TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT MARGUERITE DURAS<br />
HOÀNG THÙY DƯƠNG<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Từ những hồi ức của cuộc đời, Marguerite Duras có cách thức<br />
riêng để thường xuyên tái tạo tác phẩm của mình với một kĩ thuật viết luôn<br />
đổi mới. Mối liên hệ giữa các tác phẩm cùng với sự lặp lại và xâu chuỗi các<br />
chủ đề, nhân vật, hay lối viết đan xen tiểu thuyết với điện ảnh, âm nhạc, hồi<br />
kí đã làm nên tính liên văn bản trong sáng tác của bà. Bài viết dưới đây vận<br />
dụng lý thuyết liên văn bản để đi vào tìm hiểu tiểu thuyết Marguerite Duras.<br />
<br />
1. Liên văn bản (Intertextualite) là một phát hiện quan trọng ở nửa sau thế kỷ XX. Thuật<br />
ngữ liên văn bản xuất hiện lần đầu tiên trong công trình của Julia Kristeva “Từ, đối<br />
thoại, tiểu thuyết” (hoàn tất vào năm 1967). J. Kristeva, T. Todorov, G. Genette, M.<br />
Riffatterre, R. Barthes là những người đã đề xuất và phát triển lý thuyết liên văn bản.<br />
“Liên văn bản” được hiểu như là “thuộc tính bản thể của mọi văn bản” [4]. Sự ra đời<br />
của khái niệm “liên văn bản” cho phép nhìn nhận lại ranh giới, mối quan hệ giữa văn<br />
bản này với văn bản khác; giữa văn bản có trước và sau nó của một tác giả hay các tác<br />
giả; giữa các loại hình sáng tạo khác nhau. Dù hiện hữu một cách có ý thức hay vô thức<br />
của một hay nhiều đặc tính giữa các văn bản thì sự lặp lại, tương tác giữa chúng được<br />
coi là biểu hiện của tính liên văn bản. Tính liên văn bản tồn tại như một sự tất yếu<br />
không chỉ trong văn học mà còn trên nhiều lĩnh vực khác của đời sống.<br />
Một đặc trưng tạo nên nét riêng hấp dẫn của tiểu thuyết Marguerite Duras, tạo thành hệ<br />
thống vừa khép vừa mở, vừa lỏng vừa chặt, đa sắc đa nghĩa của sự kết nối và tiếp nối là<br />
tính “liên” nhân vật, “liên” thể loại, “liên” văn hóa. Xâu chuỗi và nhắc lại nhiều lần một<br />
chủ đề hay nhân vật cho phép khai thác hình tượng đặc biệt sâu sắc và toàn diện với<br />
những đặc điểm, màu sắc khác nhau của nó. Sự lặp lại, tăng dần cường độ và mở rộng<br />
phạm vi của đối tượng tạo cho tác phẩm một hình thức phức điệu có sức phát triển nội<br />
tại độc đáo. Bên cạnh việc khai thác giá trị của phép lặp trong cấp độ một tác phẩm,<br />
Duras còn triển khai nó trong cái nhìn liên văn bản, tạo thành chuỗi biểu tượng đồng<br />
đẳng nhưng đều thể hiện một nét đặc trưng trong nhãn quan của nữ văn sĩ.<br />
2. Marguerite Duras có cách thức riêng để thường xuyên tái tạo tác phẩm của mình,<br />
cách thức nói lại và làm mới một chủ đề bằng một kĩ thuật viết luôn đổi mới. Với việc<br />
tái tạo lại câu chuyện về cuộc đời mình, Marguerite Duras - một nữ tiểu thuyết gia kiệt<br />
xuất của Pháp, đã “sống” lại nhiều lần kí ức tuổi thơ. Chúng tiến triển, biến đổi, hoặc trở<br />
nên phong phú hơn, hoặc được giảm thiểu tùy theo ý đồ và sự tổ chức của tác giả.<br />
Chuỗi nhân vật “tôi” - người kể chuyện - tác giả<br />
Nhiều tiểu thuyết tự thuật của Duras xuất hiện hình tượng người kể chuyện “xuyên văn<br />
bản”, người kể chuyện xưng “tôi” xuất hiện xuyên suốt qua nhiều tác phẩm, dù ẩn tàng<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(16)/2010: tr. 70-76<br />
<br />
TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT MARGUERITE DURAS<br />
<br />
71<br />
<br />
dưới dạng thức nào: lộ diện hay vắng mặt trên văn bản. Bà làm cho người ta tin câu<br />
chuyện đời mình bằng chính những trải nghiệm đau đớn và thành thực được tái đi tái lại<br />
qua hình tượng xuyên tác giả.<br />
Trong Người tình, Duras chọn ngôi I để kể chuyện về quãng kí ức đầy xáo động của<br />
tuổi hoa niên ở Đông Dương. Có nhiều điểm giống nhau đến ngỡ ngàng trong nhiều<br />
đoạn, ngay cả trong cấu trúc câu chuyện và mối liên hệ giữa các nhân vật khi so sánh<br />
Đập chắn Thái Bình Dương hay Người tình với nhật kí riêng tư của Duras. Mặc dù<br />
đồng nhất tác giả và nhân vật là điều không nên trong văn học nhưng người đọc vẫn kì<br />
vọng nhận ra chân dung thực của Duras bởi người kể chuyện cũng vừa là nhân chứng<br />
đồng sự, từ ngôi kể “đáng tin cậy”. Với Người tình Hoa Bắc, chuyện được kể ở ngôi III,<br />
cái tôi xưng danh không lộ diện trên văn bản. Vẫn là cuộc sống khốn khó của một gia<br />
đình trí thức Pháp ở thuộc địa, vẫn là mối tình đầy mê hoặc giữa cô gái nhỏ và chàng<br />
thanh niên Trung Hoa nhưng trung tâm trần thuật đã được chuyển sang cho cô bé da<br />
trắng - nhân vật chính trong tác phẩm. Thực chất đây là một kiểu “đánh tráo” chủ thể<br />
trần thuật. Câu chuyện dẫu đã được khách quan hóa bằng cách đổi ngôi trần thuật nhưng<br />
vẫn không giấu được những đặc điểm của cái tôi tự thuật. Đến với những tác phẩm của<br />
bà, người ta có thể thấy đâu đó bóng dáng một Duras thiết tha và thành thực với kí ức<br />
nhưng đồng thời cũng nhận ra một Duras “tinh quái” đã thông minh tạo ra những vùng<br />
mờ khó định giữa tiểu sử và tác phẩm.<br />
Chuỗi người tình<br />
Trong suốt cuộc đời mình, Marguerite Duras không ngừng kể câu chuyện về người tình<br />
của mình theo vô số cách. Khi đọc tiểu thuyết Duras có thể nhận thấy bà tái hiện hình<br />
ảnh họ một cách đầy ám ảnh với những nhục cảm và xúc cảm chưa bao giờ thôi tràn<br />
chảy. Vì muốn câu chuyện này sống mãi nên bà kể chúng ra dưới nhiều hình thức khác<br />
nhau tới mức những nhà viết tiểu sử đâm ra hồ nghi, đánh lạc hướng người đọc. Hình<br />
ảnh của nhân vật người tình được trở đi trở lại trong nhiều tiểu thuyết của Marguerite<br />
chính là hiện thân của Huỳnh Thủy Lê - người tình đầu tiên, một con người có thực,<br />
“mẫu gốc” cho nhiều sáng tạo của Duras về sau. Mối tình đầu say đắm với công tử<br />
Huỳnh Thủy Lê có kết thúc là chia li vĩnh viễn. Phải chăng chính sự bất toàn này là<br />
động lực thôi thúc con người nhà văn trong Duras làm thỏa mãn những khát vọng không<br />
thành qua các tiểu thuyết tự thuật.<br />
Trong nhật kí thầm kín của Duras những năm 1940 được viết dưới hình thức tự truyện<br />
đã có bóng dáng của một “người tình”, cho dù chỉ mới ở dạng những phác thảo sơ lược.<br />
Người tình ấy là Léo, người bản địa, xấu xí, mặt rỗ sẹo, lúng túng, vụng về. Đến tiểu<br />
thuyết Đập chắn Thái Bình Dương viết năm 1950, phiên bản chính thức (được công<br />
khai) đầu tiên của câu chuyện tình bất tử, “người tình” là Jo. Jo là người da trắng, giàu<br />
có, cô đơn, xấu xí làm Suzzanne kinh tởm không thể kìm nén. Rồi Léo được “tô điểm”<br />
thêm, Duras không gọi thẳng tên anh nữa mà gọi là người tình. Anh không còn xấu xí<br />
“như một con khỉ”, không còn kì cục nữa. Từ Đập chắn Thái Bình Dương đến Người<br />
tình và phiên bản sau cùng Người tình Hoa Bắc là cả một chặng đường dài của sự thay<br />
hình đổi dạng ở nhân vật “người tình”. Nhân vật người tình trong Người tình Hoa Bắc<br />
<br />
72<br />
<br />
HOÀNG THÙY DƯƠNG<br />
<br />
(phiên bản thứ ba và cũng là cuối cùng) có sự đổi khác nhiều nhất về ngoại hình và rõ<br />
rệt về tính cách. Anh được miêu tả táo bạo hơn, cường tráng, tuấn tú hơn, bớt rụt rè và<br />
mặc cảm chủng tộc. Từ Người tình đến Người tình Hoa Bắc còn là một bước tiến dài<br />
thể hiện qua sự đổi khác trên bề mặt hay những biến chuyển nội tại, sự sáng tạo trong<br />
việc tìm tòi kĩ thuật viết mới của Duras. Hình ảnh người tình qua từng giai đoạn có sự<br />
đổi khác rõ rệt, không còn tẻ nhạt mơ hồ như những phác thảo đầu. Dấu ấn của “người<br />
tình” sau mỗi lần viết lại được tăng thêm nhiều lần sức lôi cuốn, hấp dẫn, cũng như<br />
chiều sâu và sự gợi mở thêm một lần được “tăng cấp”. Không thể phủ nhận ở Duras sự<br />
phát triển không ngừng nghỉ về khả năng sáng tạo, kĩ thuật viết luôn đổi mới được đánh<br />
dấu bằng chính các phiên bản tiểu thuyết tự truyện.<br />
Có thể là tình yêu, hoặc sức mạnh của trí tưởng tượng mà những người tình trở nên dịu<br />
dàng, đắm say, đa tình theo kiểu phương Đông. Hình ảnh những người tình cứ trở đi trở<br />
lại trong các tác phẩm của Duras. Cũng có thể là do quên, hoặc vì quá nhớ mà hình ảnh<br />
người tình mỗi khi trở lại được Duras say sưa thêm bớt những “nét vẽ” cho đúng hơn<br />
với kí ức hoặc gần hơn với khao khát của mình.<br />
Chuỗi người đàn bà khoái lạc<br />
Hình ảnh người phụ nữ công nhiên bày tỏ ham muốn của mình không phải là điều hiếm<br />
gặp trong tiểu thuyết của Duras. Bà từng quan niệm khi một nhà văn nữ không viết về<br />
những ham muốn thì trang văn của họ chỉ là một thứ vay mượn.<br />
Điển hình là Anne Mairie Stretter - bà vợ vị đại sứ Pháp xuất hiện và ám ảnh trong Viên<br />
phó lãnh sự, Khúc hát Ấn Độ, Người tình Hoa Bắc. Anne đã làm một cuộc chu du dài<br />
nơi những bộ phim và cuốn sách của Duras. Anne là một mẫu người đã tồn tại thực sự.<br />
Cô là sự tổng hợp của hai người phụ nữ: một là vợ của quan chức hành chính sống một<br />
nơi hẻo lánh ở Xiêm mà sắc đẹp của cô đã đập vào mắt cô bé Marguerite khi gặp; người<br />
phụ nữ khác là Elizabeth Striedter. Đến từ phương Tây - nơi tình dục đã được giải<br />
phóng, Anne Mairie Stretter mang tư tưởng và lối sống ấy “thực hành” giữa xã hội<br />
thuộc địa - nơi sự chung đụng xác thịt đang còn là chuyện “thâm cung bí sử”. Sự khác<br />
biệt về văn hóa, lối sống không hề cản trở Anne thực hiện những hành vi đáng lên án<br />
ngay giữa lòng xã hội đương thời. Còn nhân vật tôi trong Người tình, Người tình Hoa<br />
Bắc, ngay từ bé đã mang gương mặt của khoái lạc, trong cô đã có một vị trí dành cho<br />
ham muốn xác thịt. Người mẹ do học hành nghiêm túc quá lâu nên mất đi hứng thú của<br />
hoan lạc nhưng đã sinh ra một người con gái theo bản năng biết rõ ham muốn là gì. Cô<br />
bé mải miết yêu đương, đắm chìm trong nhục cảm, mê say trong vòng tay người tình.<br />
Marguerite Duras luôn để lại một phần của chính bà trong hình ảnh những người phụ nữ<br />
do bà sáng tạo ra. Chủ động đến với người tình, đi tìm khoái lạc, gạt bỏ mọi định kiến<br />
xã hội về giới, những người phụ nữ ấy sống thật cho cảm xúc của mình, dâng hiến và<br />
tận hưởng không che giấu.<br />
Chuỗi người mẹ<br />
Người mẹ là nhân vật trở đi trở lại nhiều lần, hiện lên đầy ám ảnh các tác phẩm của<br />
Marguerite Duras. Hình tượng nhân vật người mẹ trong các tiểu thuyết tự thuật: Đập<br />
<br />
TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT MARGUERITE DURAS<br />
<br />
73<br />
<br />
chắn Thái Bình Dương, Người tình, Người tình Hoa Bắc chính là hiện thân của bà<br />
Marie Legrand - thân sinh của Marguerite Duras. Bà mẹ trở thành “chất liệu” văn học,<br />
thường xuyên xuất hiện trong sáng tác của Duras. Một bà mẹ nghiêm khắc, độc đoán,<br />
dũng cảm là mẫu hình không thay đổi quá nhiều giữa thực tế và trong văn chương<br />
Duras. Hình ảnh và tính cách của bà mẹ hầu như được giữ nguyên qua loạt tiểu thuyết<br />
tự thuật. Bà mẹ - người phụ nữ can đảm chống lại số phận mình, chống lại những đợt<br />
triều và con sóng Thái Bình Dương. Duras viết để biện minh cho một tuổi thơ không<br />
bình lặng và luôn trở lại chủ đề nóng bỏng của sự thiếu tình thương. Đập chắn Thái<br />
Bình Dương được xem như là một cuốn tiểu thuyết về người mẹ. Bà mẹ bị lừa bịp, bị<br />
tham vọng và khát vọng đánh gục, bị đẩy đến sát bên bờ của sự điên dại. Với Duras,<br />
Đập chắn Thái Bình Dương là một bài bút chiến và ngay cả khi nỗi đau của người mẹ là<br />
chủ điểm của các sáng tác, nó vẫn miêu tả và phân tích một cách chính xác guồng quay<br />
của hệ thống thuộc địa.<br />
Chuỗi người anh cả, anh thứ<br />
Chính Duras nói rằng: “Người tình Hoa Bắc” có ít sáng tạo hơn “Người tình”. Nhưng<br />
là chuyện có thật. Hai anh trai tôi: còn thật hơn tất cả những gì người ta có thể kể” [3,<br />
tr. 616]. Hai người anh cùng xuất hiện qua loạt tiểu thuyết tự truyện: Đập chắn Thái<br />
Bình Dương, Người tình, Người tình Hoa Bắc. Họ ở hai thế giới khác nhau, nằm về hai<br />
thái cực tình cảm, là một phần của tuổi hoa niên Duras ở xứ lạ.<br />
Sự tàn nhẫn, lạnh lùng ở người anh cả như là nỗi kinh hoàng của cô em gái. Trong kí ức<br />
của Duras, người anh lớn - kẻ đã đánh mất lòng tự trọng và tình cảm, chỉ mang lại sự sợ<br />
hãi, buộc những người em tránh xa. Anh cả - đối tượng yêu thương của bà mẹ, người đã<br />
bỏ quên những giá trị gần gũi, thân thuộc của con người, đôi khi hành động đầy thú tính,<br />
quên đi ngay cả người mẹ đã yêu thương anh không mệt mỏi, yêu hơn những người con<br />
còn lại. Còn người anh út lại sống cô đơn trong một thế giới khác, thu mình trước bạo lực<br />
của anh cả, hiền lành, nhẫn nhục. Anh không nhận được tình yêu của mẹ nhưng bù lại là<br />
sự ngưỡng mộ và một tình yêu không biên giới của cô em gái. Sự lặp lại của các nhân vật<br />
và tình tiết là có thật trong các tiểu thuyết tự thuật của Duras nhưng không trùng khít mà<br />
có sự biến chuyển và đổi khác. Đường phát triển “xoắn ốc” nằm ở hành trình tha hóa của<br />
người anh cả, tình yêu dành cho anh út, ở những biến đổi tâm lí của cô bé da trắng ở<br />
thuộc địa, những bước ngoặt đa dạng trong cuộc đời của các nhân vật.<br />
3. Tiểu thuyết Marguerite Duras mang trong mình những loại hình nghệ thuật mới. Đó<br />
có thể là những trang văn thấm đẫm sắc màu điện ảnh, sự pha trộn thể hồi kí hay vài<br />
phân đoạn tràn ngập thanh âm của những bản nhạc được nữ văn sĩ khéo léo “chèn” vào.<br />
Tiểu thuyết và điện ảnh:<br />
Thấu hiểu những lợi thế của loại hình nghệ thuật thứ 7, Marguerite Duras đã sáng tạo<br />
một lối viết mới, kết hợp thành công điện ảnh và văn chương, như một cuộc hôn phối<br />
xứng đôi. Tiểu thuyết của Duras mang một thứ ngôn ngữ riêng của bà, pha tạp các âm<br />
thanh, nhạc điệu, giọng, lời và những cảnh quay bằng ngôn từ. Khi viết tiểu thuyết,<br />
Duras lấy ngôn ngữ điện ảnh làm chất liệu; còn khi làm phim bà lại mượn ngôn ngữ văn<br />
<br />
74<br />
<br />
HOÀNG THÙY DƯƠNG<br />
<br />
học để sáng tạo. Sự hỗ trợ, gắn kết của hai loại hình nghệ thuật này được Duras nhào<br />
nặn nhuần nhuyễn, tạo nên một loại hình nghệ thuật mới đa sắc đa diện.<br />
Người đọc hoàn toàn dễ dàng nhận thấy về mặt văn phong, Duras thường cố tình sử dụng<br />
rất thường xuyên những câu văn ngắn, những khổ văn tách rời nhau bởi những khoảng<br />
trắng, như thứ tự các chuỗi cảnh quay. Những câu ngắn tạo ấn tượng về sự rời rạc của<br />
những lời thoại trong phim ảnh, những khoảng trống cần thiết. Không những thế, Duras<br />
còn nêu rõ trong phần chú thích cuối trang, những gợi ý cho những ai có ý định chuyển<br />
thể tác phẩm của bà. Những đoạn văn như thế khiến người ta liên tưởng đến khái niệm<br />
“cận văn bản” (paratexte) mà Genette đã đề xuất. Văn bản viết của Duras có vẻ gần gũi<br />
với các phân cảnh điện ảnh. Đồng thời tính rời rạc, lắp ghép trong tổng thể tác phẩm của<br />
bà là hết sức rõ ràng: các chương viết được phân chia thành các đoạn văn ngắn không<br />
tuân theo một trật tự thời gian. Điều này khiến người ta nghĩ đến kiểu lắp ghép, ráp dựng<br />
trong điện ảnh. Ngoài ra còn có vô số các yếu tố nghệ thuật và kỹ thuật khác trong điện<br />
ảnh có vai trò hỗ trợ quan trọng dưới nhiều hình thức khác nhau đều hiện diện trong tiểu<br />
thuyết Duras: âm nhạc, ánh sáng, hội họa, trang trí và bối cảnh.<br />
Nhà điện ảnh Pháp Marcel Martin từng nói: “Hình ảnh cũng giống như các hạt trong<br />
quả rụng, có thể rơi vào mảnh đất màu mỡ, cũng có thể rơi vào tảng đá” [2, tr. 66]. Có<br />
bao nhiêu người đọc thì có bấy nhiêu tri giác. Và cái cách mà Duras kể chuyện, cách bà<br />
làm sống dậy kí ức bằng những chuỗi hình động trở thành một nét riêng độc đáo của nữ<br />
văn sĩ tài năng này.<br />
Tiểu thuyết và hồi ký: Mỗi cuốn tiểu thuyết của Marguerite Duras đôi lúc gần với một<br />
hồi ký của một cái tôi tự thuật. Khi đọc tiểu sử của nữ tác giả Marguerite Duras, người<br />
ta cũng thấy ngay Người tình, Người tình Hoa Bắc, Đập chắn Thái Bình Dương mang<br />
dáng dấp của một cuốn tự truyện, hay ít nhất, bà đã đưa rất nhiều chất liệu từ cuộc sống<br />
thật của bà vào tác phẩm. Những sáng tác này là tập hợp của những câu chuyện: câu<br />
chuyện của nhân vật “tôi” và người tình, câu chuyện của tôi và mẹ, câu chuyện của tôi<br />
và những người anh, hay câu chuyện của tôi và nỗi đam mê… Tôi - người trần thuật<br />
đồng thời là người tham dự vào biến cố câu chuyện, người nếm trải những nỗi đau,<br />
những ám ảnh vô thức, những khao khát thầm kín trong tình yêu.<br />
Giải mã văn bản tiểu thuyết Duras, những cuộc phỏng vấn, thông qua tiểu sử, đem lại<br />
nhiều cách hiểu khác nhau về thời thơ ấu và cuộc đời bà. Những cách diễn giải có thể<br />
khớp hoặc vênh nhau, cung cấp rất nhiều cái tôi bị khúc xạ. Marguerite Duras thích làm<br />
rối những hướng tìm tòi và trong chừng mực có thể đã hết sức tránh đem lại một hình<br />
ảnh nhất quán về mình được ghi lại ràng mạch bằng ngôn từ dứt khoát.<br />
Tiểu thuyết và âm nhạc: mỗi cuốn tiểu thuyết của Duras là sự dung nạp của các bản<br />
nhạc. Âm thanh được coi là một thứ từ vựng của điện ảnh, một tập hợp “kí hiệu” bổ<br />
sung thêm cho trường ngữ nghĩa của hình ảnh. Tiết tấu nhanh chậm, vắn dài của các bản<br />
nhạc tạo mối liên hệ với những biến động của cuộc sống, mở rộng khả năng diễn đạt và<br />
mang đến linh hồn cho ngôn từ. Trong tiểu thuyết của Duras, ta dễ dàng tìm thấy sự<br />
chảy tràn của cảm xúc nương theo những bản nhạc. Đặc biệt trong Người tình Hoa Bắc,<br />
<br />