TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
lượt xem 37
download
Tổng đàn bò sữa của Hoa Kỳ trong giai đoạn 2001-2005 giảm bình quân 0,31% năm. Năng suất sữa bình quân trên toàn liên bang giai đoạn này là 8.416 kg/bò sữa/năm, với năng suất tăng bình quân 1,39%/năm. Tổng đàn bò sữa của Hoà kỳ giảm trung bình 5,00% năm trong giai đoạn 1994-2004 và 5,40% giai đoạn 2001-2004.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
- TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI I. NHỮNG THÀNH TỰU CHĂN NUÔI CỦA MỘT SỐ NƯỚC 1. Hoa Kỳ Tổng đàn bò sữa của Hoa Kỳ trong giai đoạn 2001-2005 giảm bình quân 0,31% năm. Năng suất sữa bình quân trên toàn liên bang giai đoạn này là 8.416 kg/bò s ữa/năm, với năng suất tăng bình quân 1,39%/năm. Tổng đàn bò sữa của Hoà kỳ giảm trung bình 5,00% năm trong giai đoạn 1994-2004 và 5,40% giai đoạn 2001-2004. Tổng đàn lợn của Mỹ là 61,2 triệu con tính đến tháng 12 năm 2005, tăng bình quân 1,15% năm, trong đó có 6,01 triệu con gồm nái, nái hậu bị và l ợn đ ực giống. Số lợn cai sữa trung bình 9,03 con/lứa năm 2005 so với 8,96 năm 2004, tăng 0,87%. Số l ợn cai sữa trung bình từ 7,50/lứa ở các cơ sở chăn nuôi có qui mô từ 1-99 con lên 9,10 ở các trang trại với qui mô trên 5000 con. Khoảng 39% tổng đàn lợn được nuôi theo kiểu gia công trong năm 2005. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ lập kế hoạch tổng đàn cho năm 2006 là 60,9 triệu, 62,2 triệu cho năm 2007 và đạt 65,49 triệu vào năm 2015 (tham khảo số liệu chăn nuôi của Hoa Kỳ ở phần phụ lục). 2. Cộng đồng châu Âu với 25 thành viên Về chí phí sản xuất cho một kg thịt lợn xẻ, Canada là nước có chi phí thấp nhất (≈ 5,6 USD), thứ hai là Hoa Kỳ (≈ 6,2 USD) và cao nhất là Liên hiệp Anh (≈ 7,8 USD). Chi phí thức ăn cho một kg thịt xẻ thấp nhất là Canada (≈ 3,15 USD), thứ hai là Hà Lan (≈ 3,29 USD) và cao nhất cũng là là Liên hiệp Anh (≈ 4,27 USD). Hà Lan có chi phí thức ăn công nghiệp/kg tăng trọng thấp nhất (2,6 kg), thứ hai là Liên hiệp Anh (2,65) và cao nhất là Canada (3,29). 3. Hà Lan ứng dụng các thành tựu công nghệ về giống lợn, thức ăn, quản lý trang trại..., Hà Lan đã thành công trong việc đưa tỉ lệ thịt xẻ trung bình của tất cả các loại lợn được giết mổ từ 53,2% năm 1990 lên 64,4 % năm 2004. Tỉ lệ thịt loại ngon và rất ngon tăng từ 83% năm 1989 lên trên 90% năm 2004. Năm 2005, Công ty Topigs c ủa n ước này thông báo tỉ lệ lợn con cai sữa trung bình/nái/năm tăng từ 24 con lên 25 con chỉ sau 5 năm; tỉ lệ lợn sơ sinh sống sót trung bình là 12,1 /lứa đẻ; tỉ lệ chết tr ước cai s ữa trung bình là 11,8%; và số lứa để trung bình là 2,36/nái/năm. Các đàn lợn nái tốt nhất chiếm 10%, sinh trung bình 27,9 con/nái/năm, trong đó có 12,7 con sống sót/l ứa, tỉ l ệ lợn con chết trung bình là 9,8 %, đạt số lứa đẻ trung bình là 2.34 lứa/nái/năm. 4. Trung Quốc Tổng đàn gia súc nhai lại của Trung Quốc năm 2004 là 157,37 triệu con, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm 1,62%. Trong đó đàn bò và trâu tăng tr ưởng trung bình 2,43% năm, 25,08% năm cho bò sữa, 2,06% năm cho bò thịt, 1,75% năm cho l ợn và 4,31% năm cho gia cầm. Tổng sản lượng thịt năm 2004 là 72,45 triệu tấn thịt xẻ, tăng bình quân 4,58% năm, trong đó thịt bò tăng 7,19% năm, 3,96% năm cho thịt gà, 7,34% năm cho thịt cừu, 10,91% năm cho trứng gia cầm và 5,24% năm cho sữa bò. Theo số liệu thống kê năm 2005, khối lượng thịt xẻ trung bình của bò thịt (bò vàng) của Trung Quốc đạt 134 kg, thấp hơn 197 kg so với khối lượng thịt xẻ trung bình của Hoa Kỳ. 1
- ở châu á, Trung Quốc đứng thứ nhất về sản xuất thịt lợn và đứng thứ 4 về sản xuất thịt bò trên thế giới. Nước này là một thị trường nhập khẩu lớn cả thịt lợn và th ịt bò. Tổng đàn lợn của Trung Quốc tăng từ 454 triệu con năm 2001 lên 519 vào tháng 1 năm 2006, tăng trưởng bình quân 3,58% năm. Theo dự báo, Trung Quốc sẽ đạt tổng sản lượng 51 triệu tấn thịt lợn xẻ vào năm 2006 tăng 21,43% so với năm 2001, chiếm 53% tổng lượng thịt lợn trên thế Giới. Tỉ lệ lợn nái ở Trung Quốc chiếm 9,80% tổng đàn lợn năm 2005. ở Trung Quốc, chăn nuôi qui mô nhỏ, với số lượng dưới 90 con/cơ sở, chiếm tới 70-80%. Chuyển dịch nhanh, mạnh và vững chắc từ chăn nuôi nhỏ sang chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong chính sách chăn nuôi l ợn của nước này. Là nước đứng đầu về chăn nuôi lợn nhưng Trung Quốc cũng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng nhanh. Hoa Kỳ là nước xuất khẩu hàng đ ầu thịt lợn vào Trung Quốc, tuy nhiên thịt lợn nhập khẩu chỉ chiếm từ 2-3% nhu cầu tiêu dùng thịt lợn của nước này. Vì vậy, Trung quốc sẽ trở thành nước nhập khẩu thịt lợn và các sản phẩm chăn nuôi khác lớn nhất trong những năm tới để đáp ứng như cầu trong nước do tăng dân số, thu nhập và tốc độ đô thị hoá cao. Hiện nay lợn hướng nạc chiếm khoảng 25-30% tổng đàn lợn đưa vào giết mổ. Trung bình mỗi nái để 1,7 l lứa/năm với tỉ lệ sống sót chỉ có 70-85%, trong khi đó ở Hoa Kỳ tỉ lệ trung bình là 2,3 lứa/nái/năm và tỉ lệ sống sót là 95% (tham khảo số liệu chăn nuôi của Hoa Kỳ ở phần phụ lục). 5. Thái Lan Thái Lan cũng là một nước sản xuất thịt lợn chủ yếu của thế giới và đang chuyển đổi từ các trang trại qui mô nhỏ thành các xí nghiệp chăn nuôi l ớn. Các công ty lớn quyết định tới sự tăng trưởng sản lượng thịt lợn tại Thái Lan. Bốn công ty l ớn là CP, Betagro, Laemthong và Mittraparp đã liên kết với nhau và chiếm tới 20% tổng sản lượng thịt lợn. Tổng đàn lợn của Thái Lan đạt 15,44 triệu con năm 1999, tăng lên 16,55 triệu năm năm 2002 và 2003 là 16,76 triệu con. Năm 2003, Thái Lan xuất chuồng khoảng 10,5 triệu lợn/năm, với trọng lượng hơi trung bình đạt 100 kg. Tổng đàn nái của nước này khoảng 826.087, với số lợn con cai sữa trung bình đạt 17 con/nái/năm, tỉ lệ nái thay thế là 33%. Văn phòng Nông nghiệp Thái Lan ước lượng chăn nuôi gà giò sẽ tăng 20,2% lên 985,07 triệu gia cầm trong năm 2006 để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu tăng. Năm 2006, Thái Lan dự báo sẽ xuất khẩu 400.000 tấn thịt gà với giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,16 tỉ USĐ so với 227.000 tấn với giá trị kim ngạch đạt 752,5 triệu USĐ năm 2005. 6. Cấc nước khác Nước láng giềng của Thái Lan là Indonesia có ba hệ thống chăn nuôi khác nhau, trong đó các cơ sở chăn nuôi thâm canh lớn chiếm 20% tổng đàn, 40% tổng đàn thuộc các trang trại qui mô vừa, 40% tổng đàn thuộc được nuôi phân tán tại các nông hộ. Australia là nước có nền chăn nuôi lợn tiến tiến mà điển hình là ba công ty: QAF với 60.000 nái, Parish Group nuôi 30.000 nái và GMH có 15.000 nái. Tổng đàn lợn của 2
- nước này là 2,6 triệu con tính đến tháng 1 năm 2006, tăng 4,42% so với tháng 1 năm 2005. II. PHÁT TRIỂN CỦA CHĂN NUÔI THẾ GIỚI 1. Các nước đã phát triển Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ định hướng cho phát triển tổng đàn bò cả giai đoạn 2006 tới 2015 với mức tăng trưởng bình quân chỉ có 0.55% năm, 1,07% năm cho bò thịt, 0.74% năm cho bò sữa. Các số liệu này cho chúng ta thấy ngành chăn nuôi bò của Hoa Kỳ đang ở mức phát triển cao, ổn định và bền vững; nó cũng phản ánh xu hướng t ừng bước giảm phát triển chăn nuôi ở những nước đã phát triển. Giống như chăn nuôi bò, tăng trưởng đàn lợn cho cả giai đoạn này cũng chỉ chiếm 0,81%/năm. Tiêu thụ thịt đỏ và gia cầm cũng chỉ tăng bình quân 0,36%/năm với mức tiêu thụ thịt là 103,38 kg/người/năm vào năm 2015. Tương tự như Hoa Kỳ, tổng sản lượng thịt bò của Cộng đồng EU với 25 thành viên cũng định hướng giảm hoặc tăng trưởng rất thấp, 0,34%/năm cho thịt bò, 0,09%/năm cho thịt lợn và 2,62%/năm cho thịt gia c ầm. Chi ti ết về chiến lược phát triển chăn nuôi của các nước phát triển được liệt kê ở phần phụ lục. 2. Các nước đang phát triển Tổng sản lượng thịt bò xẻ của Philippines được dự báo sẽ tăng trưởng trung bình 1,04%/năm, trong khi đó của Hàn Quốc là 2,30% năm và Nga là 2,91% năm. Tăng trưởng trung bình sản lượng thịt lợn của Trung Quốc là 2,9% năm, cho Liên bang Nga là 1.11% năm, cho Hàn Quốc là 2,93 năm và của Đài Loan là 0,75% năm. Sau dịch cúm gia cầm, nhiều nước chuyển dịch cơ cấu một phần chăn nuôi gia cầm sang chăn nuôi l ợn, nhưng chăn nuôi gia cầm vẫn được các nước đang phát triển định hướng với tốc đ ộ tăng trưởng trung bình hàng năm tương đối cao: 3,11% cho Trung Quốc, 11,11% cho ấn Độ, 2,40% cho Indonesia, 3,66% cho Philippines, 2,80% cho Liên bang Nga, và Thái Lan là 3,07% năm. Kiểm soát hiệu quả vệ sinh thú y trong từng khâu sản xuất gia cầm sẽ tận dụng tối đa tốc độ quay vòng lớn trong chăn nuôi gà để tiếp tục duy trì mức độ tăng trưởng cao hàng năm. Tham khảo số liệu chi tiết về chiến lược phát triển chăn nuôi của các nước đang phát triển ở phần phụ lục. 3. Nhận xét chung Chăn nuôi thế Giới đang từng bước chuyển dịch từ các nước đã phát triển sang các nước đang phát triển. Các nước đã phát triển xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển ngành chăn nuôi duy trì ở mức ổn định, nâng cao quá trình thâm canh, các biện pháp an toàn sinh học, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Các nước đang phát triển ở châu á và châu Nam Mỹ được nhận định sẽ trở thành khu vực chăn nuôi chính và cũng đồng thời là khu vực tiêu thụ nhiều các sản phẩm chăn nuôi. Các nước đã phát triển chỉ duy trì ổn định sản lượng chăn nuôi của họ để đảm bảo an toàn thực phẩm, phần thiếu hụt sẽ được nhập khẩu từ các nước xuất khẩu vượt qua được hàng rào kỹ thuật về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của họ. Đây là cách tiếp cận không ngoan đ ể giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh ở động vật, đặc biệt là các bệnh dịch có khả năng lây nhiễm sang người (như dịch cúm gia cầm). Chăn nuôi công nghiệp ở các nước đã phát triển sản xuất ra các sản phẩm chăn nuôi có giá cạnh tranh nhưng đồng thời họ ph ải giải quyết triệt để được vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi công nghiệp tạo ra, vì chăn nuôi công nghiệp tạo ra một lượng chất thải quá lớn cho môi tr ường c ủa họ. 3
- Chi phí cho giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi tính trên mỗi sản phẩm chăn nuôi sẽ ngày càng lớn, trong khi họ có thể nhập khẩu các sản phẩm này từ một nước khác có chất lượng tương tự và có giá cả thấp hơn trong nước. Hồng Kông có sự thay đổi lớn trong phương thức chăn nuôi sau khi bùng phát dịch cúm gia cầm, Chính quyền ở đây quyết tâm giảm tổng đàn gia cầm từ 3,2 triệu con xuống 2 triệu con, phần thiếu hụt trong cân bằng thực phẩm được giải quyết thông qua nhập khẩu thịt gia cầm từ các nước khác. Hồng Kông khuyến khích người chăn nuôi gia cầm nộp trả giấy phép chăn nuôi để nhận lại tiền đền bù theo chương trình giảm tổng đàn gia cầm sau dịch. Các nước châu á bị dịch cúm gà trong giai đoạn 2003-2005 đều có xu hướng chuy ển dịch một phần sang chăn nuôi lợn để trách rủi ro, nhưng chăn nuôi gia cầm vẫn chiếm một tỉ trọng đáng kể trong chăn nuôi, trong khi đó các nước đã phát triển ở châu Âu va Bắc Mỹ lại có xu hướng duy trì các vật nuôi cho thịt đỏ và gia cầm ở mức ổn định hoặc tăng trưởng thấp. Các số liệu trên cũng cho thấy các nước đã phát triển đặc biệt là Hoa Kỳ nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới đang từng bước giảm tỉ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân của họ, tỉ trọng nông nghiệp của Hoa Kỳ trong năm 2005 chỉ chiểm 1% GDP. III. CHĂN NUÔI THẾ GIỚI-TẦM NHÌN 2020 Một cuộc cách mạng đang diễn ra đối với ngành nông nghiệp trên toàn cầu, mang những thông điệp rõ ràng về y tế cộng đồng, sinh kế và môi trường. Gia tăng dân số, đô thị hoá và thu nhập tăng ở các nước đang phát triển đã dẫn đến nhu cầu to lớn về thực phẩm có nguồn gốc động vật. Những thay đổi trong khẩu phần thức ăn của nhiều triệu người có thể cải thiện đáng kể cuộc sống của nhiều người nghèo ở nông thôn. Các chính phủ và ngành nông nghiệp phải chuẩn bị cho cuộc cách mạng này với các chính sách và đầu tư dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nâng cao dinh dưỡng, tạo các cơ hội để tăng thu nhập trực tiếp cho những người có nhu cầu cao nhất về công ăn việc làm và để giảm bớt sức ép về môi trường và y tế công. 1. Sự chuyển đổi tiêu dùng và sản xuất Không giống như "Cách mạng xanh" được điều khiển bởi nguồn cung ứng", "Cách mạng chăn nuôi" được điều khiển bởi nhu cầu. Vào đầu những năm 1970 và giữa những năm 1990, khối lượng thịt được tiêu dùng ở các nước đang phát triển đã tăng lên gần ba lần, bằng lượng thịt tiêu thụ ở các nước đã phát triển. Tiêu thụ ở nhóm các nước đang phát triển nhanh hơn ở giai đoạn thứ hai của thời kỳ này, và châu á th ực s ự nổi lên là một thị trường dẫn đầu về tiêu thụ thịt trong khu vực (bảng 1 trong phụ lục). Thịt được tiêu dùng gồm thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt dê và thịt gia c ầm. ước lượng về sản lượng thịt ở Trung Quốc vào đầu những năm 1990 vượt quá con số thực tế, tiêu dùng thịt thực sự vào năm 1993 của Trung Quốc là 30 triệu tấn (tỉ lệ tăng trưởng hàng năm từ năm 1983 là 6,3%). Nếu con số trên là đúng thì mức độ tiêu thụ thịt trên thế giới cho năm 1993 đạt tới 4,3% và thấp hơn cho năm 2020, vì Tổ chức IMPACT (International Model for Policy Analysis of Agricultural Consumption = Mô hình quốc tế để phân tích chính sách trong tiêu thụ nông sản) đã kết hợp các dự tính bi quan đó nhưng không phù hợp với cách nhìn nhận bảo thủ cho năm 1993. 4
- Xuất phát điểm từ sơ sở chăn nuôi nhỏ phân tán, các nước đang phát triển đã bắt đầu nhích những bước đáng kể tới mức độ tiêu thụ thịt ở các nước đã phát triển, nhưng họ còn phải vượt qua một con đường khá dài nữa, chủ yếu vì các nước đang phát triển có mức thu nhập còn thấp. Người dân ở các nước đã phát triển nạp trung bình 27% lượng calo và 56% lượng prôtein từ thực phẩm. Tỉ lệ bình quân này của các nước đang phát triển tương ứng là 11% và 26%. Sự khác biệt về mức độ tiêu thụ là một chỉ đ ịnh về những thay đổi nhanh chóng trong sản xuất thực phẩm trên toàn cầu, như thể một cuộc cách mạng trong chăn nuôi đang diễn ra. Sản lượng thực phẩm tăng nhanh nhất ở nơi nào tiêu thụ thực phẩm nhiều nhất. Tổng sản lượng thịt ở các nước đang phát triển tăng lên 4,3% mỗi năm vào đầu nh ững năm 1980 và giữa những năm 1990, cao hơn năm lần so với tỉ lệ đó c ủa các n ước đã phát triển. Lượng thịt tính theo đầu người đáp ứng được nhu cầu của người dân ở các khu vực đang phát triển nhanh nhất, trừ tiểu vùng châu Phi thuộc sa mạc Sahara (về thịt) và Tây á/Bắc Phi (về sữa). Xu hướng tiêu dùng này sẽ còn tiếp tục diễn ra trong tương lai là một câu hỏi có thể được trả lời thông qua mô hình lương thực thực phẩm toàn cầu của IFPRI. Mô hình này gồm số liệu của 37 nước và nhóm nước đối với 18 loại hàng hoá. Nổi tiếng với cái tên IMPACT (Mô hình quốc tế để phân tích chính sách trong tiêu thụ nông sản), các phân tích cơ bản của mô hình này dự báo rằng tiêu thụ thịt và sữa ở các nước đang phát triển sẽ tăng lên tương ứng là 2,8 và 3,3 % mỗi năm trong giai đoạn vào đầu những năm 1990 đến 2020. Tỉ lệ tăng trưởng của thịt và sữa tương ứng của các nước đã phát triển là 0,6 và 0,2 % mỗi năm. Đến năm 2020, các nước đang phát triển sẽ tiêu thụ nhiều hơn năm 1993 là 100 triệu tấn thịt và 223 triệu tấn sữa, trong khi đó tiêu thụ của các nước đã phát triển chỉ tăng 18 triệu tấn đối với cả thịt và sữa. Qua năm 2020, tỉ lệ tăng trưởng đối với sản lượng thịt trong ngành chăn nuôi s ẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ thịt ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Sản lượng thịt sẽ tăng khoảng 4 lần ở các nước đang phát triển, sẽ tăng nhanh như ở các nước đã phát triển. Các nước đang phát triển vào năm 2020 sẽ sản xuất 60% lượng thịt và 52% lượng sữa trên thế Giới. Trung Quốc sẽ đứng đầu về sản xuất thịt và ấn Độ dẫn đầu về sản xuất sữa. 2. Các chỉ dẫn về giá lương thực thực phẩm trên thế giới Tăng sản lượng chăn nuôi sẽ đòi hỏi lượng tiêu thụ thức ăn chăn nuôi hàng năm đối với bột ngũ cốc tăng lên 292 triệu tấn vào giai đoạn từ 1993 đ ến 2020. Tiêu th ụ nhiều ngũ cốc sẽ đẩy giá lên trong suốt giai đoạn này, giá được điều chỉnh do lạm phát đối với các sản phẩm chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi có thể xẩy ra vào cuối năm 2020, nhưng nó sẽ không xẩy ra nhanh chóng như trong 20 năm qua. Trong tr ường hợp xấu nhất, nhu cầu về thức ăn chăn nuôi ở dạng ngũ cốc cho một đơn vị thịt sẽ tăng lên 1% năm cho đến hết năm 2020 vì sự gia tăng của nền sản xuất công nghi ệp và thi ếu s ự tăng bù đắp từ việc sử dụng hiệu quả hơn thức ăn chăn nuôi. IMPACT dự đoán r ằng giá ngô thực trong năm 2020 có thể sẽ tăng thêm 1 phần 5 giá hiện tại và s ẽ duy trì ổn định ở mức dưới giá của những năm 1980. Thậm chí, nếu năng suất chăn nuôi tăng lên dưới mức dự định thì vẫn đủ thịt, sữa và thức ăn chăn nuôi vào năm 2020 mà không cần quan tâm tới giá ngũ cốc tăng trên mức của giai đoạn 1992-1994. Dù bất cứ yếu tố cơ 5
- bản nào ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưỏng nhanh chóng trong sản xuất và tiêu thụ của ngành chăn nuôi cũng sẽ phải quan tâm đến người nghèo, môi trường và s ức kho ẻ con người. 3. Chăn nuôi và người nghèo Khi nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi tăng lên sẽ kéo theo sức mua của người nghèo cũng tăng. Có một thực tế là người nghèo ở nông thôn và nông dân không có đất, đặc biệt là phụ nữ, sẽ có mức thu nhập cao hơn từ chăn nuôi họ so với người dân bình thường. Ngoài ra, chăn nuôi cung cấp cho người nghèo phân bón và năng lượng nhỏ, đi cùng với cơ hội khai thác các khu chăn thả, xây dựng và tiết kiệm thêm, cũng như đa dạng hoá thu nhập. Cách mạng chăn nuôi có thể trở thành một phương tiện chủ yếu để giảm nghèo trong 20 năm tới. Công nghiệp hoá nhanh chóng trong ngành chăn nuôi bằng cách trợ giá rộng rãi hiện nay cho các khoản tín dụng qui mô lớn và sử dụng đất cho chăn thả có thể sẽ làm tổn hại đến cơ chế tạo thu nhập chính và sinh lợi từ chăn nuôi qui mô nhỏ cho người nghèo. Các nhà lập chính sách cần đảm bảo rằng chính sách mà họ xây dựng không đẩy người nghèo ra khỏi thị trường đang tăng trưởng trong tương lai, và người nghèo hiện vẫn có thể cạnh tranh được trong lĩnh vực chăn nuôi. Các sản phẩm chăn nuôi cũng mang lại lợi ích cho người nghèo vì chăn nuôi góp gi ảm thiểu sự thiếu hụt prôtein và suy dinh dưỡng ở các nuớc đang phát triển. Chỉ cần dùng một lượng nhỏ sữa và thịt cũng có thể cung cấp một lượng dinh dưỡng, prôtein và calo nhất định cho người nghèo, thay vì họ phải dùng một lượng lớn ngũ cốc và rau mới có thể đạt được. 4. Môi trường bền vững và sức khoẻ cộng đồng Các nhà lập chính sách nên quan tâm đến các mức độ thấp về calo mà người nghèo tiêu thụ; họ cũng khó tiếp cận được các sản phẩm chăn nuôi. Các rủi ro lớn hơn cho sức khoẻ con người xuất phát từ các sản phẩm chăn nuôi ở các nước đang phát triển bắt nguồn từ các bệnh có nguồn gốc động vật, như cúm gia cầm, khuẩn Salmonella, nhiễm khuẩn từ việc sử dụng không an toàn các loại thực phẩm, các loại thuốc trừ sâu và tồn dư thuốc kháng sinh ở chuỗi thức ăn trong quá trình sản xuất. ảnh hưởng của Cách mạng chăn nuôi đến môi trường cũng là những điều băn khoăn lo lắng. Chăn nuôi có đóng góp đặc biệt đến tính bền vững của môi trường, kết hợp cùng với các hệ thống canh tác tạo nên sự cân bằng phù hợp giữa thâm canh cây trồng và chăn nuôi. Trong các hệ thống này, chăn nuôi cung cấp phân bón và nước thải chăn nuôi đ ể duy trì thâm canh trong sản xuất cây trồng. Chăn nuôi qui mô lớn ở các khu vực ngoại thành là cần thiết để đáp ứng nhu cầu thịt và sữa cho các thành phố, nhưng sẽ dẫn đến sự bạc màu của các cánh đồng trồng cỏ và các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Các chính sách cũng khuyến khích chăn nuôi tập trung và giảm thiểu phá rừng để trồng trọt nhằm bảo vệ người sản xuất và tiêu dùng khỏi phải trả giá cho sự xuống cấp của môi trường. Trong hệ thống thâm canh cao trong nông nghiệp, một số lượng lớn các nhà kính, các khí ga và các chất thải ra trong quá trình chăn nuôi có thể gây nguy hiểm cho môi trường. Vấn đề ô nhiễm hiếm khi được được phản ánh qua các chi phí tài chính của các nhà sản xuất và tiêu dùng. 5. Các kết luận về chính sách Cuộc cách mạng trong chăn nuôi tất yếu sẽ xẩy ra. Nhưng sự chuyển đổi nguồn dinh dưỡng trong tương lai ở các nước đang phát triển được thúc đẩy bởi sức ép của 6
- thu nhập, tăng dân số, phát triển đô thị sẽ để lại một không gian nhỏ hẹp cho xây dựng chính sách nhằm thay đổi nhu cầu về các sản phẩm có nguồn gốc động vật ngày càng cao. Tuy nhiên, chính sách có thể trợ giúp định hình cuộc cách mạng chăn nuôi mang lại càng nhiều lợi ích càng tốt cho một bộ phận lớn người nghèo trong xã hội. Đ ể làm được như vậy, các nhà lập chính sách phải tập trung vào bốn vần đề chủ yếu sau đây: - Chăn nuôi qui mô nhỏ phải liên kết chặt chẽ với các nhà giết mổ chế biến và các nhà tiếp thị đối với các thực phẩm dễ bị hư hỏng. Nhóm người nghèo khó có thể tiếp cận các nguồn vốn vay để sản xuất như tín dụng và các thiết bị làm lạnh, kiến thức và thông tin về cách thức ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Sự phối hợp giữa các nhà chăn nuôi nhỏ và các nhà chế biến qui mô lớn sẽ kết hợp được các lợi ích về môi trường và xoá đói giảm nghèo của sản xuất chăn nuôi qui mô nhỏ phù hợp lợi ích kinh tế và các lợi ích về sức khoẻ con người. Các qui trình chế biến qui mô lớn trong chăn nuôi góp phần bảo vệ sức khoẻ con người. - Chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho sự sát nhập các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ để sản xuất hàng hoá bằng cách sửa đổi những bất cập trong chính sách phát sinh từ các mô hình kinh tế ảo, như các trợ cấp cho tín dụng và đất chăn thả qui mô lớn. Thiết lập mối quan hệ đối tác giữa khu vực chăn nuôi công và tư nhân để phát triển các công nghệ và tích lũy kinh nghiệm sản xuất nhằm giảm thiểu rủi ro sự lan truyền dịch bệnh từ vật nuôi sang người. Các rủi ro đó có thể xẩy ra khi một số lượng lớn vật nuôi c ủa các nhà chăn nuôi qui mô nhỏ được giết mổ và chế biến trong cùng một cơ sỏ. Cần chú ý đặt biệt đến năng xuất chăn nuôi và các vấn đề sức khoẻ, bao gồm c ả chế bi ến sau thu hoạch và tiếp thị. - Cần phải phát triển các cơ chế điều chỉnh để giải quyết các vấn đề tồn tại về sức khỏe và môi trường phát sinh trong quá trình chăn nuôi. Phải có các qui đ ịnh bắt buộc đối với các cơ sở chăn nuôi áp dụng các công nghệ để bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Trên hết, những người chăn nuôi qui mô nhỏ cần phải nắm bắt lấy cơ hội này. Thiếu sự thực thi trong chính sách sẽ không thể dừng được Cuộc cách mạng trong chăn nuôi, nhưng chính sách đó sẽ ít có lợi cho sự tăng tr ưởng, cho xoá đói gi ảm nghèo, và phát triển bền vững ở các nước đang phát triển. Tham khảo số liệu chăn nuôi ở một số nước ở phần phụ lục. 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Công nghệ chăn nuôi : TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2010 part 1
6 p | 474 | 125
-
Chăn nuôi vịt an toàn sinh học tại phía Nam
3 p | 711 | 102
-
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi lợn part 1
5 p | 271 | 41
-
Bài giảng Chăn nuôi trâu bò
24 p | 234 | 30
-
Hình thức hợp tác trong chăn nuôi
5 p | 216 | 25
-
Tình hình chăn nuôi và bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc của tỉnh Hưng Yến (2010-2014), yếu tố nguy cơ làm lây lan và phát sinh dịch
7 p | 92 | 10
-
Tình hình chăn nuôi dê ở Lào và mối quan hệ tiêu thụ sản phẩm thịt dê với Việt Nam
5 p | 65 | 6
-
Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi và sức khỏe cộng đồng
7 p | 120 | 6
-
Ứng dụng các quy trình công nghệ nhằm xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi bò thịt tại một số xã đặc biệt khó khăn ở hai huyện Ea Súp và Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk
6 p | 55 | 3
-
Hiện trạng chăn nuôi heo và tình hình nhiễm dịch tả heo Châu Phi tại Bến Tre
11 p | 28 | 3
-
Tình hình phát triển của đàn trâu có khối lượng lớn được tuyển chọn tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang
9 p | 17 | 3
-
Tình hình chăn nuôi, vệ sinh thú y và một số đặc điểm dịch tễ của bệnh viêm da nổi cục (Lumpy skin disease) trên đàn bò tại tỉnh Bến Tre
14 p | 9 | 3
-
Liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở chăn nuôi trong sản xuất, tiêu thụ lợn thịt ở một số tỉnh của Việt Nam
8 p | 80 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
7 p | 86 | 2
-
Hươu Sao: Nguồn gốc, đặc tính, lợi ích và thực trạng chăn nuôi
15 p | 19 | 2
-
Tình hình mắc bệnh cầu trùng ở thỏ tại Việt Yên, Bắc Giang và thử nghiệm thuốc điều trị
5 p | 23 | 1
-
Tính khả thi của mô hình chăn nuôi trâu vỗ béo ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
10 p | 20 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn