intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình hình sốt rét tại xã hiệp phước huyện Nhà Bè TP. Hồ Chí Minh năm 2011

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

33
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết có nội dung báo cáo về một ổ dịch sốt rét ở xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2011: Chủng muỗi lưu hành, chủng ký sinh trùng lưu hành, số ca mắc và hiệu quả của các biện pháp chống dịch: Uống thuốc kháng sốt rét, tẩm mùng và phun hóa chất tồn lưu diệt muỗi, diệt các ổ bọ gậy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình hình sốt rét tại xã hiệp phước huyện Nhà Bè TP. Hồ Chí Minh năm 2011

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> TÌNH HÌNH SỐT RÉT TẠI XÃ HIỆP PHƯỚC HUYỆN NHÀ BÈ<br /> TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2011<br /> Trần Phủ Mạnh Siêu*, Nguyễn Thị Mỹ Liên*, Trịnh Thị Thu*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Đặt vấn đề: tình hình sốt rét tại TP. HCM năm 2011 có đợt dịch bùng phát ở huyện Nhà Bè TP. HCM.<br /> Ký sinh trùng sốt rét phân lập được là Plasmodium vivax, muỗi truyền bệnh là Anopheles epiropticus. Đây là<br /> đợt dịch đầu tiên sau nhiều năm vắng bóng, tuy nhiên bằng các biện pháp can thiệp về dịch tễ và điều trị, bệnh<br /> đã được khống chế hoàn toàn sau 2 tháng.<br /> Mục tiêu nghiên cứu: báo cáo một ổ dịch sốt rét ở xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè từ tháng 7 đến tháng 9<br /> năm 2011: chủng muỗi lưu hành, chủng ký sinh trùng lưu hành, số ca mắc và hiệu quả của các biện pháp chống<br /> dịch: Uống thuốc kháng sốt rét, tẩm mùng và phun hóa chất tồn lưu diệt muỗi, diệt các ổ bọ gậy.<br /> Vật liệu và Phương pháp: Các bệnh nhân sốt rét được báo về từ các Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh<br /> viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, được nhân viên Y tế dự phòng đến nơi cư trú để lấy máu của 200 hộ<br /> dân xung quanh, khảo sát nhanh bằng test nhanh tìm kháng nguyên KST sốt rét Plasmodium falciparum và<br /> Plasmodium vivax, đồng thời để phết lam tìm ký sinh trùng sốt rét. Các bệnh nhân được phát hiện bệnh và các<br /> bệnh nhân xuất viện trở về từ các bệnh viện, được cho uống thuốc Chloroquin, sau đó là Primaquin đủ 15 ngày<br /> để tránh tái phát và tránh lây cho cộng đồng. Sau đó chúng tôi tiến hành phun thuốc diệt muỗi toàn bộ ấp, tẩm<br /> mùng cho toàn bộ dân cư trong vùng dịch. Sau 4 tuần can thiệp, đánh giá tình hình dịch bệnh.<br /> Kết quả: từ ngày 4/7/2011 đến ngày 19/9/2011, đã phát hiện 54 ca sốt rét, tất cả đều nhiễm Plasmodium<br /> vivax, tập trung ở ấp 1: 42 ca, ấp 2: 01 ca, ấp 3: 12 ca, ấp 4: 02 ca, không có ca tử vong. Tất cả các bệnh nhân<br /> được uống chloroquin 3 ngày, sau đó là primaquin đủ 14 ngày. Đồng thời sử dụng biện pháp tẩm mùng, phun<br /> thuốc diệt muỗi tồn lưu trong nhà, diệt bọ gậy. Từ ngày 19/09/2011 đến 21/10/2011 không phát hiện ca mắc<br /> mới tại xã hiệp phước. Đến ngày 24/10/2011, y tế dự phòng đã công bố kiểm soát được sốt rét tại xã Hiệp phước<br /> - Nhà Bè.<br /> Kết luận: Bệnh sốt rét tại TP Hồ Chí Minh là bệnh dịch lưu hành ở vùng có muỗi Anophles, do nhiều biến<br /> động về dân cư, người mang mầm bệnh sốt rét từ nơi khác đến đã lây truyền cho dân địa phương qua muỗi<br /> trung gian truyền bệnh Anopheles. Trường hợp sốt rét ở xã Hiệp Phước là một ổ dịch điển hình xuất hiện trở<br /> lại sau nhiều năm vắng bóng, các biện pháp can thiệp như uống thuốc kháng sốt rét, phun muỗi diện rộng và<br /> tẩm màn bằng hóa chất đã mang lai hiệu quả cao, dập tắt hoàn toàn được ổ dịch trong vòng 2 tháng.<br /> Từ khóa: bệnh sốt rét, ký sinh trùng sốt rét Plasmodium vivax, Plasmodium falciparum, Primaquin,<br /> chloroquin.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> MALARIAL OUTBREAK IN HIỆP PHƯỚC-NHÀ BÈ – HOCHIMINH CITY 2011<br /> Tran Phu Manh Sieu, Nguyen Thi My Lien, Trinh Thi Thu<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 48 - 51<br /> Background: There were malarial oubreak at Hiep phuoc ward, Nhabe District, Hochinh city on July 2011,<br /> <br /> <br /> Trung tâm Y tế dự phòng TP. Hồ Chí Minh<br /> Tác giả liên lạc: TS. Trần Phủ Mạnh Siêu<br /> <br /> 48<br /> <br /> ĐT: 0983990477<br /> <br /> Email: manhsieu@yahoo.com<br /> <br /> Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> the parasite was Plasmodium vivax, mosquitos vector was Anopheles epiropticus. This was the first time malarial<br /> oubreak happened in Hochiminh city after tens year’s absent. We had resolved this outbreak by epidemiology<br /> method and specific treatment, the outbreak was eliminated completely after 2 months.<br /> Objective: We report the malarial outbreak at Hiep phuoc ward, Nhabe District, Hochinh city on July 201:<br /> the transmited vector, type fo parasite, the total infection case, and the effective of intervention methods: spraying<br /> chemics, impregnating the net, killing mosquito larva, specific tretment<br /> Material and methods: The malarial patients were informed from children hospital 1 and 2, hospital for<br /> tropical diseases and other medical units in Hochiminh city. The employees of Preventive medicine center (PMC)<br /> came their houses to take blood samples of 200 household around, to detect parasite by blood smear and quick test.<br /> The malarial patients were cured by Chloroquin and primaquin in 15 days to prevent recurren cases and spread<br /> to community. Then we sprayed chemics to kill mosquito and impregnating the net. After 4 weeks, we evaluated<br /> the outcome.<br /> Outcome: From 4th july to 19th September, we detected 54 cases of malarial infection, all were infected by<br /> Plasmodium vivax, distributed in hamlet 1: 42 cases , hamlet 2:01 cases, hamlet 3: 12 cases, hamlet 4: 02 cases, no<br /> fatal case. All patients were treted by Chloroquin and then primaquin until 14 days. We sprayed chemics to kill<br /> mosquito and impregnating the net. From 19th September until 21th October, we had not found any cases of<br /> malarial infection in Hiepphuoc ward-Nhabe district.<br /> Conclusion: Malarial outbreak in Hochiminh city was epidemiology, where there are main vector:<br /> Anopheles epiropticus. Since the migrant of people to Nhabe for working, malarial infection happened, because<br /> malarial patients from other place came. The intervention methods to control malarial outbreak were effectively,<br /> therefore we can cease the outbreak completely within 2 months.<br /> Key words: malarial outbreak, Plasmodium vivax, Anopheles epiropticus, chloroquin, primaquin.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu<br /> <br /> Bệnh sốt rét lưu hành ở Nhà Bè và phía nam<br /> xã Bình Chánh từ những năm 90 trở về trước,<br /> trong khoảng từ năm 90 về sau, bệnh không còn<br /> lưu hành do nỗ lực phòng chống sốt rét tích cực<br /> của Thành phố. Tháng 7 năm 2011, bệnh sốt rét<br /> lại tái xuất hiện ở Nhà Bè, tại một xã vùng sâu là<br /> Hiệp Phước. Đây là nơi có nhiều dân nhập cư đến<br /> từ nhiều tỉnh thành trên cả nước, có người mang<br /> mầm bệnh sốt rét. Khảo sát côn trùng tại địa bàn<br /> xã có phát hiện muỗi Anopheles lưu hành, chủng<br /> Anopheles epiropticus tại ấp 1, ấp 2, ấp 3, ấp 4.<br /> Trong tháng 7, 8 và 9, tổng số ca mắc sốt rét tại<br /> Hiệp Phước là 57 ca, tất cả đều nhiễm nội tại,<br /> không có ca tử vong. Ký sinh trùng sốt rét lưu<br /> hành là Plasmodium vivax. Đây là vấn đề đáng<br /> báo động cho các vùng sốt rét lưu hành cũ ở TP<br /> HCM, nếu không có biện pháp phòng dịch, bệnh<br /> có thể quay lại bất cứ lúc nào.<br /> <br /> Xác định số bệnh nhân mắc bệnh tại xã Hiệp<br /> Phước.<br /> Xác định ký sinh trùng sốt rét và muỗi vận<br /> nhiễm.<br /> Điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng sốt rét.<br /> Tẩm mùng và phun hóa chất tồn lưu diệt<br /> muỗi.<br /> Đánh giá hiệu quả của các biện pháp chống<br /> dịch: số lượng muỗi vận nhiễm, số bệnh nhân<br /> mắc bệnh mới.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu<br /> Tất cả các bệnh nhân bị nhiễm sốt rét từ các<br /> bệnh viện và trạm y tế được chẩn đoán xác định<br /> bằng test nhanh và soi lam.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Mô tả<br /> <br /> Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br /> <br /> 49<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> Cỡ mẫu nghiên cứu<br /> Lấy toàn bộ số ca<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Từ ngày 4/7/2011 đến ngày 19/9/201, có 57 ca<br /> sốt rét, tất cả là nhiễm Plasmodium vivax, tập<br /> trung ở ấp 1: 42 ca, ấp 2: 01 ca, ấp 3: 12 ca, ấp 4:<br /> 02 ca, không có ca tử vong. Tất cả các bệnh nhân<br /> được uống chloroquin 3 ngày, sau đó là<br /> primaquin đủ 14 ngày.<br /> TTYTDP TP. HCM phối hợp với Viện Sốt rét<br /> KST, CT TP HCM tổ chức điều tra vector từ ngày<br /> 25/7/2011, đã phát hiện được muỗi truyền bệnh<br /> (vector chính) sốt rét là Anopheles epiroticus bằng<br /> phương pháp mồi người trong và ngoài nhà, đã<br /> phát hiện nhiều ổ bọ gậy, chủ yếu là Anopheles<br /> epiroticus nhưng mổ muỗi không tìm thấy thoa<br /> trùng sốt rét trong tuyến nước bọt.<br /> TTYTDP đã tiến hành phun tồn lưu và tẩm<br /> màn bằng hóa chất diệt muỗi trên toàn xã (từ<br /> ngày 04/8 đến 20/8/2011).<br /> <br /> Dân số bảo vệ bằng phun tồn lưu 12.978<br /> người (đạt 89,65%) và bằng tẩm màn 11.391<br /> người (đạt 78,68%), từ ngày 20/9 về sau, không<br /> phát hiện thêm bệnh nhân sốt rét, nhưng<br /> TTYTDP TP. HCM vẫn tiếp tục khảo sát 430 lam<br /> điều tra chủ động tại ấp 1, tất cả đều âm tính.<br /> Khảo sát muỗi lần 2, ngày 30/8/2011 (10 ngày<br /> sau khi phun tẩm hóa chất diệt muỗi) tại ấp 1 đã<br /> không bắt được muỗi truyền bệnh chính.<br /> - Sau 1 tháng đánh giá hiệu lực tồn lưu với<br /> phun là: tường 2 còn hiệu lực diệt (chiếm<br /> 33,33% số mẫu), tường 1 và tường 3 hết hiệu<br /> lực diệt (chiếm tỷ lệ 66,66% số mẫu). Kết quả<br /> đánh giá hiệu lực tồn lưu đối với màn tẩm là<br /> còn hiệu lực diệt.<br /> Từ ngày 19/09/2011 đến 21/10/2011 không<br /> phát hiện ca mắc mới tại xã hiệp phước, không<br /> phát hiện muỗi vận nhiễm Anopheles epiropticus<br /> tại xã Hiệp Phước. Đến ngày 24/10/2011, y tế dự<br /> phòng đã công bố kiểm soát được sốt rét tại xã<br /> Hiệp phước - Nhà Bè.<br /> <br /> Điều trị bệnh nhân sốt rét theo phác đồ của Bộ<br /> Y tế ban hành năm 2009, không áp dụng điều trị<br /> mở rộng.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> <br /> Khảo sát lam máu xét nghiệm ký sinh trùng<br /> sốt rét tất cả người sống cùng nhà và những hộ<br /> dân xung quanh gia đình có bệnh nhân sốt rét.<br /> Đồng thời tăng cường giám sát, phát hiện ca bệnh<br /> tại các cơ sở y tế và cộng đồng.<br /> <br /> Ký sinh trùng sốt rét Plasmodium vivax phân<br /> bố ở nhiều nơi trên thế giới: Đông nam á, tây<br /> Thái Binh Dương, trung và nam Mỹ, trung Á,<br /> châu Phi. Ở nước ta, ký sinh trùng Plasmodium<br /> vivax chiếm tỷ lệ khoảng 10-30%, thấp hơn P.<br /> falciparum (chiếm đa số 70-90%). P.vivax hay gặp<br /> ở vùng duyên hải(1). Bệnh sốt rét do P. vivax gây<br /> ra thường gặp thể nhẹ, ít khi gây tử vong. Muỗi<br /> vận nhiễm sốt rét cũng có nhiều loại: Anopheles<br /> minimus ở vùng rừng núi khắp cả nước(1),<br /> Anopheles dirus ở vùng rừng núi từ 20 độ vĩ Bắc<br /> trở vào Nam và Anopheles sundaicus ở vùng ven<br /> biển nước lợ Nam Bộ. Anopheles epiroticus là loài<br /> muỗi truyền bệnh ở vùng ven biển nước lợ từ<br /> Phan Thiết trở vào. Như vậy về mặt bệnh học, ổ<br /> dịch sốt rét ở Huyện nhà Bè TP. HCM có đặc<br /> điểm sau: Muỗi vận nhiễm là Anopheles<br /> epiropticus, ký sinh trùng sốt rét lưu hành là<br /> Plasmodium vivax. Đây là điểm khác biệt so với<br /> các vùng sốt rét khác ở Việt nam. So với các khu<br /> <br /> - Lần 1 (ngày 26/7/2011): số lam 120, kết quả<br /> 03 lam (+), P. vivax.<br /> - Lần 2 (ngày 8/8/2011): số lam 205, kết quả 02<br /> lam (+), P. vivax.<br /> Thông báo cho các cơ sở y tế chú ý phát hiện,<br /> chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời các ca bệnh sốt<br /> rét.<br /> Tổ chức khảo sát, đánh giá hiệu lực của phun<br /> tồn lưu và tồn lưu màn với Fendona 10SC sau 1<br /> tháng kể từ khi phun và tẩm.<br /> Tuyên truyền vận động nhân dân trong<br /> vùng hiểu biết và hưởng ứng các biện pháp<br /> PCSR (loa phát thanh, phát tờ rơi).<br /> Kết quả thu được:<br /> <br /> 50<br /> <br /> Bệnh học<br /> <br /> Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> vực khác trong cả nước, có sự khác nhau về loài<br /> muỗi Anopheles, theo Võ Đại Phú và Trần Bá<br /> Nghĩa(4), sự phân bố loài muỗi Anopheles ở Thừa<br /> Thiên Huế khá phong phú, có 20 loài, hay gặp<br /> là: Anopheles minimus, khác với chủng Anopheles<br /> epiropticus ở Nhà bè TP. HCM.<br /> <br /> Các biện pháp phòng chống<br /> Điều trị là biện pháp phòng chống sốt rét, vì<br /> nó tránh lây lan từ người này sang người khác.<br /> Biện pháp phun hóa chất tồn lưu và tẩm<br /> mùng, diệt bọ gây là các biện pháp rất hiệu quả.<br /> Giám sát chặt chẽ các đối tượng bị bệnh đi<br /> vào vùng dịch: Hiện Trung tâm YTDP TP và địa<br /> phương cũng gặp nhiều khó khăn trong công<br /> tác này vì tình hình người lao động nhập cư khó<br /> quản lý, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ các địa<br /> phương. Khi khoanh vùng được đối tượng bị<br /> nhiễm, phải điều trị bắt buộc cho các hộ dân<br /> sống xung quanh và phun muỗi diện rộng kèm<br /> tẩm mùng trên địa bàn.<br /> Hàng năm, việc lập kế hoạch cho công tác<br /> phòng chống sốt rét của từng đia phương cần<br /> xem xét khả năng diễn biến bất thường của tình<br /> hình sốt rét hiện nay, nhất là các vùng dịch lưu<br /> hành, các ổ dịch trọng điểm cũ, để chủ động khi<br /> có dịch xảy ra, tránh tình trạng thiếu vật tư, hóa<br /> chất khi có dịch. Chú ý công tác giám sát: muốn<br /> phát hiện sớm tình hình SR biến động bất thường<br /> đòi hỏi phải chủ động tăng cường giám sát dịch<br /> <br /> Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> tễ sốt rét thường xuyên để chủ động đối phó,<br /> tránh rơi vào tình trạng thụ động khi bệnh viện<br /> báo về mới khởi động chương trình phòng chống<br /> dịch. Điều trị: kết quả điều trị theo phác đồ của Bộ<br /> Y tế rất hiệu quả, khi kiểm tra lại không có trường<br /> hợp tái phát. Y văn cho thấy có hiện tượng kháng<br /> thuốc Chloroquin xảy ra với P. vivax, tuy nhiên<br /> tại địa bàn xã Hiệp Phước chúng tôi chưa phát<br /> hiện trường hợp kháng thuốc(1, 2).<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Vấn đề giám sát chủ động các vùng dịch cũ,<br /> chống dịch chủ động và chuẩn bị hóa chất<br /> phương tiện chủ động là cách tốt nhất để phòng<br /> chống sốt rét.<br /> Khi có dịch xảy ra, điều trị sốt rét đúng phác<br /> đồ của Bộ Y tế kết hợp với phun hóa chất tẩm<br /> màn và phun muỗi diện rộng tỏ ra rất hiệu quả<br /> trong việc dập tắt ổ dịch.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Baird JK (2004). Chloroquine resistance in Plasmodium vivax.<br /> Antimicrob Agents Chemother., 48:4075-4083<br /> Suwanarusk R, Russell B, Price RN (2007). Chloroquine Resistant<br /> Plasmodium vivax: In Vitro Characterisation and Association with<br /> Molecular Polymorphisms. PLoS ONE 2(10): e1089<br /> Trịnh Quân Huấn (2009). Bệnh sốt rét. In: Trịnh Quân huấn. Cẩm<br /> nang phòng chống bệnh truyền nhiễm, năm 2009, trang: 197-210.<br /> Hà Nội<br /> Võ Đại Phú, Trần Bá Nghĩa và cộng sự (2011). Thành phần loài,<br /> mật độ muỗi Anopheles ở vùng trồng cao su tỉnh Thừa Thiên<br /> Huế. Tạp chí y học Thực hành, 796:76-80<br /> <br /> 51<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2