intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tín hiệu xấu cho cuộc phỏng vấn

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

158
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy cứ tưởng tượng cuộc phỏng vấn diễn ra như là khi bạn đang tham gia giao thông vậy, sẽ có những tín hiệu tương tự như đèn đỏ và lúc đó bạn biết rằng, bạn không còn cơ hội vào vòng trong. Những cuộc phỏng vấn xin việc thường khiến bạn bối rối bởi bạn không chắc nhà tuyển dụng nghĩ gì, thái độ của họ như vậy là thế nào, nhất là khi cuộc phỏng vấn đó có những dấu hiệu không tốt như bạn mong đợi. Không ít người nghĩ rằng mình có thể vượt qua hoặc tin...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tín hiệu xấu cho cuộc phỏng vấn

  1. Tín hiệu xấu cho cuộc phỏng vấn Hãy cứ tưởng tượng cuộc phỏng vấn diễn ra như là khi bạn đang tham gia giao thông vậy, sẽ có những tín hiệu tương tự như đèn đỏ và lúc đó bạn biết rằng, bạn không còn cơ hội vào vòng trong. Những cuộc phỏng vấn xin việc thường khiến bạn bối rối bởi bạn không chắc nhà tuyển dụng nghĩ gì, thái độ của họ như vậy là thế nào, nhất là khi cuộc phỏng vấn đó có những dấu hiệu không tốt như bạn mong đợi. Không ít người nghĩ rằng mình có thể vượt qua hoặc tin chắc sẽ đỗ trong vòng phỏng vấn ấy, nhưng thực tế lại không hoàn toàn như vậy. Biến cuộc phỏng vấn thành buổi trò chuyện
  2. Không ít người nghĩ rằng, làm chủ buổi phỏng vấn là cách để gây ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng nhưng trên thực tế, suy nghĩ đó sẽ trở nên phản tác dụng nếu bạn cho phép mình nói và đặt câu hỏi quá nhiều. Theo John M. McKee - GĐ điều hành của một doanh nghiệp thành công, hầu hết người tìm việc không nên chiếm ưu thế quá 40% trong buổi phỏng vấn. Bởi lẽ, đa số các ứng viên rất lo sợ không chỉ ra được mình là ứng viên tốt nhất cho vị trí mà nhà tuyển dụng đang cần. Vì thế, họ cố gắng để mình là người chủ động hoàn toàn, điều khiển cuộc phỏng vấn và không bao giờ tập trung vào câu trả lời mà nhà tuyển dụng đưa ra. Thời gian dành cho cuộc phỏng vấn có thể kết thúc trước khi nhà tuyển dụng có thể trả lời những câu hỏi mà người tìm việc đưa ra. Họ sẽ cảm thấy thật rắc rối, phiền hà với những ứng viên chỉ biết nói trên trời dưới đất mà không chú trọng vào câu hỏi họ đưa ra. Nhà tuyển dụng nhìn đồng hồ Khi bước vào cuộc phỏng vấn, ngôn ngữ cơ thể là dấu hiệu quan trọng giúp bạn hiểu được một phần kết quả của buổi phỏng vấn ấy. Nếu người phỏng vấn cứ liếc nhìn đồng hồ hoặc để ý đến những người xung quanh nhiều hơn
  3. thì đó chắc chắn là dấu hiệu không tốt, chứng tỏ bạn không có cơ hội vào vòng tiếp theo. Gọi điện thoại khi phỏng vấn Jennifer Mounce - người từng tham gia với tư cách cố vấn trong các cuộc phỏng vấn ở Coach Effect đã rút ra những kinh nghiệm quý báu từ những cuộc phỏng vấn không mấy suôn sẻ. Đang trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng dừng lại để gọi một cuộc điện thoại mà không báo trước với ứng viên. Khoảng 20 phút sau, người phỏng vấn quay lại và tiếp tục đặt câu hỏi, và Jennifer nhận ra rằng, tâm trí nhà tuyển dụng lúc đó hoàn toàn không đặt vào ứng viên. Lúc đó, chính ứng viên cũng nên tự hỏi mình xem, liệu mình có thể về đầu quân cho những người không hề quan tâm đến mình, không cả dành cho mình trọn vẹn một khoảng thời gian ngắn và không hề xin lỗi hay giải thích lý do của việc gọi điện chen ngang buổi phỏng vấn. Thử thách độ kiên nhẫn của bạn
  4. Jennifer Mounce cũng cảnh báo các nhà tuyển dụng không nên kéo dài cuộc phỏng vấn trong nhiều giờ. Lúc đó, ứng viên sẽ cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng. Họ có thể sẽ xin dừng lại một lát để giải lao, uống ngụm nước hoặc ăn một chút gì đó nhẹ nhàng. Mounce khuyên rằng, tốt nhất các ứng viên nên cân nhắc xem có nên tiếp tục tham gia những buổi phỏng vấn như thế nữa hay không. Không ai muốn làm việc này Khi ứng tuyển vào một vị trí quan trọng nào đó, các ứng viên thường băn khoăn tại sao một công việc tốt như thế lại bị bỏ khuyết. Lúc đó, nếu nhà tuyển dụng trả lời rằng, vị trí ấy cứ có người đến rồi lại đi, chưa ai trụ lại được lâu thì bạn hãy tìm hiểu sâu thêm xem nếu bạn nhận công việc đó thì trách nhiệm và áp lực đến đâu? Vì sao không ai có thể ở vị trí đó được lâu? Khi hiểu rõ những điều đó, bạn sẽ biết mình có nên tiếp tục thi tuyển vào vị trí đó hay không. Bạn phải trả lời một bảng câu hỏi Có vẻ như, bạn đang tham gia trả lời một loạt câu hỏi có sẵn chứ không phải
  5. đang tham dự một cuộc phỏng vấn thực sự. Kris Alban - Giám đốc phụ trách quan hệ đối tác chiến lược của iGrad kể rằng, ông thường để sẵn một bản danh sách các câu hỏi trước mặt khi phỏng vấn. "Nếu quá trình phỏng vấn tốt, ứng viên gây được ấn tượng, tôi sẽ mở rộng vấn đề cần hỏi. Nhưng một khi chỉ để ứng viên trả lời hết các câu hỏi trong list của mình, điều đó cho thấy tôi không hề hứng thú với ứng viên ấy". Trong trường hợp phải đối diện với hàng loạt câu hỏi, bạn hãy cố gắng trả lời thật tốt và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Công ty đang gặp khó khăn về tài chính Nếu công ty bạn đang ứng tuyển gặp khó khăn về vấn đề tài chính và khi đến đó, bạn vô tình nghe được một cuộc tranh luận về việc công ty chưa nhận được khoản thanh toán đầy đủ từ phía khách hàng. Lúc đó, bạn nên suy nghĩ xem liệu đây có phải là nơi đảm bảo cho bạn một công việc với thu nhập tốt, ổn định hay không. Không thấy hồi âm
  6. Có thể, khi phỏng vấn bạn, nhà tuyển dụng đưa ra một loạt những lời hứa hẹn với lịch làm việc riêng cho bạn. Thế nhưng, đợi mãi vẫn không thấy hồi âm của họ, hay nói cách khác, họ đang dần quên đi những gì đã nói với bạn trong buổi phỏng vấn. Đó là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị loại khỏi danh sách của nhà tuyển dụng. Phàn nàn về sếp cũ Trong quá trình phỏng vấn, bạn dành hẳn 10 phút chỉ để chê bai sếp cũ hoặc nói về các cựu đồng nghiệp với một thái độ tiêu cực. Dù nhà tuyển dụng đang rất muốn nghe thậm chí còn có vẻ khuyến khích bạn nói thêm nhưng nên nhớ rằng, chẳng ai muốn nhân một nhân viên như thế vào công ty mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2