Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP<br />
TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP KÈM SUY THẬN MẠN<br />
TẠI KHOA NỘI THẬN – LỌC MÁU BỆNH VIỆN QUẬN BÌNH THẠNH,<br />
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2014<br />
Nguyễn Thị Anh Thi*, Nguyễn Văn Tập**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Tăng huyết áp (THA) là vấn đề sức khỏe toàn cầu, vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của suy<br />
thận mạn (STM). Mục tiêu điều trị THA là làm chậm tiến triển của bệnh thận, giảm nguy cơ tim mạch. Các<br />
thuốc điều trị THA ngày càng phong phú, đa dạng. Việc điều trị THA trên bệnh nhân STM cần liên tục, kéo dài<br />
và theo dõi chặt chẽ.<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc điều trị THA trên bệnh nhân THA có kèm STM tại khoa<br />
Nội thận – Lọc máu Bệnh viện Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh năm 2014.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 110 bệnh nhân được điều trị<br />
tại khoa Nội thận – Lọc máu Bệnh viện quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị theo phác đồ đa trị liệu chiếm đa số (76,4%). Các nhóm thuốc điều trị<br />
chủ yếu được sử dụng là thuốc ức chế men chuyển (ƯCMC) (82,72%) và thuốc Chẹn kênh Calci (71,82%). Tỷ lệ<br />
bệnh nhân phải thay đổi phác đồ điều trị (PĐĐT) 2 lần chiếm 49,09%, thay đổi PĐĐT 1 lần chiếm 24,55%. Sau<br />
một năm điều trị, tỷ lệ bệnh nhân đạt HA mục tiêu chiếm 55,45% và hầu như không còn bệnh nhân THA độ 2 và<br />
độ 3, tỷ lệ bệnh nhân mắc mới các biến chứng tim mạch chiếm 4,55%.<br />
Kết luận: Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh thận mạn cần chú ý đến bản chất của bệnh thận mạn.<br />
Những nhóm thuốc hạ áp có tác dụng làm giảm protein niệu được ưu tiên lựa chọn đầu tiên.<br />
Từ khóa: Tăng huyết áp, suy thận mạn, phác đồ điều trị, thuốc điều trị tăng huyết áp, huyết áp mục tiêu.<br />
ABSTRACT<br />
THE USAGE OF HYPERTENSION MEDICATIONS ON HYPERTENSIVE PATIENTS<br />
WITH CHRONIC RENAL FAILURE OF THE NEPHROLOGY AND DIALYSIS DEPARTMENT<br />
AT BINH THANH DISTRICT HOSPITAL, HO CHI MINH CITY IN 2014<br />
Nguyen Thi Anh Thi, Nguyen Van Tap<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 525 - 531<br />
<br />
Background: Hypertension is a globally healthy problem, is both an important cause and consequence of<br />
chronic renal failure. The aim of hypertension treatment is to decelerate the progression of kidney disease and<br />
reduce cardiovascular risk. Medications used to treat high blood pressure are more and more diverse and<br />
abundant. Treatment of hypertension on patients with chronic renal failure should be done continuously,<br />
sustainably and monitored closely.<br />
Objectives: To improve the quality of treatment, the safe, rational and effective usage of medicines, we did<br />
the research on the status of using the hypertension medications on hypertensive patients with chronic renal<br />
failure of The Nephrology and Dialysis Department at Binh Thanh District Hospital, Ho Chi Minh City in 2014.<br />
<br />
<br />
* Bệnh viện Quận Bình Thạnh ** Trường Đại học Y dược TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: DS. Nguyễn Thị Anh Thi ĐT: 0919777842 Email: thinta@bvbinhthanh.org.vn<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 525<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016<br />
<br />
Methods: A cross-sectional study was carried out on 110 patients of the Nephrology and Dialysis<br />
Department at Binh Thanh District Hospital.<br />
Results: The results showed that the rate of patients treated according to the multi-therapy was 76.4%. An<br />
angiotensin-converting-enzyme inhibitors and calcium channel inhibitors drug were used for 82.72% and<br />
71.82% of patient. The rate of patients having to change treatment regimens twice was 49.09%, having to change<br />
treatment regimens once were 24.55%. After one-year treatment, the rate of patients achieving the target blood<br />
pressure was 55.45% and almost there was no hypertension stage II and hypertension stage III. The incidence rate<br />
of patients with cardiovascular complications was 4.55%.<br />
Conclusions: Treatment of hypertension in CKD patients should take into consideration the nature of<br />
underlying kidney disease.<br />
Keywords: Hypertension, chronic renal failure, treatment regimen, drug for hypertension, target blood<br />
pressure.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ viện Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh<br />
năm 2014.<br />
Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh thận mạn đang<br />
ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, được cho là ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
hệ quả tất yếu của việc không ngừng gia tăng Dân số nghiên cứu<br />
bệnh đái tháo đường và THA(7). Ước tính khoảng Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán THA có<br />
10-13% người Mỹ trưởng thành mắc các giai kèm STM được điều trị tại khoa Nội thận – Lọc<br />
đoạn của bệnh thận mạn(5). Nhiều nghiên cứu tại máu Bệnh viện Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ<br />
Mỹ, châu Âu, châu Á cho thấy khoảng 9-13% Chí Minh từ tháng 01/01/2014 đến 31/12/2014.<br />
dân số thế giới mắc bệnh thận mạn . Hiện nay,<br />
(12)<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
trên thế giới có khoảng 1,5 triệu người STM giai Cắt ngang hồi cứu.<br />
đoạn cuối đang được điều trị thay thế thận, ước<br />
Tiêu chuẩn chọn lựa<br />
đoán tăng gấp đôi vào năm 2020(2). STM là gánh<br />
Bệnh nhân còn hồ sơ lưu trữ, hồ sơ lưu trữ<br />
nặng của nhiều nước trên thế giới do chi phí<br />
không bị trùng lắp và được chẩn đoán xác định<br />
điều trị cao. Việc điều trị bệnh nhân THA có biến<br />
THA kèm STM, có thời gian điều trị 12 tháng<br />
chứng suy thận rất khó khăn, phức tạp và chi phí<br />
liên tục. Tiêu chuẩn loại trừ là bệnh nhân THA<br />
cao. Khoa Nội Thận – Lọc máu, Bệnh viện Quận<br />
thứ phát. Và dựa trên những tiêu chuẩn trên,<br />
Bình Thạnh thành lập từ năm 2006, chất lượng bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, chúng<br />
điều trị ngày càng được nâng cao, tạo được niềm tôi thu thập được 110 ca từ hồ sơ bệnh án do<br />
tin của người bệnh đến khám và điều trị góp phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện quận Bình<br />
phần giảm tải bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh cung cấp.<br />
việc điều trị THA trên bệnh nhân STM cần liên Xử lý số liệu<br />
tục, kéo dài và theo dõi chặt chẽ. Để góp phần<br />
Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý và<br />
vào việc nâng cao chất lượng điều trị, sử dụng phân tích số liệu. Mô tả và phân tích kết quả<br />
thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả chúng tôi tiến nghiên cứu qua các bảng và tính tỷ lệ phần trăm.<br />
hành đề tài này với mục tiêu: Nghiên cứu đặc Sử dụng test 2 để so sánh các tỷ lệ.<br />
điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình hình sử<br />
Đạo đức nghiên cứu<br />
dụng thuốc điều trị THA trên bệnh nhân THA<br />
Đảm bảo quyền lợi của bệnh nhân và bảo<br />
có kèm STM tại khoa Nội thận – Lọc máu Bệnh<br />
mật thông tin cá nhân.<br />
<br />
<br />
<br />
526 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1: Đặc điểm dân số xã hội học của bệnh nhân<br />
THA<br />
Đặc điểm mẫu khảo sát<br />
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)<br />
Trong 110 bệnh nhân suy thận giai đoạn 5 Nữ 51 46,36<br />
Giới tính<br />
đang chạy thận nhân tạo định kỳ tại bệnh viện Nam 59 53,64<br />
được khảo sát, tỷ lệ nữ giới 46,36% và 53,64% < 50 48 43,63<br />
50 – 59 25 22,73<br />
nam giới. Nhóm tuổi < 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao<br />
Nhóm tuổi 60 – 69 21 19,09<br />
nhất (43,64%), nhóm tuổi > 80 tuổi chiếm tỷ lệ 70 – 79 11 10,00<br />
thấp nhất (4,55%). > 80 5 4,55<br />
<br />
<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân THA kèm STM<br />
Phân độ THA theo Hội Tim mạch Việt Nam<br />
Bảng 2: Bảng phân độ THA<br />
Điều trị không liên tục hay chưa được điều trị trước đó Điều trị liên tục Tổng<br />
Phân loại THA<br />
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)<br />
HA mục tiêu 0 0 27 24,55 27 24,55<br />
HA bình thường cao 0 0 56 50,91 56 50,91<br />
THA độ 1 7 6,36 6 5,45 13 11,82<br />
THA độ 2 10 9,09 0 0 10 9,09<br />
THA độ 3 4 3,64 0 0 4 3,64<br />
Tổng 21 19,09 89 80,91 110 100<br />
Tỷ lệ bệnh nhân điều trị liên tục trước khi nhân chưa được điều trị hay điều trị giai đoạn<br />
đưa vào khảo sát chiếm 80,91% và tỷ lệ bệnh trước đó nhưng không liên tục chiếm 19,09%.<br />
Bảng 3: Thời gian THA<br />
Điều trị không liên tục hay chưa được điều trị trước đó Điều trị liên tục Tổng<br />
Thời gian<br />
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)<br />
< 5 năm 21 19,09 77 70,00 98 89,09<br />
≥ 5 năm 0 0 12 10,91 12 10,91<br />
Tổng 21 19,09 89 80,91 110 100<br />
Tất cả bệnh nhân ở nhóm điều trị không liên Bảng 5: Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA<br />
tục hay chưa được điều trị trước đó có thời gian Tổn thương cơ quan đích Tần số Tỷ lệ (%)<br />
THA < 5 năm, tỷ lệ bệnh nhân ở nhóm điều trị Suy tim 11 10,00<br />
Bệnh võng mạc 6 5,50<br />
liên tục có thời gian ≥ 5 năm chiếm 10,91%.<br />
Tai biến mạch máu não 18 16,40<br />
Bảng 4: Các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân THA Bệnh mạch máu ngoại biên 4 3,60<br />
Yếu tố nguy cơ Tần số Tỷ lệ (%)<br />
Khảo sát 110 bệnh nhân tổn thương cơ quan<br />
Tuổi cao (Nam >55, Nữ >65) 34 30,90<br />
Béo phì (BMI > 25) 19 17,30<br />
đích chiếm tỷ lệ cao là tai biến mạch máu não<br />
Rối loạn lipid máu 32 29,10 (16,40%), theo thứ tự giảm dần là suy tim, bệnh<br />
Hút thuốc lá 16 14,50 võng mạc và bệnh mạch máu ngoại biên.<br />
Uống rượu 0 0 Khảo sát 110 bệnh nhân cho thấy các chỉ số<br />
Tiền sử gia đình có bệnh mạch vành 22 20,00<br />
chức năng thận, lipid máu, đường huyết trên<br />
Yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân THA chiếm tỷ lệ mức giới hạn bình thường, các chỉ số điện giải và<br />
cao là tuổi cao (30,90%) và rối loạn lipid máu men gan trong giới hạn bình thường.<br />
(29,10%), kế đến theo thứ tự giảm dần là các yếu<br />
nguy cơ như tiền sử gia đình có bệnh mạch<br />
vành, béo phì và hút thuốc lá.<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 527<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016<br />
<br />
<br />
Bảng 6: Một số chỉ số hóa sinh ở bệnh nhân THA kèm STM<br />
Chỉ số Giá trị bình thường Trung bình trong mẫu khảo sát<br />
Ure máu (mmol/L) 1,7 – 8,3 23,87 + 6,12<br />
Nam: 62 - 106 921,76 ± 437,66<br />
Creatinin máu (mmol/L)<br />
Chức năng thận Nữ: 44 - 80 681,38 ± 215,28<br />
Nam: 202 - 416 372 + 98,27<br />
Acid Uric (mmol/L)<br />
Nữ: 143 - 399 315 + 122,1<br />
Na+ (mmol/L) 133 - 147 137,7 + 2,57<br />
Điện giải K+ (mmol/L) 3,4 – 4,5 3,94 + 0,45<br />
Cl- (mmol/L) 94 - 111 100,83 + 2,75<br />
Glucose Glucose (mmol/L) 4,1 – 6,7 9,7 ± 2,75<br />
Cholesterol tp 3,9 – 5,2 5,76 ± 1,27<br />
TG (mmol/l) 0,46 – 1,88 2,10 + 0,86<br />
Lipid máu<br />
HDL (mmol/l) = 1,45 1.43 + 0.2<br />
LDL (mmol/l) 3,4 3,51 + 0,5<br />
Nam: < 37 24,03 + 19<br />
GPT (U/L)<br />
Nữ: < 31 21,33 + 16,6<br />
Men gan<br />
Nam: < 41 21,38 + 12,17<br />
GOT (U/L)<br />
Nữ: < 31 21,18 + 11,6<br />
<br />
Tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân THA và nhóm thuốc giãn mạch trực tiếp được sử<br />
kèm STM dụng ít nhất.<br />
<br />
Bảng 7: Phác đồ điều trị khởi đầu ở bệnh nhân THA Bảng 9: Tổng hợp sử dụng các nhóm thuốc điều trị<br />
Nhóm thuốc Tần số Tỷ lệ (%)<br />
kèm STM<br />
Nhóm thuốc lợi tiểu 49 44,55<br />
Điều trị khởi đầu Tần số Tỷ lệ (%)<br />
Nhóm thuốc ƯCMC 91 82,72<br />
Đơn trị liệu 26 23,60<br />
Nhóm thuốc Chẹn kênh Calci 79 71,82<br />
Phối hợp 2 nhóm thuốc 28 25,50<br />
Nhóm thuốc CTTA 43 39,09<br />
Đa trị liệu Phối hợp 3 nhóm thuốc 30 27,30<br />
Nhóm thuốc ức chế adrenergic 61 55,45<br />
Phối hợp 4 nhóm thuốc 26 23,60<br />
Nhóm thuốc giãn mạch trực tiếp 20 18<br />
Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị với phác đồ<br />
Hiệu quả điều trị<br />
đơn trị liệu chiếm 23,6%; phác đồ phối hợp<br />
chiếm 76,4%, trong đó, phác đồ phối hợp 3 thuốc Bảng 10: Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu sau<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất 27,30%, theo thứ tự giảm 1 năm điều trị<br />
Thời điểm Tần số Tỷ lệ (%)<br />
dần là phác đồ phối hợp 2 thuốc và phác đồ phối<br />
Trước điều trị 26 23,64<br />
hợp 4 thuốc. Sau 3 tháng 48 43,64<br />
Bảng 8: Thay đổi phác đồ điều trị Sau 6 tháng 51 46,36<br />
Số lần thay đổi phác đồ điều trị Tần số Tỷ lệ (%) Sau 9 tháng 55 50,00<br />
0 29 26,36 Sau 12 tháng 61 55,45<br />
1 lần 27 24,55 Bảng 11: Tỷ lệ mắc mới các biến cố tim mạch sau 1<br />
2 lần 54 49,09<br />
năm điều trị<br />
Trong thời gian khảo sát, tỷ lệ bệnh nhân Biến cố tim mạch Tần số Tỷ lệ (%)<br />
thay đổi PĐĐT 2 lần chiếm đa số (49,09%), thay Tai biến mạch máu não 1 0,91<br />
đổi PĐĐT 1 lần chiếm 24,55%. Nhồi máu cơ tim 1 0,91<br />
Cơn đau thắt ngực 3 2,73<br />
Nhóm thuốc ƯCMC được sử dụng nhiều Suy tim nặng lên 0 0,00<br />
nhất (82,72%), theo thứ tự giảm dần là nhóm Tổng 5 4,55<br />
thuốc Chẹn kênh Calci, nhóm thuốc ức chế<br />
adrenergic, thuốc lợi tiểu, nhóm thuốc CTTA<br />
<br />
<br />
<br />
528 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Sau một năm điều trị, tỷ lệ bệnh nhân đạt Có tới 89,09% bệnh nhân bị THA dưới 5<br />
HA mục tiêu tăng từ 23,64% lên 55,45% và hầu năm, thời gian bị THA trung bình là 3,5 năm.<br />
như không còn bệnh nhân THA độ 2 và độ 3. Giá trị này cao hơn khảo sát của Lê Tiến Dũng<br />
Sau 1 năm điều trị có 5 bệnh nhân có các biến (năm 2012)(6). Thời gian THA như trên là<br />
cố về tim mạch chiếm tỷ lệ 4,55%. không cao nhưng cộng thêm yếu tố suy thận<br />
làm cho HA khó kiểm soát hơn. Vì vậy phát<br />
BÀN LUẬN<br />
hiện sớm bệnh THA cũng như các biến chứng<br />
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ chênh lệch nam để hạn chế sự gia tăng tình trạng bệnh và giúp<br />
nhiều hơn nữ khoảng 10%, có thể giải thích kết cho việc sử dụng thuốc thuận lợi, an toàn và<br />
quả này là do các bệnh nhân nam thường liên nhanh đạt hiệu quả hơn.<br />
quan nhiều hơn đến các yếu tố nguy cơ của THA Yếu tố nam > 55 tuổi, nữ > 65 tuổi là nguy cơ<br />
như béo phì, thuốc lá, uống bia rượu... Độ tuổi dẫn đến THA nhiều nhất và tiếp đến là yếu tố<br />
trung bình của toàn mẫu nghiên cứu là 53 tuổi, rối loạn lipid máu phù hợp với kết quả nghiên<br />
người lớn tuổi nhất là 86 tuổi phù hợp với các cứu của Nguyễn Hoài Thanh Tâm và cộng sự<br />
nghiên cứu thực hiện trước chỉ ra rằng từ 50 tuổi (năm 2014)(8). Các xét nghiệm cận lâm sàng cũng<br />
trở lên là lứa tuổi có tỷ lệ mắc THA cao(1,4,9,10,13). cho thấy ở bệnh nhân THA kèm STM các chỉ số<br />
Tuổi là yếu tố nguy cơ của THA. Người càng lớn chức năng thận, lipid máu, đường huyết trên<br />
tuổi thì đối diện với nguy cơ THA càng cao. Khi mức giới hạn bình thường. Việc tăng lipid máu<br />
càng lớn tuổi do quá trình lão hóa, động mạch là một yếu tố nguy cơ quan trọng của xơ vữa<br />
giảm tính đàn hồi, gây ra hiện tượng xơ cứng động mạch. Theo khuyến cáo của Hội Tim Mạch<br />
động mạch, làm thay đổi cấu trúc và chức năng học Việt Nam nhóm thuốc statin là nhóm thuốc<br />
của động mạch. được lựa chọn ưu tiên trong điều trị rối loạn<br />
Phần lớn bệnh nhân khi chọn vào mẫu khảo lipid máu vì nó làm giảm LDL hữu hiệu, có thể<br />
sát đều đã được điều trị trước đó, tuy nhiên một làm tăng HDL và giảm được Triglycerid kết hợp<br />
số bệnh nhân mới điều trị THA không được với chế độ ăn và vận động hợp lý (11).<br />
thường xuyên hoặc điều trị một nơi khác mà Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân<br />
bệnh viện không theo dõi HA được. Chúng tôi được điều trị bằng phác đồ đa trị liệu chiếm<br />
chia ra thành 2 nhóm đối tượng nhóm gồm 76,4% tương tự nghiên cứu của tác giả Nguyễn<br />
những bệnh nhân chưa được điều trị hay điều trị Hoài Thanh Tâm và cộng sự (năm 2014) phác đồ<br />
gián đoạn và nhóm gồm những bệnh nhân đã đa trị liệu chiếm đa số (8). Điều này cho thấy việc<br />
được điều trị liên tục trước đó. Kết quả cho thấy kiểm soát HA là một vấn đề khó khăn, nhất là<br />
ở nhóm bệnh nhân điều trị liên tục đa phần các khi càng nhiều nhóm thuốc phối hợp thì càng<br />
bệnh nhân có mức HA bình thường hoặc bình gặp nhiều vấn đề bất lợi về tuân thủ điều trị, tác<br />
thường cao một số đã đạt HA mục tiêu, chỉ có rất dụng phụ và tương tác giữa các nhóm thuốc.<br />
ít bệnh nhân là THA độ 1. Ngược lại ở nhóm<br />
Các nhóm thuốc được sử dụng trong mẫu<br />
chưa được điều trị hay điều trị gián đoạn thì<br />
khảo sát: Nhóm thuốc ƯCMC được sử dụng<br />
bệnh nhân chủ yếu là THA độ 2 và độ 3 số còn<br />
gồm các thuốc Lisinopril với tỷ lệ lớn nhất<br />
lại THA độ 1. Kết quả này hoàn toàn phù hợp<br />
44,55%, sau đó là Perindopril chiếm 25,45% và<br />
với các khảo sát lâm sàng về hiệu quả của các<br />
cuối cùng là Imidapril chiếm 12,73%, do hiệu<br />
nhóm thuốc THA khi được dùng một cách liên<br />
quả điều trị và giá thành rẻ nên nhóm thuốc này<br />
tục. Cũng có thể thấy được hiệu quả của các<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất 82,72%. Nhóm thuốc Chẹn<br />
nhóm thuốc hạ áp khi được sử dụng liên tục.<br />
kênh Calci được sử dụng với tỷ lệ cao với 3 hoạt<br />
Như vậy việc tuân thủ của bệnh nhân sẽ góp<br />
chất là Amlopidin, Nifedipin và Diltiazem trong<br />
phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.<br />
đó Nifedipin được sử dụng nhiều nhất chiếm<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 529<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016<br />
<br />
45,45%, sau đó là Amlodipin chiếm 25,45%, cuối lệ bệnh nhân phải thay đổi PĐĐT 2 lần chiếm<br />
cùng là Diltiazem. Nhóm thuốc CTTA được sử 49,09%, thay đổi PĐĐT 1 lần chiếm 24,55%. Sau<br />
dụng là Telmisartan và Losartan, trong đó một năm điều trị, tỷ lệ bệnh nhân đạt HA mục<br />
Losartan chiếm 20,91%, Telmisartan chiếm tiêu chiếm 55,45% và hầu như không còn bệnh<br />
18,18%, các thuốc thuộc nhóm CTTA đều có hiệu nhân THA độ 2 và độ 3, tỷ lệ bệnh nhân mắc<br />
quả hạ áp tốt, bảo vệ thận và giảm protein niệu. mới các biến chứng tim mạch chiếm 4.55%.<br />
Bên cạnh đó khả năng dung nạp thuốc tốt. Tuy KIẾN NGHỊ<br />
nhiên nhóm thuốc này có giá thành tương đối<br />
cao đây sẽ là gánh nặng về tài chính đối với bệnh Lấy bệnh nhân làm trung tâm để xác định lợi<br />
nhân STM. Thuốc giãn mạch trực tiếp sử dụng ích và tác dụng phụ của điều trị chống THA, từ<br />
trong khảo sát là Hydralazin chiếm tỷ lệ 18%, đó xác định HA mục tiêu và loại thuốc nào cần<br />
đây là thuốc dùng để trị THA khó chữa ít đáp được điều trị, điều trị hay phối hợp. Để việc<br />
ứng với các nhóm thuốc khác. Trong nghiên cứu kiểm soát HA đạt hiệu quả tốt, ngoài sử dụng<br />
của Đôn Thị Thanh Thủy (năm 2013), THA ở thuốc hiệu quả nhân viên y tế tư vấn cho bệnh<br />
bệnh nhân có bệnh thận mạn thì Chẹn kênh nhân về việc điều chỉnh lối sống. Ngoài ra, trong<br />
Canxi chiếm tỷ lệ cao nhất 60,5% kế đến là lợi thực hành lâm sàng cần theo dõi các chỉ số chức<br />
tiểu (Furosemid 50,0%), ức chế thần kinh trung năng thận, lipid máu, đường huyết một cách<br />
ương 39,5% (3). thường quy để tiên lượng sự tiến triển của bệnh<br />
THA kèm STM ở bệnh nhân.<br />
Sau một năm điều trị, tỷ lệ bệnh nhân đạt<br />
HA mục tiêu chỉ có 55,45% thấp hơn so với kết TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
quả khảo sát của nhóm bác sỹ Bạch Mai là 78,4% 1. Chu Hồng Thắng (2008). Nghiên cứu thực trạng bệnh tăng<br />
(9) và nghiên cứu của Đôn Thị Thanh Thủy và<br />
huyết áp và rối loạn chuyển hóa ở người tăng huyết áp tại xã<br />
Hóa Thượng huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên, Luận văn<br />
cộng sự cho thấy tỷ lệ đạt HA mục tiêu trên Thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên:<br />
bệnh nhân có bệnh thận mạn là 60,5% (3). tr.36-41.<br />
2. Đỗ Gia Tuyển ( 2012). Bệnh thận mạn và suy thận mạn tính,<br />
Kết quả từ nghiên cứu này, chúng tôi một Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học: Hà nội: tr. 398-411.<br />
3. Đôn Thị Thanh Thủy và cộng sự (2013). Khảo sát tình hình sử<br />
lần nữa muốn khẳng định mối liên quan giữa<br />
dụng và hiệu quả thuốc chống tăng huyết áp ở bệnh tăng<br />
bệnh thận mạn và THA càng nhấn mạnh thêm huyết áp tại khoa Tim mạch Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương,<br />
tầm quan trọng của việc kiểm soát HA và giảm Hội nghị khoa học kỹ thuật Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương<br />
năm 2013.<br />
protein niệu. Các thuốc vừa có tác dụng làm 4. Fields LE, Cutler JA Burt VL, Hughes J, Roccella EJ, Sorlie P<br />
giảm protein niệu vừa hạ HA thường được chọn (2004). The burden of adult hypertention in the United States<br />
lựa ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, bệnh nhân 1999 to 2000: a rising tide, Hypertention, 44 (4): tr.398-404.<br />
5. Lê Thị Tiến, Đặng Anh Đào (2012). Tăng huyết áp trong bệnh<br />
thường phải sử dụng 3 đến 4 thuốc điều trị THA thận mạn: vai trò của bằng chứng: tr.1.<br />
để đạt được HA mục tiêu và giảm thiểu nguy cơ 6. Lê Tiến Dũng (2012). Nghiên cứu vấn đề sử dụng thuốc điều<br />
trị tăng huyết áp trên bệnh nhân suy thận tại khoa thận tiết<br />
bệnh tim mạch, đặc biệt ở bệnh nhân mắc bệnh<br />
niệu bệnh viện Tỉnh Thanh Hóa, Luận văn chuyên khoa I,<br />
thận giai đoạn cuối. Thêm vào đó, việc điều Trường đại học Dược Hà Nội.<br />
chỉnh lối sống hợp lý hơn luôn được xem là yếu 7. Maisonneuve et al (2000). Distribution of primary renal disease,<br />
American Journal of Kidney Disease, 35 (1): pp.157-165.<br />
tố quan trọng trong bất kỳ một phác đồ điều trị 8. Nguyễn Hoài Thanh Tâm, và cộng sự (2014), Khảo sát tình<br />
tang huyết áp nào. hình sử dụng thuốc huyết áp trong điều trị ngoại trú tại bệnh<br />
viện đa khoa Đồng Nai", Bệnh viện đa khoa Đồng Nai: tr.3-4.<br />
KẾT LUẬN 9. Nguyễn Thị Lan Phương (2010), Tỷ lệ tăng huyết áp và các<br />
hành vi nguy cơ tăng huyết áp ở người từ 25-64 tuổi tại huyện<br />
Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị theo phác đồ Củ Chi - TP. Hồ Chí Minh, Luận án chuyên khoa cấp II: tr.44-<br />
đa trị liệu chiếm đa số (76,4%). Các nhóm thuốc 48.<br />
10. Nguyễn Văn Phúc (2011), Tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp và các<br />
điều trị chủ yếu được sử dụng là thuốc ƯCMC<br />
yếu tố nguy cơ ở người lớn 25-64 tuổi tại quận 12 thành phố<br />
(82,72%) và thuốc Chẹn kênh Calci (71,82%). Tỷ<br />
<br />
<br />
530 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Hồ chí Minh, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược TP.<br />
Hồ Chí Minh: tr.55-70.<br />
11. Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Lân Việt (2008), Rối loại lipid máu Ngày nhận bài báo: 23/10/2016<br />
và nguy cơ bệnh tim mạch, Hội Tim Mạch học Việt Nam: tr.20. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24/10/2016<br />
12. Shiba N, Shimokawa H (2011), Chronic kidney disease and<br />
heart failure--Bidirectional close link and common therapeutic Ngày bài báo được đăng: 05/10/2016<br />
goal, JCardiol, 57 (1): pp.8-17.<br />
13. Võ Thị Dễ, Đặng Vạn Phước (2007), Tần suất tăng huyết áp và<br />
các yếu tố nguy cơ ở tỉnh Long An năm 2005, Tạp chí Y Học<br />
TP. Hồ Chí Minh, 11 (1): tr.122-127.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 531<br />