Tinh hoa trang phục nhà Thanh niềm tự hào của Trung Hoa
lượt xem 1
download
Bài viết trình bày trang phục như một đại diện thể hiện nền văn hoá, thể hiện cuộc sống, nhu cầu thẩm mỹ của mỗi thời đại. Và nhà Thanh, triều đại dài nhất lịch sử Trung Hoa trải qua nhiều thăng trầm chắc chắn sẽ có rất nhiều điều để chúng ta tìm hiểu. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tinh hoa trang phục nhà Thanh niềm tự hào của Trung Hoa
- TINH HOA TRANG PHỤC NHÀ THANH NIỀM TỰ HÀO CỦA TRUNG HOA Lê Vũ, Phạm Hoàng Yến, Hồ Lê Như Thủy, Đinh Thị Tuyết Như Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Liên TÓM TẮT Con quay của thời gian liên tục xoay vòng, kéo thời đại ngày một phát triển hơn. Kinh tế, văn hóa, giáo dục và cả thời trang đều được đổi mới mỗi ngày. Trang phục như một đại diện thể hiện nền văn hoá, thể hiện cuộc sống, nhu cầu thẩm mỹ của mỗi thời đại. Và nhà Thanh, triều đại dài nhất lịch sử Trung Hoa trải qua nhiều thăng trầm chắc chắn sẽ có rất nhiều điều để chúng ta tìm hiểu. Từ khoá: Mãn phục, triều phục,… 1 MỞ ĐẦU Nhà Thanh là một triều đại do dòng họ Ái Tân Giác La (Aisin Gioro) ở Mãn Châu thành lập. Khi đó, Mãn Châu là một địa danh nằm tại phía Bắc bán đảo Triều Tiên và phía Đông Bắc Trung Quốc. Hiện nay, vùng đất này bị phân chia giữa khu vực Viễn Đông Nga với Đông Bắc Trung Quốc. Nhà Thanh cũng là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc và Mông Cổ. Trong thời nhà Thanh, 2 hệ thống trang phục giới tồn tại song hành: hệ thống Hán và Mãn Châu. Hệ thống trang phục Hán là sự tiếp tục của hệ thống Hán thời kỳ trước. Người Mãn Châu mang tới hệ thống trang phục của họ, và ban đầu bắt người Hán mặc chúng. Hệ thống trang phục của Hán phát triển từ cuộc sống ngụ cư nên họ làm trang phục dài và rộng hơn, thích hợp cho một xã hội dư giả và nhàn rỗi. Còn hệ thống trang phục của người Mãn Châu có các tính chất của một văn hóa của dân du mục, họ dùng quần thay vì váy, trang phục ôm sát hơn, thích hợp cho cưỡi ngựa và lối sống vận động nhiều. 2 NỘI DUNG 2.1 Trang phục thường dân a) Trang phục nam Một bộ trang phục hoàn chỉnh thường bao gồm 2 lớp hay nhiều hơn tùy theo thời tiết và hoàn cảnh. Với trang phục 2 mảnh, nó có thể bao gồm 1 cái áo kiểu Hán yi (衣) hoặc 1 áo Mãn Châu pao (袍). Mảnh bên dưới có thế là 1 cái váy chang (裳) hoặc 1 cái quần ku (褲). Lớp trang phục lót: Có 2 loại phổ biến nhất là Zhongyi (2 mảnh) và zhongdan (1 mảnh). Lớp chính: Có một số kiểu thịnh hành sau: – Shanqun (衫裙): 1 cái áo ngắn đi kèm với váy dài. 520
- – Ruqun (襦裙): 1 cái áo đi kèm với váy hoặc quần. – Zhiduo/zhishen (直裰/直身): 1 bộ trang phục thời Minh. – Daopao/Fusha (道袍/彿裟): 1 bộ trang phục dành cho các học giả (Hình 1). – Kuzhe (褲褶): 1 cái áo ngắn đi kèm với quần (Hình 2). – Changshan (長衫): Áo dài kiểu Mãn Châu, (Hình 3). – Áo khoác: Zhaoshan (罩衫): Áo khoác dài không đóng phía trước. Hình 1: Bộ trang phục dành cho Hình 2: Áo ngắn đi kèm với quần Hình 3: Áo dài kiểu Mãn Châu các học giả b) Trang phục nữ Vào đời vua Càn Long quần áo của phụ nữ có xu hướng rộng ra và ngắn đi. Ống tay áo càng ngày càng rộng, thêm áo choàng không tay với đủ loại hoa văn. Thường phục là trang phục mặc hàng ngày và có nhiều chủng loại đa dạng nhất. Công phục dành cho mệnh phụ thất phẩm đến Hoàng hậu (Hình 4). Lễ phục chính là trang phục mặc trong lễ hội, cưới xin ma chay, chúc thọ...( Hình 5). Thường phục là trang phục mặc hàng ngày và có nhiều chủng loại đa dạng nhất (Hình 6). Hình 4: Công phục dành cho Hình 5: Lễ phục chính mặc trong Hình 6: Thường phục mặc hàng mệnh phụ thất phẩm đến Hoàng lễ hội, cưới xin ma chay, chúc thọ ngày và có nhiều chủng loại đa hậu dạng nhất 521
- 2.2 Trang phục trong chiều a) Trang phục vua quan Nhà Thanh yêu cầu đàn ông trong triều đình và quan chức phải mặc trang phục Mãn Châu, gọi là Changshan (長衫). Changshan có thể mặc riêng, mặc với áo magua, và sao đó là áo overcoat của Âu phục. Trang phục màu vàng chỉ dành cho Hoàng đế. Quan chức mặc một cái áo khoác có một cái ô vuông Mandarin để nhận diện cấp bậc. Trang phục trong triều đình không dùng để làm thời trang mà để nhận diện người đó là ai và vị trí của người đó trong xã hội. Trang phục thiết triều của quan (Hình 7), Long bào của Vua (Hình 8). Hình 7: Trang phục thiết triều của Quan Hình 8: Long bào của Vua b) Trang phục Hoàng hậu Triều phục là trang phục dành cho các dịp cực kỳ trọng đại, như lễ sắc phong hoặc đại lễ. Quy định bộ triều phục của một hậu phi thời nhà Thanh là tương đối phức tạp, với ít nhất là 10 yếu tố tạo thành, bao gồm: – Để chi tiết hơn thì từ ngoài vào trong sẽ gồm 3 lớp là Triều quái, Triều bào và Triều váy. Trong đó, Triều phục của Hoàng Thái hậu và Hoàng hậu là đồng dạng (Hình 9). Hình 9: Triều phục của Hiếu hiền thuần Hoàng hậu 522
- – Hình dáng, cấu tạo của triều phục: Có Khoác lĩnh (phi lĩnh khoác trên vai), cổ tròn, vạt mở bên phải, tay áo hẹp, cổ tay có hình móng ngựa. Hai bên trái phải hoặc trước sau xẻ tà áo làm 2. Khác với triều phục kiểu nam chủ yếu ở phần tiếp giáp ống tay áo (Hình 11). Triều quái lại càng giống như kiểu áo gi lê cổ tròn. Cấu tạo của triều quái: cổ tròn, vạt giữa, không có tay áo, màu sắc đều là xanh đá, lấy màu sắc của dây rũ sau lưng để phân chia cấp bậc (Hình 10). Triều váy thì căn cứ vào thời tiết khác nhau thì có hai loại dày - mỏng. Triều váy có dạng nửa người hoặc thêm phần giả quái ở thân trên để tiện mặc; không có tay áo (váy nửa người thì dùng dây buộc ngang eo), phía dưới chân váy có màu xanh đá thêu năm màu hành long làm đường viền, phẩm cấp bất đồng thì có màu khác nhau (Hình 12). Hình 10: Triều quái Hình 11: Có Khoác lĩnh Hình 12: Triều váy phi lĩnh khoác trên vai) 3 KẾT LUẬN Nhà Thanh đã khởi nguồn nên một nền văn hóa vĩ đại, đặc biệt trong nghệ thuật nói riêng. Trang phục của nhà Thanh đã mở ra một thời kỳ mới mẻ của sự giao thoa nền nghệ thuật trong nước và ngoài nước. Làm bước đệm cho ngành thời trang sau này. Từ hoa văn, kiểu cách đến công nghệ dệt thêu cầu kỳ, đó là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thiết kế về sau. Ở hiện tại, ta có thể thấy rất nhiều thương hiệu kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, giữa truyền thống phương Đông và phương Tây, tạo nên những nét độc đáo và ấn tượng cho ngành thời trang ở hiện tại và tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://tinhhoa.net/.html [2] http://baodansinh.vn [3] https://m.facebook.com/notes/g%C3%B3c-trung-qu%E1%BB%91c-v%C4%83n-h%C3%B3a- ngh%E1%BB%87-thu%E1%BA%ADt-v%C3%A0-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD/thanh- tri%E1%BB%81u-chuy%C3%AAn-%C4%91%E1%BB%81-iii-m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91- v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-th%E1%BB%A9c- kh%C3%A1c-v%E1%BB%81-nh%C3%A0-thanh-s%E1%BB%91-1/1147117635419511/ 523
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tinh Thần Võ Sĩ Đạo - Samurai
4 p | 365 | 65
-
Quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh - Thực trạng và giải pháp
7 p | 96 | 10
-
TÌNH HÌNH DIÊN KHÁNH VÀ PHÚ XUÂN
6 p | 94 | 5
-
Tình trạng cư trú và cơ sở hạ tầng ở các vùng đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh - Văn Thị Ngọc Lan
0 p | 52 | 2
-
Phương án bảo tồn không gian làng trong lòng đô thị trung tâm tỉnh Bắc Ninh (Tham khảo mô hình bảo tồn làng Hahoe của Hàn Quốc)
15 p | 69 | 2
-
Đối chiếu tư liệu sử học về đặc điểm trang phục vua chúa, quan lại thời Lê trong so sánh với hệ thống tượng thờ tại Thái miếu nhà Hậu Lê và di tích Lam Kinh - Thanh Hóa
9 p | 43 | 2
-
Vấn đề bảo vệ môi trường và các giải pháp cơ bản nhằm khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội
6 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn