JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 158-164<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0068<br />
<br />
TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC<br />
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br />
Phạm Việt Thắng<br />
<br />
Khoa Lí luận Chính trị - Giáo dục Công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Giáo dục môi trường cho học sinh là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với<br />
việc nâng cao ý thức và hành động bảo vệ môi trường cho các công dân tương lai. Trong<br />
nhà trường Trung học phổ thông, Giáo dục công dân là môn học có thể tích hợp nhiều nội<br />
dung giáo dục môi trường nhưng trên thực tế chưa được thực hiện một cách tự giác và có<br />
hệ thống. Để việc này đạt được hiệu quả thì người giáo viên cần phải được bồi dưỡng và<br />
cập nhật thường xuyên kiến thức về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích hợp, các kiến<br />
thức về môi trường. Bên cạnh đó, các nhà trường phổ thông cần phối hợp với chính quyền<br />
và các đoàn thể xã hội tại địa phương, các tổ chức bảo vệ môi trường. . . tổ chức các hoạt<br />
động ngoại khóa cho học sinh gắn với các hoạt động bảo vệ môi trường nhằm đưa công tác<br />
giáo dục môi trường được diễn ra thường xuyên và đi vào thực chất<br />
Từ khóa: Tích hợp, Giáo dục môi trường, Giáo dục môi trường ở trường trung học phổ<br />
thông, Giáo dục công dân.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Một trong những khủng hoảng mà nhân loại đã và đang phải đối mặt là khủng hoảng môi<br />
trường, đó là các suy thoái về chất lượng môi trường sống trên quy mô toàn cầu, đe dọa cuộc sống<br />
của loài người trên trái đất. Những biểu hiện chủ yếu của khủng hoảng môi trường là ô nhiễm<br />
không khí vượt tiêu chuẩn cho phép tại các đô thị và khu công nghiệp, hiệu ứng nhà kính gia tăng<br />
làm biến đổi khí hậu toàn cầu, tầng ô zôn bị phá hủy, sa mạc hóa đất đai, nguồn nước sạch bị ô<br />
nhiễm với mức độ ngày càng gia tăng, suy giảm mạnh đa dạng sinh học, chất thải đang gia tăng<br />
nhanh chóng cả về số lượng và mức độ độc hại. . . Chính vì vậy, ở nhiều quốc gia trên thế giới, từ<br />
những thập niên 70 của thế kỉ trước giáo dục môi trường (GDMT) đã trở thành một nội dung giáo<br />
dục quan trọng được đưa vào trong nhà trường. Nhiều công trình nghiên cứu không chỉ đề cập đến<br />
hoạt động GDMT với vị trí như một hoạt động giáo dục độc lập mà còn đề cập đến vấn đề tích hợp<br />
lồng ghép nội dung GDMT trong các môn học (tự nhiên và xã hội) nhằm tăng cường GDMT cho<br />
học sinh (HS). Tùy theo cách tiếp cận và quan niệm mà nội dung GDMT ở các nước được đưa vào<br />
trong chương trình giáo dục ở nhà trường với các mức độ khác nhau.<br />
Ở Việt Nam, ngày 17/10/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1363/QĐ-TTg về<br />
việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Hiện<br />
nay GDMT đã và đang tiến hành theo hướng tích hợp trong một số môn học như Sinh học, Địa lí,<br />
Giáo dục công dân (GDCD). . . Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình đi vào nghiên<br />
Ngày nhận bài: 12/12/2016. Ngày nhận đăng: 4/5/2017.<br />
Liên hệ: Phạm Việt Thắng, e-mail: vietthang271077@yahoo.com<br />
<br />
158<br />
<br />
Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông<br />
<br />
cứu vấn đề này. Có thể kể đến các công trình như: Thiết kế bài giảng khai thác nội dung giáo dục<br />
môi trường trong sách giáo khoa Địa lí phổ thông (2004) của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng,<br />
Đoàn Thị Thanh Phương [1], Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hóa học Trung học phổ thông<br />
(2008) của tập thể tác giả Phan Thị Lạc, Trần Thị Nhung, Đặng Thị Oanh, Cao Thị Thặng, Vũ<br />
Anh Tuấn [2], Dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong bài Dầu mỏ, khí thiên nhiên – Hóa học<br />
9 ở trường Trung học cơ sở (2016) của Phạm Thị Bình, Đỗ Thị Quỳnh Mai, Bùi Thị Thủy [3], Tập<br />
huấn bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, kiến thức, kĩ năng về giáo dục bảo vệ môi trường cho giáo<br />
sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ngành Sinh học, Địa lí, GDCD) (2016) của tác giả Ngô Thị<br />
Hải Yến [4].v.v..<br />
Đối với môn GDCD, đây là môn học có thể tích hợp nhiều nội dung GDMT xuyên suốt từ<br />
lớp 10 đến lớp 12 nhưng trên thực tế chưa được thực hiện một cách tự giác và có hệ thống. Chính<br />
vì vậy, việc nghiên cứu Tích hợp giáo dục môi trường trong môn GDCD ở trường THPT là một<br />
vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao ý thức và hành động bảo vệ môi trường cho<br />
học sinh hiện nay.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Tích hợp GDMT trong dạy học môn GDCD ở trường THPT<br />
<br />
2.1.1. Tích hợp GDMT trong dạy học<br />
* Giáo dục môi trường<br />
Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không<br />
chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kĩ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham<br />
gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.<br />
Mục đích của giáo dục môi trường: là làm cho cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất<br />
phức tạp của môi trường là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lí học, xã hội, kinh tế và<br />
văn hóa; mang đến cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và hành động nhằm giữ gìn và<br />
bảo tồn môi trường một cách bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai<br />
Mục tiêu của giáo dục môi trường:<br />
- Một là, hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường, trang bị cho các đối tượng được giáo<br />
dục các kiến thức về môi trường như: tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hạn chế<br />
của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường, mối quan hệ chặt chẽ giữa môi<br />
trường và phát triển, giữa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn<br />
cầu..<br />
- Hai là, định hướng xây dựng thái độ, cách đối xử thân thiện với môi trường. Nhận thức<br />
được ý nghĩa, tầmquan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động<br />
và phát triển, đối với bản thân mỗi cá nhân cũng như đối với cộng đồng, quốc gia của họ và quốc<br />
tế, từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng cho mình quan<br />
niệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kĩ năng thu thập<br />
số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mĩ.<br />
- Ba là, có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực trong việc lựa<br />
chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng một cách hợp lí và khôn ngoan các nguồn tài<br />
nguyên thiên nhiên, để họ có thể tham gia hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề<br />
môi trường cụ thể tại nơi ở và làm việc.<br />
* Tích hợp GDMT trong dạy học<br />
Tích hợp là một khái niệm rộng, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Tích hợp trong dạy học<br />
159<br />
<br />
Phạm Việt Thắng<br />
<br />
được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một<br />
môn học mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của một môn học.<br />
Tích hợp GDMT vào dạy học là sự kết hợp một cách tự giác và có hệ thống các kiến thức<br />
GDMT và kiến thức môn học thành một thể thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên những<br />
nguyên tắc nhất định. Sự tích hợp GDMT vào môn GDCD có thể phân thành 2 dạng:<br />
- Dạng lồng ghép: Kiến thức GDMT đã có trong chương trình và sách giáo khoa (SGK);<br />
- Dạng liên hệ: Các kiến thức GDMT không được đưa vào chương trình và SGK, nhưng<br />
dựa vào nội dung bài học, giáo viên (GV) có thể bổi sung kiến thức GDMT có liên quan vào bài<br />
học một cách hợp lí qua giờ dạy trên lớp.<br />
Các mức độ tích hợp<br />
- Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn<br />
với mục tiêu và nội dung của GDMT. Ví dụ: Bài 15 (lớp 10) Công dân với một số vấn đề cấp thiết<br />
của nhân loại; Bài 12 (lớp 11) Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. . .<br />
- Mức độ từng bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ<br />
môi trường. Ví dụ, Bài 4 (lớp 11) Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, nội dung có<br />
thể tích hợp GDMT là mục 3.b: ảnh hưởng hai mặt của cạnh tranh đối với môi trường; sự tác động<br />
của con người đến với môi trường và đạo đức môi trường. . .<br />
- Mức độ liên hệ: Bài học có một số nội dung có thể liên hệ với nội dung về GDMT nói<br />
chung hoặc giáo dục bảo vệ môi trường ở địa phương, gần gũi với HS. Giáo viên chú ý liên hệ một<br />
cách hợp lí, vừa sức. Ví dụ, bài 13 (lớp 11) Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ,<br />
văn hóa, giáo viên có thể liên hệ đến việc phát triển công nghệ xanh, thân thiện với môi trường ở<br />
các nước phát triển và ở Việt Nam hiện nay .<br />
Bên cạnh đó, do yêu cầu quan trọng của GDMT là vấn đề thực hành, hình thành các kĩ năng,<br />
thói quen, phương pháp hành động cụ thể để HS có thể tham gia có hiệu quả vào các bảo vệ môi<br />
trường nên cần quan tâm đến các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể<br />
tích hợp nội dung GDMT như: sinh hoạt câu lạc bộ, các hoạt động dự án, các hoạt động khác liên<br />
quan đến bảo vệ môi trường do các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức bảo vệ môi trường.v.v.. tổ<br />
chức.<br />
<br />
2.1.2. Nguyên tắc và yêu cầu tích hợp nội dung GDMT trong môn GDCD ở trường THPT<br />
* Các nguyên tắc tịch hợp hợp nội dung GDMT trong môn GDCD ở trường THPT<br />
Khi tích hợp GDMT qua các môn học ở nhà trường phổ thông thì cần phải đảm bảo các<br />
nguyên tắc sau:<br />
Thứ nhất, phải đảm bảo mục tiêu và nội dung bài học, không biến thể bài học của bộ môn<br />
thành bài học về GDMT, không làm nặng thêm kiến thức bài học<br />
Thứ hai, khai thác nội dung GDMT có chọn lọc, cần tập trung khai thác những nội dung<br />
GDMT phù hợp với từng chương, từng bài, tránh tràn lan, tuỳ tiện.<br />
Thứ ba, phải đảm bảo tính vừa sức và phát huy cao độ các hoạt động tích cực, nhận thức<br />
của học sinh, tận dụng tối đa mọi khả năng có thể ở trong và ngoài lớp học để học sinh được tiếp<br />
xúc với môi trường cụ thể, sinh động thông qua các trò chơi trong sân trường, các buổi tham quan<br />
dã ngoại, tổ chức thi vẽ tranh, thi tái chế chất thải, cắm trại, biểu diễn văn nghệ, trò chơi đóng vai...<br />
Thứ tư, phải dựa trên đời sống cộng đồng tại địa phương và trên tinh thần hợp tác. Phải huy<br />
động được nhiều người tham gia và có tính thực tế.<br />
* Yêu cầu về nội dung GDMT<br />
Yêu cầu về kiến thức về GDMT cần khai thác để tích hợp bao gồm:<br />
160<br />
<br />
Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông<br />
<br />
Một là, cung cấp cho HS sự hiểu biết về vai trò của môi trường tự nhiên đối với sự tồn tại<br />
và phát triển của xã hội loài người; Tác động đa chiều của con người đến môi trường, ô nhiễm môi<br />
trường và những hậu quả của nó; Quan hệ giữa phát triển và môi trường, dân số, sự bùng nổ dân<br />
số và sức ép của nó đối với kinh tế - xã hội và môi trường.<br />
Hai là, giáo dục các giá trị, hành vi, ứng xử, sự tôn trọng của con người đối với nhau và đối<br />
với tự nhiên. Chỉ khi nào con người thực sự tự giác tôn trọng sự sống của các sinh vật khác trên<br />
trái đất thì lúc đó con người mới thực sự sống hài hòa với thiên nhiên. Quan hệ đạo đức giữa con<br />
người với tự nhiên nói chung và môi trường nói riêng chỉ có được khi dựa trên nền tảng quan niệm<br />
con người và tự nhiên là “cùng loại” và “đồng đẳng”.<br />
Ba là, giáo dục hiểu biết về sự quản lí của Nhà nước đối với các vấn đề môi trường bằng<br />
nhiều công cụ khác nhau, trong đó chủ yếu là các công cụ tài chính và pháp luật về môi trường.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Các bước tích hợp và địa chỉ tích hợp GDMT trong dạy học môn GDCD<br />
<br />
2.2.1. Các bước tích hợp GDMT trong dạy học môn GDCD<br />
Để thực hiện tích hợp các nội dung GDMT vào dạy học môn Giáo dục công dân, giáo viên<br />
có thể tiến hành theo các bước sau:<br />
* Bước 1. Lựa chọn bài<br />
Giáo viên căn cứ vào SGK để lựa chọn những bài mà kiến thức có thể cho phép tích hợp<br />
được nội dung GDMT. Có thể đưa ra 3 loại bài sau:<br />
- Loại bài 1. Nội dung của bài hoàn toàn phù hợp với nội dung GDMT<br />
- Loại bài 2. Trong bài có một hoặc nhiều mục có thể tích hợp từng phần nội dung GDMT<br />
- Loại bài 3. Trong bài có một hay nhiều nội dung có khả năng liên hệ, bổ sung kiến thức<br />
môi trường mà SGK chưa đề cập.<br />
* Bước 2. Xác định mức độ tích hợp nội dung GDMT vào môn học<br />
Sau khi chọn và phân loại bài, giáo viên cần xác định mức độ tích hợp phù hợp. Có thể lựa<br />
chọn một trong các mức độ sau đây:<br />
- Mức độ 1. Nội dung kiến thức của bài phần lớn phù hợp với nội dung GDMT Ở mức độ<br />
này, giáo viên căn cứ vào nội dung sẵn có trong bài để triển khai và khắc sâu nội dung GDMT<br />
- Mức độ 2. Căn cứ vào nội dung kiến thức của bài để lựa chọn nội dung GDMT cần bổ<br />
sung hoặc liên hệ thực tiễn. Ở mức độ này nội dung GDMT đưa vào bài không nhiều.<br />
- Mức độ 3. Chọn lọc những nội dung GDMT thích hợp dưới dạng các ví dụ, các liên hệ<br />
thực tiễn để đưa vào bài một cách hợp lí.<br />
* Bước 3. Xác định kiến thức GDMT để tích hợp vào bài<br />
Khi tích hợp nội dung GDMT giáo viên phải đảm bảo các nguyên tắc đã nêu ở trên, đồng<br />
thời yêu cầu giáo viên phải nắm chắc những kiến thức về môi trường cũng như các mục tiêu và nội<br />
dung của GDMT một cách hiệu quả.<br />
* Bước 4. Lựa chọn phương pháp dạy học tích hợp<br />
Khi tích hợp, lồng ghép nội dung GDMT trong dạy học môn GDCD giáo viên nên kết hợp<br />
sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để có hiệu quả cao như: phương pháp trực quan (sử<br />
dụng tư liệu, tranh ảnh, thí nghiệm. . . ), phương pháp dự án, phương pháp tình huống, nghiên cứu<br />
trường hợp điển hình.v.v.. kết hợp sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực như kĩ thuật “KWLH,<br />
XYZ và 321”.v.v..<br />
* Bước 5. Kiểm tra, đánh giá<br />
161<br />
<br />
Phạm Việt Thắng<br />
<br />
- Đánh giá theo chuẩn và sản phẩm đầu ra: không chỉ kiểm tra kiến thức, mà quan trọng là<br />
kiểm tra kĩ năng (kĩ năng nhận xét, đánh giá, các kĩ năng vận dụng bài học để giải quyết vấn đề,<br />
tình huống và thực hành trong cuộc sống), kiểm tra thái độ, tình cảm của học sinh đối với các vấn<br />
đề về môi trường. Từ đó thúc đẩy học sinh tích cực rèn luyện theo yêu cầu của các mục tiêu bài<br />
học.<br />
- Đảo bảo tính khách quan, toàn diện, khoa học và trung thực trong kiểm tra đánh giá.<br />
- Căn cứ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của môn học và kiến thức, kĩ năng và thái<br />
độ dạy học tích hợp GDMT để xây dựng nội dung và hình thức kiểm tra.<br />
Giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá, tạo điều kiện thuận<br />
lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp<br />
thời là năng lực rất cần cho học sinh. Một điểm cần chú ý trong việc đánh giá đó phải là đánh giá<br />
dựa trên quá trình, tránh tập trung đánh giá cuối học kì và đa dạng các hoạt động đánh giá để người<br />
học có cơ hội thể hiện sự tiến bộ của mình trong quá trình học.<br />
Căn cứ vào những yêu cầu trên, có thể sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá như:<br />
nghiên cứu sản phẩm học tập của học sinh, quan sát trên lớp, hỏi vấn đáp, tự đánh giá và đánh giá<br />
đồng đẳng trước khi vào bài học (đánh giá kiến thức đã được học), trong quá trình học và kiểm tra<br />
sau bài học.<br />
<br />
2.2.2. Gợi ý địa chỉ và nội dung tích hợp trong môn GDCD<br />
Lớp<br />
<br />
Địa chỉ tích hợp<br />
<br />
10<br />
<br />
Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của<br />
sự vật, hiện tượng<br />
Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử và<br />
là mục tiêu của xã hội<br />
Bài 10: Quan niệm về đạo đức<br />
<br />
Bài 13: Công dân với cộng đồng<br />
<br />
Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng<br />
và bảo vệ Tổ quốc<br />
<br />
Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp<br />
thiết của nhân loại<br />
<br />
162<br />
<br />
Nội dung GDMT<br />
- Những tác động của con người gây biến<br />
đổi môi trường.<br />
- Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức<br />
khỏe và sự phát triển của con người.<br />
- Hiểu được mục tiêu phát triển bền vững<br />
của xã hội gắn với môi trường.<br />
- Đạo đức môi trường.<br />
- Biết hợp tác trong công tác bảo vệ môi<br />
trường.<br />
- Tôn trọng pháp luật về bảo vệ môi trường.<br />
- Trách nhiệm của công dân trong việc gìn<br />
giữ, bảo vệ môi trường (trong cộng đồng<br />
nơi cư trú, nhà trường, lớp học v.v..).<br />
- Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của<br />
mọi công dân, góp phần bảo vệ Tổ quốc<br />
xanh, sạch, đẹp hơn.<br />
- Trách nhiệm của công dân trong việc gìn<br />
giữ, bảo vệ môi trường (trong cộng đồng<br />
nơi cư trú, nhà trường, lớp học v.v..).<br />
- Ô nhiễm môi trường và Đạo đức môi<br />
trường.<br />
- Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với<br />
bảo vệ môi trường.<br />
- Tác động của dân số đến môi trường.<br />
<br />