Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG Ở CÁC CÁN BỘ CHIẾN SĨ<br />
ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN 30-4 TRONG NĂM 2011-2012<br />
Mai Thị Trong*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Những năm gần đây, bệnh do nhiễm ký sinh trùng (KST) ngày càng phổ biến, ảnh hưởng trực<br />
tiếp đến sức khỏe cũng như sức sản xuất của cộng đồng và trở thành mối quan tâm của xã hội. Đặc biệt hiện nay,<br />
số người nhiễm Strongyloides stercoralis và Toxocara canis ngày càng tăng trong cộng đồng, trong đó số cán bộ<br />
chiến sĩ (CBCS) của ngành lực lượng công an nhân dân (CAND) cũng chiếm tỷ lệ khá cao.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Theo dõi tình hình nhiễm KST đặc biệt là Strongyloides stercoralis và Toxocara canis<br />
trong số CBCS nghi ngờ nhiễm KST đến khám và điều trị tại Bệnh viện 30-4, từ năm 2011-2012.<br />
Đối tượng: tất cả các CBCS nghi ngờ nhiễm KST, đã đến khám và điều trị tại bệnh viện 30-4 từ năm 20112012.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Xác định kháng thể từng loài KST bằng kỹ thuật ELISA. Tổng kết số liệu tình<br />
hình nhiễm ký sinh trùng ở CBCS đến khám và điều trị tại bệnh viện 30-4 trong năm 2011-2012.<br />
Kết quả: Năm 2011 có 5 ca/652 ca nhiễm Strongyloides stercoralis chiếm 0,8% và 40 ca/861 ca nhiễm<br />
Toxocara canis chiếm 4,6%. Trong khi năm 2012, có 21 ca/1.131 ca nhiễm Strongyloides stercoralis chiếm 1,9%<br />
và 130 ca/1.628 ca nhiễm Toxocara canis chiếm 8,0%.<br />
Kết luận: Tình hình nhiễm Strongyloides stercoralis và Toxocara canis trong ngành lực lượng CAND ngày<br />
càng tăng cao, năm 2012 cao gấp hơn 3 lần năm 2011. Đây là tình trạng đáng báo động về tình hình nhiễm ký<br />
sinh trùng hiện nay trong số CBCS trong ngành CAND.<br />
Từ khóa: ký sinh trùng, bệnh viện 30/4<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SITUATION WITH PARASITIC INFECTION AT POLICE AT HOSPITAL 30-4 IN TWO YEARS (20112012)<br />
Mai Thi Trong* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 157 - 159<br />
Background: In recent years, diseases caused by parasitic increasingly popular, directly affect the health and<br />
productivity of the community and become a social concern. Especially now, the number of people infected with<br />
Strongyloides stercoralis and Toxocara canis is increasing in the community, in which people’s police also<br />
accounted for a high rate.<br />
Objectives: Monitoring of Strongyloides stercoralis and Toxocara canis infection of police suspected parasite<br />
examination and treatment at the Hospital 30-4, from 2011-2012.<br />
Subjects: People suspected parasites, were examined and treated at the hospital 30-4 from 2011-2012.<br />
Methods: Identify each type of parasite antibodies by ELISA. Total number of people infected parasite at a hospital<br />
in 2011-2012.<br />
Results: 2011, 5 cases/652 cases infected Strongyloides stercoralis (0.8%) and 40 cases/861 cases Toxocara<br />
canis infections accounted for 4.6%. While in 2012, 21 cases/1,131 cases Strongyloides stercoralis infections<br />
<br />
* Bệnh viện 30/4<br />
Tác giả liên lạc: CN Mai Thị Trong, ĐT: 0983596179, Email: maitrong3112008@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
157<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
accounted for 1.9% and 130 cases/1,628 cases Toxocara canis infections accounted for 8.0%.<br />
Conclusion: The situation of Strongyloides stercoralis infection and Toxocara canis in the increasing police<br />
force, in 2012 more than three times higher in 2011. This is an alarming situation on the current situation of<br />
parasitic infection.<br />
Key words: parasite, 30/4 hospital<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ở nước ta cũng như một số nước chậm phát<br />
triển trên thế giới, cộng đồng người dân, thậm<br />
chí kể cả người làm công tác y tế và chính quyền<br />
còn xem nhẹ, coi thường các loại bệnh ký sinh<br />
trùng (KST). Có lẽ bệnh KST là bệnh khá phổ<br />
biến, việc bị nhiễm bệnh và mắc bệnh là chuyện<br />
bình thường trong xã hội.<br />
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo<br />
bệnh ký sinh trùng, một loại bệnh bị lãng quên,<br />
trong cộng đồng thì người dân thiếu sự quan<br />
tâm, đầu tư phù cho các hoạt động phòng chống<br />
bệnh, mặc dù các loại bệnh này đã và đang gây<br />
nên những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe,<br />
kể cả tính mạng của con người. Cần nhìn nhận<br />
lại vấn đề này một cách thật đúng đắn và<br />
nghiêm túc để có kế hoạch và giải pháp chủ<br />
động phòng chống bệnh.<br />
Các bệnh KST xuất hiện rất cao trong cộng<br />
đồng, trong từng khu vực hoặc ở phạm vi cả<br />
nước, làm cho hàng ngàn người mắc phải. Nó<br />
có liên quan chặt chẽ đến nền kinh tế quốc dân,<br />
trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ văn hóa,<br />
phong tục tập quán của từng dân tộc… Ở các<br />
nước càng phát triển thì bệnh KST ngày càng<br />
giảm, thậm chí đã bị tiêu diệt. Trái lại, ở các<br />
nước đang phát triển và nghèo nàn, lạc hậu, các<br />
bệnh ký sinh trùng ngày càng phát triển và trở<br />
nên trầm trọng, làm ảnh hưởng nhiều đến sức<br />
khỏe, kể cả tính mạng của con người. Do đó, cần<br />
có kế hoạch để tổ chức công tác phòng, chống<br />
bệnh ký sinh trùng song hành.<br />
Mức độ phổ biến, lưu hành của các bệnh ký<br />
sinh trùng có liên quan rất mật thiết đến cộng<br />
đồng xã hội, vì vậy mọi người dân cần nâng cao<br />
<br />
trình độ hiểu biết về bệnh tật để cùng tự giác<br />
tham gia vào việc cải tạo môi trường, xây dựng<br />
nếp sống khoa học, vệ sinh, cải thiện đời sống.<br />
Vì vậy, cần phải tích cực tham gia việc truyền<br />
thông giáo dục sức khỏe, tuyên truyền, vận<br />
động mọi người dân nâng cao hiểu biết, tự<br />
nguyện tham gia những biện pháp phòng,<br />
chống các bệnh KST có hiệu quả. Đặc biệt, hiện<br />
nay, số người bị nhiễm Strongyloides stercoralis và<br />
Toxocara canis ngày càng tăng trong cộng đồng<br />
(Trần Vinh Hiển, 1994)(1), trong đó số CBCS của<br />
ngành lực lượng CAND cũng chiếm tỷ lệ khá<br />
cao.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Theo dõi tình hình nhiễm KST đặc biệt là<br />
Strongyloides stercoralis và Toxocara canis trong số<br />
cán bộ chiến sĩ nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng<br />
đến khám và điều trị tại bệnh viện 30-4, từ năm<br />
2011 đến 2012.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN<br />
CỨU<br />
Đối tượng<br />
Tổng số ca nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng<br />
đến khám và điều trị tại bệnh viện 30-4.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Tách chiết huyết thanh, xác định kháng thể<br />
từng loại ký sinh trùng bằng kỹ thuật ELISA bán<br />
tự động (Caroll S. M. Et All, 1981)(2) .<br />
- Tổng kết số ca nhiễm KST đặc biệt<br />
Strongyloides stercoralis và Toxocara canis trong số<br />
CBCS nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng đến khám<br />
bệnh tại bệnh viện 30-4 trong 2 năm 2011-2012.<br />
- So sánh kết quả trong hai năm.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng theo từng loài và từng năm<br />
STT<br />
<br />
158<br />
<br />
Tên loài KST<br />
<br />
Năm 2011<br />
<br />
Năm 2012<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
Tổng<br />
<br />
Toxocara canis<br />
Strongyloides stercoralis<br />
Cysticercus cellulosae<br />
Fasciola sp<br />
E.histolytica<br />
<br />
Tổng số ca (n)<br />
861<br />
652<br />
267<br />
380<br />
302<br />
2.462<br />
<br />
Theo bảng số liệu trên, ta thấy tổng số ca xét<br />
nghiệm chẩn đoán huyết thanh KST ngày càng<br />
tăng, năm 2012 có 4.928 ca xét nghiệm KST, cao<br />
gấp 2 lần so với năm 2011 là 2.462 ca. Số ca<br />
dương tính theo đó cũng tăng theo, năm 2012<br />
cao hơn gấp hai lần so với năm 2011.<br />
Đối với Strongyloides stercoralis năm 2012<br />
cao hơn gấp 4 lần so với năm 2011; đối với<br />
Toxocara canis năm 2012 cao hơn gấp 3 lần so<br />
với năm 2011.<br />
Đây là tình trạng báo động chung cho<br />
cộng đồng về tỷ lệ bị nhiễm và hậu quả của<br />
bệnh do KST gây ra, trong đó số CBCS bị<br />
nhiễm ngày càng tăng; điều này chứng tỏ môi<br />
trường xung quanh bị ô nhiễm nặng, có mang<br />
nhiều mầm bệnh về KST, cùng với sự thiếu<br />
hiểu biết, không chú trọng về vệ sinh thực<br />
phẩm ăn chín uống sôi, do đó làm nguy cơ<br />
lây nhiễm cao trong cộng đồng.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
(+)<br />
40<br />
5<br />
2<br />
3<br />
1<br />
51<br />
<br />
% (+)<br />
4,6<br />
0,8<br />
0,7<br />
0,8<br />
0,3<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Tổng số ca (n)<br />
1628<br />
1131<br />
427<br />
851<br />
891<br />
4.928<br />
<br />
(+)<br />
130<br />
21<br />
7<br />
8<br />
4<br />
170<br />
<br />
% (+)<br />
8,0<br />
1,9<br />
1,6<br />
0,9<br />
0,4<br />
<br />
Tình hình nhiễm Strongyloides stercoralis và<br />
Toxocara canis trong ngành lực lượng CAND<br />
ngày càng tăng cao, năm 2012 cao gấp hơn 3 lần<br />
năm 2011. Đây là tình trạng đáng báo động về<br />
tình hình nhiễm ký sinh trùng hiện nay trong số<br />
CBCS trong ngành CAND nói riêng, gây ảnh<br />
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.<br />
<br />
KIẾN NGHỊ<br />
Cần có biện pháp phòng chống kịp thời;<br />
tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền vệ<br />
sinh đến cộng đồng, nhất là đồng bào vùng sâu<br />
vùng xa, vùng có trình độ văn hóa thấp… để họ<br />
ý thức được vai trò của mình và tác hại cũng<br />
như hậu quả của bệnh do ký sinh trùng gây ra.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
Trần Vinh Hiển (1994) Ký sinh học. Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí<br />
Minh Xuất Bản<br />
Caroll S. M. Et Al (1981). Serodiagnosis Of Human<br />
Strongyloidiasis By Elisa. Trans. Roy. Soc. Trop. Med. Hyg., 75, 5,<br />
P 706-709.<br />
<br />
159<br />
<br />