intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 6: Từ năm 1945 đến năm 2010 (Phần 1)

Chia sẻ: Dương Hoàng Lạc Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:170

26
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ sách về vùng đất Nam Bộ nghiên cứu khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực của vùng đất phương Nam, từ điều kiện tự nhiên, quá trình lịch sử, dân cư, dân tộc, tôn giáo, thiết chế quản lý xã hội, quá trình Nam Bộ hội nhập với khu vực và quốc tế. Tập 6 của bộ sách trình bày về Nam Bộ từ năm 1945 đến năm 2010, phần 1 này trình bày về Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954); Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 6: Từ năm 1945 đến năm 2010 (Phần 1)

  1. BAN BIÊN SOẠN PGS. TS. TRẦN ĐỨC CƯỜNG: Mở đầu, Chương II, Kết luận PGS. TS. LÊ TRUNG DŨNG: Chương I, VI TS. ĐỖ THỊ NGUYỆT QUANG: Chương I TS. NGUYỄN HỮU NGUYÊN: Chương III, IV, V PGS. TS. ĐINH QUANG HẢI:
  2. 5 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Vùng đất Nam Bộ với tư cách là một không gian địa lý và địa bàn hành chính thân thuộc, thiêng liêng của người dân đất Việt đã trải qua một quá trình hình thành, phát triển lâu dài, được bồi tụ chủ yếu bởi hai con sông lớn: sông Đồng Nai và sông Mêkông. Nơi đây cũng đã từng tồn tại, phát tích của nền văn hóa Óc Eo và các vương quốc Phù Nam, Chân Lạp phát triển huy hoàng rồi suy tàn theo năm tháng. Từ thế kỷ XVII, người Việt từ miền Bắc và miền Trung đã vào đây khai phá, dựng làng, lập ấp cùng với người dân bản địa chinh phục vùng đất hoang vu nhưng rất trù phú này. Đến thế kỷ XVIII, từ tầm nhìn chiến lược và công lao to lớn của các chúa Nguyễn, sau này là vương triều Nguyễn, xác lập, sắp đặt các đơn vị hành chính, vùng đất phương Nam giàu có chính thức thuộc chủ quyền của dân tộc Việt Nam, đến nay đã được hơn 300 năm. Vùng đất Nam Bộ với cương vực như hiện nay bao gồm cả Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ - đồng bằng sông Cửu Long, có 17 tỉnh và hai thành phố trực thuộc Trung ương, diện tích tự nhiên hơn 64.000 km2, dân số hơn 33 triệu người với nhiều tộc người tụ cư sinh sống, gồm các dân tộc ít người bản địa, các dân tộc thiểu số từ Trường Sơn - Tây Nguyên xuống, từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào, một số ít người từ các nước khác đến, nhưng chủ yếu là địa bàn của người Kinh, người Hoa, người Khmer, người Chăm. Về mặt địa lý, nhìn từ Bắc vào Nam, Đông Nam Bộ giáp cực Nam Trung Bộ từ tỉnh Ninh Thuận, giáp Trường Sơn - Tây Nguyên từ các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông; có đường biên giới trên đất liền với Campuchia từ Bình Phước tới Hà Tiên; có đường bờ biển trải dài từ Ninh Thuận tới đất mũi Cà Mau (Biển Đông) và từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên (biển Tây - vịnh Thái Lan). Nằm ở ngã ba đường giao thông quốc tế, Nam Bộ có vị trí địa - kinh tế, địa - chính trị cực kỳ quan trọng.
  3. 6 VÙNG ĐẤT NAM BỘ VI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2010 Với tư cách một vùng đất giàu trầm tích văn hóa, đa dạng tộc người, đa tôn giáo, giàu tiềm năng và có vị trí chiến lược trọng yếu, từ lâu Nam Bộ đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước và ở nước ngoài, nhiều hội thảo khoa học về vùng đất này đã được tổ chức, nhiều công trình khoa học trên các lĩnh vực đã được công bố, nhưng cho đến nay vẫn thiếu một công trình có tầm vóc, quy mô lớn nghiên cứu toàn diện, liên ngành để có cái nhìn toàn cảnh, sâu sắc, nhiều chiều cạnh về vùng đất phương Nam này. Để đáp ứng yêu cầu đó, chương trình nghiên cứu tổng thể về vùng đất Nam Bộ dưới dạng một đề án khoa học cấp nhà nước do GS. Phan Huy Lê làm chủ nhiệm, gồm 11 đề tài khoa học đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép triển khai từ năm 2008. Từ những đề tài khoa học nghiên cứu cơ bản này, Ban Chủ nhiệm đề án đã tổ hợp lại thành báo cáo tổng quan Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ. Sau 4 năm nghiên cứu, toàn bộ đề án đã được Bộ Khoa học và Công nghệ nghiệm thu và đánh giá đây là chương trình khoa học - công nghệ xuất sắc năm 2011. Mặc dù công trình được đánh giá cao, nhưng khi xuất bản thành sách, các tác giả phải tiếp tục bổ sung, sửa chữa, chỉnh lý trong vòng hơn 3 năm - đến giữa năm 2015 mới chuyển giao bản thảo cho Nhà xuất bản. Sau khi tiếp nhận bản thảo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã huy động một đội ngũ đông đảo biên tập viên, họa sĩ, nhân viên kỹ thuật, tổ chức biên tập, đọc duyệt, thiết kế makét, trình bày trong hơn một năm để công trình khoa học lớn này lần đầu tiên đến tay bạn đọc vào cuối năm 2016 đầu năm 2017. Đây là một công trình khoa học nghiên cứu công phu, nghiêm túc, được tiến hành bởi đội ngũ các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó Ban Chủ nhiệm đề án và chủ biên của từng đề tài là các chuyên gia hàng đầu trong từng giai đoạn lịch sử cũng như trong các lĩnh vực nghiên cứu. Tuy vậy, ở một vài chương trong bộ tổng quan hoặc từng đề tài, chất lượng nghiên cứu và hàm lượng khoa học không giống nhau, có chương, có tập chưa được như kỳ vọng hoặc yêu cầu nghiên cứu đặt ra. Tất nhiên mỗi đề tài khoa học là công trình độc lập, nhưng khi đặt trong một chỉnh thể thì có đề tài không tránh được sơ lược, dàn trải; có đề tài có một số nội dung đã được trình bày ở các đề tài khác. Vì vậy, Nhà xuất bản đã thống nhất với chủ biên đề nghị các tác giả bổ sung, nâng cấp hoặc cắt bỏ những trùng lặp để bộ sách tuân thủ nghiêm ngặt sự thống nhất trong chỉnh thể.
  4. LỜI NHÀ XUẤT BẢN 7 Bộ sách về vùng đất Nam Bộ gồm bộ tổng quan, rút gọn: Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển, 2 tập và một bộ chuyên khảo sâu gồm 10 tập, nghiên cứu khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực của vùng đất phương Nam, từ điều kiện tự nhiên, quá trình lịch sử, dân cư, dân tộc, tôn giáo, thiết chế quản lý xã hội, quá trình Nam Bộ hội nhập với khu vực và quốc tế. Khi triển khai nghiên cứu, tên đề án và tên từng đề tài khoa học rất cụ thể và thường khá dài, nhưng khi xuất bản, Nhà xuất bản đã trao đổi với chủ biên thống nhất bộ sách có tên chung là Vùng đất Nam Bộ. Riêng bộ tổng quan Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển, ngoài Chương mở đầu và Chương kết có 10 chương nội dung, được kết cấu hoàn chỉnh. Nhưng với dung lượng 1.500 trang sách rất khó dung nạp trong một cuốn sách, cho nên chúng tôi chia thành hai tập: tập I gồm Chương mở đầu và sáu chương nội dung, tập II gồm bốn chương nội dung và Chương kết. Riêng Chương kết, các tác giả dành mục cuối cùng để trình bày đề xuất, kiến nghị của Ban Chủ nhiệm đề án với Đảng, Nhà nước và các cơ quan lãnh đạo, quản lý, chúng tôi tách ra làm phần Phụ lục đặt ở cuối sách. Như vậy kết quả nghiên cứu của đề án được công bố thành các cuốn sách sau đây: - Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển, gồm 2 tập, GS. Phan Huy Lê chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập I: Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, TS. Trương Thị Kim Chuyên chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập II: Từ cội nguồn đến thế kỷ VII, GS. TSKH. Vũ Minh Giang - Nguyễn Việt đồng tác giả. - Vùng đất Nam Bộ, tập III: Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI, GS.TS. Nguyễn Văn Kim chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập IV: Từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX, GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập V: Từ năm 1859 đến năm 1945, PGS.TS. Đoàn Minh Huấn - PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà đồng chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập VI: Từ năm 1945 đến năm 2010, PGS.TS. Trần Đức Cường chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập VII: Đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa, GS. TS. Ngô Văn Lệ chủ biên.
  5. 8 VÙNG ĐẤT NAM BỘ VI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2010 - Vùng đất Nam Bộ, tập VIII: Thiết chế quản lý xã hội, PGS. TS. Vũ Văn Quân chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập IX: Tộc người và quan hệ tộc người, TS. Võ Công Nguyện chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập X: Tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, PGS. TS. Võ Văn Sen chủ biên. Về mặt xuất bản, bộ sách được biên tập, thiết kế, trình bày thống nhất trong từng tập và trong cả bộ sách, được in ấn đẹp, trang trọng. Xuất bản bộ sách này chúng tôi hy vọng cung cấp cho bạn đọc, các nhà nghiên cứu, học viên, sinh viên các học viện, nhà trường và các nhà lãnh đạo, quản lý, các địa phương, đơn vị một khối lượng tri thức lớn, khá đầy đủ, toàn diện và chân xác về vùng đất Nam Bộ, phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu và hoạch định chính sách ở khu vực trọng yếu, năng động này của đất nước. Bộ sách cũng cung cấp cơ sở lịch sử - pháp lý vững chắc phục vụ cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị. Các tác giả và Nhà xuất bản đã nỗ lực rất cao trong nghiên cứu, biên soạn và biên tập - xuất bản, nhưng với khối lượng công việc đồ sộ, bộ sách khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong được bạn đọc góp ý, phê bình. Xin trân trọng giới thiệu bộ sách quý cùng bạn đọc. Tháng 4 năm 2017 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
  6. 9 LỜI GIỚI THIỆU Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ là một đề án khoa học xã hội cấp nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, được thực hiện trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2010 và nghiệm thu vào cuối năm 2011. Đề án gồm 11 đề tài: 1- Điều kiện địa lý tự nhiên, môi trường sinh thái tác động đến tiến trình lịch sử và đặc trưng văn hóa vùng đất Nam Bộ do TS. Trương Thị Kim Chuyên, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ nhiệm. 2- Nam Bộ từ cội nguồn đến thế kỷ VII do GS.TSKH. Vũ Minh Giang, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội làm Chủ nhiệm. 3- Nam Bộ từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI do PGS.TS. Nguyễn Văn Kim, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội làm Chủ nhiệm. 4- Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX: Quá trình khai phá và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ do GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội làm Chủ nhiệm. 5- Nam Bộ từ khi Pháp xâm lược Việt Nam đến năm 1945 do PGS.TS. Đoàn Minh Huấn, Học viện Chính trị hành chính khu vực I làm Chủ nhiệm. 6- Nam Bộ từ năm 1945 đến năm 2010 do PGS.TS. Trần Đức Cường, Viện Sử học Việt Nam làm Chủ nhiệm. 7- Đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa của cư dân Nam Bộ do GS.TS. Ngô Văn Lệ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ nhiệm.
  7. 10 VÙNG ĐẤT NAM BỘ VI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2010 8- Đặc trưng thiết chế quản lý xã hội ở Nam Bộ do PGS.TS. Vũ Văn Quân, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội làm Chủ nhiệm. 9- Tộc người và quan hệ tộc người ở Nam Bộ - lịch sử và hiện trạng do TS. Võ Công Nguyện, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ làm Chủ nhiệm. 10- Nam Bộ trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam do PGS.TS. Võ Văn Sen, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ nhiệm. 11- Nghiên cứu giải pháp nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về lịch sử vùng đất Nam Bộ do PGS.TS. Phan Xuân Biên, Viện Nghiên cứu xã hội, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ nhiệm. Toàn bộ kết quả nghiên cứu của các đề tài được tổng hợp trong một công trình mang tên Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ do GS. Phan Huy Lê, Chủ nhiệm đề án, làm Chủ biên. Công trình có một số đề tài nghiên cứu về quá trình lịch sử, nhưng không đơn thuần là lịch sử Nam Bộ. Cùng với các lớp cắt lịch đại theo tiến trình lịch sử, còn có những nghiên cứu trên một số lĩnh vực cơ bản về điều kiện tự nhiên, quan hệ tộc người, thiết chế quản lý xã hội, đời sống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, về quá trình xác lập chủ quyền của quốc gia Đại Việt... Trong một số đề tài lịch sử cũng có những yêu cầu làm sáng tỏ một số nội dung quan trọng như đề tài số 2 với yêu cầu nghiên cứu về văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, đề tài số 4 có yêu cầu nghiên cứu sự xác lập chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ. Đặc biệt từ kết quả nghiên cứu, đề án xác lập một nhận thức mới coi lịch sử vùng đất Nam Bộ không phải bắt đầu khi người Việt vào khai phá từ thế kỷ XVII mà phải ngược về quá khứ xa xưa từ khi con người xuất hiện trên vùng đất phương Nam này. Vùng đất Nam Bộ đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ lâu dưới góc độ của nhiều chuyên ngành từ địa chất, địa lý đến khảo cổ học, dân tộc học, nhân học, xã hội học, kinh tế học, văn hóa học và sử học. Đề án một mặt tổng hợp các kết quả nghiên cứu đó, mặt khác nghiên cứu thêm một số nội dung cần thiết nhằm tạo ra một nhận thức tổng hợp về
  8. LỜI GIỚI THIỆU 11 toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của vùng đất phương Nam này. Đó là cơ sở khoa học để hiểu biết và lý giải những nét độc đáo của không gian lịch sử văn hóa vùng đất Nam Bộ với những trầm tích của nhiều thời kỳ lịch sử, những biến đổi trong cấu trúc tộc người, vai trò và cống hiến của các lớp cư dân - tộc người đã từng sinh sống trên vùng đất này, những đặc trưng về văn hóa, phong cách, lối sống của con người Nam Bộ, quá trình hội nhập của vùng đất Nam Bộ vào lãnh thổ của nước Đại Việt từ thế kỷ XVII-XVIII cho đến cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước đến ngày nay. Tham gia đề án có hơn một trăm nhà khoa học thuộc một số viện của Viện Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, một số khoa và viện của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam. Các nhà khoa học tham gia dưới nhiều phương thức như trực tiếp biên soạn, nghiên cứu chuyên đề, điều tra khảo sát điền dã, tham luận trong các hội thảo khoa học. Trong quá trình chuẩn bị xây dựng đề án, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức ba hội thảo khoa học tại Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ: Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam (năm 2004), Vùng đất Nam Bộ cho đến cuối thế kỷ XIX (năm 2006), Nam Bộ thời cận đại (năm 2008). Trong quá trình triển khai đề án, Ban chủ nhiệm đề án cùng chủ nhiệm các đề tài còn tổ chức một số hội thảo trao đổi về lịch sử nghiên cứu, phương pháp tiếp cận và một số nội dung cơ bản của đề án như tiến trình lịch sử xã hội, bản sắc văn hóa xã hội. Các bài tham luận trong những hội thảo này đã được Nhà xuất bản Thế giới biên tập và in thành sáu tập kỷ yếu1. Kết quả nghiên cứu của Đề án được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên tập rất công phu và công bố thành một bộ sách mang tên chung Vùng đất Nam Bộ gồm 11 tập sách. Riêng tập Tổng quan là 1. Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, 2008; Lịch sử nghiên cứu và phương pháp tiếp cận, 2008; Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ đến cuối thế kỷ XIX, 2009; Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ thời kỳ cận đại, 2009; Mấy vấn đề tiến trình lịch sử xã hội, 2011; Mấy vấn đề bản sắc văn hóa xã hội, 2011.
  9. 12 VÙNG ĐẤT NAM BỘ VI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2010 Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển dày đến 1.500 trang chia làm hai tập. So với nội dung của các đề tài có yêu cầu thống nhất lại tên từng tập và sắp xếp lại một số nội dung để tránh trùng lặp. Cách phân tập và bố cục này đã được nói rõ trong Lời Nhà xuất bản. Tập thể các tác giả đã rất cố gắng hoàn thành công trình nghiên cứu nhưng trước một đối tượng nghiên cứu rộng lớn, bao quát nhiều nội dung phong phú, trong đó có những vấn đề mới đang nghiên cứu và thảo luận nên khó tránh khỏi sơ suất. Rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của bạn đọc. Chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Bộ Khoa học và Công nghệ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc triển khai đề án, cảm ơn Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã dày công biên tập và xuất bản toàn bộ công trình khoa học này. Hà Nội, mùa Hè năm 2016 GS. Phan Huy Lê
  10. 13 MỞ ĐẦU Vùng đất Nam Bộ, tập VI - Từ năm 1945 đến năm 2010 là tập thứ sáu trong bộ sách về Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ, đề cập đến lịch sử vùng đất Nam Bộ trong khoảng thời gian gần đây nhất. Khi nghiên cứu và biên soạn tập sách này, chúng tôi có thuận lợi là các sự kiện lịch sử mới xảy ra gần đây, không ít sự kiện hiện đang trong quá trình tiếp diễn... Điều đó khiến cho việc thu thập, khai thác tài liệu có những thuận lợi nhất định. Nhưng khó khăn cũng bắt nguồn từ đó: Tài liệu nào xác thực? Tài liệu nào không? Đánh giá thế nào khi sự kiện còn đang tiếp diễn, chưa đến hồi kết thúc. Dù vậy, chúng tôi vẫn cố gắng nghiên cứu để tìm ra dòng mạch chính của lịch sử vùng đất Nam Bộ thời kỳ này. Ngay sau khi nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi và giành lại được độc lập cho đất nước, ngày 23-9-1945, thực dân Pháp đã nổ súng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược với mưu đồ đặt lại ách cai trị lên đất nước Việt Nam. Nhân dân Nam Bộ lại phải cầm vũ khí đứng lên chống xâm lược. Cuộc chiến đấu của quân và dân Nam Bộ trong những ngày đầu diễn ra hết sức quyết liệt, đặc biệt ở Sài Gòn - Chợ Lớn, nơi thực dân Pháp tập trung binh lực tiến công các lực lượng cách mạng. Khi thực dân Pháp nổ súng mở đầu hành động xâm lược, quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn, trước hết là công nhân, chủ yếu tập trung trong lực lượng vũ trang của Tổng Công đoàn Nam Bộ đã nêu cao tinh thần dũng cảm, kiên quyết chiến đấu bảo vệ thành phố, bảo vệ chính quyền cách mạng và nền độc lập của Tổ quốc.
  11. 14 VÙNG ĐẤT NAM BỘ VI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2010 Khi thực dân Pháp mở rộng chiến tranh ra toàn vùng, cuộc chiến đấu của quân và dân các địa phương Nam Bộ diễn ra giằng co, quyết liệt. Bằng lòng quả cảm và trí thông minh, sáng tạo, nêu cao truyền thống kiên cường, bất khuất của dân tộc, dựa vào nhà cửa kiên cố và các chướng ngại vật được dựng lên bằng giường, tủ, bàn ghế, xe cộ,... quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn và nhiều địa phương khác trong vùng đã lập nên những chiến lũy chặn địch trên từng khu phố và thôn xóm, vừa tiêu diệt sinh lực địch, phá hủy cơ sở hậu cần, vừa cắt đứt giao thông, gây cho quân xâm lược Pháp nhiều khó khăn, tổn thất. Cuộc chiến đấu oanh liệt của quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn và các địa phương Nam Bộ đã đóng góp những bài học kinh nghiệm đầu tiên quý báu cho quân đội và nhân dân Việt Nam trong việc phát động chiến tranh nhân dân trên cả vùng nông thôn và đô thị. Cuộc chiến đấu của quân và dân Nam Bộ, trước hết là quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn đã kìm chân thực dân Pháp trong nhiều ngày, làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của chúng, tạo điều kiện để quân và dân cả nước có thêm thời gian chuẩn bị chiến đấu trong cuộc kháng chiến toàn quốc. Trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân Nam Bộ đã thực hiện triệt để phương châm kháng chiến “toàn dân, toàn diện”, liên tục tiến công quân xâm lược ở mọi nơi, mọi lúc, buộc quân Pháp phải rút nhiều đồn bốt ở vùng đồng bằng và miền núi. Thắng lợi của Chiến dịch Long Châu Hà, Chiến dịch Sóc Trăng... làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân cả nước. Cùng với nhiệm vụ chiến đấu, quân và dân Nam Bộ đã hăng hái xây dựng hậu phương kháng chiến, tăng cường xây dựng bộ máy hành chính các cấp, thực hiện giảm tô, giảm tức, tạm cấp, tạm chia ruộng đất cho nông dân nghèo thiếu ruộng, tiến hành các cuộc vận động sản xuất tự túc mạnh mẽ trong nhân dân vùng căn cứ, trong bộ đội và cơ quan, gây dựng phong trào hợp tác sản xuất, lập các tổ vần công, đổi công và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giáo dục...
  12. MỞ ĐẦU 15 tạo không khí hồ hởi, phấn khởi trong vùng tự do và góp phần động viên chiến sĩ ngoài mặt trận. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân đô thị, trước hết là Sài Gòn - Chợ Lớn, đòi hòa bình, chống can thiệp Mỹ, chống âm mưu tách Nam Bộ khỏi Việt Nam, đòi Chính phủ Pháp thương lượng với Chính phủ Hồ Chí Minh và chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam gây được tiếng vang lớn trong dư luận trong nước và quốc tế. Cuộc chiến đấu về mọi mặt của quân và dân Nam Bộ đã làm phân tán lực lượng quân Pháp, góp phần quan trọng vào chiến công chung của nhân dân cả nước đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Genève năm 1954, lập lại hòa bình ở Việt Nam và các nước Đông Dương trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước. Song, Hiệp định Genève về Việt Nam ký chưa ráo mực đã bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa được Mỹ tiếp sức phá hoại một cách hệ thống. Họ không thực hiện các quyền tự do dân chủ, còn tiến hành đàn áp dã man những người kháng chiến cũ và những người dân yêu nước bằng một chế độ độc tài, gia đình trị, ngang nhiên từ chối đề nghị của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước theo quy định của Hiệp định Genève. Cùng với nhân dân toàn miền Nam và nhân dân cả nước, nhân dân Nam Bộ đã kiên quyết chống lại bằng các cuộc míttinh, biểu tình, tuần hành vì hòa bình, đòi dân sinh, dân chủ và hiệp thương tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước... Bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa đàn áp dã man, phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam phát triển thành phong trào đồng khởi - phong trào khởi nghĩa từng phần và đồng loạt bằng sức mạnh quần chúng ở
  13. 16 VÙNG ĐẤT NAM BỘ VI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2010 thôn xã trên khắp miền Nam. Các tấm gương điển hình về phong trào đồng khởi xuất hiện ở khắp các tỉnh Nam Bộ: ở Bến Tre, Mỹ Tho, Long An, Kiến Phong, Kiến Tường, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau... đẩy chế độ Việt Nam Cộng hòa vào khủng hoảng sâu sắc và có nguy cơ sụp đổ. Để đối phó lại, Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa chuyển sang áp dụng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: sử dụng bộ máy quân đội, cảnh sát do Mỹ huấn luyện và trang bị vũ khí với sự cố vấn - thực chất là chỉ huy của hàng ngàn sĩ quan Mỹ nhằm tiêu diệt các lực lượng yêu nước ở miền Nam Việt Nam. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” thất bại, Mỹ buộc phải phát động cuộc “Chiến tranh cục bộ” với việc đưa quân chiến đấu Mỹ và quân các nước đồng minh của Mỹ như Hàn Quốc, Thái Lan, Australia, New Zealand vào tham chiến, lúc cao nhất gồm nửa triệu quân chiến đấu Mỹ và gần 6 vạn quân đồng minh của Mỹ với đủ loại vũ khí, khí tài chiến tranh hiện đại. Chiến tranh cục bộ thất bại, một mặt Mỹ phải chấp nhận đàm phán với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và tiếp đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mặt khác chuyển từ chiến lược “Chiến tranh cục bộ” sang “Việt Nam hóa chiến tranh” nhằm gỡ thế bí cho Mỹ đặng thoát khỏi sự sa lầy ở Việt Nam mà vẫn giữ cho chế độ Việt Nam Cộng hòa khỏi sụp đổ. Song, thực tế đã không diễn ra như Mỹ mong muốn. Với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 của quân và dân cả nước, quân đội và chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã bị tan rã. Sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc của nhân dân Việt Nam hoàn toàn thắng lợi. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước khởi đầu từ năm 1954 đến ngày toàn thắng 30-4-1975, Nam Bộ luôn là vùng đất xảy ra những cuộc đụng độ ác liệt giữa xâm lược và chống xâm lược, giữa cách mạng và phản cách mạng trên tất cả các lĩnh vực quân sự, chính trị, văn hóa, xã hội... Nhân dân Nam Bộ bất chấp khó khăn, gian khổ và hy
  14. MỞ ĐẦU 17 sinh, mất mát, đã anh dũng vượt qua và đóng góp quan trọng vào thắng lợi chung của dân tộc nhằm mục tiêu giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc”. Lịch sử Nam Bộ còn có thêm 3 năm (1975-1978) chống các hành động chiến tranh xâm lược của quân đội Campuchia Dân chủ, bảo vệ vững chắc biên giới Tây Nam của Tổ quốc, đồng thời giúp các lực lượng yêu nước, cách mạng Campuchia đánh đổ tập đoàn Pol Pot - Ieng Xari - Khieuxamphon, cứu nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng. Sau khi đất nước thống nhất, nhiệm vụ to lớn đặt ra cho nhân dân Nam Bộ là cùng với nhân dân cả nước xây dựng, củng cố và giữ gìn chính quyền cách mạng, mang lại đời sống yên lành và ấm no cho người dân. Để thực hiện nhiệm vụ nặng nề đó, chính quyền và nhân dân Nam Bộ đã làm hết sức mình, giữ vững an ninh chính trị, nhờ đó, trật tự xã hội ngày càng ổn định và đã giải quyết kịp thời nhiều vấn đề cấp bách về kinh tế và xã hội. Chính trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến những năm 80 của thế kỷ XX, nhân dân Nam Bộ với lòng yêu nước nồng nàn và truyền thống cách mạng đã vượt qua những khó khăn, thử thách trong hoàn cảnh đất nước vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh, chịu sự tác động của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng; đồng thời phải vượt qua những khó khăn do sai lầm trong công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa và hạn chế trong quản lý kinh tế - xã hội. Từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, nhân dân các địa phương Nam Bộ hưởng ứng mạnh mẽ công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, với những kết quả bước đầu rất quan trọng. Nam Bộ luôn là khu vực phát triển năng động, góp phần tạo thế, tạo đà cho đất nước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nam Bộ không chỉ là vựa lúa của cả
  15. 18 VÙNG ĐẤT NAM BỘ VI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2010 nước mà còn là vựa lúa của cả khu vực Đông Nam Á và thế giới. Nam Bộ không chỉ đi lên từ nông nghiệp mà còn đi lên từ các khu công nghiệp hiện đại, chủ yếu nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang… Là vùng đất có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, giàu tài nguyên và với những người dân giàu lòng yêu nước, luôn năng động và sáng tạo, chúng ta tin tưởng Nam Bộ sẽ luôn là một trong những vùng đất phát triển nhất của Tổ quốc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0