Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG THUỐC TỰ ĐIỀU TRỊ SỐT RÉT<br />
Ở XÃ ĐĂK Ơ, HUYỆN BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC<br />
Lê Thành Đồng*, Mai Anh Lợi*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Biện pháp cấp thuốc tự điều trị sốt rét cho đối tượng đi rừng, rẫy đã được thực hiện nhiều năm<br />
nay. Tuy nhiên, việc cấp, đối tượng cấp, việc sử dụng, hiệu quả sử dụng như thế nào còn có nhiều vấn đề cần<br />
phải xem xét lại. Đề tài này nhằm đánh giá tình hình đi rừng, rẫy, việc cấp, sử dụng thuốc tự điều trị.<br />
Đối tượng và phương pháp: Đối tượng là nhân viên chuyên trách sốt rét (y tế xã, y tế thôn bản) và người<br />
thường xuyên đi rừng, rẫy. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối tượng, đồng thời kiểm tra sổ sách, báo cáo về<br />
công tác cấp phát thuốc tự điều trị tại Trạm Y tế xã Đăk Ơ (Bình Phước).<br />
Kết quả: Phỏng vấn 204 đối tượng tại xã, tỷ lệ mù chữ 20,1%, trong đó ở dân tộc Stieng 82,9% (34/41). Tỷ<br />
lệ biết ít nhất 1 triệu chứng bệnh sốt rét là 74,0%, không biết triệu chứng nào 19,6%. Trong số thường xuyên đi<br />
rừng, rẫy có 31,2% (34/109) từng nhận thuốc tự điều trị sốt rét, trong đó có 26,5% (9/34) có mang theo thuốc<br />
khi ngủ lại trong rừng, rẫy. 27 trường hợp được hướng dẫn cách dùng thuốc bằng lời nói thì có đến 25,9%<br />
(7/27) trả lời sai cách dùng.<br />
Kết luận: Việc cấp thuốc tự điều trị khi bị sốt rét cho người đi rừng, rẫy ở Xã Đăk Ơ không đạt hiệu quả.<br />
Từ khóa: Thuốc tự điều trị khi bị sốt rét, Đăk Ơ.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ASSESSMENT ON DISTRIBUTION AND USING OF ANTI-MALARIA DRUG FOR SELFTREATMENT IN DAK O COMMUNE, BU GIA MAP DISTRICT, BINH PHUOC PROVINCE<br />
Le Thanh Dong, Mai Anh Loi<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 1 - 6<br />
Backgrounds: Over the years, malarial prevention program have applied various measures to prevent<br />
Malaria effectively, including the supply medicines of self-treatment for inhabitant go to sleep in the forest.<br />
However, the use of self-treatment on the side if allocation and use are not fully implemented and seriously, so it is<br />
necessary to evaluate this work.<br />
Subjects and methods: The interviews is conducted with officials in charge of malaria (including staff of<br />
health station and health volunteers) and inhabitants often go to sleep in the forest with two standard<br />
questionnaires, audit and report on the allocation of medicines of self-treatment in Dak O health station, Bu Gia<br />
Map district, Binh Phuoc province.<br />
Result: Representative of 204 households was interviewed in the 8/8 of the village, the high illiteracy rate of<br />
20.1% (41/204) and the number of illiterate concentrated mainly in Stieng ethnic group 82.9% (34/41).<br />
Percentage of people know at least one of the malaria symptoms was 74.0% (151/204), but some people do not<br />
know any malaria symptoms is high; 19.6% (40/204). Among those who regularly sleep in the forest for<br />
cultivation only 31.2% (34/109) had received anti-malarial medicines for self-treatment, but in only 26.5% (9/34)<br />
of them carrying medicines when go to sleep in the forest. In 27 cases are instructed through oral on how to use<br />
the medicines, up to 25.9% (7/27) gave the wrong answer on how to use the medicine correctly.<br />
* Viện Sốt rét-Ký sinh trùng- Côn trùng TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: TS. Lê Thành Đồng, ĐT: 0912009217, Email: lethanhdong@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
1<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Conclusions: Do not use the provision of anti-malarial medicines for self-treatment as a means to malaria<br />
prevention due to the risk of drug resistance from the lack of control in drug use.<br />
Key words: Anti-malaria drug, self-treatment, Dak O.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Trong những năm qua chúng ta đã đạt được<br />
nhiều thành tích quan trọng, đã đẩy lùi được sốt<br />
rét trên phạm vi toàn quốc. Các biện pháp<br />
phòng chống sốt rét được triển khai rất hiệu quả<br />
cho cộng đồng các vùng sốt rét lưu hành, các<br />
đối tượng tại chỗ(1,3,5). Tuy nhiên, đối với các đối<br />
tượng di biến động như đi rừng, rẫy thì biện<br />
pháp nào cho nhóm đối tượng này là thích<br />
hợp(1,4,5), qua nghiên cứu, chúng ta đã đưa biện<br />
pháp cấp thuốc tự điều trị khi bị sốt rét vào<br />
chương trình như là biện pháp bổ sung. Biện<br />
pháp này đã được thực hiện nhiều năm nay.<br />
Tuy nhiên, việc cấp, đối tượng cấp, việc sử<br />
dụng, hiệu quả sử dụng như thế nào còn có<br />
nhiều vấn đề cần phải xem xét lại.<br />
<br />
Thời gian và địa điểm<br />
<br />
Khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng trong những<br />
năm qua, tỷ lệ điều trị bệnh nhân sốt rét so với<br />
tổng liều điều trị (trong đó chủ yếu là cấp thuốc<br />
tự điều trị) chiếm tỷ trọng thấp, như năm 2010<br />
chiếm 15,8% (6.924/58.565), năm 2011 là 15,0%<br />
(6.448/42.981) và 5 tháng đầu năm 2012 chiếm<br />
17,4% (2.599/14.909). Thêm vào đó trước tình<br />
hình sốt rét đã giảm thấp trên phạm vi cả nước,<br />
vấn đề đặt ra cho tương lai là cấp thuốc tự điều<br />
trị như thế nào mang lại hiệu quả cao nhất hoặc<br />
có nên hay không tiếp tục thực hiện biện pháp<br />
cấp thuốc tự điều trị như là một biện pháp<br />
phòng chống sốt rét trong khi chúng ta dần<br />
chuyển sang giai đoạn loại trừ sốt rét như chiến<br />
lược phòng chống sốt rét đến năm 2020 và tầm<br />
nhìn đến năm 2030 mà chương trình mục tiêu<br />
quốc gia phòng chống sốt rét đã đề ra. Chúng<br />
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá việc<br />
sử dụng thuốc tự điều trị sốt rét ở xã Đăk Ơ,<br />
huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước”.<br />
Mục tiêu của đề tài: Đánh giá tình hình cấp,<br />
sử dụng thuốc sốt rét tự điều trị của một xã có<br />
sốt rét lưu hành nặng và có nhiều đối tượng đi<br />
rừng, rẫy.<br />
<br />
2<br />
<br />
Thời gian<br />
Từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2012<br />
Địa điểm<br />
Xã Đăk Ơ, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình<br />
Phước.<br />
<br />
Đối tượng và địa điểm nghiên cứu<br />
Đối tượng: Nhân viên y tế chuyên trách về<br />
phòng chống sốt rét (y tễ xã, y tế thôn bản);<br />
Người dân được cấp thuốc sốt rét tự điều trị<br />
trong thời gian từ năm 2010 đến tháng 9 năm<br />
2012.<br />
Địa điểm xã Đăk Ơ, huyện Bù Gia Mập, tỉnh<br />
Bình Phước.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu và kỹ thật thu<br />
thập số liệu<br />
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp<br />
quan sát mô tả, mô tả thực trạng tình hình cấp,<br />
phát thuốc, việc bảo quản, sử dụng, đồng thời<br />
tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng<br />
thuốc tự điều trị khi bị sốt rét.<br />
Kỹ thuật thu thập số liệu: Phỏng vấn trực<br />
tiếp đối tượng nghiên cứu bằng 02 bộ câu hỏi (in<br />
sẵn), một bộ cho đối tượng là cán bộ y tế và một<br />
bộ cho đối tượng là người dân được cấp thuốc<br />
sốt rét tự điều trị. Quan sát, thu thập số liệu về<br />
danh sách những người được cấp thuốc và sổ<br />
sách báo cáo liên quan việc cấp thuốc tự điều trị.<br />
<br />
Chọn mẫu<br />
Chọn toàn bộ những người được cấp thuốc<br />
sốt rét cho tự điều trị trong khoảng thời gian từ<br />
2010 đến tháng 9 năm 2012 tại xã Đăk Ơ huyện<br />
Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước (theo danh sách<br />
lưu tại cơ sở y tế).<br />
Chọn tất cả các nhân viên y tế chuyên trách<br />
sốt rét của xã và toàn bộ sổ sách, báo cáo liên<br />
quan tới việc cấp thuốc tự điều trị sốt rét tại cơ<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
sở y tế.<br />
<br />
Xử lý dữ liệu<br />
<br />
Nghề nghiệp<br />
<br />
Xử lý số liệu bằng EpiData 3.1, Microsoft<br />
Excel.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Điều tra phỏng vấn hộ gia đình<br />
Phân bố theo đơn vị hành chính<br />
Tổng số chủ hộ/người chủ chốt trong gia<br />
đình có người đi rừng, rẫy được phỏng vấn là<br />
204. Trong đó, phân bố cụ thể ở các thôn như<br />
sau: (Bảng 1).<br />
Bảng 1. Phân bố số hộ có người đi rừng, rẫy ở các<br />
thôn, xã Bù Gia Mập, năm 2012.<br />
Tên Thôn<br />
Thôn 1<br />
Thôn 2<br />
Thôn 3<br />
Thôn 4<br />
Thôn 6<br />
Thôn 9<br />
Thôn Bù Khơn<br />
Thôn Bù Xia<br />
Thôn Đăk Côn<br />
Thôn Đăk Lim<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số hộ được điều tra<br />
1<br />
5<br />
1<br />
46<br />
35<br />
61<br />
1<br />
20<br />
1<br />
33<br />
204<br />
<br />
Đối tượng đi rừng, rẫy phân bố rải rác trong<br />
10/10 thôn, nhiều nhất là thôn 9 (61/204), thôn 4<br />
(46/204), thôn 6 (35/204), tuổi trung bình là 34,82<br />
± 11,21 (18 - 60).<br />
<br />
Phân bố theo dân tộc, giới, học vấn<br />
Bảng 2: Dân tộc, giới tính, trình độ học vấn, nghề<br />
nghiệp ở các đối tượng được phỏng vấn.<br />
Biến số<br />
Kinh<br />
Stiêng<br />
Tày<br />
Khác<br />
Cộng<br />
Giới<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Cộng<br />
Trình độ học vấn<br />
Mù chữ<br />
Tiểu học, PTCS<br />
PTTH<br />
Sau PTTH<br />
Dân tộc<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Tần suất (%)<br />
109 (53,4)<br />
85 (41,7)<br />
7 (3,4)<br />
3 (1,5)<br />
204 (100,0)<br />
134 (65,7)<br />
70 (34,3)<br />
204 (100,0)<br />
41 (20,1)<br />
125 (61,3)<br />
37 (18,1)<br />
1 (0,5)<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Biến số<br />
Cộng<br />
Làm rẫy<br />
Thợ rừng<br />
Khác<br />
Cộng<br />
<br />
Tần suất (%)<br />
204 (100,0)<br />
202 (99,0)<br />
1 (0,5)<br />
1 (0,5)<br />
(100,0)<br />
<br />
Trong 204 người được phỏng vấn tuổi từ 18<br />
đến 60, dân tộc Kinh chiếm 53,4%, dân tộc<br />
Stieng 41,7%, dân tộc Tày 3,4%, dân tộc khác<br />
1,5%. Đa số có trình độ học vấn thấp, trong đó<br />
mù chữ 20,1% (41/204).<br />
<br />
Hiểu biết về các triệu chứng của bệnh sốt rét.<br />
Bảng 3. Hiểu biết của các đối tượng về bệnh sốt rét<br />
(n=204).<br />
Các triệu chứng<br />
Nóng sốt<br />
Rét run<br />
Vã mồ hôi<br />
Đau đầu<br />
Đau người<br />
Không biết<br />
<br />
Tần suất (%)<br />
149 (73,0)<br />
151 (74,0)<br />
65 (31,9)<br />
106 (52,0)<br />
73 (35,8)<br />
40 (19,6)<br />
<br />
Trong 204 người được hỏi thì có 151 người<br />
(74,0%) trả lời đúng ít nhất 1 triệu chứng của<br />
bệnh sốt rét, có 40 người/204 người (19,6%)<br />
không biết về triệu chứng của bệnh sốt rét.<br />
<br />
Nhận thức về sự nguy hiểm của bệnh sốt<br />
rét<br />
Bảng 4. Nhận thức về sự nguy hiểm của bệnh sốt rét<br />
(n=204).<br />
Sự nguy hiểm của sốt rét<br />
Chết người<br />
Ảnh hưởng sức khỏe<br />
Không ảnh hưởng sức khỏe<br />
Không chắc đã ảnh hưởng sức khỏe<br />
Tổng<br />
<br />
Tần suất (%)<br />
184 (90,2)<br />
16 (7,8)<br />
3 (1,5)<br />
1 (0,5)<br />
204 (100,0)<br />
<br />
Thái độ và thực hành phòng chống sốt rét<br />
và sử dụng thuốc sốt rét<br />
Bảng 5. Tỷ lệ người đi rừng, ngủ rẫy ở các đối<br />
tượng được cấp thuốc tự điều trị sốt rét (n=204).<br />
Các chỉ số<br />
Người thường xuyên đi rừng, rẫy<br />
Người không thường xuyên đi<br />
rừng, rẫy<br />
Tổng<br />
<br />
Tần suất (%)<br />
109 (53,4)<br />
95 (46,6)<br />
204 (100,0)<br />
<br />
Số thường xuyên đi rừng rẫy chiếm (53,4%),<br />
<br />
3<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
số còn lại có đi rừng, rẫy nhưng không thường<br />
xuyên (46,6%).<br />
Bảng 6. Tỷ lệ mang màn, kem xua muỗi ở những<br />
người thường xuyên ngủ rừng ngủ rẫy (n=109).<br />
Các chỉ số<br />
Có mang màn chống muỗi khi ngủ<br />
rừng, ngủ rẫy<br />
Có mang kem chống muỗi khi ngủ<br />
rừng, ngủ rẫy<br />
Không mang phương tiện chống muỗi<br />
khi ngủ rừng, ngủ rẫy<br />
Tổng<br />
<br />
Tần suất (%)<br />
90 (82,6)<br />
2 (1,8)<br />
17 (15,6)<br />
109 (100,0)<br />
<br />
Trong số những người thường xuyên đi<br />
rừng, rẫy (n=109) thì số người có mang theo<br />
phương tiện phòng chống muỗi đốt (màn hoặc<br />
kem chống muỗi đốt) chiếm 84,4%, số không có<br />
biện pháp nào phòng chống muỗi 15,6%.<br />
Bảng 7. Tỷ lệ ngủ lại ở rừng, ngủ rẫy qua đêm ở<br />
những hộ thường xuyên đi rừng, đi rẫy (n=109).<br />
Các chỉ số<br />
Thường xuyên ngủ trong rừng trong rẫy<br />
Có ngủ rừng, rẫy nhưng đi theo mùa vụ<br />
Tổng<br />
<br />
Tần suất (%)<br />
9 (8,3)<br />
100 (91,7)<br />
109 (100,0)<br />
<br />
Đi rừng, rẫy thường theo mùa vụ, thời gian<br />
đi và ngủ trong rừng, rẫy khác nhau, 8,3%<br />
(9/109) thường xuyên ngủ lại rẫy, 91,7%<br />
(100/109) đi rừng, rẫy theo mùa vụ.<br />
Bảng 8. Tỷ lệ người nhận thuốc sốt rét tự điều trị ở<br />
những hộ thường xuyên đi rừng, đi rẫy (n=109).<br />
Các chỉ số<br />
Đã từng nhận thuốc sốt rét<br />
Chưa từng nhận thuốc sốt rét<br />
Tổng<br />
<br />
Tần suất (%)<br />
34 (31,2)<br />
75 (68,8)<br />
109 (100,0)<br />
<br />
Bảng 10. Số người được hướng dẫn cách dùng khi<br />
nhận thuốc (n=34).<br />
Các chỉ số<br />
Được hướng dẫn bằng lời nói<br />
Được hướng dẫn bằng lời đơn thuốc<br />
Tổng<br />
<br />
Tần suất (%)<br />
27 (79,4)<br />
7 (20,6)<br />
34 (100,0)<br />
<br />
34 người được nhận thuốc sốt rét đều được<br />
hướng dẫn sử dụng, trong đó bằng lời nói 79%,<br />
bằng đơn thuốc in sẵn trong hộp thuốc 20,6%.<br />
Bảng 11. Hiểu biết của người được hướng dẫn cách<br />
dùng về số ngày dùng của thuốc (n=347).<br />
Các chỉ số<br />
Dùng đúng liều quy định (3 ngày)<br />
Dùng sai liều quy định (1 ngày)<br />
Dùng sai liều quy định (2 ngày)<br />
Dùng sai liều quy định (4 ngày)<br />
Dùng sai liều quy định (6 ngày)<br />
Dùng sai liều quy định (7 ngày)<br />
Tổng<br />
<br />
Tần suất (%)<br />
25 (73,5)<br />
3 (8,8)<br />
1 (2,9)<br />
3 (8,8)<br />
1 (2,9)<br />
1 (2,9)<br />
34 (100,0)<br />
<br />
Có 26,5% (9/34) người được hỏi trả lời sai về<br />
số ngày điều trị; 5,9% (2/34) gia đình đang cất<br />
trữ thuốc sốt rét trong nhà.<br />
Bảng 12. Tỷ lệ biết điều trị đúng ở người được<br />
hướng dẫn bằng lời nói về liều dùng của thuốc<br />
(n=27).<br />
Các chỉ số<br />
Tần suất (%)<br />
Dùng đúng về liều lượng của các ngày<br />
20 (74,1)<br />
điều trị<br />
Dùng sai về liều lượng của các ngày điều<br />
7 (25,9)<br />
trị<br />
Tổng<br />
(100,0)<br />
<br />
Có 25,9% trả lời sai về liều dùng, 74,1% trả<br />
lời đúng liều dùng của thuốc.<br />
<br />
Trong 109 gia đình có thường xuyên đi<br />
rừng, rẫy có 31,2% (34/109) người đã từng nhận<br />
thuốc sốt rét tự điều trị, 68,8% chưa được cấp<br />
thuốc tự điều trị.<br />
<br />
Kết quả phỏng vấn 9 nhân viên y tế chuyên<br />
trách sốt rét, kết quả thấy:<br />
<br />
Bảng 9 Tỷ lệ người mang thuốc sốt rét theo khi ngủ<br />
rừng, rẫy (n=34).<br />
<br />
Có 08 nhân viên y tế thôn, 3 nam, 6 nữ, tuổi<br />
trung bình 40,9 ± 2,8.<br />
<br />
Các chỉ số<br />
Tần suất (%)<br />
Có mang thuốc sốt rét khi ngủ rừng, rẫy<br />
9 (26,5)<br />
Không mang thuốc sốt rét khi ngủ rừng, rẫy<br />
25 (73,5)<br />
Tổng<br />
34 (100,0)<br />
<br />
Có 9/34 (26,5%) trong có mang theo thuốc<br />
khi đi rừng, rẫy, không mang theo thuốc 73,5%.<br />
<br />
Phỏng vấn cán bộ làm công tác phòng<br />
chống sốt rét<br />
<br />
Có 6 người dân tộc Kinh, 1 dân tộc Nùng, 02<br />
dân tộc Stieng. Có 01 người là bác sỹ (trưởng<br />
trạm).<br />
Có 5 người kiêm nhiệm công tác khác, 4<br />
người chỉ làm chuyên trách sốt rét.<br />
Có 5 người từng cấp thuốc tự điều trị cho<br />
<br />
4<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
dân, 4/5 có ghi chép, 01 người không ghi chép,<br />
5/5 người có hướng dẫn cách dùng thuốc cho<br />
người nhận, trong đó hướng dẫn bằng lời nói<br />
3/5 trường hợp, bằng đơn (có sẵn trong hộp<br />
thuốc) 2/5 trường hợp.<br />
Có 33,3% (3/9) người cho rằng dân sẽ không<br />
dùng thuốc đúng như hướng dẫn.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Việc phỏng vấn các hộ dân đã được thực<br />
hiện tại tất cả 8 thôn/8 thôn của xã, tuy nhiên<br />
phân bố không đều do đặc điểm các thôn có<br />
những đối tượng đi rừng, rẫy nhiều, ít khác<br />
nhau. Trong số 204 hộ được phỏng vấn nằm<br />
trong đối tượng đi rừng, rẫy thì dân tộc kinh<br />
chiếm số đông (53,4%), tiếp đến là dân tộc<br />
Stieng (41,7%) cho thấy mặc dù là dân tộc bản<br />
địa song dân tộc Stieng không còn chiếm số<br />
đông trong đối tượng nguy cơ cao phơi nhiễm<br />
với sốt rét do việc đi rừng, rẫy.<br />
Trình độ học vấn của người được phỏng vấn<br />
cũng rất khác nhau; 61,3% có trình độ trung học<br />
cơ sở và tiểu học, 18,1% có trình độ phổ thông<br />
trung học, 0,5% trình độ sau phổ thông trung<br />
học, tuy nhiên con số mù chữ khá cao 20,1%<br />
(41/204) và con số mù chữ tập trung chủ yếu ở<br />
dân tộc Sieng 82,9% (34/41) cho thấy đây vẫn là<br />
đối tượng có nhận thức còn hạn chế cần có biện<br />
pháp phù hợp trong truyền thông phòng chống<br />
sốt rét nói chung.<br />
Trong 204 người được hỏi thì có tới 74,0%<br />
trả lời đúng ít nhất 1 triệu chứng của bệnh sốt<br />
rét cho thấy nhận biết về triệu chứng bệnh sốt<br />
rét trong các đối tượng đi rừng, rẫy khá cao,<br />
tuy hiên cũng còn 19,6% nói họ không biết bất<br />
kỳ triệu chứng nào của bệnh sốt rét là điều<br />
đáng lo ngại.<br />
Trong 109 người nói thường đi rừng, rẫy thì<br />
84,4% nói rằng mang màn hoặc mang kem<br />
chống muỗi để sử dụng, tuy nhiên 15,6% trả lời<br />
không mang theo phương tiện gì chống muỗi<br />
đốt là điều đáng lo ngại.<br />
Trong số 109 gia đình có đi rừng, rẫy chỉ có<br />
31,2% (34/109) gia đình nói họ từng nhận thuốc<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
sốt rét cho tự điều trị cho thấy việc nhận thuốc<br />
sốt rét cho việc tự điều trị còn thấp, tuy nhiên 34<br />
hộ gia đình có nhận thuốc tự điều trị thì chỉ có<br />
26,5% (9/34) trong số họ nói có mang theo thuốc<br />
khi có ngủ lại trong rừng-rẫy, điều này cho thấy<br />
nếu người dân bị sốt trong rừng thì việc cấp<br />
phát thuốc cho tự điều trị chưa phát huy được<br />
vai trò như mong muốn.<br />
Qua kiểm tra thực tế kiến thức về cách dùng<br />
thuốc đối với những trường hợp được hướng<br />
dẫn bằng lời nói thì có đến 25,9% (7/27) trả lời<br />
sai về liều dùng của thuốc cho thấy khả năng<br />
dùng đúng liều của người được hướng dẫn là<br />
rất hạn chế nếu hướng dẫn bằng lời nói, trong<br />
khi 26,5% (9/34) người được nhận thuốc trả lời<br />
sai về số ngày điều trị cũng là tỷ lệ cao đáng lo<br />
ngại.<br />
Trong 9 người được phỏng vấn là cán bộ<br />
chuyên trách sốt rét thì 8/9 là y tế thôn bản, còn<br />
lại là cán bộ của trạm Y tế, trong số đó có 5/9 trả<br />
lời phải kiêm nhiệm công tác khác ngoài công<br />
tác phòng chống sốt rét, số còn lại 4/9 người chỉ<br />
có làm chuyên trách sốt rét. Trong đó 5/9 người<br />
nói họ có trong tay tài liệu hướng dẫn chẩn<br />
đoán và điều trị sốt rét do Bộ Y tế ban hành năm<br />
2009 và 8/9 trong số họ được tập huấn điều trị<br />
sốt rét là điều đáng mừng vì công tác này đã<br />
triển khai mạnh xuống đến Y tế thôn bản.<br />
Khi hỏi về khả năng tăng nguy cơ sốt rét<br />
kháng thuốc từ việc cấp thuốc tự điều trị thì<br />
88,9% (8/9) người cho rằng nguy cơ đó là có thật<br />
và 100% cho rằng nếu cấp thuốc tự điều trị thì<br />
cấp thẳng cho đối tượng đi rừng, rẫy mà không<br />
nên cấp cho bất cứ ai trong hộ gia đình có người<br />
đi rừng, rẫy là những ý kiến mang tính thực tế.<br />
Về công tác tổ chức thực hiện nhằm tăng<br />
tính hiệu quả trong cấp phát thuốc tự điều trị thì<br />
8/9 cán bộ chuyên trách sốt rét cho rằng việc cấp<br />
phát nên giao cho Trạm y tế xã là phù hợp với<br />
chủ trương của chương trình quốc gia phòng<br />
chống sốt rét và 9/9 người (100%) cán bộ chuyên<br />
trách sốt rét cho rằng cần duy trì việc cấp phát<br />
thuốc tự điều trị vì 8/9 trong số họ cho rằng việc<br />
cấp phát thuốc hiện nay không bị lạm dụng.<br />
<br />
5<br />
<br />