TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
TÍNH CHẤT DI CHUYỂN CỦA TINH TRÙNG Ở NAM GIỚI<br />
TRONG CÁC CẶP THIỂU NĂNG SINH SẢN<br />
Lã Đình Trung, Trần Đức Phấn<br />
Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Tỷ lệ hiểu năng sinh sản ngày càng cao. Để giúp cho tinh trùng di chuyển đến trứng, ngoài tốc độ di<br />
chuyển, tính chất di chuyển của tinh trùng cũng rất quan trọng. Hiện còn rất ít nghiên cứu đề cập đến tính<br />
chất di chuyển của tinh trùng. Với thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm phân tích tính chất di<br />
chuyển của tinh trùng của những người nam giới trong các cặp thiểu năng sinh sản và so sánh tính chất di<br />
chuyển của tinh trùng của những người nam thiểu năng sinh sản và những người nam sinh sản bình thường.<br />
Phân tích tốc độ di chuyển của tinh trùng của 129 người nam giới tuổi 25 - 48 chúng tôi thu được kết quả<br />
sau: Tốc độ di chuyển của tinh trùng: những nam giới sinh sản bình thường có tốc độ di chuyển của tinh trùng<br />
là: VCL = 89,71 + 19,8731, VAP = 58,35 + 12,9185, VSL = 45,44 + 9,7920. VCL, VAP, VSL ở nhóm thiểu<br />
năng sinh sản nguyên phát và nhóm thiểu năng sinh sản thứ phát thấp hơn rõ rệt so với nhóm chứng. Tính<br />
chất di chuyển của tinh trùng: LIN và STR của nhóm thiểu năng sinh sản cao hơn so với nhóm chứng. WOB<br />
của nhóm thiểu năng sinh sản và nhóm chứng không có sự khác biệt.<br />
Từ khóa: thiểu năng sinh sản, tinh trùng, độ di động của tinh trùng, LIN, STR, WOB<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Thiểu năng sinh sản gặp với tỷ lệ ngày<br />
càng cao [4]. Đối với thiểu năng sinh sản nam<br />
giới, nguyên nhân phổ biến nhất là sự bất<br />
thường về tinh dịch đồ, trong đó bất thường<br />
về độ di động của tinh trùng chiếm tỷ lệ cao<br />
nhất [2, 6].<br />
Tốc độ di chuyển của tinh trùng có tính<br />
chất quyết định cho khả năng thụ thai, vì trứng<br />
không di động, còn tinh trùng thì phải di<br />
chuyển một quãng đường rất xa mới đến<br />
được với trứng.<br />
Câu hỏi đặt ra là: tốc độ di chuyển của tinh<br />
trùng là bao nhiêu? Tính chất di chuyển như<br />
thế nào thì có lợi cho quá trình thụ tinh? Có sự<br />
khác biệt về tốc độ di chuyển, tính chất di<br />
chuyển của tinh trùng giữa những nam giới<br />
<br />
Địa chỉ liên hệ: Lã Đình Trung - Bộ môn Sinh học Di<br />
truyền - Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Email: ladinhtrungvn@gmail.com<br />
Ngày nhận: 04/1/2013<br />
Ngày được chấp thuận: 26/4/2013<br />
<br />
20<br />
<br />
khoẻ mạnh và những nam giới thiểu năng sinh<br />
sản không?<br />
Để trả lời những câu hỏi trên, chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu “Tính chất di chuyển của<br />
tinh trùng ở các nam giới trong các cặp thiểu<br />
năng sinh sản” nhằm các mục tiêu:<br />
1. Phân tích tính chất di chuyển của tinh<br />
trùng của những người nam giới trong các<br />
cặp thiểu năng sinh sản.<br />
2. So sánh tính chất di chuyển của tinh<br />
trùng của những người nam thiểu năng sinh<br />
sản và những người nam sinh sản bình thường.<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
1. Đối tượng<br />
Đối tượng nghiên cứu là 129 người nam<br />
giới tuổi từ 25 - 48, kiêng xuất tinh 3 - 5 ngày,<br />
có mật độ tinh trùng > 20 triệu tinh trùng/ml,<br />
đến xét nghiệm tại labo của bộ môn Y sinh<br />
học - Di truyền trường Đại học Y Hà Nội từ<br />
tháng 12/ 2010 đến tháng 6 / 2011. Nghiên<br />
cứu có hai nhóm:<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
- Nhóm nam giới trong các cặp thiểu năng<br />
sinh sản: gồm 27 người chưa từng có thai<br />
(thiểu năng sinh sản nguyên phát), 56 người<br />
trước đây đã có con nhưng nay muốn có con<br />
tiếp mà hơn 12 tháng không thể có thai (thiểu<br />
năng sinh sản thứ phát), tổng 83 người.<br />
- Nhóm chứng: 46 nam giới trong các cặp<br />
sinh sản bình thường, đã có con, họ đi kiểm<br />
tra để chuẩn bị cho lần sinh tiếp theo (nhóm<br />
này không gồm những người muốn có con mà<br />
trong 12 tháng sinh hoạt tình dục bình thường<br />
không có thai được).<br />
2. Phương pháp<br />
Nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang.<br />
Các chỉ số nghiên cứu:<br />
<br />
- Tốc độ di chuyển của tinh trùng (đo tốc<br />
độ trung bình của 100 tinh trùng di động<br />
nhanh và di động chậm).<br />
+ VCL (Curvilnear velocity) (μ/s): Tốc độ<br />
đường cong: là tốc độ trung bình được tính từ<br />
tổng các đường thẳng nối liên tục vị trí của<br />
đầu tinh trùng trong quá trình chuyển động.<br />
+ VAP (Average path velocity) (μ/s): là tốc<br />
độ theo đường trung vị: tốc độ trung bình của<br />
đầu tinh trùng dọc theo con đường trung vị<br />
của nó.<br />
+ VSL (Straight line velocity) (μ/s): Tốc độ<br />
tuyến tính: là tốc độ trung bình được tính theo<br />
đường thẳng là khoảng cách giữa điểm bắt<br />
đầu và điểm kết thúc của quá trình chuyển<br />
động của tinh trùng.<br />
<br />
Hình 1. Tốc độ di chuyển của tinh trùng<br />
- Tính chất di chuyển của tinh trùng:<br />
+ Tính tuyến tính (Linearity): Tính tuyến<br />
tính của đường cong.<br />
LIN = VSL/VCL x 100<br />
+ Tính tiến thẳng (Straightess): Tính tuyến<br />
tính của con đường trung vị.<br />
STR = VSL/VAP x 100<br />
+ Tính dao động (Wobble): Thước đo độ<br />
dao động của con đường thực tế về con<br />
đường trung vị.<br />
WOB = VAP/VCL x 100<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
3. Xử lý số liệu<br />
Các số liệu thu được được xử lý theo<br />
chương trình Epi info 6.4.<br />
4. Đạo đức nghiên cứu<br />
Mọi thông tin về bệnh nhân đều được giữ<br />
bí mật và chỉ được phân tích tổng hợp phục<br />
vụ cho việc tư vấn sinh sản cho bệnh nhân và<br />
cho nghiên cứu này, không sử dụng vào bất<br />
kỳ mục đích nào khác. Không công bố thông<br />
tin cá nhân.<br />
<br />
21<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu<br />
1.1. Đặc điểm tuổi của các đối tượng nghiên cứu<br />
Tuổi trung bình của các bệnh nhân nghiên cứu là 32,89 + 5,88 tuổi. Tuổi của các bệnh nhân<br />
được phân bố 8 tuổi/nhóm theo lý luận thiên quý y học cổ truyền [3].<br />
Bảng 1. Phân bố về độ tuổi của các đối tượng nghiên cứu<br />
Chứng<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu<br />
<br />
TNSS<br />
<br />
n1<br />
<br />
%<br />
<br />
n2<br />
<br />
%<br />
<br />
25 - 32<br />
<br />
17<br />
<br />
23,3<br />
<br />
56<br />
<br />
67,5<br />
<br />
33 - 40<br />
<br />
21<br />
<br />
45,7<br />
<br />
20<br />
<br />
24,1<br />
<br />
41 - 48<br />
<br />
8<br />
<br />
17,4<br />
<br />
7<br />
<br />
8,4<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
46<br />
<br />
100<br />
<br />
83<br />
<br />
100<br />
<br />
Nhóm tuổi<br />
<br />
p<br />
<br />
p < 0,05<br />
<br />
* TNSS: thiểu năng sinh sản.<br />
Kết quả thu được ở bảng 3.1 cho thấy:<br />
Nghiên cứu được tiến hành trên những nam giới có độ tuổi từ 25 - 48. Ở cả nhóm chứng và<br />
nhóm thiểu năng sinh sản, đa số bệnh nhân nghiên cứu ở độ tuổi từ 25 - 40 là độ tuổi sinh đẻ,<br />
nhóm chứng có 79,0% và nhóm thiểu năng sinh sản có 91,6%.<br />
Ở nhóm chứng nhiều nhất là độ tuổi 33 - 40, chiếm 45,7%, độ tuổi 25 - 32 có 23,3% và ít<br />
nhất là độ tuổi 41 - 48, có 17,4%. Ở nhóm thiểu năng sinh sản, nhiều nhất là những bệnh nhân<br />
trẻ ở độ tuổi 25 - 32, chiếm 67,5%, độ tuổi 33 - 40 chiếm 24,1% và độ tuổi ít nhất là 41 - 48<br />
chiếm 8,4%.<br />
Sự khác biệt về độ tuổi giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
1.2. Phân bố về nghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu<br />
Bảng 2. Phân bố về nghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu<br />
Chứng<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu<br />
<br />
TNSS<br />
<br />
Nhóm tuổi<br />
<br />
n1<br />
<br />
%<br />
<br />
Lao động chân tay<br />
<br />
21<br />
<br />
45,7<br />
<br />
42<br />
<br />
50,6<br />
<br />
Lao động trí óc<br />
<br />
25<br />
<br />
54,3<br />
<br />
41<br />
<br />
49,4<br />
<br />
46<br />
<br />
100<br />
<br />
83<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
n2<br />
<br />
%<br />
<br />
p<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
* TNSS: thiểu năng sinh sản.<br />
Nhóm chứng có 45,7% lao động chân tay, 54,3% lao động trí óc. Nhóm thiểu năng sinh sản có<br />
50,6% lao động chân tay, 49,4% lao động trí óc. Sự khác biệt về nghề nghiệp giữa nhóm chứng<br />
và nhóm thiểu năng sinh sản không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
22<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
1.3. Phân loại bệnh nhân trong nhóm thiểu năng sinh sản<br />
<br />
T N S S th ø p h ¸ t<br />
(n = 2 7 )<br />
<br />
3 2 .5<br />
<br />
p < 0,05<br />
<br />
T N SS n g u y ªn p h ¸ t<br />
(n = 5 6 )<br />
<br />
6 7 .5<br />
<br />
0<br />
<br />
20<br />
<br />
40<br />
<br />
60<br />
<br />
80<br />
<br />
Biểu đồ 1. Tỷ lệ bệnh nhân trong các nhóm thiểu năng sinh sản<br />
Tỷ lệ bệnh nhân trong nhóm thiểu năng sinh sản nguyên phát cao hơn tỷ lệ bệnh nhân trong<br />
nhóm thiểu năng sinh sản thứ phát (p < 0,05).<br />
2. Tốc độ di chuyển của tinh trùng<br />
2.1. Tốc độ tuyến tính<br />
Bảng 3. Tốc độ tuyến tính (VSL), tốc độ theo con đường trung vị (VAP),<br />
tốc độ đường cong (VCL)<br />
<br />
Nhóm<br />
<br />
Chỉ số nghiên<br />
cứu<br />
<br />
VSL<br />
( X + SD)<br />
<br />
VAP<br />
( X + SD)<br />
<br />
VCL<br />
( X + SD)<br />
<br />
Chứng (1)<br />
n = 46<br />
<br />
45,44 + 9,79<br />
<br />
58,35 + 12,92<br />
<br />
89,71 + 19,87<br />
<br />
Thiểu năng sinh sản<br />
nguyên phát (2) n = 56<br />
<br />
39,34 + 9,46<br />
<br />
48,68 + 12,33<br />
<br />
73,82 + 18,27<br />
<br />
Thiểu năng sinh sản<br />
thứ phát (3) n = 27<br />
<br />
38,70 + 9,26<br />
<br />
46,22 + 11,58<br />
<br />
68,35 + 15,59<br />
<br />
p<br />
<br />
p1-2 < 0,01<br />
p1-3 < 0,01<br />
p2-3 > 0,05<br />
p1-2-3 < 0,001<br />
<br />
Tốc độ tuyến tính, tốc độ theo con đường trung vị và tốc độ đường cong ở nhóm chứng cao<br />
hơn rõ rệt so với nhóm thiểu năng sinh sản nguyên phát và nhóm thiểu năng sinh sản thứ phát<br />
(p < 0,01). Tốc độ tuyến tính ở 2 nhóm thiểu năng sinh sản khác biệt không có ý nghĩa thống kê<br />
(p > 0,05).<br />
2.2. Mối liên quan giữa tốc độ tinh trùng với các nhóm tuổi<br />
Kết quả biểu đồ 2 cho thấy: trong nghiên cứu, người nam giới ở độ tuổi 33 - 40 có tốc độ tinh<br />
trùng cao nhất. Sau đó đến tốc độ tinh trùng của nam giới ở độ tuổi 25 - 32, và thấp nhất là tốc độ<br />
tinh trùng ở độ tuổi 41 - 48. Tuy nhiên sự khác biệt về tốc độ tinh trùng giữa các nhóm tuổi không<br />
có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
23<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
25 - 32 (n = 73)<br />
<br />
33 - 40 (n = 41)<br />
<br />
41 - 48 (n = 15)<br />
<br />
100<br />
75<br />
50<br />
25<br />
0<br />
VSL<br />
<br />
VAP<br />
<br />
VCL<br />
<br />
Biểu đồ 2. Mối liên quan giữa tốc độ tinh trùng với các nhóm tuổi<br />
3.3. Tính chất di chuyển của tinh trùng<br />
Bảng 4. So sánh tính chất di chuyển của tinh trùng<br />
Nhóm NC<br />
<br />
Chứng<br />
n = 46<br />
<br />
Thiểu năng sinh sản<br />
n = 83<br />
<br />
p<br />
<br />
LIN ( X + SD)<br />
<br />
51,14 + 7,0596<br />
<br />
54,96 + 8,3998<br />
<br />
p1-2 < 0,05<br />
<br />
STR ( X + SD)<br />
<br />
78,32 + 6,3973<br />
<br />
82,27 + 6,4599<br />
<br />
p1-2 < 0,05<br />
<br />
WOB ( X + SD)<br />
<br />
65,16 + 5,7077<br />
<br />
66,58 + 6,8681<br />
<br />
p1-2 > 0,05<br />
<br />
Tính chất<br />
<br />
Tính tuyến tính và tính tiến thẳng của nhóm chứng thấp hơn so với nhóm thiểu năng sinh sản<br />
(p < 0,05).<br />
Tính dao động của nhóm chứng và nhóm thiểu năng sinh sản không có sự khác biệt (p > 0,05).<br />
<br />
IV. BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu<br />
Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên<br />
cứu là 32,89 + 5,88 tuổi, trong đó nhóm thiểu<br />
năng sinh sản tuổi trung bình là 31,76 + 5,79.<br />
Độ tuổi này có phần trẻ hơn so với các nghiên<br />
cứu của các tác giả khác. Có khả năng nhu<br />
cầu xã hội ngày càng phát triển sức khỏe sinh<br />
sản ngày càng được quan tâm, vì thế nhu cầu<br />
khám và điều trị sớm hơn so với trước đây.<br />
Kết quả từ bảng 1 cho thấy đa số bệnh<br />
nhân đến khám là những bệnh nhân ở độ tuổi<br />
25 - 40 tuổi. Trong nhóm thiểu năng sinh sản,<br />
24<br />
<br />
đa số bệnh nhân ở độ tuổi 25 - 32 tuổi, điều<br />
này chứng tỏ nhu cầu khám và điều trị thiểu<br />
năng sinh sản ở những người trẻ rất cao.<br />
Thực tế những người nam trẻ tuổi có nhu cầu<br />
khám chữa bệnh cao chứng tỏ nhận thức xã<br />
hội về thiểu năng sinh sản ngày càng tăng.<br />
Độ tuổi nhiều nhất ở nhóm chứng là<br />
33 - 40 tuổi. Điều này có lẽ do hiện nay đa số<br />
thanh niên kết hôn ở độ tuổi khoảng 30 [5],<br />
sau đó mới có con. Độ tuổi ít bệnh nhân nhất<br />
là 41 - 48 tuổi. Bệnh nhân có xu hướng khám<br />
chữa bệnh từ sớm, độ tuổi 41 - 48 nhu cầu<br />
sinh con cũng giảm đi so với các độ tuổi trước.<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />