Vấn đề bảo vệ môi trường và các giải pháp cơ bản nhằm khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội
lượt xem 1
download
Hà Nội là thủ đô của cả nước, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội lớn, các hoạt động kinh tế và đô thị hóa đang phát triển nhanh chóng đã và đang tác động mạnh tới môi trường thành phố. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng cần tăng cường công tác phòng ngừa bằng cách ngăn chặn, xử lí khách quan triệt để những hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Bài viết "Vấn đề bảo vệ môi trường và các giải pháp cơ bản nhằm khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội" sẽ trình bày tóm lược nghiên cứu về vấn đề bảo vệ môi trường và các giải pháp cơ bản nhằm khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vấn đề bảo vệ môi trường và các giải pháp cơ bản nhằm khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội
- KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Phạm Thị Lệ, Phạm Thị Thanh Hải, Lớp K60E, Khoa Lí luận Chính trị - Giáo dục Công dân GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hương Tóm tắt: Bảo vệ môi trường và phát triển xã hội bền vững là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại và là một trong những đặc trưng cơ bản của thời đại. Vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Môi trường nước ta tiếp tục bị ô nhiễm và suy thoái. Việc thi hành luật bảo vệ môi trường chưa thực sự nghiêm minh và còn buông lỏng. Trong khi đó những vấn đề ô nhiễm môi trường mới, vi phạm môi trường mới lại tiếp tục phát sinh. Ý thức tự giác bảo vệ và giữ gìn môi trường cộng đồng chưa trở thành thói quen trong cuộc sống của đại bộ phận dân cư. Thực trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đang là vấn đề nhức nhối hiện nay, đòi hỏi cần phải có những giải pháp cụ thể nhằm hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố. Từ khóa: Vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. I. MỞ ĐẦU Môi trƣờng có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con ngƣời, đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nhân loại. Tuy nhiên, trong những thập niên vừa qua do nhận thức chƣa đầy đủ về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng, do thiếu một kế hoạch đồng bộ để bảo vệ môi trƣờng sinh thái nên môi trƣờng nhiều nơi bị phá hoại, ô nhiễm… Loài ngƣời đã và đang dồn ép môi trƣờng sinh thái Trái đất đến một giới hạn khó chấp nhận. Nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt và bảo vệ môi trƣờng đang trở thành vấn đề đáng báo động cho loài ngƣời hôm nay và mai sau. Nhƣ vậy, con ngƣời đang đứng trƣớc nhiều vấn đề môi trƣờng mang tính toàn cầu. Quốc gia nào cũng xem nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng là hết sức cấp bách. Bảo vệ môi trƣờng và phát triển xã hội bền vững là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại và là một trong những đặc trƣng cơ bản của thời đại. Vì vậy, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng ta đã khẳng định: phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trƣờng là một quan điểm mới trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Để bảo vệ môi trƣờng, Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và áp dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn các hành vi hủy hoại môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng sống nhƣ tuyên truyền, giáo dục, kinh tế, hành chính, hình sự… để xử lí những vi phạm về môi trƣờng. Việc thi hành luật bảo vệ môi trƣờng chƣa thực sự nghiêm minh và còn buông lỏng. Trong khi đó những vấn đề ô nhiễm môi trƣờng mới, vi phạm môi trƣờng mới lại tiếp tục phát sinh. Ý thức tự giác bảo vệ và giữ gìn môi trƣờng cộng đồng chƣa trở thành thói quen trong cuộc sống của đại bộ phận dân cƣ. Hà Nội là thủ đô của cả nƣớc, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội lớn, các hoạt động kinh tế và đô thị hóa đang phát triển nhanh chóng đã và đang tác động mạnh tới môi trƣờng thành phố. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nƣớc nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng cần tăng cƣờng công tác phòng ngừa bằng cách ngăn chặn, xử lí khách quan triệt để những 310
- KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi đƣa ra đề tài: Thực trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn thành phố Hà Nội. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận về bảo vệ môi trƣờng và vi phạm pháp luật trong bảo vệ môi trƣờng Môi trƣờng là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con ngƣời, ảnh hƣởng tới con ngƣời và tác động đến các hoạt động sống của con ngƣời nhƣ: không khí, nƣớc, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài ngƣời và các thể chế. Bảo vệ môi trƣờng nhằm bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, bảo đảm quyền con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nƣớc. Do đó, có thể hiểu bảo vệ môi trƣờng ngày nay bao gồm: - Sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và bảo vệ sự cân bằng sinh thái nhất và môi trƣờng cũng trở lên tốt hơn. - Cải tạo, phục hồi các tài nguyên bị cạn kiệt đối với các lãnh thổ đã khai thác đến mức cạn kiệt, nếu không phục hồi sẽ bị phá hủy hoàn toàn. - Bảo vệ tính đa dạng sinh học và các vốn gen di truyền quý hiếm các loại động vật và thực vật hoang dại chính là nguồn cung cấp giống cây trồng và vật nuôi cho loài ngƣời. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội do Nhà nƣớc ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và đƣợc thực hiện bằng các biện pháp cƣỡng chế của Nhà nƣớc. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật (dƣới dạng hành động hoặc không hành động) và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội đƣợc pháp luật bảo vệ. 2. Phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng qua ví dụ cụ thể Hàng chục m3 nƣớc thải chƣa đƣợc xử lí theo đúng quy trình đƣợc xả vào hệ thống kênh mƣơng thoát nƣớc chung gây ô nhiễm môi trƣờng. Vụ việc đƣợc phát hiện vào hồi 9h30 phút ngày 21/3, tại Công ti Cổ phần phát triển công nghệ nông thôn- Chi nhánh Hà Nội. Phòng Cảnh sát môi trƣờng- CATP Hà Nội phối hợp với CA huyện Hoài Đức, Viện Công nghệ môi trƣờng tiến hành kiểm tra đã ghi nhận, công ti chuyên sản xuất thuốc thú ý tại chi nhánh An Khánh (huyện Hoài Đức) chƣa có giấy phép xả thải vào nguồn nƣớc nhƣng hàng ngày vẫn xả thải ra hệ thống thoát nƣớc chung của xã. Mặt khách quan: Hành vi trái pháp luật: xả nƣớc thải vào hệ thống thoát nƣớc chung của xã chƣa qua xử lí theo quy định. Đây là hành vi trái pháp luật (vi phạm hành chính) gây hậu quả ô nhiễm nguồn nƣớc nghiêm trọng. Địa điểm: Hệ thống thoát nƣớc chung của xã An Khánh (Hoài Đức). Phƣơng tiện: Sử dụng hệ thống xử lí nƣớc thải tập trung tự thiết kế nhƣng chƣa đƣợc cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu tiêu chuẩn. Mặt chủ quan: Lỗi: cố ý gián tiếp Mục đích: Nhằm giảm bớt chi phí xử lí chất thải Mặt chủ thể: 311
- KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Công ti Cổ phần phát triển công nghệ nông thôn- Chi nhánh Hà Nội là 1 tổ chức có đầy đủ trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi trái pháp luật này. Mặt khách thể: Việc làm của Công ti đã vi phạm đến nguyên tắc quản lí nhà nƣớc, làm tổn hại đến các quan hệ xã hội đƣợc pháp luật bảo vệ. 2.1. Thực trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và vấn đề xử lí hành chính vi phạm về bảo vệ môi trường trên thành phố Hà Nội 2.1.1. Đặc điểm tình hình thành phố Hà Nội trong mối quan hệ với việc bảo vệ môi trường Đô thị hóa và các vấn đề môi trƣờng nảy sinh. Hà Nội là thủ đô của nƣớc Việt Nam, là trung tâm kinh tế chính trị lớn của cả nƣớc, các hoạt động kinh tế và đô thị hóa đang phát triển nhanh chóng đã và đang tác động mạnh tới môi trƣờng thành phố. Hà Nội có đặc thù riêng so với các thành phố khác trong cả nƣớc. Phát triển không gian đô thị và xây dựng nhà ở. Nhà cửa đƣợc xây chen lấn, cơi nới thiếu chỉ dẫn, thiếu sự quản lí chặt chẽ đã gây trở ngại cho hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Hệ thống giao thông đô thị và tình trạng ô nhiễm do giao thông còn tồn tại những hạn chế. Phát triển công nghiệp và những tác động đến môi trƣờng. Bƣớc vào thế kỉ XXI với tốc độ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa với các xu thế về môi trƣờng nhƣ trên, thành phố Hà Nội phải đƣơng đầu với những thách thức lớn trên con đƣờng phát triển bền vững. 2.1.2. Những quy định của pháp luật Việt Nam về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường Ngày 29/11/2005, Luật Bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc chính thức thông qua. Đây là cơ sở pháp lí đầy đủ cho các hoạt động bảo vệ môi trƣờng ở nƣớc ta. Luật bảo vệ môi trƣờng nhằm xây dựng nâng cao hiệu lực quản lí Nhà nƣớc và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lí Nhà nƣớc, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong công tác bảo vệ môi trƣờng để bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm quyền con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành, phục vụ cho sự nghiệp phát triển lâu dài của đât nƣớc, góp phần bảo vệ môi trƣờng ở các đô thị nói riêng và môi trƣờng khu vực nói chung. Pháp luật đã đƣa ra những quy định về bảo vệ môi trƣờng từng loại cụ thể. 2.1.3. Thực trạng vi phạm về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội Môi trƣờng thành phố Hà Nội hiện nay đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ về khí thải, nƣớc thải, chất thải rắn và khí thải do gia tăng dân số, giao thông đô thị phát triển công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, môi trƣờng thành phố Hà Nội còn trầm trọng hơn do những vi phạm về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn thành phố ngày càng xảy ra nhiều về số lƣợng với tính phức tạp và phạm vi ảnh hƣởng của vi phạm ở một số vụ việc có phần tăng, thậm chí có nơi có lúc còn nghiêm trọng. Có 2 mức độ vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, căn cứ vào hậu quả của hành vi vi phạm: Các vi phạm gây hậu quả nhƣ trong khung xử phạt hành chính gọi là vi phạm về môi trƣờng. Các vi phạm có hậu quả nghiêm trọng vƣợt quá khung xử phạt hành chính chuyển sang truy tố trách nhiệm hình sự, gọi là tội phạm về môi trƣờng. Tuy nhiên, trên thực tế địa bàn thành phố Hà Nội, vi phạm pháp luật môi trƣờng mới chỉ dừng lại ở mức độ vi phạm hành chính. Vi phạm pháp luật môi trƣờng trong những năm qua rất phức tạp nhƣng tồn tại phổ biến các dạng sau đây: 312
- KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 - Vi phạm về phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trƣơng nhƣ: Không thực hiện các quy định về đánh giá tác động môi trƣờng, không nộp hoặc nộp không đúng thời hạn quy định báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng thời hạn yêu cầu ghi tại phiếu thẩm định hoặc giấy phép về môi trƣờng (điều 6). - Vi phạm về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng nhƣ: Không xử lí chất thải trong quá trình sản xuất, không trang bị các công trình xử lí chất thải, chất thải không đƣợc xử lí hoặc xử lí không đạt tiêu chuẩn cho phép trong hệ thống chung. - Các hành vi vi phạm quy định về khai thác tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. - Các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh công cộng nhƣ vi phạm về vận chuyển và xử lí chất thải, rác thải, vi phạm quy định tiếng ồn, độ rung quá giới hạn cho phép làm tổn hại đến sức khỏe và ảnh hƣởng đến sinh hoạt của nhân dân. Những hành vi vi phạm về bảo vệ môi trƣờng là một dạng vi phạm pháp luật vì nó tác động xấu đến ý thức pháp luật nói chung. Điều quan trọng hơn là những vi phạm đó làm cho môi trƣờng thành phố đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. 2.1.4. Vấn đề xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội Trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật môi trƣờng tùy vào mức độ và tính chất vi phạm có thể là: Trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỉ luật, trách nhiệm hành chính hay trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố chƣa một lần áp dụng trách nhiệm hình sự đối với vi phạm pháp luật về môi trƣờng. Việc vi phạm và tính chất của vi phạm pháp luật môi trƣờng thƣờng đƣợc xác định thông qua hoạt động thanh tra các Sở khoa học công nghệ và môi trƣờng nay là Sở tài nguyên và môi trƣờng, Sở giao thông công chính; công an; thanh tra xây dựng; thanh tra y tế… 2.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.2.1. Một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật để bảo vệ môi trường Quan điểm pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc ta về bảo vệ môi trƣờng Tại Đại hội toàn quốc lần thứ VIII, đồng chí Tổng Bí thƣ Đỗ Mƣời đã nhấn mạnh “Tăng trƣởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trƣờng sinh thái..” đồng thời “Phải áp dụng công nghệ hiện đại trong việc kiểm soát, đánh giá và xử lí tác động môi trƣờng”. Những định hƣớng đó nói lên sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc trong công tác bảo vệ môi trƣờng, bởi Việt Nam cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới đặc biệt là những nƣớc phát triển hiện đang đứng trƣớc những vấn đề bức xúc về môi trƣờng. Trong chiến lƣợc phát triển đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc cũng có những định hƣớng để phát triển bền vững bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất nƣớc, bảo vệ môi trƣờng nhƣ : - Xây dựng và ban hành Nghị định của Chính phủ trong sử dụng tài nguyên nƣớc Xây dựng đạo luật về bảo vệ môi trƣờng không khí Sửa đổi một số quy định của luật bảo vệ môi trƣờng Nhanh chóng hoàn chỉnh việc cụ thể hóa các văn bản dƣới luật bảo vệ môi trƣờng Sửa đổi bổ sung một số văn bản pháp luật hiện hành về quản lívà bảo vệ từng yếu tố môi trƣờng, để tạo sự thống nhất giữa các văn bản này và luật bảo vệ môi trƣờng 313
- KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 2.2.2. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chức năng trong công tác xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường và xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường Tăng cƣờng phối hợp của UBND các cấp trong việc kiện toàn cơ quan quản línhà nƣớc về môi trƣờng và xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng ở địa phƣơng Phối hợp giữa thanh tra môi trƣờng với thanh tra Sở Y tế Phối hợp với thanh tra xây dựng, thanh tra giao thông công chính, quận, huyện, xã phƣờng 2.2.3. Thanh tra môi trường cần phối hợp với công an thành phố phát hiện kịp thời các tội phạm môi trường để xử lí theo Bộ luật Hình sự 2009. 2.2.4. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư. 2.2.5. Giáo dục để nâng cao ý thức pháp luật về bảo vệ môi trường cho học sinh Tăng cƣờng công tác giáo dục ý thức pháp luật về bảo vệ môi trƣờng cho học sinh Việc nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh là một vấn đề quan trọng quyết định đến việc thực hiện thành công việc bảo vệ môi trƣờng thông qua pháp luật ở nƣớc ta nói chung và ở địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng Tích hợp giáo dục ý thức pháp luật về bảo vệ môi trƣờng qua dạy học môn giáo dục công dân Lớp 11: Bài 1 : CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Lớp 12: Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT III. KẾT LUẬN Bƣớc vào thế kỉ 21 Hà Nội tiếp tục đƣờng lối đổi mới với những chính sách nhằm đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với sự tăng tốc của CNH- HĐH và đô thị hóa, Hà Nội phải đƣơng đầu với những thách thức to lớn để vƣơn tới phát triển bền vững. Vì vậy, nếu không đặt đúng vị trí của bảo vệ môi trƣờng nói chung, công tác xử lí hành chính vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng nói riêng thì không thể đạt đƣợc mục tiêu phát triển và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng quy hoạch đô thị của thành phố. Bảo vệ môi trƣờng cần đƣợc xem là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của Đảng, của Nhà nƣớc và của toàn dân. Trong những năm qua, hoạt động xử lí hành chính Nhà nƣớc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn thành phố Hà Nội từng bƣớc đƣợc đẩy mạnh và đạt kết quả bƣớc đầu góp phần vào những thành tựu to lớn trong sự nghiệp bảo vệ môi trƣờng nói chung. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ môi trƣờng hiện nay chƣa đáp ứng yêu cầu của quá trình KT-XH của thành phố trong giai đoạn mới. Nhìn chung, môi trƣờng thủ đô vẫn tiếp tục bị ô nhiễm và suy thoái, có nơi còn nghiêm trọng, việc thi hành pháp luật bảo vệ môi trƣờng chƣa thực sự nghiêm minh có lúc còn lỏng lẻo. Vấn đề xử lí hành chính những vi phạm đó đang còn nhiều bức xúc. Nghiên cứu những giải pháp nhằm hạn chế vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng và nâng cao hiệu quả công tác xử lí hành chính những vi phạm này là một hƣớng đi đúng trong công tác bảo vệ môi trƣờng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Thái Bình, Hoàng Vân, Xử lí Vedan, http://www.phapluattp.vn/news, 2008. [2] Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999. 314
- KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 [3] Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005. [4] Đặng Kim Chi, Báo cáo Tổng kết đề tài Khoa học Công nghệ đề tài KC 08.09: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam”, Hà Nội, 2005. [5] Chỉ thị 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 về đẩy mạnh công tác quản lí chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp. [6] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010. [7] Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [8] Lê Hồng, Nhận thức chung đối với tội phạm về môi trường và một số vấn đề liên quan, Tạp chí Khoa học Pháp lí, số 4, 2001. [9] Hoàng Thế Liên, Những nội dung cấm vi phạm theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. [10] Ngô Tử Liễn, Cơ sở của trách nhiệm hành chính và vấn đề sửa đổi Điều 1 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 1, 14, 1994. [11] Niên giám thống kê 2001 – Cục thống kê thành phố Hà Nội. [12] Bộ Chính trị, Nghị quyết của Bộ Chính trị số 41 – NQ – TW về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, 2004. [13] Hoàng Công Chƣơng, Kinh hoàng nước thải y tế, Báo Lao động, số 294, 2008. [14] Luật bảo vệ môi trường và các nghị định hướng dẫn thi hành. [15] Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng, Tiến tới kiện toàn cơ quan quản lívề bảo vệ môi trường ở Việt Nam. [16] Nguyễn Đức Khiển, Quản lí môi trường. [17] Giáo trình luật môi trường, Đại học Luật Hà Nội. [18] Nguyễn Ngọc Sinh, Bảo vệ môi trường bằng pháp luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. [19] Cục Môi trƣờng, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng, Các quy định pháp luật về môi trường tập 1, 2. [20] Phạm Ngọc Đăng, Quản lí môi trường đô thị vào khu công nghiệp, NXB Xây dựng Hà Nội, 2000. [21] Đặng Dƣơng Bình, Đề tài nghiên cứu khoa học: Những thách thức đối với môi trường thủ đô Hà Nội. [22] Báo cáo tổng kết quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô 2001 – 2010 [23] Trần Đại Quang, Nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm môi trường trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp chí Công an Nhân dân, 2008. [24] Vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội - Thực trạng và giải pháp, Công trình dự thi Giải thƣởng sinh viên nghiên cứu khoa học, 2004. [25] Vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp, Công trình dự thi Giải thƣởng sinh viên nghiên cứu khoa học, 2009. 315
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những kỹ năng viết báo về môi trường (3)
13 p | 466 | 150
-
Giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh ở một số trường tiểu học thuộc quận Bình Thạnh và huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
12 p | 167 | 18
-
Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường Việt Nam
7 p | 214 | 18
-
Bài giảng Cải tiến việc tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển kinh tế xã hội
24 p | 148 | 17
-
Triết học về Môi trường và giải thích xói lở ở sông Sài Gòn và sông Đồng Nai
8 p | 87 | 16
-
Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông
7 p | 111 | 8
-
Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
7 p | 49 | 6
-
Tác động tôn giáo tới nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường của tín đồ các tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay
15 p | 102 | 5
-
Tài liệu tôn giáo với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
175 p | 12 | 5
-
Giáo dục sớm về bảo vệ môi trường và kĩ năng ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu cho trẻ em khuyết tật tại các trung tâm can thiệp sớm
6 p | 37 | 4
-
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường tự nhiên trong dạy học môn Kĩ thuật cho học sinh lớp 4, lớp 5
4 p | 79 | 4
-
Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong giảng dạy học phần “Môi trường và giáo dục môi trường cho trẻ mầm non” cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non, trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định
9 p | 96 | 3
-
Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học
3 p | 13 | 3
-
Nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh ở một số trường THCS quận Bình Thạnh, Tp. HCM
11 p | 58 | 2
-
Phật giáo và vấn đề bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo an sinh xã hội
16 p | 5 | 2
-
Giáo hội Phật giáo thành phố Hà Nội với vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên hiện nay
15 p | 7 | 2
-
Phật giáo với vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
11 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn