intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TÍN DỤNG TƯ NHÂN QUỐC TẾ- IPL

Chia sẻ: Nguyễn Kiều Trinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

533
lượt xem
64
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tín dụng tư nhân quốc tế là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước cho các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế ở một nước khác vay vốn và thu lợi nhuận qua lãi suất tiền cho vay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TÍN DỤNG TƯ NHÂN QUỐC TẾ- IPL

  1. TÍN DỤNG TƯ NHÂN QUỐC TẾ (International Private Loans) 1. Khái niệm Tín dụng tư nhân quốc tế là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước cho các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế ở một nước khác vay vốn và thu lợi nhuận qua lãi suất tiền cho vay. 2. Đặc điểm - Chủ đầu tư không phải là chủ sở hữu của đối tượng tiếp nhận đầu tư. Quan hệ giữa chủ đầu tư với đối tượng tiếp nhận vốn là quan hệ vay nợ - Người tiếp nhận đầu tư chỉ có quyền sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi khi đến hạn. - Chủ đầu tư thu lợi nhuận qua lãi suất cho vay theo khế ước vay độc lập với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vay. Lãi suất cho vay có thể cố định hoặc không, có thể thay đổi tuỳ theo lãi suất cho vay trên thị trường tuỳ thuộc vào đàm phán giữa hai bên. Như vậy thu nhập của chủ đầu tư không phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng tiếp nhận vốn đầu tư. Do độ rủi ro của hình thức đầu tư này thấp hơn nên thu nhập của nó cũng thường thấp hơn các hình thức đầu tư khác. - Các khoản cho vay thường là bằng tiền, không kèm theo máy móc thiết bị, công nghệ, bí quyết hay chuyển giao công nghệ. - Đơn vị cung cấp vốn tuy không tham gia quản lý điều hành hay kiểm soát hoạt động doanh nghiệp nhưng trước khi cho vay đều nghiên cứu tính khả thi của dự án đầu tư qua hồ sơ đi vay, dự án sử dụng vốn, nếu đối tượng tiếp nhận đầu tư sử dụng vốn không có hiệu quả và đúng theo hồ sơ đi vay thì chủ đầu tư có quyền đòi tiền trước.Chủ đầu tư có thể yêu cầu về bảo lãnh, hoặc thế chấp các khoản vay để giảm rủi ro, đồng thời có quyền sử dụng những tài sản đã thế chấp hoặc yêu cầu cơ quan bảo lãnh thanh toán khoản vay trong trường hợp các doanh nghiệp vay làm ăn thua lỗ, phá sản..
  2. -> Đối với đối tượng tiếp nhận đầu tư: Không phụ thuộc vào kinh tế của chủ đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài không can thiệp vào việc sử dụng vốn. Tuy nhiên tính ổn định không cao do nhà đầu tư có thể đòi nợ sớm hoặc rút vốn khi đối tượng tiếp nhận đầu tư làm ăn thua lỗ. -> Đối với chủ đầu tư: ưu điểm là vốn đầu tư ít, rủi ro ít, thu nhập không phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, được ưu tiên thanh toán nếu doanh nghiệp phá sản. Tuy nhiên nhược điểm là lợi nhuận không cao. 3. Phân loại Tín dụng thương mại quốc tế. Ví dụ: tín dụng xuất khẩu (trả trước đề người bán sản xuất hàng hoá), tín dụng nhập khẩu (bán hàng trả chậm), … Đầu tư trái phiếu nước ngoài. Đây cũng là một trong những hình thức đầu tư chứng khoán nước ngoài. Vậy nên cách phân loại ở đây cũng chỉ có ý nghĩa tương đối
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2