Tình cảm của Bác Hồ với đồng bào các dân tộc thiểu số<br />
Thứ Tư, 03/12/2014, 07:47 [GMT+7]<br />
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại <br />
đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Tư tưởng đại đoàn kết là <br />
một tư tưởng lớn xuyên suốt trong hệ tư tưởng cũng như hoạt động thực tiễn <br />
cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo tư tưởng của Người, lực lượng và <br />
phương diện đoàn kết gồm một hệ thống rộng lớn: Đoàn kết các dân tộc, các <br />
tầng lớp, các đảng phái, các tôn giáo trong xã hội, với cả kiều bào nước ngoài và <br />
đoàn kết quốc tế... Trong đó, đoàn kết đồng bào các dân tộc là một nội dung cơ <br />
bản có ý nghĩa chiến lược sống còn đối với cách mạng nước ta.<br />
Ngày 3121945, Hội nghị Đại biểu các dân tộc thiểu số toàn quốc đã <br />
diễn ra ở thủ đô Hà Nội. Lần đầu tiên đại biểu các dân tộc ít người ở Việt Bắc, <br />
Tây Bắc và Tây Nguyên xa xôi cùng về họp mặt để biểu dương tinh thần đoàn <br />
kết giữa các dân tộc. Hội nghị đã vinh dự được đón Bác Hồ về dự và chia vui <br />
cùng đồng bào, mặc dù Người đang phải giải quyết rất nhiều công việc sau khi <br />
nước nhà độc lập.<br />
Trong diễn văn khai mạc, Người nêu rõ: "Nhờ sức đoàn kết tranh đấu <br />
chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc lập, các dân <br />
tộc thiểu số được bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều như anh chị em <br />
trong một nhà, không còn có sự phân biệt nòi giống, tiếng nói gì nữa. Trước kia <br />
các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy độc lập càng cần <br />
phải đoàn kết hơn nữa". <br />
Về nhiệm vụ của Chính phủ, Người nhấn mạnh: "... Chính phủ sẽ bãi bỏ <br />
hết những điều hủ tệ cũ, bao nhiêu bất bình (đẳng) trước sẽ sửa chữa đi. 2. <br />
Chính phủ sẽ gắng sức giúp cho các dân tộc thiểu số về mọi mặt: a) Về kinh tế, <br />
sẽ mở mang nông nghiệp cho các dân tộc được hưởng; b) Về văn hóa, Chính <br />
phủ sẽ chú ý trình độ học thức cho dân tộc. Các dân tộc được tự do bày tỏ <br />
nguyện vọng và phải cố gắng để cùng giành cho bằng được độc lập hoàn toàn, <br />
tự do và thái bình". <br />
Trong một bức thư viết cùng ngày gửi đồng bào thiểu số, Bác Hồ thông <br />
báo rằng "Ngày 3 tháng 12 năm nay là một ngày rất vẻ vang cho nước Việt <br />
Nam... Đó là một cuộc đại hội xưa nay chưa từng có, một cuộc thân thiện làm <br />
cho cả nước vui mừng...". <br />
Trước đó, ngày 23111945, khi tiếp đoàn đại biểu các dân tộc tỉnh Tuyên <br />
Quang, về thăm Thủ đô, Bác ân cần trò chuyện: "Trước khi nước ta được độc <br />
lập, các đồng bào trên đó, ai nấy đã nhiệt tâm yêu nước, yêu nòi, đã gắng sức <br />
giúp anh em Việt Minh trong cuộc vận động giải phóng rất nhiều. Chính tôi có <br />
đi qua các miền anh em ở, tới đâu cũng nhận thấy anh em Thổ, Mán ai nấy đều <br />
một lòng mong Tổ quốc độc lập, oán ghét bọn giặc xâm lăng... Tôi nhờ anh chị <br />
em về nói với đồng bào trên ấy biết rằng đồng bào Kinh và Chính phủ rất <br />
thương mến đồng bào...". Tại Hội nghị này, một lần nữa, Bác Hồ khẳng định lại <br />
điều đó, làm đại biểu đều rưng rưng cảm động. <br />
Không lâu, sau khi Hội nghị Đại biểu các dân tộc thiểu số toàn quốc diễn <br />
ra, ngày 1941946, Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam được tổ chức tại <br />
Pleiku. “Tiếc vì đường sá xa xôi”, Bác không thể đến dự, nhưng với tình cảm tha <br />
thiết của mình, Bác Hồ đã gửi đến Đại hội một bức thư, giao cho đồng chí Tố <br />
Hữu (lúc đó là Phó Bí thư xứ ủy Trung bộ) và đồng chí Bùi San mang đến. 68 <br />
năm đã trôi qua, nhưng những nội dung cực kỳ sâu sắc trong bức thư của Bác Hồ <br />
vẫn còn in đậm trong tâm trí của đồng bào các dân tộc Gia Lai nói riêng và Tây <br />
Nguyên nói chung. Trong thư Người vạch rõ những âm mưu thâm độc của bè lũ <br />
đế quốc, phong kiến và nêu cao tinh thần đoàn kết của đồng bào các dân tộc. <br />
Người khẳng định: "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai <br />
hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt <br />
Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, <br />
no đói giúp nhau", dù "sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của <br />
chúng ta không bao giờ giảm bớt". Để thực hiện sự đoàn kết giữa các dân tộc, <br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên đồng bào các dân tộc phải thương yêu, giúp đỡ <br />
lẫn nhau, xóa bỏ những bất đồng, mặc cảm, tôn trọng và có trách nhiệm với đất <br />
nước, với dân tộc.<br />
Ngày 2621947, Người lại có thư "Gửi đồng bào thượng du" (vùng Thanh <br />
Hóa). Thư viết: "Trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, đồng bào thiểu số đã tỏ <br />
lòng nồng nàn yêu nước... Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn đồng bào và trân <br />
trọng hứa rằng: Đến ngày kháng chiến thành công, Tổ quốc và Chính phủ sẽ <br />
luôn luôn ghi nhớ những công lao của đồng bào...".<br />
Tiếp nối tinh thần và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà <br />
nước ta đã và đang quan tâm giải quyết các vấn đề về dân tộc và tôn giáo bằng <br />
những chủ trương, biện pháp cụ thể nhằm thu hẹp khoảng cách giữa miền xuôi <br />
với miền núi, bình đẳng và đoàn kết các dân tộc... <br />
Để xứng đáng với tình cảm của Bác Hồ kính yêu, đồng bào các dân tộc <br />
thiểu số Gia Lai nói riêng và cả nước nói chung, nguyện một lòng đi theo con <br />
đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn; không ngừng nâng cao cảnh giác, <br />
phòngchống âm mưu phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; chung <br />
sức, chung lòng xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh "sánh vai với các <br />
cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.<br />