh chính quy Việt Nam, bắt đầu bằng các trận đánh tập trung quy mô nhỏ và vừa. Chiếm đóng miền núi không được, làm chủ trung du và đồng bằng không xong, Tướng Valuy bị triệu hồi, Tướng Bledô (C. Blaizot) sang thay và trở thành đối thủ thứ ba của ông Giáp. Đúng dịp này, ở tuổi 37, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp được Cụ Hồ thay mặt Chính phủ và nhân dân phong quân hàm Đại tướng. Đây là lần phong quân hàm đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Trải qua hơn 20 chiến dịch nhỏ, bộ đội chủ lực đã trưởng thành, đánh dấu bằng sự ra đời của hai đại đoàn chủ lực đầu tiên ______________ 1. Xem các huấn lệnh: Về sự cần thiết phải chuyển sang du kích vận động chiến (6/3/1947), Chuyển từ tiêu hao chiến sang tiêu diệt chiến (8/1947), Phát động chiến tranh du kích - Nhiệm vụ quân sự căn bản trong giai đoạn này (14/11/1947) trong Những tài liệu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang của Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản, Hà Nội, 1964, t.1, tr.141, 205, 163. 16
  15. (Đại đoàn 308 - tháng 8/1949 và Đại đoàn 304 - tháng 3/1950). Trong khi đó, phía Pháp ngày càng đứng trước những khó khăn chồng chất. Chỉ mới sau 4 năm chiến tranh, Pari đã 12 lần thay đổi nội các. Trước tình thế không thể một mình theo đuổi cuộc chiến tranh kéo dài và tốn kém quá sức chịu đựng của ngân sách quốc gia, tháng 5/1949, Pari cử Tổng Tham mưu trưởng Rơve (C.Revers) sang lập kế hoạch từng bước đưa cuộc chiến tranh Đông Dương vào quỹ đạo của Mỹ, đồng thời triệu hồi Tướng Bledô, đưa Tướng Cácpăngchiê (M.Carpentier) sang làm Tổng Chỉ huy, “đứng mũi chịu sào” thực thi kế hoạch chiến lược Rơve1. Cácpăngchiê trở thành đối thủ thứ tư của ông Giáp đúng vào dịp những chuyến tàu viện trợ quân sự đầu tiên của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc bắt đầu cập bến Sài Gòn và Hải Phòng. Chỉ một năm sau, bằng chiến dịch tiến công đầu tiên quy mô tương đối lớn (gần 2 đại đoàn) diễn ra vào mùa khô năm 1950 trên chiến trường Đông Bắc, tiêu diệt gần 10 tiểu đoàn Pháp và Âu - Phi, giải phóng con đường chiến lược số 4, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp đã buộc Tổng Chỉ huy Cácpăngchiê phải chấp nhận cái mà phía Pháp gọi là “thảm họa Cao Bằng” để rồi ngay sau đó bị triệu hồi về nước. Tháng 12 năm đó, Pari phải xuất một viên tướng tuổi đã 60, với năm sao bạc trên cầu vai, sang cầm đầu quân viễn chinh với nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là “cứu lấy Đông Dương không để tuột khỏi Khối Liên hiệp Pháp”. Viên lão tướng nổi tiếng này thuộc lớp đàn anh trong hàng tướng soái Pháp ______________ 1. Kế hoạch Rơve gồm: 1- Tranh thủ viện trợ của Mỹ để tăng cường sức mạnh quân viễn chinh; 2- Vận dụng chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh - dùng người Việt đánh người Việt” (đánh bằng chiến tranh tổng hợp); 3- Đề cao vai trò chính quyền thân Pháp để thu hút các lực lượng chống kháng chiến; 4- Rút ngắn phòng tuyến biên giới Đông Bắc đến Lạng Sơn, củng cố vùng tạm chiếm ở trung du và trung châu Bắc Bộ; 5- Phát triển quân đội tay sai đi đôi với xây dựng khối cơ động Âu - Phi lớn mạnh. 17
  16. vì đã lập khá nhiều chiến tích trong Thế chiến 2, lại thuộc dòng dõi quý tộc Pháp đó là Đờlát (Jean Joseph Marie Gabriel Delattre de Tassigny). Đối thủ thứ năm này của ông Giáp được những người cầm đầu Nhà Trắng và Lầu Năm Góc coi là “sáng giá nhất” trong hàng ngũ tướng lĩnh Pari lúc bấy giờ, lại được cựu Toàn quyền Xarô và cựu Tổng thống Đờ Gôn hết sức ưu ái và tin cậy, căn dặn đủ điều hơn thiệt trước khi lên đường. Đờlát có mặt ở Sài Gòn ngày 17/12/1950 cùng với một bộ máy chỉ huy hoàn toàn mới, gồm những sĩ quan cao cấp mà ông ta rất tin cậy thuộc Quân đoàn 1 do chính ông ta chỉ huy trước đây - vốn nổi danh vì thành tích cùng quân đội Đồng minh giải phóng Thủ đô Pari mùa thu năm 1944. Trong “bộ sậu” mới này, người ta lại thấy Xalăng, trên cương vị phó tướng của Đờlát. Để thể hiện quyết tâm bảo vệ bằng được cái mà bọn thực dân ở Pari gọi là “bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa thuộc địa Pháp”, đặc biệt là để thực sự làm chủ vùng châu thổ sông Hồng mà giới quân sự Pháp thường ca ngợi là vùng đồng bằng có ích, Đờlát vạch ra một kế hoạch chiến lược quan trọng với tham vọng giành lại quyền chủ động chiến lược đã rơi vào tay ông Giáp1. Nét nổi bật trong kế hoạch này là, trên cơ sở tranh thủ sự viện trợ ngày càng tăng của đế quốc Mỹ, xây dựng ______________ 1. Kế hoạch chiến lược mang tên Đờlát gồm mấy nội dung chủ yếu sau đây: 1- Việt Nam hoá, cụ thể là hết sức đề cao vai trò chính quyền Bảo Đại; tranh thủ ở mức cao nhất viện trợ của Mỹ để phát triển lực lượng quân đội tay sai thay thế nhiệm vụ chiếm đóng để quân Âu - Phi được tập trung xây dựng thành lực lượng cơ động lớn mạnh, đẩy mạnh hơn nữa chiến lược chiến tranh tổng lực đã được đề ra từ hồi Rơve sang; 2- Thiết lập vành đai bêtông vây quanh đồng bằng Bắc Bộ, đi đôi với càn quét vùng đồng bằng sông Hồng tạm chiếm, bảo đảm cho Hà Nội và Hải Phòng “vững chắc như pháo đài thép”; 3- Kịp thời mở chiến dịch tiến công giành lại quyền chủ động chiến lược, trong đó (theo sử gia Lucien Bodart, tác giả cuốn Chiến tranh Đông Dương) có ý đồ “chiếm lại Lạng Sơn, trả thù cho đường số 4”. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2