TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02<br />
<br />
TÍNH LỊCH SỬ TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN THƠ MỚI<br />
Mai Thị Liên Giang<br />
Trường Đại học Quảng Bình<br />
Tóm tắt. Tính lịch sử trong quá trình nghiên cứu ảnh hưởng đến sự tồn tại của giá trị Thơ<br />
mới. Nếu chỉ dừng lại ở những ấn tượng chủ quan hoặc chỉ dừng lại ở việc đề cao tính nội tại<br />
như một ưu thế trong cấu trúc tác phẩm sẽ thu hẹp ý nghĩa của Thơ mới. Vai trò của tính lịch sử<br />
đã được chứng minh qua thực tiễn tiếp nhận văn học, trong đó có lịch sử tiếp nhận Thơ mới.<br />
<br />
Quá trình tiếp nhận Thơ mới cho thấy, lịch sử văn học không chỉ quan tâm đến<br />
những tác phẩm lớn trong một thời điểm nhất thời nào đó. Các nhà nghiên cứu không thể<br />
bỏ qua thời gian, sự liên tục, tính lịch sử khi nghiên cứu Thơ mới. Nếu chỉ dừng lại ở<br />
những ấn tượng chủ quan hoặc chỉ dừng lại ở việc đề cao tính nội tại như một ưu thế<br />
trong cấu trúc tác phẩm sẽ tạo nên những giới hạn về ý nghĩa của Thơ mới. Quá trình tiếp<br />
nhận Thơ mới không chỉ thể hiện ở việc mô tả tác phẩm trên cơ sở các yếu tố ngôn ngữ,<br />
tiểu sử và tư tưởng hay là sản phẩm thuần tuý của một tình trạng xã hội, là phát ngôn tư<br />
tưởng của nhà thơ mà ngày càng phải chú ý việc nghiên cứu tính chất đặc trưng của tác<br />
phẩm trong quan hệ với tính lịch sử. Trong quá trình này, Thơ mới cũng được xem như<br />
những cấu trúc đang chờ đợi được giải mã. Trong chúng đang tồn tại tiềm năng của sự<br />
thông báo ý nghĩa. Nghĩa và cái biểu đạt của chúng đều có vai trò như nhau trong quá<br />
trình tiếp nhận. Thơ mới chỉ có thể tồn tại ở nhiều giai đoạn khác nhau khi quá trình cụ<br />
thể hoá ở người đọc cũng luôn thay đổi phù hợp với từng thời điểm. Quá trình tiếp nhận<br />
Thơ mới diễn ra ở nước ta đã chứng minh được bản chất đích thực của nó qua thời gian.<br />
Thơ mới chủ yếu là thơ lãng mạn. Bản chất của lãng mạn là tâm trạng, dòng chảy của<br />
cảm xúc cá nhân. Larmartin cho rằng: thơ là âm nhạc bên trong. Thơ mới chính là cõi<br />
lòng của thi sĩ. Thơ mới cũng là một cơ thể không thuần nhất nên bên cạnh ảnh hưởng<br />
của tư duy lãng mạn còn có ảnh hưởng của tượng trưng và siêu thực. Vừa có sự ảnh<br />
hưởng của lãng mạn, vừa cả tượng trưng, Thơ mới luôn tồn tại sinh động đa dạng trong<br />
sự xác lập đời sống cụ thể của nó thông qua người đọc.<br />
Phân tích lịch sử tiếp nhận Thơ mới, đặt nó trong tương quan với những vấn đề về<br />
văn bản và sự xác lập đời sống cụ thể thông qua người đọc, chúng ta thấy rằng, không chỉ<br />
dừng lại ở việc xem Thơ mới như một cấu trúc văn bản đơn thuần. Cần phải nhìn nhận nó<br />
trong sự thay đổi dưới tác động của những điều kiện thực tế từ mối liên kết với đời sống<br />
của những yếu tố khác và trong từng giai đoạn. Sự thay đổi cách đánh giá Thơ mới trong<br />
đời sống cụ thể thông qua người đọc cũng xảy ra dưới sự tác động của bầu không khí văn<br />
hóa và mối liên kết chặt chẽ với đời sống của những cá nhân người đọc. Việc xác lập đời<br />
sống cụ thể của Thơ mới thông qua người đọc là biểu hiện tính chất cụ thể hoá của tác<br />
phẩm văn học. Tính chất này phụ thuộc vào người đọc và Thơ mới. Mỗi lần được khẳng<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02<br />
<br />
định giá trị của mình chính là lúc Thơ mới đã gặp được một tầm đón lí tưởng. Tính lịch<br />
sử trong quá trình tiếp nhận ảnh hưởng đến sự tồn tại của giá trị Thơ mới.<br />
1. TỪ LỊCH SỬ ĐẾN NGƯỜI ĐỌC VÀ KINH NGHIỆM THẪM MỸ TRONG<br />
TIẾP NHẬN THƠ MỚI<br />
Từ lịch sử tiếp nhận Thơ mới, nếu ứng dụng các quan điểm nghiên cứu của các<br />
trường phái phê bình lí luận hiện đại, chúng ta thấy rằng, không thể lí giải lịch sử tiếp<br />
nhận Thơ mới hoàn toàn theo cách của R. Jakobson, Iu. Lotman và các nhà kí hiệu học<br />
đưa ra. Bởi theo họ, có những lúc "mã" của người nhận trùng với "mã" của người gửi.<br />
Đây cũng là biểu hiện của hiện tượng tri âm trong nghệ thuật mà quan niệm tiếp nhận<br />
truyền thống từng coi là mục đích đạt tới của một sáng tác nghệ thuật có giá trị. Nếu như<br />
chỉ dừng lại với những cách lí giải về Thơ mới như thế thì cũng chỉ xuất phát từ niềm tin<br />
ngây thơ rằng, ngôn ngữ và các phương tiện nghệ thuật là những công cụ chỉ biết phục<br />
tùng tuyệt đối ý đồ của người sáng tạo. Theo đó, lịch sử tiếp nhận Thơ mới được quan<br />
niệm như một hoạt động chỉ diễn ra đơn phương và độc hướng, những nội dung thông tin<br />
đi thẳng từ nơi phát đến nhận, còn người đọc chỉ đóng vai trò tiếp nhận một cách thụ<br />
động. Từ đó, họ coi việc tìm hiểu, khai thác ý đồ sáng tạo của các nhà thơ như Xuân<br />
Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận... làm mục đích của tiếp nhận văn học. Đây cũng là điều<br />
mà các nhà lí luận văn học ở nước ta đã phân tích qua câu chuyện Bá Nha - Tử Kỳ trong<br />
lịch sử. Theo lẽ thông thường, sự thấu hiểu nhau là mục đích cuối cùng và là cứu cánh<br />
của mọi hình thức giao tiếp. Bởi vậy, trong lịch sử, có những lúc cả người sáng tác lẫn<br />
người tiếp nhận Thơ mới đều ở cùng trong một hoàn cảnh cụ thể với một sự chi phối<br />
chung về lịch sử, xã hội, phương tiện giao tiếp. Nói như cách giải thích của các nhà lí<br />
luận là họ có cùng "mã". Nếu hai bộ mã này hoàn toàn trùng nhau, thông tin người đọc<br />
thu được sẽ hoàn toàn trùng với ý muốn của các nhà thơ. Nhưng điều này rất khó xảy ra<br />
trong giao tiếp văn học. Với một hiện tượng cụ thể như Thơ mới ở nước ta, điều này còn<br />
khó khăn hơn ngay từ thời điểm ra đời. Trong thiên Tri âm, Lưu Hiệp cũng đã nói đó chỉ<br />
là hiện tượng "nghìn năm có một". Lý thuyết tiếp nhận hiện đại cũng cho đó là điều ảo<br />
tưởng. Những luận điểm đến từ các nhà triết học, ngôn ngữ học và lí luận văn học đã cho<br />
thấy không thể có sự trùng hợp tuyệt đối giữa sáng tạo và tiếp nhận, khi cơ chế nhập mã<br />
và giải mã diễn ra như là những quá trình ngược nhau. Thơ mới là sự thể hiện của một hệ<br />
thống kí hiệu đặc thù, một hình thức ngôn ngữ đặc trưng. Nó cũng là sản phẩm của hai<br />
lần ý thức, trong đó cả hành vi sáng tạo lẫn tiếp nhận đều nỗ lực thể hiện cái Tôi sáng tạo.<br />
Thơ mới vì thế là sản phẩm của mối quan hệ mà sự đối thoại làm cho nó luôn khó đứng<br />
yên. Như vậy, những cách hiểu khác nhau về Thơ mới có từ khi bài thơ Tình già ra đời là<br />
lẽ đương nhiên. Bởi nếu sự trùng khớp giữa quá trình lập mã và giải mã trong các hoạt<br />
động thông tin khác được đặt ra như một mục đích, một yêu cầu tất yếu thì trong lịch sử<br />
tiếp nhận Thơ mới điều này là không thể.<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02<br />
<br />
Lịch sử tiếp nhận Thơ mới cũng cho thấy sự thể hiện của quy luật phản tiếp nhận.<br />
Tức là người đọc có khi đã dùng một bộ mã khác với thông thường, ngoài dự kiến của<br />
các nhà thơ để lí giải Thơ mới theo cách riêng của họ. Nhờ đó, người đọc đã mang lại<br />
nhiều ý nghĩa khác hoàn toàn với chủ ý của các nhà thơ. Điều mà Paul Valery coi đó là<br />
"ảnh hưởng âm" của tác phẩm văn học, còn nhà phê bình Mỹ Harold Bloom trong công<br />
trình Bản đồ đọc nhầm (1975) gọi đó là tiếp nhận đề kháng. Còn ở nước ta, theo nhà<br />
nghiên cứu Trần Đình Sử, đó là "một cách tiếp nhận tác phẩm dưới một hệ hình mới, một<br />
hiện tượng hợp quy luật của những thời đang biến đổi" [8]. Hơn nữa, điều kiện thuận lợi<br />
cho sự tương tác giữa người đọc và Thơ mới là mã tiếp nhận và mã truyền đạt vừa có<br />
tương đồng, vừa có khác biệt, đó là điều kiện để duy trì mối quan hệ giao tiếp. Điều này<br />
đã cho ta thấy vì sao từ Hoài Thanh về sau càng xuất hiện nhiều những công trình nghiên<br />
cứu về Thơ mới theo những cách nhìn khác nhau. Tất cả những biểu hiện trên được các<br />
nhà lí luận giải thích bằng khái niệm khoảng cách thẩm mỹ. Khi Thơ mới và người đọc ở<br />
cùng một thời đại thì sự tương đồng lớn hơn sự khác biệt. Lẽ ra, do các nhà thơ và người<br />
đọc có nhiều điểm chung như truyền thống văn hóa lịch sử, môi trường văn hóa, tư<br />
tưởng, truyền thống nghệ thuật, thị hiếu thẩm mỹ…nên khoảng cách thẩm mỹ giữa "tầm<br />
đón đợi" [5] thực tế sẽ không lớn, những sự cắt nghĩa Thơ mới nhờ đó sẽ diễn ra thuận<br />
lợi và đồng hướng như các nhà thơ mong muốn. Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể là<br />
phong trào Thơ mới ở nước ta, việc tiếp nhận không diễn ra như quá trình này mà đã xuất<br />
hiện những cách lý giải khác nhau về một bài thơ. Như vậy, chúng ta cũng hoàn toàn<br />
không chỉ căn cứ vào việc đọc một cách đơn thuần để lí giải lịch sử tiếp nhận Thơ mới<br />
mà cần xem xét trong mối liên hệ giữa người đọc và văn bản.<br />
Nếu xem xét từ người đọc, thì ngoài bộ mã chung của thời đại, người đọc còn có bộ<br />
mã của riêng mình do bị tác động bởi kinh nghiệm văn hóa nghệ thuật, đặc thù cấu trúc<br />
tâm lý, năng lực và kinh nghiệm thẩm mỹ của cá nhân. Vì vậy, mối quan hệ của cái ngẫu<br />
nhiên và cái thuộc hệ thống trong Thơ mới đối với các nhà thơ và người đọc, cũng như<br />
giữa người đọc này với người đọc khác đều có ý nghĩa không giống nhau. Khi nhận được<br />
một thông báo nghệ thuật nào đó, tùy vào mỗi bài thơ, người đọc đã soạn ra bộ mã dành<br />
cho việc lý giải nó. Những công trình nghiên cứu về Thơ mới từ 1934 đến nay đã cho<br />
thấy mỗi người đọc đã xây dựng nên một mô hình tiếp nhận nhất định. Như vậy trong<br />
quá trình đi từ các nhà thơ đến người đọc, số lượng các yếu tố mang tính cấu trúc và có<br />
nghĩa của các bài thơ sẽ có thể gia tăng. Nếu theo các nhà lý luận giải cấu trúc thì việc<br />
đọc và cắt nghĩa Thơ mới cũng là hành vi giải cấu trúc. Như vậy thì nghĩa của Thơ mới<br />
không tồn tại ở không gian giải cấu trúc, mà ở trong những người đọc Thơ mới. Người<br />
đọc nào cũng có phương án giải cấu trúc của riêng mình bởi không có kỹ thuật cắt nghĩa,<br />
giải cấu trúc thống nhất chung cho mọi người. Do vậy, ý nghĩa của Thơ mới qua mỗi<br />
người đọc đều khác nhau như đã phân tích là lẽ đương nhiên. Mỹ học tiếp nhận đã đưa ra<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02<br />
<br />
một số vấn đề lý thuyết liên quan đến việc đọc theo quan điểm tiếp nhận thẩm mỹ.<br />
Nhưng trong thực tế, người đọc Thơ mới ở nước ta còn có mối liên quan mật thiết với cả<br />
những quan niệm của tiếp nhận xã hội học và tiếp nhận thẩm mỹ. Cụ thể là: Vào những<br />
năm đầu thế kỉ XX, ở nước ta đã hình thành một công chúng đọc mới và tập trung chủ<br />
yếu ở các đô thị. Họ là những con người mới, có cuộc sống hoàn toàn khác trước và có<br />
nhu cầu về việc đọc văn khác trước. Người đọc trong giai đoạn này cũng phân thành<br />
nhiều dạng khác nhau: 1) Dạng có học vấn cao. Dạng này bao gồm các trí thức, công<br />
chức, văn nghệ sĩ. Dạng người đọc này thường thông thạo tiếng Pháp. 2) Dạng có học<br />
vấn vừa phải gồm dân tiểu thương, công chức ngạch thấp... dạng này không đọc sách<br />
tiếng Pháp được. 3) Dạng có học vấn thấp gồm dân thợ, anh bồi, cô sen...biết chữ quốc<br />
ngữ, thích đọc những truyện dịch ngắn được đăng tải trên báo hay in thành sách mỏng.<br />
Ba dạng độc giả này có trình độ văn hóa, địa vị khác nhau nên khả năng tiếp nhận cũng<br />
khác nhau. Đặc điểm người đọc ở nước ta trong giai đoạn này cũng ảnh hưởng đến người<br />
đọc trong lịch sử tiếp nhận Thơ mới. Tuy nhiên so với các trào lưu văn học khác, người<br />
đọc Thơ mới trong giai đoạn này chủ yếu tập trung ở dạng thứ nhất, tức là ở những<br />
người đọc trí thức. Mặt khác, do đặc điểm lịch sử xã hội, người đọc Thơ mới cũng phân<br />
thành các nhóm qua các giai đoạn, các vùng miền. Vì vậy người đọc trong lịch sử tiếp<br />
nhận Thơ mới không chỉ phụ thuộc vào động cơ, tâm thế, kinh nghiệm thẩm mỹ và tầm<br />
đón đợi mà còn phải căn cứ và tính lịch sử của nó.<br />
Việc giải thích về lịch sử tiếp nhận Thơ mới vẫn chưa thỏa đáng nếu không đặt yếu<br />
tố người đọc trong mối quan hệ với văn bản. Bởi ngoài sự chủ ý của nhà thơ còn có sự<br />
không chủ ý nảy sinh từ các văn bản Thơ mới trong quan hệ với người đọc. Ngoài việc<br />
đáp ứng sự chờ đợi quen thuộc của người đọc, Thơ mới còn có xu hướng "phủ định"<br />
những gì đang trở thành quen cũ, sáo mòn bằng việc tạo ra những khoảng cách thẩm mỹ<br />
để khiêu khích cách nhìn và chuẩn mực đánh giá thông thường của người đọc. Bằng cách<br />
này, Thơ mới khơi dậy ở người đọc niềm yêu thích khi đọc. Đây cũng là một yếu tố quan<br />
trọng tác động vào năng lực cá nhân của những người đọc Thơ mới. Khi xuất hiện những<br />
sáng tác có giá trị thực sự, Thơ mới "thách đố" với tầm đón đợi quen thuộc của người<br />
đọc. Lúc này, có hai khả năng xảy ra, đó là: 1) Người đọc chấp nhận sự thách đố của Thơ<br />
mới, bằng cách nỗ lực thay đổi trong quá trình tiếp nhận, điều chỉnh tầm đón đợi để rút<br />
ngắn khoảng cách mà văn bản tạo ra, qua đó mà tiếp cận với mã mới của sự hiểu. Điều<br />
này không chỉ xảy ra ở lịch sử tiếp nhận Thơ mới mà cũng đã được chứng minh trong<br />
lịch sử phát triển của văn học nhân loại ở mỗi lần xuất hiện những trào lưu và cách tân<br />
nghệ thuật. 2) Người đọc cũng có khả năng cưỡng lại những áp lực có từ phía văn bản,<br />
làm thay đổi những ý nghĩa mà văn bản Thơ mới chứa đựng, khi đó, nghĩa người đọc<br />
nhận được có thể hoàn toàn bất ngờ với các nhà thơ, thậm chí còn đối lập với cách hiểu<br />
thông thường đã có trước đó. Cũng có nhiều trường hợp, những lí giải càng tỏ ra thích<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02<br />
<br />
hợp thì về sau càng trở nên phổ biến. Trong mọi điều kiện tiếp nhận, luôn có một khoảng<br />
cách thẩm mỹ giữa tầm đón đợi của người đọc với những giá trị mới của Thơ mới. Người<br />
đọc vừa tìm cách rút ra từ Thơ mới những điều phù hợp vừa phải luôn trong tư thế chủ<br />
động điều chỉnh mã tiếp nhận của mình, có thể cưỡng lại áp lực có từ phía các văn bản<br />
Thơ mới, làm thay đổi những ý nghĩa mà văn bản chứa đựng. Đó chính là quá trình người<br />
đọc nỗ lực vượt lên tầm đón đợi.<br />
2. HƯỚNG MỞ CỦA TÍNH LỊCH SỬ TRONG TIẾP NHẬN THƠ MỚI<br />
Trong lịch sử tiếp nhận Thơ mới xuất hiện trò chơi đối thoại giữa Thơ mới và người<br />
tiếp nhận. Thơ mới cũng như các chủ thể sử dụng nó tồn tại trong mối liên hệ của các<br />
mạng lưới văn bản. Mối quan hệ giữa Thơ mới - người tiếp nhận có từ sự tiếp xúc trong<br />
quá trình ở các yếu tố hệ thống phức tạp của các văn bản. Ngay từ những ý kiến tiếp nhận<br />
về Thơ mới đầu tiên của Tản Đà, Vân Bằng, Chất Hằng Tự Quán...cũng đã dựa vào<br />
những cách cắt nghĩa về văn học trước đó. Điều này không một người đọc Thơ mới nào<br />
có thể tránh được. Những công trình tiếp nhận Thơ mới ra đời sau bao giờ cũng cần đến<br />
những thành tựu nghiên cứu trước. Như vậy ở đây đã xảy ra một trò chơi đối thoại Thơ<br />
mới - người tiếp nhận. Các nghĩa có từ trò chơi này đều bổ sung lẫn nhau, tạo nên quá<br />
trình. Người tiếp nhận không chỉ có một thao tác đơn giản là đọc các văn bản Thơ mới<br />
mà còn đối thoại với những người đọc khác, đối thoại với tác giả thông qua văn bản. Trò<br />
chơi này đã bộc lộ qua lịch sử tiếp nhận Thơ mới. Hình thức thể hiện bên ngoài của trò<br />
chơi là các cuộc tranh luận Thơ mới, Thơ cũ, các cuộc hội thảo về Thơ mới... nhưng nội<br />
dung bên trong của quá trình này đã xảy ra giữa các văn bản Thơ mới và những người<br />
tiếp nhận. Trong quá trình này cả người không tham dự một cách nghiêm túc cũng như kẻ<br />
quá nghiêm túc trong trò chơi đều là những người không biết chơi, họ là những người<br />
làm triệt tiêu phương thức tồn tại của trò chơi. Với những ý kiến tiếp nhận, những cuộc<br />
bàn luận về Thơ mới không lấy mục đích văn học làm chủ yếu thì nó đã đến gần với<br />
nghĩa "trò chơi chơi những người chơi". Lịch sử tiếp nhận Thơ mới qua các giai đoạn,<br />
các cá nhân khác nhau vẫn chưa dừng lại ở những điểm trên. Từ sự lí giải của các nhà mỹ<br />
học tiếp nhận, chúng ta thấy rằng Thơ mới cũng mang trong mình những thông điệp đối<br />
thoại. Hay nói cách khác, không phải sự giải mã thông điệp có trong các văn bản làm<br />
xuất hiện nghĩa mà chính các hoạt động liên kết được thực hiện trong quá trình đọc tạo<br />
nên những cấu trúc nghĩa có phương thức tồn tại là đối thoại. Nhu cầu đối thoại vì vậy<br />
không chỉ dừng lại ở các cấu trúc văn bản mà còn xảy ra ở mối liên hệ giữa những người<br />
đọc. Bắt đầu từ việc xây dựng lí thuyết từ người đọc lịch sử của H. R. Jauss và người đọc<br />
tiềm ẩn trong văn bản, W. Iser còn đặt ra vấn đề thế giới của sự diễn giải. Lí thuyết diễn<br />
giải xuất hiện trên cơ sở mỹ học tiếp nhận đã khiến cho chúng ta suy nghĩ về Thơ mới,<br />
cũng như về văn học nói chung cái thiết chế tập hợp các loại diễn giải khác nhau. Hoạt<br />
động đọc của chủ thể tiếp nhận là hoạt động của ý thức chủ quan hướng tới khách thể ở<br />
<br />