intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

60
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu thực hiện những mục tiêu sau: (1) xác định những vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em, (2) đánh giá tính kháng kháng sinh của từng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN<br /> ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN Ở TRẺ EM<br /> Tống Thị Hiếu Tâm*, Phạm Thị Thuận*, Tăng Thị Minh Thu*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em tất yếu dẫn<br /> tới tình trạng vi khuẩn đề kháng kháng sinh.<br /> Mục tiêu: (1) Xác định những vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em, (2) Đánh giá<br /> tính kháng kháng sinh của từng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em.<br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng là 129 bệnh nhân được chẩn đoán các loại bệnh<br /> nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong thời gian<br /> từ 10/2011 đến 03/2012. Phương pháp nghiên cứu là tiến cứu, mô tả cắt ngang.<br /> Kết quả: 5 vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ em là Moraxella catarrhalis (49,4%), liên<br /> cầu tan máu α (28,4%), Haemophilus influenzae (5,7%), tụ cầu vàng (4,5%), liên cầu β tan máu nhóm A<br /> (3,4%). Tỷ lệ kháng các kháng sinh đường uống thường dùng là amoxycillin 20-50%,<br /> sulfamethoxazole/trimethoprim 16,7-50%, ampicillin 4-50%, amoxycillin/clavulanic acid 6-37,5%, azithromycin<br /> 10-32%, ampicillin/sulbactam 0-25%, cefaclor 17,2-70%, cefuroxime 0-30%, erythromycin 0-20%.<br /> Kết luận: Tỷ lệ kháng kháng sinh đường uống thông thường cao ở tất cả các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn<br /> đường hô hấp trên thường gặp ở trẻ em.<br /> Từ khóa: Nhiễm khuẩn đường đường hô hấp trên, tính kháng kháng sinh.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> ANTIBIOTIC RESISTANCE OF BACTERIA CAUSING UPPER RESPIRATORY INFECTIONS IN<br /> CHILDREN<br /> Tong Thi Hieu Tam, Pham Thi Thuan, Tang Thi Minh Thu<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 137 - 141<br /> The inappropriation of using antibiotics in the treatment of upper respiratory tract infections in children<br /> inevitably lead to antibiotic resistant bacteria<br /> Objectives: (1) Determining the bacterial cause of upper respiratory tract infections in children, (2)<br /> Assessing antibiotic resistance of each bacterium causing upper respiratory infections in children.<br /> Patients and methods: This was a prospective, cross-sectional descriptive study in 129 children with upper<br /> respiratory tract infections treated at Pediatric department, Central Military Hospital 108, from 10/2011 to<br /> 03/2012.<br /> Results: Five common bacterial causes of upper respiratory tract infections in children were Moraxella<br /> catarrhalis (49.4%), α haemolytic streptococcus (28.4%), Haemophilus influenza (5.7%), Staphylococcus aureus<br /> (4.5%), β haemolytic streptococcus group A (3.4%). The rates of resistance to oral commonly used antibiotics<br /> were 20-50% (amoxycillin), 16.7-50% (sulfamethoxazole/trimethoprim), 4-50% (ampicillin), 6-37.5%<br /> (amoxycillin/clavulanic acid), 10-32% (azithromycin), 0-25% (ampicillin/sulbactam), 17.2-70% (cefaclor), 030% (cefuroxime) and 0-20% (erythromycin).<br /> * Bệnh viện Trung ương Quân đội 108<br /> Tác giả liên hệ: BS Tống Thị Hiếu Tâm,<br /> <br /> Chuyên Đề Nhi Khoa<br /> <br /> ĐT: 0989292377, Email: hieutam65@yahoo.com<br /> <br /> 137<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br /> <br /> Conclusion: The rates of resistance to oral commonly used antibiotics were high in all common bacteria that<br /> cause upper respiratory tract infections in children.<br /> Keywords: Upper respiratory tract infections, antibiotic resistance.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (NKHHT)<br /> là bệnh lý gây ra bởi tình trạng nhiễm trùng<br /> niêm mạc đường hô hấp với tổn thương nằm<br /> phía trên nắp thanh môn. NKHHT là nhóm<br /> bệnh phổ biến nhất ảnh hưởng đến trẻ em, đặc<br /> biệt là trẻ dưới 5 tuổi(6).<br /> Tác nhân gây bệnh NKHHT chủ yếu là virus<br /> (60-70%), một số ít do các vi khuẩn như<br /> Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae,<br /> Moraxella catarrhalis, Staphylococcus aureus, …(5,6).<br /> Tuy nhiên tình trạng bệnh nhi mắc NKHHT được<br /> sử dụng kháng sinh còn cao, theo một số nghiên<br /> cứu ở Mỹ cho thấy có tới 3/4 đơn kháng sinh<br /> ngoại trú của các bệnh nhi là để điều trị NKHHT.<br /> Tại Việt Nam, nơi mà tình trạng sử dụng kháng<br /> sinh không cần kê đơn, bệnh nhân không tuân<br /> thủ đơn thuốc của bác sỹ và việc kê đơn các kháng<br /> sinh phổ rộng là khá thường xuyên, tỷ lệ bệnh<br /> nhi được dùng kháng sinh để điều trị NKHHT có<br /> lẽ còn cao hơn nữa. Sự lạm dụng kháng sinh này<br /> tất yếu dẫn tới tình trạng vi khuẩn đề kháng<br /> kháng sinh(1).<br /> Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này<br /> nhằm mục tiêu: 1. Xác định những vi khuẩn<br /> thường gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ<br /> em, 2. Đánh giá tính kháng kháng sinh của từng<br /> vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở<br /> trẻ em.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN<br /> CỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Bao gồm 129 bệnh nhân được chẩn đoán<br /> NKHHT (viêm mũi họng, viêm amydal, viêm<br /> VA, viêm xoang, viêm tai giữa) điều trị tại khoa<br /> Nhi – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong<br /> thời gian từ 01/10/2011 đến 31/03/2012.<br /> <br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Mô tả cắt ngang, tiến cứu.<br /> <br /> 138<br /> <br /> Đánh giá tính kháng kháng sinh của vi<br /> khuẩn gây NKHHT<br /> -Phân lập các chủng vi khuẩn trên những<br /> môi trường nuôi cấy thích hợp: Thạch máu cừu<br /> (M.catarrhalis, liên cầu …), chocolate có Bacitracin<br /> (H.influenzae), thạch máu cừu có Gentamycin<br /> 5µg/ml (S.pneumoniae.), thạch MacConkey (vi<br /> khuẩn gram âm - E.coli, Klebsiela …).<br /> -Làm kháng sinh đồ: Sau khi phân lập được<br /> vi khuẩn trên các môi trường nuôi cấy thích hợp,<br /> chọn các khúm đặc trưng để thực hiện kháng sinh<br /> đồ bằng phương pháp khuếch tán kháng sinh<br /> trên các đĩa thạch máu cừu (S.pneumoniae), thạch<br /> chocolate (H.influenzae), hoặc thạch Muller<br /> Hinton tiêu chuẩn.<br /> Đánh giá kết quả kháng sinh đồ bằng cách đo<br /> đường kính vòng tròn vô khuẩn (tính bằng mm)<br /> và sau đó đối chiếu với bản tiêu chuẩn của vi<br /> khuẩn thử nghiệm tương ứng.<br /> <br /> Phương pháp tính toán số liệu<br /> Tất cả các số liệu thu được từ nghiên cứu được<br /> xử lý trên máy tính theo chương trình SPSS 16.0<br /> áp dụng trong y học.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Nghiên cứu ghi nhận được 129 trường hợp<br /> bệnh nhi mắc NKHHT với tuổi trung bình là 3,8<br /> ± 2,94 tuổi, nhỏ nhất là 4 tháng tuổi, lớn nhất là<br /> 15 tuổi. Tỷ lệ nam chiếm 53,5%, nữ chiếm 46,5%.<br /> Phân bố các mặt bệnh NKHHT trong<br /> nghiên cứu: bệnh nhân bị viêm mũi họng cấp<br /> chiếm tỷ lệ cao nhất 54,3%, tiếp đến là viêm<br /> amydal cấp chiếm 21,7%, viêm tai giữa là<br /> 9,3%, trẻ bị viêm VA cấp và viêm xoang chiếm<br /> tỷ lệ tương đương là 4,7%.<br /> Bảng 1: Vi khuẩn được phân lập gây NKHHT<br /> Vi khuẩn<br /> Acinetobacter baumani<br /> E.coli<br /> Haemophilus influenza<br /> <br /> Số mẫu dương<br /> tính<br /> 1<br /> 1<br /> 10<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 0,6<br /> 0,6<br /> 5,7<br /> <br /> Chuyên Đề Nhi Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br /> K.pneumoniae<br /> Liên cầu α<br /> Liên cầu β tan máu nhóm A<br /> M.catarrhalis<br /> P.aeruginosa<br /> Staphylococcus sp<br /> S.aureus<br /> S.epidermidis<br /> S.pneumoniae<br /> Tổng số<br /> <br /> 3<br /> 50<br /> 6<br /> 87<br /> 2<br /> 2<br /> 8<br /> 4<br /> 2<br /> 176<br /> <br /> 1,75<br /> 28,4<br /> 3,4<br /> 49,4<br /> 1,1<br /> 1,1<br /> 4,55<br /> 2,3<br /> 1,1<br /> 100<br /> <br /> Chúng tôi định danh được 12 loại vi khuẩn từ<br /> 176 mẫu bệnh phẩm dịch tiết vùng tỵ hầu và hầu<br /> họng, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là<br /> M.catarrhalis 49,4% (87 trường hợp), tiếp theo là<br /> liên cầu α chiếm 28,4% (50 trường hợp), H.I<br /> chiếm 5,7% (10 trường hợp), tụ cầu vàng chiếm<br /> 4,5% (8 trường hợp), liên cầu β tan máu nhóm A<br /> chiếm 3,4% (6 trường hợp)….<br /> Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng kháng sinh trước<br /> nhập viện khá cao: amoxycillin chiếm tỷ lệ cao<br /> nhất là 45,7%, tiếp theo là cefuroxim chiếm<br /> 36,4%; amoxycillin/clavulanic acid, cefixim,<br /> azithromycin có tỷ lệ sử dụng tương ứng là<br /> 20,9%, 18,6% và 15,5%.<br /> Trong số vi khuẩn định danh được có 5 loại<br /> chiếm tỷ lệ cao gây NKHHT là M. catarrhalis, liên<br /> cầu tan máu α, H. i, S. aureus và liên cầu tan máu<br /> β nhóm A. Phân tích kháng sinh đồ của các vi<br /> sinh vật này cho thấy: tỷ lệ kháng các kháng sinh<br /> đường uống thường dùng là amoxycillin 20-50%,<br /> sulfamethoxazole/trimethoprim<br /> 16,7-50%,<br /> ampicillin 4-50%, amoxycillin/clavulanic acid 637,5%,<br /> azithromycin<br /> 10-32%,<br /> ampicillin/sulbactam 0-25%, cefaclor 17,2-70%,<br /> cefuroxime 0-30%, erythromycin 0-20%. Bảng 2<br /> dưới đây thể hiện cụ thể tính kháng kháng sinh<br /> của các vi khuẩn trên.<br /> Bảng 2: Tính kháng kháng sinh của các vi khuẩn<br /> thường gây NKHHT<br /> Vi khuẩn<br /> <br /> Loại kháng sinh<br /> Amoxycillin<br /> Amox/Clavulanic acid<br /> Ampicillin<br /> <br /> Tỷ lệ mẫu kháng %<br /> M.catar Liên H.I S.aur Liên<br /> rhalis cầu α<br /> eus cầu β<br /> 21,8<br /> 11,5<br /> 4,6<br /> <br /> Chuyên Đề Nhi Khoa<br /> <br /> 20<br /> 6<br /> 4<br /> <br /> 40<br /> 20<br /> 40<br /> <br /> 50 33,3<br /> 37,5 16,7<br /> 50 33,3<br /> <br /> Ampi/sulbactam<br /> Azithromycin<br /> Cefaclor<br /> Cefuroxim<br /> Erythromycin<br /> SMX-TMP<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> 9,2<br /> 21,8<br /> 17,2<br /> 3,4<br /> 16,1<br /> 37,9<br /> <br /> 8<br /> 32<br /> 26<br /> 4<br /> 20<br /> 24<br /> <br /> 10<br /> 10<br /> 70<br /> 30<br /> 0<br /> 50<br /> <br /> 25<br /> 25<br /> 37,5<br /> 0<br /> 0<br /> 25<br /> <br /> 0<br /> 16,7<br /> 66,7<br /> 16,7<br /> 16,7<br /> 16,7<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> NKHHT là các bệnh lý cấp tính thường gặp ở<br /> trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Nghiên cứu của<br /> chúng tôi cũng cho kết quả tương tự với độ tuổi<br /> trung bình của các bệnh nhân là 3,8 ± 2,94 tuổi<br /> (giới hạn từ 4 tháng đến 15 tuổi). Không thấy có<br /> sự khác biệt lớn về giới của các bệnh nhân, tỷ lệ<br /> các bệnh nhân nam chiếm ưu thế hơn nữ, tỷ lệ<br /> nam là 53,5%, tỷ lệ nữ là 46,5%.<br /> Về phân bố các mặt bệnh NKHHT trong<br /> nghiên cứu thấy chủ yếu mắc viêm mũi họng cấp<br /> với tỷ lệ 54,3%, tiếp đến là viêm amydal cấp với tỷ<br /> lệ 27,1%. Điều này cũng phù hợp với thống kê y<br /> văn cho thấy bệnh cảnh hay gặp nhất của<br /> NKHHT là cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm<br /> amydal cấp(6).<br /> Về kết quả phân lập vi khuẩn gây NKHHT:<br /> hàng đầu phải kể đến các vi khuẩn thường gặp ký<br /> sinh ở đường hô hấp trên thuộc vi hệ bình thường<br /> trên cơ thể người là M.catarrhalis và liên cầu<br /> nhóm A (tan máu α và β). Một tác nhân thường<br /> gặp gây NKHHT là H.I, tuy nhiên để phân lập<br /> được vi khuẩn này đòi hỏi phải có môi trường<br /> nuôi cấy thích hợp, vì vậy mặc dù rất thường gặp<br /> nhưng do rất khó mọc, nên tỷ lệ phân lập được<br /> H.I từ các mẫu bệnh phẩm dịch tiết hô hấp không<br /> cao (5,7%), tỷ lệ này không nói lên được con số<br /> thực tế nhiễm trên bệnh nhi. Tác nhân gây<br /> NKHHT thường gặp thứ tư trong nghiên cứu của<br /> chúng tôi là S.aureus với tỷ lệ 4,55%, đây là vi<br /> khuẩn gây hiện tượng kháng kháng sinh cao, đặc<br /> biệt với những kháng sinh nhóm Penicillin<br /> thường được chỉ định trong điều trị NKHHT.<br /> Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ vi<br /> khuẩn gây NKHHT đề kháng kháng sinh khá<br /> cao. Tác nhân hàng đầu gây NKHHT là<br /> M.catarrhalis mức độ đề kháng cao với các kháng<br /> sinh đường uống thông dụng như: SMX/TMP,<br /> <br /> 139<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br /> <br /> nhóm<br /> Penicillin<br /> như<br /> amoxycillin,<br /> amoxycillin/clavulanic acid, nhóm Macrolide<br /> như azithromycin, erythromycin. Có một kháng<br /> sinh vẫn được coi là kháng sinh đặc trị hữu hiệu<br /> cho các nhiễm khuẩn M. catarrhalis là ampicillin,<br /> nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ vi khuẩn<br /> kháng kháng sinh này còn thấp (4,6%). Số liệu<br /> này của chúng tôi có khác biệt với các nghiên<br /> cứu khác: ampicillin được ghi nhận là đã bị M.<br /> catarrhalis đề kháng với tỷ lệ cao, lên đến 100%<br /> như ở Thái Lan(2), hay 79% như ở Malaysia(7). Tại<br /> Việt Nam cho đến hiện nay vẫu chưa có một công<br /> bố khoa học nào vể tỷ lệ tiết beta-lactamase trên<br /> M. catarrhalis, tuy nhiên tại bệnh viện Nguyễn Tri<br /> Phương (Tp Hồ Chí Minh) trong năm 2009 đã ghi<br /> nhận tỷ lệ 41% M. catarrhalis tiết được men betalactamase. Tuy có tỷ lệ cao tiết được men betalactamase,nhưng vi khuẩn vẫn còn nhạy cảm<br /> được với các beta-lactamase inhibitor và các<br /> cephalosporin thế hệ 2.<br /> Về tính kháng kháng sinh của các liên cầu<br /> tan máu nhóm A: trong các căn nguyên gây<br /> NKHHT, các liên cầu tan máu nhóm A (gồm liên<br /> cầu tan máu α và β) là những vi khuẩn được quan<br /> tâm vì khả năng gây ra các biến chứng tim mạch<br /> như viêm màng tim, bệnh lý van tim do thấp(5) …<br /> Kết quả nghiên cứu thể hiện trong bảng 3.2 cho<br /> thấy đã có hiện tượng kháng kháng sinh nhóm<br /> Penicillin là những kháng sinh kinh điển trong<br /> điều trị nhiễm liên cầu nhóm A. Kết quả này<br /> trong nghiên cứu của chúng tôi có khác biệt so<br /> với y văn, vì cho đến nay các liên cầu tiêu huyết<br /> nhóm A ít ghi nhận kháng được penicillin, điều<br /> này có thể do số mẫu phân lập được trong<br /> nghiên cứu của chúng tôi chưa nhiều (50 mẫu<br /> liên cầu tan máu α, và 6 mẫu liên cầu tan máu β<br /> nhóm A). Tuy vậy vẫn có khá nhiều trường hợp<br /> thất bại điều trị với Penicillin trên lâm sàng là do<br /> vi khuẩn được các vi khuẩn Staphylococci cùng<br /> tạo khúm trên vùng hầu họng tiết được men betalactamase bảo vệ(1).<br /> Về tính kháng kháng sinh của H.I: mặc dù<br /> H.I được biết đến như là một trong những căn<br /> nguyên hàng đầu gây NKHHT, nhưng do đây là<br /> một vi khuẩn khó nuôi cấy, nên việc phân lập và<br /> <br /> 140<br /> <br /> khảo sát tính kháng kháng sinh của HI trong<br /> nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn. Kết quả<br /> nghiên cứu thể hiện trong bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ<br /> kháng kháng sinh của H.I khá cao: cefaclor<br /> (70%), SMX/TMP (50%), amoxycillin và<br /> ampicillin (40%), cefuroxim (30%), tuy nhiên H.I<br /> vẫn còn nhạy cảm với amoxicillin/clavulanic<br /> acid (80%) và erythromycin (100%). Kết quả này<br /> có nhiều khác biệt với các tài liệu y văn trong và<br /> ngoài nước. Trên thế giới tỷ lệ vi khuẩn H.I tiết<br /> men -lactamase (kháng ampicillin) tại các nước<br /> dao động từ 15% đến trên 50%: Hoa Kỳ 34>50%(3), Singapore 25-27%(1), Hồng Kông 2939%(1), và Đài Loan 56-60%(4)… Ngoài ra sự gia<br /> tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng ampicillin còn do vi<br /> khuẩn H.I có thể có khả năng đề kháng được các<br /> kháng sinh -lactam không phải do cơ chế tiết<br /> men -lactamase mà do các cơ chế khác, hay các<br /> kiểu hình kháng được các cephalosporin thế hệ 2<br /> như cefuroxime, cefaclor(9). Tại Việt Nam, do các<br /> phòng xét nghiệm vi sinh ít có các môi trường<br /> nuôi cấy thích hợp cho các vi khuẩn dù rất<br /> thường gặp nhưng lại rất khó mọc như H.I(8), mà<br /> chúng ta hiếm khi tìm thấy được các tài liệu, ghi<br /> nhận về tần suất gây bệnh cũng như tỷ lệ đề<br /> kháng kháng sinh của H.I phân lập được tại Việt<br /> Nam. Trong một nghiên cứu đa trung tâm của<br /> Phạm Hùng Vân (2007) trên 248 chủng vi khuẩn<br /> H.I phân lập từ các bệnh phẩm lấy trên các bệnh<br /> nhân NKHHC, cho thấy 49% vi khuẩn tiết được<br /> men beta-lactamse kháng được ampicillin, tỷ lệ<br /> cao vi khuẩn kháng SMX/TMP (64%). Tuy nhiên<br /> có tỷ lệ nhạy cảm cao của vi khuẩn H.I đối với<br /> kháng sinh amoxycillin/clavulanic acid (100%),<br /> azithromycin (92%) và các cephalosporin thế hệ<br /> 2 như cefuroxime (99%) và cefaclor (92%)(8).<br /> Về tính kháng kháng sinh của S.aureus: tụ cầu<br /> vàng tuy không phải là căn nguyên hàng đầu<br /> gây NKHHT, nhưng đây là loại vi khuẩn có khả<br /> năng kháng nhiều kháng sinh ở mức cao. Tụ cầu<br /> vàng có khả năng kháng kháng sinh là do hiện<br /> tượng tổng hợp được các enzyme phân huỷ<br /> kháng sinh, đặc biệt là beta-lactamase phân huỷ<br /> kháng sinh nhóm beta-lactam. Với sự có mặt của<br /> beta-lactamase, tụ cầu vàng không chỉ kháng lại<br /> <br /> Chuyên Đề Nhi Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br /> kháng sinh penicillin mà còn kháng lại các<br /> kháng sinh khác cùng dòng như piperacillin,<br /> carbapenem.... Kết quả nghiên cứu thể hiện trong<br /> bảng 3.2 cho thấy S.aureus có tỷ lệ kháng cao với<br /> các kháng sinh nhóm penicillin cũng như kháng<br /> sinh thuộc các nhóm khác. Kết quả này cũng<br /> tương tự như ghi nhận trong nghiên cứu đa trung<br /> tâm của Phạm Hùng Vân, Phạm Thái Bình (20032005) cho thấy tỷ lệ S. aureus đề kháng với nhiều<br /> kháng sinh khá cao: 63% đối với erythromycin,<br /> 68% đối với azithromycin, 38% đối với<br /> cefuroxime, 30% đối với amoxicillin/clavulanic<br /> acid, 25% đối với cotrimoxazol, hầu như 100% vi<br /> khuẩn kháng với penicillin.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Qua kết quả nghiên cứu cho thấy các tác<br /> nhân gây NKHHT hàng đầu đều là những vi<br /> khuẩn thuộc vi hệ bình thường trên cơ thể người,<br /> như Moraxella catarrhalis (49,4%), liên cầu tan<br /> máu α (28,4%), Haemophilus influenzae (5,7%), tụ<br /> cầu vàng (4,5%), liên cầu β tan máu nhóm A<br /> (3,4%)… Tuy nhiên tỷ lệ kháng kháng sinh<br /> đường uống thông thường cao ở tất cả các vi<br /> khuẩn này khá cao, nên cần thận trọng trong lựa<br /> chọn kháng sinh thích hợp để điều trị các bệnh<br /> NKHHT.<br /> <br /> Chuyên Đề Nhi Khoa<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> 7.<br /> 8.<br /> <br /> Beekmann SE, Heilmann KP, Richter SS, et al, The GRASP<br /> Study Group (2005). Antimicrobial resistance in Streptococcus<br /> pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis and<br /> group A -haemolytic streptococci in 2002–2003. Results of the<br /> multinational GRASP Surveillance Program. International<br /> Journal of Antimicrobial Agents 25, 148–156.<br /> Critchley et al (2002). Antimicrobial Resistance among<br /> Respiratory Pathogens Collected in Thailand during 1999-2000. J<br /> Chemother 2002, 14:147-154.<br /> Doern GV, Jones RN, Pfaller MA, and the Sentry Participants<br /> group (1999), “Haemophilus influenzae and Moraxella<br /> catarrhalis from Patients with Community-Acquired Respiratory<br /> Tract Infections: Antimicrobial Susceptibility Patterns from the<br /> SENTRY Antimicrobial Surveillance Program (United States and<br /> Canada, 1997). Antimicrobial Agents and Chemotherapy; 43: 2,<br /> 385–389.<br /> Hsueh PR, Liu YC, Shyr JM, et al (2000). Multicenter<br /> Surveillance of Antimicrobial Resistance of Streptococcus<br /> pneumoniae, Haemophilus influenzae, and Moraxella catarrhalis<br /> in Taiwan during the 1998–1999 Respiratory Season.<br /> Antimicrobial Agents And Chemotherapy, 44:5, 1342–1345.<br /> Jacobs MR (2000). The Alexander Project 1998–2000:<br /> susceptibility of pathogens isolated from community-acquired<br /> respiratory tract infection to commonly used antimicrobial<br /> agents. Journal of Antimicrobial Chemotherapy 2003, 52: 229–<br /> 246.<br /> Morris PS (2009). Upper Respiratory Tract Infections (including<br /> Ortitis Media). Pediatr Clin North Am, 56(1):101-17.<br /> Rohani et al (1999). Antimicrobial Resistance among Respiratory<br /> Pathogens Collected in Malaysia. Int Med Res J 1999; 3:57.<br /> Van PH et al (2007). Haemophilus influenza with beta-lactamase<br /> – Results from the multicenter study on 248 strains isolated from<br /> Viet Nam. Hochiminh City Medicine, 11: Supplement 3, 47-55.<br /> <br /> 141<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0