intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 1: Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái (Phần 2)

Chia sẻ: Dương Hoàng Lạc Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:212

33
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ sách về vùng đất Nam Bộ nghiên cứu khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực của vùng đất phương Nam, từ điều kiện tự nhiên, quá trình lịch sử, dân cư, dân tộc, tôn giáo, thiết chế quản lý xã hội, quá trình Nam Bộ hội nhập với khu vực và quốc tế. Tập 1 của bộ sách trình bày về điều kiện địa lý tự nhiên, môi trường sinh thái tác động đến tiến trình lịch sử và đặc trưng văn hóa vùng đất Nam Bộ, phần 2 này với nội dung tìm hiểu về tác động của điều kiện địa lý tự nhiên, môi trường sinh thái đến tiến trình lịch sử và đặc trưng văn hóa vùng Nam Bộ; Nam Bộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 1: Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái (Phần 2)

  1. 137 Chương II TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI ĐẾN TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VÙNG NAM BỘ I- GIAI ĐOẠN TRƯỚC THẾ KỶ VII Giai đoạn trước thế kỷ VII, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã tác động mạnh mẽ, đưa vị thế Nam Bộ thời cổ có vai trò quan trọng trong các bước phát triển của cộng đồng thời tiền sử, đến việc hình thành và suy vong của các tổ chức xã hội sơ khai. Trong giai đoạn này, Nam Bộ đã trải qua hai nền văn hóa cổ rực rỡ là văn hóa Đồng Nai ở Đông Nam Bộ và văn hóa Óc Eo ở Tây Nam Bộ, trên cơ sở thừa hưởng những đợt sóng văn hóa - cư dân ngoại nhập và sự hội tụ của hai nền văn hóa, văn minh lớn của thế giới, xuất phát từ Ấn Độ và Trung Hoa1, khẳng định đây là chốn “đắc địa”, “thoáng mở”. 1. O.Jansé đã từng chỉ ra rằng cả vùng Đông Dương, trong đó có Nam Bộ là “ngã ba đường của các tộc người và các nền văn minh” (Carrefour de peuples et des civilisations, 1954). B.P.Grosher cũng cho rằng “Đông Dương là ngã ba đường của các nền nghệ thuật” (l’Indochine carrefour des arts, 1966). Cái tên Indo-Chine (tức Đông Dương) là hai từ Indo (Ấn Độ), Chine (Trung Hoa) hợp lại, cũng cho thấy Đông Dương là địa bàn hội tụ của hai nền văn hóa, văn minh lớn của thế giới.
  2. 138 VÙNG ĐẤT NAM BỘ I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Mặc dù nhiều bằng chứng khảo cổ khác1 ở quanh vùng Đông Nam Á cho thấy châu thổ, đầm lầy, đất ngập nước ven biển luôn là môi trường thuận lợi cho nhiều nền văn minh hình thành và thăng hoa. Tuy nhiên nước biển dâng trong quá khứ làm chìm ngập lãnh thổ rộng lớn của người tiền sử ở Đông Nam Á, đã chôn vùi nhiều thông tin giúp nối kết về thời gian và không gian, khi con người phải lùi dần vào nội địa theo sự lấn dần của đường bờ biển, cũng như ở các vùng ven biển khác2. Đây là hạn chế của dữ liệu khi nghiên cứu về tác động của điều kiện tự nhiên trong giai đoạn trước thế kỷ VII ở Nam Bộ. * * * Có thể nói Nam Bộ giai đoạn trước thế kỷ VII trải qua hai thời kỳ với những dấu ấn riêng rõ nét, đó là “mở đất - lập nghiệp” và “khai phá - dựng nước”. Nhìn chung, hai giai đoạn này tương đương với thời đại đồ đá, thời đại kim khí, và một phần của thời kỳ văn hóa Óc Eo, giai đoạn có sự xuất hiện và suy vong của vương quốc cổ Phù Nam. Đông Nam Á vào thời kỳ này là “điểm nóng” về địa chính trị, địa kinh tế và cũng rất năng động, hội nhập nhiều tộc người mới, nhiều truyền thống văn hóa mới. Với vị trí địa lý như là cầu nối giao tiếp 1. - Bishop P., Penny D., Stark M., Scott M.: A 3.5 ka record of paleoenvironments and human occupation at Angkor Borei, Mekong Delta, southern Cambodia, Geoarchaeology, 2003, vol. 18, issue 3, p. 359-393. - Higham C.: The later prehistory of mainland Southeast Asia, Journal of world prehistory, 1998, vol. 3, No.2. - Itzstein-Davey F., Atahan P., Dodson J., Taylor D., Zheng H.: Environmental and cultural changes during the terminal - Neolithic: Qingpu, Yangtze delta, eastern China, The Holocene, 2007, vol. 17, No. 7, p. 875-887. - Liu L., Gyoung-Ah Lee, Jiang L., Zhang J.: Evendence for the early beginning (c.9000 cal. BP) of rice domestication in China: a response, The Holocene, 2007, vol. 17, p. 1059-1068. 2. Bailey G.N., Flemmning N.C.: Archaeology of the continental shelf: marine resources, submerged landscapes and underwater archaeology, Quaternary Science Reviews, 2008.
  3. CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN... 139 giữa phương Đông và phương Tây, Nam Bộ trở thành miền đất hứa cho những người mới đến lập nghiệp. Những phát hiện khảo cổ cho thấy, Đông Nam Bộ trước đây là trung tâm kinh tế, văn hóa của Nam Bộ thì đến cuối giai đoạn này, châu thổ sông Cửu Long, với ba mặt giáp biển, lại trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa phát triển mạnh nhất, năng động nhất, không chỉ của riêng Nam Bộ, mà của chung toàn khu vực Nam Đông Dương. Lịch sử phát triển của Nam Bộ có liên quan mật thiết đến quá trình chinh phục của con người, được minh chứng qua các bản đồ khảo cổ học. Thời kỳ “mở đất - lập nghiệp” được xem là thời đại kim khí ở Nam Bộ, cách ngày nay từ khoảng 4.000 năm đến trên dưới 2.000 năm. Đây là thời kỳ lớp cư dân sớm nhất của Nam Bộ bắt đầu công cuộc khai phá rừng hoang dã, mở rộng đất canh tác, lập làng, xây dựng nông thôn mới, dựng nên nền văn hóa nông nghiệp - nông thôn đầu tiên ở Nam Bộ. Cuối thời kỳ này, dân số gia tăng, địa bàn cư trú mở rộng trên các vùng sinh thái khác nhau ở Đông Nam Bộ, kỹ thuật rèn đồ sắt phổ biến, quan hệ giao lưu văn hóa đa chiều, nội hàm văn hóa phong phú, xã hội phát triển đưa đến sự phân hóa mạnh, xuất hiện giai tầng giàu có, có quyền lực mạnh, quyền uy lớn, tổ chức công xã nguyên thủy đứng trước nguy cơ phân rã. Nam Bộ đã trở thành một trung tâm kinh tế - văn hóa lớn của khu vực, mà khảo cổ học gọi là trung tâm văn hóa kim khí Đồng Nai phát triển, có vị thế sánh ngang với các trung tâm khác như văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Ban Chiang, Non Nok Tha. Có thể nói, đây là tiền đề hay nền cảnh kinh tế - xã hội, từ đó cộng đồng cư dân Nam Bộ bước sang thời kỳ lịch sử mới nối tiếp sau đó. Về bối cảnh bên ngoài, từ những thế kỷ đầu Công nguyên, các vùng lãnh thổ ở Đông Nam Á, các xã hội “tiền nhà nước” xuất hiện và phải đối mặt với nhiều thách thức mới, nhưng cũng có nhiều thời cơ mới để phát triển, trong đó có cả Nam Bộ. Đế chế Tần Hán ở phương Bắc, sau khi thống nhất Trung Hoa, thôn tính Bách Việt, xâm chiếm Lạc Việt, đặt ra các quận Giao Chỉ, Cửu
  4. 140 VÙNG ĐẤT NAM BỘ I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Chân, Nhật Nam, đưa biên cương của đế chế Hán đến tận Đại Lãnh (Bình Định - Phú Yên ngày nay), sau đó lại tiếp tục bành trướng về phương Nam. Cùng lúc, triều đình Trung Hoa mở ra con đường mậu dịch trên biển “Nam Hải - Trường Hải - Tây Hải” để mưu lợi cả về chính trị và kinh tế. Ấn Độ, lúc bấy giờ gọi là Thiên Trúc, cũng lập ra con đường mậu dịch từ Tây sang Đông để truyền bá Phật giáo, Bà La Môn giáo và tiêu thụ các mặt hàng trang sức cao cấp1. Bấy giờ, cả vùng Nam Đông Dương, quần đảo Indonesia trở thành vùng tranh chấp giữa hai thế lực chính trị phương Tây và phương Đông, giữa hai ý thức hệ Bà La Môn giáo - Khổng giáo, giữa hai nền văn minh Thiên Trúc và văn minh Trung Hoa. Sau đó, triều đình Trung Hoa đặt ra các tên “nước”, ba nước được đặt tên sớm nhất là Phù Nam, Lâm Ấp, Đường Minh. Cùng lúc đó, vương triều Gupta lại thực thi phương thức “tình nghĩa” kết hợp “đạo lý” và cuối cùng đã giúp Ấn Độ mở rộng lãnh thổ thành “Đại Ấn”, với hai vùng lãnh thổ Nội Ấn và Ngoại Ấn. “Ngoại Ấn” chính là vùng Đông Nam Á lục địa - hải đảo. Về phía cư dân Nam Bộ, họ đã có những ứng phó và thích nghi khéo léo với điều kiện sống ban đầu. Lớp cư dân đầu tiên ở Nam Bộ cách nay hàng trăm ngàn năm đã bắt đầu công cuộc khai phá đất đai hoang dã để mở rộng diện tích đất canh tác, lập làng, tạo nên nền văn hóa nông nghiệp đầu tiên ở Nam Bộ (thông qua các bằng chứng khảo cổ học tại Xuân Lộc2 và đông nam Campuchia)3. Tuy nhiên, các dấu tích phát hiện cho thấy địa bàn phân bố rộng khắp vùng Đông Nam Bộ nhưng chỉ rải rác ở vùng địa hình cao Tây Nam Bộ. Điều đó chứng tỏ địa hình cao, thoáng, gần sông hoặc ven suối, có nguồn nước tốt, dồi dào, thổ nhưỡng chứa độ phì nhiêu cao thì cư dân lựa chọn làm nơi cư trú ban đầu. Cụ thể là ở các địa hình phù sa mới thuộc thượng châu thổ 1. Các loại chuỗi, đồ trang sức bằng đá quý, thủy tinh, vàng, bạc,... 2. Saurin E.: Station Préhistorique à Hang Gon près de Xuan Loc (Sud Viet- nam), Tlđd, 1963, p. 433-452. 3. Carbonnel J.P.: Le Quaternaire Cambodgien: Structure et stratigraphie, ORSTOM, 1972, 252p.
  5. CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN... 141 sông Đồng Nai, vùng đất xám ven sông Vàm Cỏ, vùng đất đỏ bazan ở Đồng Nai, Bình Phước,... Ở các vùng khác địa hình thấp, nguồn nước ít và xấu (nhiễm mặn, chua, phèn,...) thì số lượng di tích tìm thấy không nhiều. Các di vật đá, trong đó đa phần là các công cụ sản xuất, thể hiện rằng cư dân Nam Bộ đã phải thực hiện công cuộc khai phá, mở đất làm nông nghiệp để duy trì hoạt động sản xuất1. Quá trình tích tụ các hoạt động sản xuất đã đưa đến những hình thức cư trú, sinh hoạt cộng đồng lúc bấy giờ, có quy mô rộng và thời gian dài2. Có người cho rằng đó là di tích của dạng “siêu làng” của một tổ chức dân cư đã phát triển. Cư dân thời bấy giờ có các lối cư trú khác nhau, phổ biến là cư trú ngay trên mặt đất của các đồi thấp, hoặc các địa hình cao, địa hình nổi. Nhưng cũng có lối cư trú có hào, có lũy bảo vệ, thường được gọi là thành đất hình vòng hoặc thành nội, và lối cư trú trên nhà sàn có cọc đỡ phía dưới. Hai lối cư trú sau là những sáng tạo mới của những lớp cư dân tụ cư ở các địa hình cao, đất đỏ bazan Bình Phước và ở địa hình thấp trũng gần biển, ven biển cổ, phía đông và nam Đông Nam Bộ để ứng phó với thiên nhiên. Như vậy, vào cuối thời kỳ “mở đất - lập nghiệp”, cư dân đã có bước phát triển mới. Dân số gia tăng, địa bàn cư trú mở rộng trên các vùng sinh thái khác nhau ở Đông Nam Bộ, kỹ thuật rèn đồ sắt phổ biến, quan hệ giao lưu văn hóa đa chiều, nội hàm văn hóa phong phú, xã hội phát triển đưa đến sự phân hóa mạnh, xuất hiện giai tầng giàu có, có quyền lực mạnh, quyền uy lớn, tổ chức công xã nguyên thủy đứng trước nguy cơ phân rã. 1. Ngoài di vật đá, di vật bằng gốm không chỉ phổ biến mà số lượng rất lớn (thường là hàng chục vạn mảnh trên diện tích đào khoảng 1.000 m2), nhiều chủng loại. Đặc biệt, loại đồ đựng như vò, bình chiếm số lượng lớn, đây là loại đồ đựng cất trữ lương thực, thực phẩm của cư dân có cuộc sống khá phát triển, có của tích lũy. Đó là trường hợp ở di tích Phước Tân, Bến Đò, Cầu Sắt, Suối Linh, Mỹ Lộc, An Sơn, Gò Dinh Ông, Giồng Nổi, Bình Đa,... 2. Theo dấu vết còn lại, lớp di tồn sinh hoạt còn lưu lại trong di tích khá dày, từ 1 m đến 3 - 4 m, thậm chí tới hơn 5 m.
  6. 142 VÙNG ĐẤT NAM BỘ I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Trước đó, trên vùng đất Nam Bộ trải qua các giai đoạn kiến tạo địa hình, biển tiến, biển thoái,... đã tạo nên điều kiện địa hình, địa mạo hết sức phức tạp. Thế nhưng con người đã chủ động ứng phó với tự nhiên, chinh phục thành công vùng đất mới, trước hết là thông qua các không gian cư trú và hình thức cư trú, cư dân đã tạo dựng nhiều vùng sinh thái - cư dân trù phú mà ngày nay những di tích và các nền văn hóa đó vẫn tồn tại trong lòng châu thổ. Ban đầu, với trình độ phát triển còn thấp của xã hội thời cổ, cư dân Nam Bộ chưa thích ứng và chinh phục được môi trường thiên nhiên chưa ổn định ở vùng thấp - vùng đồng bằng sông Cửu Long (độ cao từ 1 đến 2 m so với mực nước biển) mà chỉ giành được một không gian nhỏ hẹp của vùng cao, họ sinh sống ở vùng đất cao thuộc miền Đông Nam Bộ (độ cao từ 10 m đến 200 m)1. Vào thời kỳ đồ đá mới, điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái đã quyết định đến cuộc sống, khu vực cư trú và hình thức hoạt động kinh tế của cư dân Nam Bộ. Vào thời đại kim khí, ở Đông Nam Bộ, cư dân đã mở rộng diện tích cư trú và lan tỏa về nhiều hướng hơn2. Cư dân đã phân bố trên ba khu vực từ sớm đến muộn: - Khu vực I: nằm hoàn toàn trong vùng đất đỏ miền Đông Nam Bộ, có độ cao từ 50 đến 150 m so với mực nước biển3. Đây là khu vực có dấu vết cư trú sớm nhất, nhờ điều kiện môi trường sống đã hình thành và ổn định sớm trước đó nên quá trình phát triển văn hóa đã diễn ra khá nhanh. Đặc trưng cho kinh tế khu vực này là mô hình nông nghiệp - khai thác (luyện kim). - Khu vực II: gồm các địa điểm nằm ven bờ hạ lưu sông Đồng Nai, giữ vị trí trung gian giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ, kết thúc cao 1. Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường: Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990, tr.24. 2. Lê Xuân Diệm, Phạm Quang Sơn, Bùi Chí Hoàng: Khảo cổ học Đồng Nai, Nxb. Đồng Nai, 1991, tr.149-150. 3. Phần lớn các di tích thuộc tỉnh Đồng Nai như Cầu Sắt, Hưng Thịnh, Phước Tân, Suối Chồn, Phú Hòa, Dầu Giây, Hàng Gòn,...
  7. CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN... 143 nguyên đất đỏ và bắt đầu vùng đồng bằng thấp. Địa hình có độ cao từ 10 đến 50 m. Cách đây khoảng 4.000 năm, dọc sông Đồng Nai đã hình thành hàng loạt khu dân cư1. Đặc trưng cho kinh tế khu vực này là mô hình khai thác - nông nghiệp (luyện kim). - Khu vực III: có địa hình thấp, thành tạo muộn do hệ thống sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ bồi đắp, độ cao so với mực nước biển chỉ từ 1 đến 10 m2. Do môi sinh vùng này bấy giờ tương tự như những khu rừng sác (rừng ngập nước mặn ven biển) hiện nay và chưa có hệ thống tiêu thoát nước nên cư dân không thể phát triển kinh tế nông nghiệp mà chỉ đẩy mạnh khai thác thiên nhiên: săn bắt và đánh cá ven biển. Vào sơ kỳ thời đại kim khí, có niên đại khoảng từ 4.000 năm đến khoảng trên dưới 2.000 năm cách ngày nay, cư dân của văn hóa Đồng Nai thời tiền sử cư trú chủ yếu và lâu dài ở những vùng đất đỏ bazan, lưu vực các con sông Đồng Nai, sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. Cư dân triệt để khai thác những vùng đất đai màu mỡ, sông nước nhiều sản vật phong phú này và biến vùng đất hoang sơ nhưng màu mỡ này thành những vùng kinh tế - dân cư trù phú, làm nền tảng cho trung tâm văn hóa Đồng Nai - nền văn hóa cổ nhất, mở đầu cho truyền thống văn hóa tại chỗ của Nam Bộ, nằm trên vùng đất cao trải dài từ cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh thấp dần xuống đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Các địa điểm thuộc thời đại kim khí ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ tập trung nhiều nhất là ở các tỉnh Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh và Long An. Các di tích phân bố ở lưu vực sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ, trong suốt chiều dài từ vùng đất đỏ trung du cho đến những giồng đất gần biển. Phần lớn các di tích nằm trên đồi gò đất 1. Tiêu biểu là Dốc Chùa, Bến Đò, Bình Đa, Hội Sơn, Ngãi Thắng, Cù Lao Rùa,... thuộc Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Đó là các di tích: Cái Vạn (Đồng Nai), ND 11 (Thành phố Hồ Chí Minh), An Sơn, Rạch Núi (Long An). Khu vực con người cư trú muộn hơn: An Sơn (2.750±45 năm) và Rạch Núi (2400±100 năm).
  8. 144 VÙNG ĐẤT NAM BỘ I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI đỏ bazan, cạnh các khe suối của miền trung du và ở trên các ven bờ hạ lưu sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ1. Do đặc điểm địa chất, địa hình và điều kiện khí hậu, Đông Nam Bộ có hầu hết các nhóm đất hiện có ở Việt Nam (9 trên tổng số 12 nhóm đất của toàn quốc). Vùng này có đất đỏ bazan, hay đất xám đều có tầng tổng nhưỡng dày, thích hợp cho việc trồng cây cạn hay cây dài ngày. Cách đây khoảng 4-5 ngàn năm, cư dân văn hóa Đồng Nai đã bắt đầu trồng các loại cây lương thực. Về sau, họ đã không ngừng hoàn thiện và phát triển quy mô sản xuất, tạo nên những vùng nông nghiệp cây trồng trù phú với truyền thống riêng. Trải qua gần 2.000 năm phát triển, phương thức kinh tế chính của cư dân cổ Đồng Nai là nông nghiệp ruộng khô (nương rẫy, dùng cuốc) kết hợp với khai thác tự nhiên như đánh bắt cá, hái lượm,... Trong giai đoạn này, cư dân đã biết đến hoạt động trao đổi, buôn bán nhờ hội tụ và phát huy những lợi thế về vị trí địa lý, sự giao thương rộng rãi với bên ngoài và nguồn lực vật chất của lưu vực Đồng Nai - Cửu Long. Cũng có thể thấy rằng, sông ngòi còn tạo ra rất nhiều điều kiện thuận lợi để cư dân trong khu vực giao lưu kinh tế, văn hóa với nhau. Mấy ngàn năm trước, giữa lưu vực Đồng Nai và Vàm Cỏ còn bị ngăn cách bởi vùng trũng phèn rộng lớn. Do vậy, con đường giao lưu thuận tiện nhất giữa hai miền Đông - Tây là nhờ các hệ thống sông: Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè, Soài Rạp, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. Mối quan hệ giao lưu giữa Vàm Cỏ và Đồng Nai phát triển trên quy mô lớn và đã rất thường xuyên trên cả hai chiều. Tiêu biểu cho sự giao lưu này là ở Cần Giờ. Nhờ có nguồn lương thực và nước ngọt của hậu phương Đồng Nai (vì ở Cần Giờ nguồn nước ngọt rất hiếm hoi, vào mùa khô hoàn toàn phải mua nước ngọt chở bằng ghe theo đường sông từ Đồng Nai - Sài Gòn xuống) theo đường sông chở đến mà cư dân cổ Cần Giờ đã tạo 1. Hoàng Xuân Chinh: “Đông Nam Bộ - một trung tâm văn hóa thời đại kim khí”, trong Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở đồng bằng sông Cửu Long, Sở Văn hóa và Thông tin An Giang, 1984, tr.94.
  9. CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN... 145 dựng được một “cảng thị”, dù chỉ là sơ khai, dưới dạng các bến - chợ. Không chỉ có giao lưu nội vùng, vào khoảng 500 năm Tr.CN, Cần Giờ phát triển thương mại qua đường sông, đường biển với nhiều nơi như với khu vực văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung, các đảo ở Philippines, Indonesia, đặc biệt là quan hệ kinh tế - kỹ thuật với Ấn Độ đã thể hiện rõ nét từ rất sớm. Cần Giờ giống như một bán đảo bị cắt rời khỏi đất liền và được bao bọc bốn phía bởi sông và biển: phía bắc là sông Nhà Bè - sông Lòng Tàu, phía đông là sông Đồng Tranh - sông Thị Vải, phía tây là sông Soài Rạp, còn phía nam là biển Đông. Cần Giờ còn bị chia cắt bởi các con sông, rạch tắc,... lớn nhỏ khác, ngang dọc chằng chịt khắp vùng rừng Sác. Cần Giờ cũng là nơi tiếp thu và chuyển hóa nhiều yếu tố văn hóa - kỹ thuật từ bên ngoài, và là nơi tích tụ và phát tán những yếu tố văn hóa bản địa. Mối quan hệ giao lưu rộng rãi của “cảng thị” Cần Giờ là một trong những yếu tố kích thích sự phát triển của văn hóa Đồng Nai thời tiền sử và góp phần quan trọng vào quá trình hình thành văn minh Óc Eo từ những thế kỷ đầu Công nguyên. Một số tài nguyên thiên nhiên đã trở thành nguyên liệu không thể thiếu trong đời sống của cư dân Nam Bộ. Vùng đồng bằng Đông Nam Bộ, phù sa cổ là nguồn cung cấp đất sét để người xưa sản xuất gốm tại chỗ. Đồ gốm và nghề làm gốm đã xuất hiện từ rất sớm và tồn tại lâu dài trong tất cả các di tích của văn hóa Đồng Nai. Cư dân Nam Bộ trong thời kỳ văn hóa kim khí Đồng Nai (thế kỷ VI - thế kỷ V Tr.CN đến thế kỷ I Tr.CN - SCN) cũng đã chế tác di vật sắt bằng nguyên liệu tại chỗ, nghề làm đồ sắt đã ra đời1. Các điều kiện sinh thái khác nhau đã quy định sự có mặt của các loài động vật khác nhau và ảnh hưởng nhất định đến hoạt động khai 1. Gồm nhiều chủng loại liên quan đến nhiều lĩnh vực đời sống con người. Đó là các loại cuốc hoặc thuổng, rìu, lưỡi liềm được dùng trong trồng trọt, thu hoạch hoa màu; dao, đục là những dụng cụ thông dụng hằng ngày; mũi giáo, lưỡi kiếm thuộc loại vũ khí; ngoài ra, còn có lưỡi câu, quả cân, và đặc biệt có cả vòng tay và nhẫn làm đồ trang sức.
  10. 146 VÙNG ĐẤT NAM BỘ I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI thác của con người từng khu vực. Trong khi cư dân vùng đồng bằng, triền phù sa cổ thường săn bắn các loài thú trong rừng rậm và đánh bắt các loài sống ở nước ngọt thì cư dân Cần Giờ lại phát triển hoạt động khai thác biển. Là khu vực có địa hình phức tạp và chịu ảnh hưởng của biển, nơi đây có hệ sinh thái vùng ngập mặn điển hình. Nghề đánh bắt cá cũng là hoạt động quan trọng của cư dân Cần Giờ cho đến ngày nay. Từ khi con người định cư trên miền đất Nam Bộ, các tài nguyên rừng bị khai thác đầu tiên và mạnh mẽ. Từ vùng đất thấp ven sông, nơi con người quần cư buổi ban đầu đã lan dần vào các vùng đất cao, đồi núi ở sâu trong nội địa. Cư dân đã sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ để làm thức ăn, công cụ, tạc tượng, làm nhà, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt khác. Hoạt động hái lượm và khai thác sản vật rừng, biển có thể đã diễn ra đồng thời với việc săn bắn. Cây rừng nhiệt đới rậm rạp, nhiều tầng lớp, sản vật rừng luôn dồi dào (rau, củ, nấm, măng, quả, hạt, trứng chim, côn trùng, sò ốc,...), hẳn là đối tượng thường xuyên của những người hái lượm. Hoạt động kinh tế này đã cung cấp nguồn thực phẩm đáng kể cho cuộc sống hằng ngày. Rất tiếc là dấu tích của nó còn lưu lại trong các di tích cư trú không nhiều1. Nhưng rõ ràng môi trường tự nhiên đã mang đến cho con người nhiều sản vật đa dạng và phong phú mà việc khai thác chúng gần như đã trở thành một thế mạnh trong nông nghiệp. Có thể cư dân Nam Bộ trước thế kỷ VII đã sử dụng phổ biến nhiều nguồn nguyên liệu có nguồn gốc thực vật, trong đó chủ yếu là tre gỗ có sẵn trong thiên nhiên để chế tác nhiều loại công cụ nông nghiệp, vật dụng sinh hoạt,... Ở các di tích vùng ngập mặn Đông Nam Bộ đã phát hiện được những công cụ bằng gỗ được làm giống như những lưỡi xẻng, leng làm chức năng đào đất, hoàn toàn phù hợp với vùng sinh thái 1. Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường: Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long, Sđd, tr. 85.
  11. CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN... 147 ngập mặn1. Tại di tích Bưng Bạc thuộc thời đại đá mới - đồng của Nam Bộ, còn giữ khá nhiều hiện vật bằng gỗ, chủ yếu là dấu vết công trình kiến trúc2. Tuy vùng Nam Bộ có khá nhiều loại đá được người xưa sử dụng làm nguyên liệu chế tác, nhưng nguồn nguyên liệu này không phải là vô tận, vì vậy, cư dân nơi đây đã biết tái sử dụng công cụ. Họ đã tận dụng những công cụ có kích thước lớn như rìu, bôn,... sau khi đã bị gãy, vỡ để chế tạo thành các loại đục, mũi nhọn... Điều này thường thấy trong các di tích văn hóa Đồng Nai như Phước Tân, Bình Đa, Bến Đò, Hội Sơn,... Những di tích nằm ở lưu vực sông Đồng Nai và lưu vực sông Vàm Cỏ đã thể hiện lối sống định cư của các làng lâu đời, cư dân đông đúc, 3 đời sống phát triển và cũng chính vì cư dân liên tục sản xuất gốm, đắp đất nâng nền mà hình thành nên các gò cao như núi. Chính lối cư trú này là sự chuẩn bị cho sức phát triển vượt trội của các lớp cư dân của những giai đoạn sau - giai đoạn tiền Óc Eo. Trong khi văn hóa Đồng Nai đã có những bước phát triển nhanh chóng thì bấy giờ mặt đất ở đồng bằng Tây Nam Bộ chưa hoàn toàn khô ráo. Các dấu tích “tiền Óc Eo” mà khảo cổ học đã phát hiện được ở đây chưa nhiều nhưng chúng cũng là những mảng màu chủ đạo góp phần phác thảo nên bức tranh kinh tế của cư dân Tây Nam Bộ trong giai đoạn đầu4. Theo cổ địa lý thì bề mặt châu thổ sông Cửu Long đã định hình, lại đúng vào thời điểm mực nước biển hạ thấp hơn mực nước biển ngày nay, một vùng địa lý mới đã được hình thành và còn hoang sơ. Với thiên nhiên mới đó, càng tạo thêm điều kiện thuận lợi cho cộng đồng cư dân 1. Bùi Chí Hoàng: “Hệ thống các di tích vùng ngập mặn ở Đông Nam Bộ”, trong Một số vấn đề khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008, tr.44. 2. Lê Xuân Diệm, Phạm Quang Sơn, Bùi Chí Hoàng: Khảo cổ Đồng Nai, Sđd, tr.65. 3. Như di tích Phước Tân, Bình Đa, Bến Đò, An Sơn, Lộc Giang, Rạch Núi,... 4. Lê Bá Thảo: Những công trình khoa học địa lý tiêu biểu, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr. 122.
  12. 148 VÙNG ĐẤT NAM BỘ I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Nam Bộ trong công cuộc khai phá, dựng nước, đưa vị thế Nam Bộ lên nấc thang mới và phát triển nên nền văn hóa Óc Eo rực rỡ và truyền thống của nó còn kéo dài đến thế kỷ X - XII. Cộng đồng cư dân văn hóa Đồng Nai thuở trước đã tiến xuống châu thổ mới, bắt đầu công cuộc khai phá, đào kênh, rẽ rạch, dựng nhà sàn, làm ruộng,... Họ phát triển trên cơ sở hội tụ với nhiều lớp người có nguồn gốc khác nhau, khởi dựng nên một xã hội mới, nền văn hóa mới. Đến thời kỳ văn hóa Óc Eo, cư dân Nam Bộ đã biết mở rộng địa bàn cư trú từ những vùng cao tiến xuống chinh phục vùng đầm lầy. Sau nhiều ngàn năm buộc phải trụ lại trên vùng đất cao của miền Đông Nam Bộ, đến những thế kỷ đầu Công nguyên, khi thiên nhiên đồng bằng sông Cửu Long đã mở ra những điều kiện tương đối thuận lợi hơn cho cuộc sống con người thì địa bàn cư trú của con người mới được mở rộng, cư dân Óc Eo đã tràn xuống làm chủ toàn vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, mật độ cư trú tương đối dàn trải hơn so với giai đoạn trước, mật độ dân số gia tăng, các di tích được phát hiện có diện tích rộng từ 0,5 km2 như Tráp Đá, Núp - Lê đến trên 10 km2 như Óc Eo - Ba Thê. Vào thời kỳ này, Óc Eo - Ba Thê đóng vai trò như là một đô thị hay một trung tâm kinh tế, văn hóa lớn. Các di tích Nền Chùa, Mốp Văn, Đá Nổi (Kiên Giang), Đá Nổi (An Giang), Tráp Đá,... có thể là những thị trấn “vệ tinh” phụ thuộc Óc Eo. Ở vùng đất giao tiếp giữa thềm phù sa cổ và phù sa mới của sông Cửu Long - vùng đất xám ven triền sông Vàm Cỏ Đông, dấu vết của nền nông nghiệp cũng được tìm thấy, có niên đại tương đương hoặc muộn hơn so với vùng Đông Nam Bộ chút ít. Khoảng 3.000 năm cách ngày nay, lưu vực sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và cả ở những giồng đất cao nằm rải rác giữa vùng trũng Đồng Tháp Mười lần lượt được thâm nhập khai thác bởi cư dân nông nghiệp có truyền thống canh tác trên ruộng cao, săn bắn và hái lượm. Trên nền tảng của một nền nông nghiệp phát triển bền vững từ sớm, cộng đồng cư dân tiền Óc Eo đã tiếp tục phát huy thế mạnh nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của mình.
  13. CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN... 149 Văn hóa Óc Eo có địa bàn phân bố chủ yếu là miền Tây Nam Bộ ngày nay, mật độ tập trung là ở những vùng đất có địa hình thấp trũng như Tứ giác Long Xuyên, rừng U Minh, Ô Môn - Phụng Hiệp, Đồng Tháp Mười và vùng duyên hải ngập mặn Cần Giờ - Nhơn Trạch - Tân Thành. Những di tích văn hóa Óc Eo trong các vùng đất này có diện tích rộng khoảng vài chục hécta đến cả trăm hécta, chúng được liên kết với nhau bằng những đường nước cổ tự nhiên và nhân tạo, hợp thành một không gian xã hội có bố cục chặt chẽ nhưng lại thoáng mở về phía biển lẫn phía nội địa. Cụ thể, địa bàn chủ yếu của văn hóa Óc Eo là khu vực châu thổ sông Cửu Long, bao gồm nhiều vùng sinh thái khác nhau: Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên: Các khu di tích lớn như Óc Eo - Ba Thê (An Giang), Đá Nổi, Nền Chùa (Kiên Giang). Trong các di tích trên, Óc Eo được xem là “thị cảng”, Nền Chùa là “cảng khẩu”. Vùng Đồng Tháp Mười: Di tích phân bố khá dày đặc. Di tích có quy mô nhỏ nhưng khá tập trung. Dân cư sống ở trên nhà sàn hoặc nhà đất. Ngoài ra còn có kiến trúc đền, bia ký... Vùng ven biển tây nam (vùng U Minh - Năm Căn): Di tích đều tập trung ở vùng trũng. Ở đây có di tích nhà sàn, kiến trúc đá, mộ táng, bệ thờ, tượng thần. Cạnh Đền là di tích lớn nhất, có thể là “cảng khẩu”. Vùng rừng sác duyên hải: Di tích là những gò đất cao hơn mặt biển 1-3 m, rộng 200-600 m2 đến vài ngàn mét vuông1. Qua các di vật cho thấy đây là nơi giao tiếp giữa văn hóa tiền Óc Eo, Đồng Nai và Sa Huỳnh. Vùng ven biển Đông - từ sông Tiền đến Minh Hải: Các di tích Óc Eo phân bố ở đồng bằng ven biển, giáp sông Tiền và sông Hậu, ở các giồng cao và các trũng thấp kề cận2. 1. Đó là các di tích ở Cần Giờ như giồng Am, giồng Cá Trăng, giồng Sấu, giồng Cháy,...; không thấy vết tích nhà sàn. 2. Ở đây có các kiến trúc lớn như Lưu Cừ II, Trà Cú, Gò Thành, minh văn chữ Phạn, di tích cư trú.
  14. 150 VÙNG ĐẤT NAM BỘ I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Vùng Đông Nam Bộ: Các di tích văn hóa Óc Eo ở Đông Nam Bộ thường tập hợp thành cụm kiến trúc. Mỗi kiến trúc nằm trên một gò đất đắp nổi. Loại di tích phổ biến là đền1. Có thể thấy, môi trường của văn hóa Óc Eo là những vùng sinh thái khác nhau: vùng sông rạch, đầm đìa, bưng biền..., đồi núi như Bà Đen, Núi Sam, Núi Sập, Bảy Núi, Ba Thê,... và những giồng, gò nổi cao giữa vùng thấp trũng ngập nước hằng năm. Đây là vùng chịu ảnh hưởng rất lớn của các đợt biển tiến thời Holocen từ khoảng 5.000 năm Tr.CN đến khoảng 1.200 năm (thế kỷ XII)2. Người Óc Eo cư trú trên nhiều tiểu vùng sinh thái khác nhau và ở mỗi tiểu vùng này có những đặc trưng riêng về xây cất nhà ở, công trình kiến trúc, cách thức làm ăn, đi lại. Ví dụ như, tại vùng cao bên bờ trái sông Vàm Cỏ Đông, cư dân có hoạt động sản xuất theo truyền thống nông nghiệp ruộng rẫy và tìm kiếm sản vật trong vùng châu thổ - đầm lầy ven các dòng chảy sông, suối. Còn ở những vùng thấp trũng, cuộc sống cư dân hầu như gắn liền với vùng thấp trũng, đầm lầy “nước nổi”, với phương tiện đi lại hẳn bằng thuyền, xuồng, cư trú trên những nhà sàn cọc gỗ. Ở vùng Tứ giác Long Xuyên, các điểm sinh hoạt của dân cư cổ hầu như đều nằm ven bờ hoặc gần các đường nước gồm khu di tích Óc Eo - Ba Thê, di tích Đá Nổi (Kiên Giang) và Phum Quao (An Giang). Ở vùng Đồng Tháp Mười, các di tích văn hóa Óc Eo phần lớn nằm trên những thế đất hơi cao, được gọi là “gò”. Tại đây, các khu cư trú trên nhà sàn được dựng ở các địa hình thấp, giáp chân gò. Họ còn đắp những gò cao bằng đất sét và cát để xây dựng 1. Theo những nghiên cứu gần đây, vùng Đông Nam Bộ có ba nhóm di tích: 1). Lưu vực sông Đồng Nai gồm các di tích Nam Cát Tiên, Đạ Lắk, Đắc Lua, Cây Gáo, Bàu Sen,...; 2) Nhóm cận biển bao gồm Gò Bường, Suối Cả, Gò Chiêu Liêu, Gò Ông Tùng,...; 3) Nhóm di tích phân bố vùng đồng bằng thấp giáp ranh Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ gồm các di tích: Cổ Lâm tự, Thanh Điền (theo Hán Văn Khẩn (Chủ biên): Cơ sở khảo cổ học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2009, tr.304-306. 2. Nguyễn Thị Hậu: “Khảo cổ Nam Bộ nhìn từ môi trường sinh thái”, trong Nam Bộ - Đất và người, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2007, tr.29-34.
  15. CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN... 151 những kiến trúc đền thần. Tại các di tích trên giồng cát ven biển với các “gò nổi” như giồng Am, giồng Cá Trăng..., các nhà khảo cổ đã phát hiện được những vật liệu xây dựng và vật liệu sinh hoạt nhưng vẫn chưa phát hiện thấy các loại kiến trúc kiểu nhà sàn và kiến trúc bằng gạch đá hỗn hợp... Việc phát hiện được hàng loạt các di tích khảo cổ với nhiều tính chất và có niên đại trước thế kỷ VII ở Nam Bộ đã cho thấy phạm vi cư trú và hình thức cư trú của cư dân thời kỳ này. Lớp cư dân đầu tiên của khu vực Nam Bộ có phạm vi hoạt động khá bao quát trên một địa bàn rộng lớn trong toàn vùng Nam Bộ với những mật độ cư trú không đồng đều. Các nhà sàn đã phát hiện trong nhiều di tích ở vùng thấp, ngập nước có niên đại không chỉ trong sơ kỳ kim khí mà kéo dài đến thời kỳ văn hóa Óc Eo, chứng tỏ cư dân Nam Bộ đã có truyền thống sống trên nhà sàn sớm, các nhà sàn được xây dựng trên nền đất đắp cao, cột nhà được làm bằng các cọc gỗ. Đặc biệt, khu vực Óc Eo - Ba Thê với đủ các loại kiến trúc như nhà ở, đền, xưởng thợ cho phép hình dung đây là một đô thị sầm uất. Trong phạm vi mỗi di tích, ngoài các di tích kiến trúc nhà sàn dựng trên cọc gỗ nằm dọc bờ kênh, bờ lung, thông thường có các di chỉ liên quan đến các hoạt động của nghề thủ công chuyên hóa (ngày nay gọi là nghề kim hoàn) và những kiến trúc tôn giáo Hindu bằng gạch đá - cát - đất sét kết hợp. Đấy là những dấu tích cụ thể cho biết các di tích này là những khu dân cư đa tính chất, đa chức năng (sinh hoạt đời thường, sản xuất thủ công, sinh hoạt tôn giáo...). Các di tích kiến trúc cổ của Nam Bộ (cư trú, đền đài) được xây dựng trên những dạng địa hình khác nhau, chúng có những đặc điểm riêng về hình thức và kỹ thuật xây dựng. Để thích ứng với thiên nhiên và chế ngự thiên nhiên, cư dân thời sơ sử ở Nam Bộ đã xây dựng các kiến trúc bằng vật liệu nhẹ bằng cách dựng nhà sàn trên cọc gỗ. Trong môi trường có địa hình thấp, quanh năm ngập nước, người xưa đã sinh sống trên các kiến trúc nhà sàn. Đây là phương pháp hữu hiệu nhất thời bấy giờ để khắc phục nền đất sình lầy, tạo ra những địa điểm cố định, vững chắc, được bảo vệ để chống lại sự tàn phá của nước ngầm và nước lũ trong
  16. 152 VÙNG ĐẤT NAM BỘ I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI điều kiện địa hình thấp trũng, hay bị ngập nước. Truyền thống cư trú này vẫn còn tiếp tục phát triển và trở thành một trong những đặc trưng nổi bật trong lối sống của cư dân văn hóa Óc Eo từ đầu Công nguyên đến thế kỷ VI - VII. Sông rạch cũng cung cấp nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của cư dân cổ tại khu vực này. Nhờ có nguồn nước ngọt dồi dào từ sông Mekong và sông Sài Gòn - Đồng Nai mà từ lâu ở Nam Bộ người dân đã tạo nên những đồng lúa rộng lớn. Cảnh quan làng Nam Bộ theo đó cũng có nét độc đáo riêng: phân bố trải dài theo sông rạch. Từ khoảng 2.000 năm trở lại đây, cư dân cổ Nam Bộ đã sử dụng hệ thống giao thông đường thủy để phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất. Phương tiện giao thông chủ yếu là ghe, xuồng nương theo con nước thủy triều lên xuống, các bến neo đậu ghe, xuồng chờ nước lớn, nước ròng dần trở thành thị tứ, chợ. Tính chất cởi mở, giao lưu rộng rãi là đặc điểm xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế - văn hóa Nam Bộ. Để có thể tồn tại và phát triển, cư dân Óc Eo đã tạo ra những điều kiện sống thích hợp, chấp nhận và khai thác những mùa nước nổi, nước lên theo chu kỳ hằng năm. Chính chế độ thủy văn và môi trường sông nước đã tạo cho cư dân Óc Eo có một cuộc sống ứng phó rất thực tiễn, khác với cư dân miền Bắc nước ta, cư dân Óc Eo không trị thủy bằng hệ thống đê điều mà bằng các kênh đào. Họ đã tận dụng địa hình để đào những con kênh thoát nước, dẫn nước và để giao thông đi lại. Trong báo cáo của Pierre Paris (1931, 1941) có đề cập đến các dòng sông đào cổ nơi các tỉnh Tà Keo, Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá và cả ở bên kia sông Tiền, nơi các tỉnh Long An, Đồng Tháp ngày nay - dựa trên bộ ảnh máy bay được người Pháp chụp trước đó. Qua nghiên cứu thì các đường nước cổ này đã bị vùi lấp bên dưới các lớp phù sa của các kỳ biển lấn, biển lùi và giữa các sông đào cổ và các luồng lạch thiên nhiên trên đồng bằng Nam Bộ có mối quan hệ gần gũi nhau1. 1. Hoàng Xuân Phương: “Địa lịch sử quần thể văn hóa Ba Thê - Óc Eo”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Văn hóa Óc Eo - Nhận thức và giải pháp bảo tồn phát huy giá trị di tích, An Giang, 2009, tr. 451.
  17. CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN... 153 Các cuộc khai quật từ thời Louis Malleret (1944) đã tìm thấy dấu tích khoảng 30 “đường nước cổ” là các kênh đào ngang dọc ở vùng thấp trũng Tứ giác Long Xuyên. Đây vừa là hệ thống đường giao thông lợi dụng thủy triều ra vào cảng thị Óc Eo, vừa là hệ thống thủy lợi thoát nước trong mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long. Sau này nhờ việc nạo vét và khai đào các dòng kênh mới, một số đường nước nhân tạo cổ đã được tìm thấy trên thực địa và được khảo sát chi tiết. Cho tới nay, có trên 200 km đường nước nhân tạo cổ đã được xác định, bao gồm các sông đào, kênh đào, và các bến nước chính là loại hình chợ nổi đặc trưng Nam Bộ như chúng ta đang thấy ở ngã bảy Phụng Hiệp, Cái Răng hay Cái Bè... Các đường nước này nối liền bờ vịnh vào thương cảng, và từ các thương cảng chính như Óc Eo đến khoảng 12 đô thị nằm sâu bên trong đất liền. Nhìn chung, các đoạn sông đào cổ đều rất thẳng, hay đã được nắn thẳng từ nhiều đoạn sông rạch thiên nhiên. Con sông đào dài nhất dài gần 90 km, chạy theo hướng nam - bắc, từ thương cảng Óc Eo qua vùng Lò Mo gần núi Sam đến Angkor Borei, nối với những trung tâm thành thị lớn Angkor Borei (Campuchia) ở phía bắc với thành thị, cảng thị Óc Eo ở phía nam. Con sông rộng nhất dài gần 28 km, nối giữa kênh đào Ba Thê ở phía đông đến kênh thành cổ Sdachao giữa vùng Thất Sơn phía tây. Dấu tích các đường nước này đã tạo một mạng lưới đan xen, lan tỏa, nối liền khu vực này với biển, với khu vực núi, giữa các khu vực cư trú với nhau. Những thành thị như Óc Eo, Nền Chùa, Nền Vua được nối với nhau bằng những con kênh và cùng nối với kênh chính, chạy dọc miền tây sông Hậu theo hướng đông - tây. Dựa trên điều kiện sông nước, một bộ phận cư dân tập trung trong các hào thành quanh một đền thờ lộ thiên dưới dạng “gò nổi” hay “thành mọi” chuyển sang sinh sống dọc theo bờ các dòng nước và khai thác các tiện nghi trên sông nước, như canh tác, lưu sông, buôn bán, khởi đầu cho nền văn minh sông nước ngày nay của khu vực đồng bằng Nam Bộ. Cư dân lúc bấy giờ không chỉ giỏi tránh lụt trên các giồng cao mà còn biết tích trữ lúa gạo tại nơi thu hoạch. Các nhà sàn Nam Bộ đã được
  18. 154 VÙNG ĐẤT NAM BỘ I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI hình thành trong hoàn cảnh này, trở thành nơi cư ngụ đồng thời là nơi tích trữ lương thực, đánh dấu bước khởi đầu nền văn minh sông nước. Lối cư trú dọc kênh đào đã tạo cho cư dân Óc Eo một thế năng động trong các hoạt động thương nghiệp1. Chức năng của những kênh đào này chắc chắn là phức tạp nhưng đó quả là thành tựu vượt bậc của cư dân Nam Bộ. Hệ thống đường nước nhân tạo ở đồng bằng sông Cửu Long nói lên trình độ cao trong tổ chức và quản lý cộng đồng lúc bấy giờ cùng những kỹ thuật dân sự mang tính chìa khóa cho việc hình thành, phát triển và bảo tồn nền văn minh sông nước cho tới ngày nay. Như vậy, cùng với hoạt động kinh tế thương mại, người Óc Eo còn thành thạo trong việc xây dựng hệ thống thủy nông để có thể sớm phát triển kinh tế nông nghiệp. Hệ thống kênh rạch hoàn hảo mà các nguồn sử liệu mô tả là bằng chứng sinh động về khả năng trị thủy, hiểu rõ quy luật vận động của tự nhiên của chủ nhân văn hóa Óc Eo - Phù Nam. Khoảng thế kỷ IV - VI, là thời kỳ văn hóa Óc Eo đã đạt đến đỉnh cao của sự phát triển. Ở vùng trung tâm văn hóa Óc Eo, các công trình kiến trúc tôn giáo bằng vật liệu nặng (bằng đá, bằng gạch hay gạch - đá hỗn hợp), quy mô lớn đặc biệt phát triển, được xây dựng trên những gò đất đắp hay thế đất cao2. Thế kỷ V - VII là thời kỳ văn hóa Óc Eo phát triển rực rỡ của điêu khắc Phật giáo bản địa trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ tại chỗ để tạc tượng, với các sưu tập tượng Phật bằng gỗ như ở Đá Nổi (1), Tháp Mười (1), Bình Hòa (2), Phong Mỹ (1) có niên đại từ thế kỷ V - VII, 1. Xem Hoàng Xuân Phương: “Địa lịch sử quần thể văn hóa Ba Thê - Óc Eo”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Văn hóa Óc Eo - nhận thức và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích, Tlđd, tr. 407-411. 2. Như ở gò Cây Trôm (năm 1983), gò Cây Thị, gò Đế (năm 1944, 1999), gò Nền Chùa (năm 1982), gò Giồng Xoài (năm 2001), bờ tường gạch dưới chùa Linh Sơn (năm 2002), cùng nhiều dấu vết kiến trúc được ghi nhận qua điều tra, khảo sát ở gò Giồng Cát, ở phía nam gò Óc Eo, ở Mớp Văn, Đá Nổi, Tráp Đá...
  19. CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN... 155 vùng Gò Tháp, Đồng Tháp (11),...1. Tại khu di tích Gò Tháp đã phát hiện được các pho tượng Phật bằng gỗ trong khi đào đìa, làm ruộng của nhân dân. Đây là di vật nổi tiếng của khu di tích Gò Tháp và là di vật đặc trưng của nghệ thuật Phật giáo trong văn hóa Óc Eo. Các tượng Phật làm bằng gỗ được phát hiện với số lượng lớn, phong phú và đa dạng về kích thước, kiểu dáng, chất liệu tạc tượng đã thể hiện nét bản địa chân chất, giản dị và cách ứng xử của cư dân với môi trường tự nhiên, cư dân sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào tại chỗ để tạc tượng. Người Óc Eo trồng trọt trên nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau, chủ yếu là trồng lúa. Lúa có nhiều loại khác nhau, tùy theo địa hình, môi trường, có loại hạt tròn (lúa bản địa), có loại hạt dài (lúa ngoại nhập), có loại lúa hoang. Họ vừa canh tác nông nghiệp trồng lúa nổi vừa giữ thói quen khai thác lúa trời2. Dựa vào hệ thống kênh rạch khá phát triển cùng những bằng chứng khảo cổ học, thư tịch cổ đã cho phép thừa nhận một nền nông nghiệp trồng lúa có trình độ cao ở Nam Bộ trước thế kỷ VII. Từ đó hình thành hai phương thức kinh tế chủ yếu là làm ruộng ở vùng thấp miền tây sông Hậu; miệt ruộng và làm vườn ở vùng cao ven hạ lưu sông Tiền - văn minh miệt vườn. Có thể thấy, xã hội Óc Eo là một xã hội phát triển nhiều ngành nghề thủ công như nghề gốm, nghề luyện đồng, luyện sắt, luyện thiếc, nghề kim hoàn. Đây là cơ sở để văn hóa Óc Eo giao lưu với nhiều nền văn hóa khác từ rất sớm. Đồ gốm là di vật phổ biến trong các di tích khảo cổ học văn hóa Óc Eo từ giai đoạn sớm đến giai đoạn muộn. Cư dân Óc Eo đã khai thác nguồn nguyên liệu đất sét tại chỗ để sản xuất gốm phục vụ cho nhu cầu của mình. Điều thú vị nhất là dù ở môi trường địa hình nào thì cư dân cổ toàn Nam Bộ vẫn có chung một loại hình di vật gốm độc 1. Võ Sĩ Khải: Văn hóa đồng bằng Nam Bộ (di tích kiến trúc cổ), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003, tr.98-99. 2. Nguyễn Văn Kim: “Óc Eo - Phù Nam - Vị thế lịch sử và các mối quan hệ khu vực”, trong Hội Khoa học lịch sử Việt Nam: Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học nhân 60 năm phát hiện văn hóa Óc Eo (1944 - 2004), Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2004, tr.332.
  20. 156 VÙNG ĐẤT NAM BỘ I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI đáo: bếp gốm - cà ràng, vật dụng của cư dân sống trên nhà sàn và trên ghe xuồng3. Nguồn nguyên liệu đất sét sẵn có chẳng những được cư dân Nam Bộ sử dụng để làm gốm mà còn được dùng để sản xuất nên những viên gạch, ngói phục vụ cho các công trình kiến trúc. Phát triển trên nền tảng nông nghiệp nên cư dân Nam Bộ đã hình thành nên nét văn hóa ẩm thực độc đáo riêng từ các sản vật phong phú của tự nhiên. Về trang phục và trang sức cũng đơn giản, tận dụng những vật liệu khác nhau trong tự nhiên cộng với trình độ kỹ thuật đã tạo nên những dấu ấn sáng tạo riêng mặc dù không tinh xảo, đa dạng như miền Bắc, nhiều khả năng là do khan hiếm nguồn nguyên liệu đá quý hay bán quý. Dấu ấn bản địa trong các công trình kiến trúc, điêu khắc với các chất liệu gỗ, tre, gạch, đá... đã trở thành truyền thống văn hóa riêng của cư dân văn hóa Đồng Nai và Óc Eo. Như vậy, ở khu vực Nam Bộ, ngay từ buổi ban đầu, thiên nhiên đã tỏ ra ưu đãi cho con người về mặt cung cấp nguyên liệu làm công cụ, đồ trang sức, phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của cuộc sống. Nguồn nguyên liệu này đã có những tác động đến tiến trình lịch sử và đặc trưng văn hóa của khu vực trong giai đoạn này. Sự phân bố, định cư của con người cũng phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên. Tuy nhiên, hoạt động khai thác của con người là nguyên nhân chính đã làm thế giới sinh vật bị biến đổi rất nhanh chóng, chỉ trong thời gian rất ngắn, ví dụ như, khi đào kênh Lung Lớn từ vịnh Rạch Giá tới Ba Thê và có thể nối tới Angkor Borei, thì người Phù Nam cũng làm nước mặn xâm nhập vào nội địa, với bằng chứng là sự tái xuất hiện một số loài trùng lỗ (sống trong môi trường nước mặn và nước lợ) nằm ở trong trầm tích lắng đọng dưới đáy kênh. Về mối quan hệ với bên ngoài, xã hội đô thị Óc Eo có tổ chức chặt chẽ nhưng lại thoáng mở. Trong nhiều di tích thuộc văn hóa này không chỉ có sản phẩm tại chỗ mà còn có sản phẩm ngoại nhập. Loại sản phẩm 3. Nguyễn Thị Hậu: “Khảo cổ Nam Bộ - nhìn từ môi trường sinh thái”, trong Nam Bộ - Đất và người, Sđd, tr.34.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2