TÌNH THÁI TỪ TRÊN TRANG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK<br />
ThS. Nguyễn Thị Trà My, Trương Thị Hoa 1<br />
Tóm tắt:<br />
Sự phát triển của tin học và hệ thống mạng toàn cầu (Internet) đã kéo theo sự ra đời<br />
của hàng loạt các trang mạng xã hội. Hiện nay, trang mạng xã hội có tên “Facebook”<br />
được ưa chuộng hơn cả. Trên mỗi trang mạng xã hội, chủ nhân của những “tài khoản cá<br />
nhân” có thể tự do thực hiện hành động giao tiếp và tự do thể hiện những cảm xúc, tâm<br />
trạng của mình.<br />
Tình thái từ đóng một vai trò rất quan trọng trong phát ngôn. Nó giúp chủ thể thể<br />
hiện cảm xúc, tâm tư, tình cảm của mình với người tiếp nhận, với hiện thực khách quan,<br />
và xây dựng các quan hệ giao tiếp. Trên trang mạng xã hội Facebook, tình thái từ được sử<br />
dụng với tần số cao, phân bố ở hầu hết các tiểu loại.<br />
Qua khảo sát trên 100 trang mạng Facebook, bài viết đã chỉ ra những đặc điểm cơ<br />
bản của hệ thống tình thái từ và các tiểu loại của nó, mức độ sử dụng và ý thức sử dụng<br />
nhóm từ này của các chủ thể phát ngôn. Ngoài ra, bài viết còn góp thêm những minh<br />
chứng cho thấy sáng tạo từ theo những sở thích cá nhân có thể làm cho tiếng Việt mất đi<br />
sự trong sáng. Vì vậy, cần phải có những quy ước nhất định cho việc sử dụng tình thái từ<br />
nói riêng và sử dụng ngôn ngữ nói chung trên các trang mạng xã hội.<br />
Từ khóa: Tình thái từ, ngôn ngữ, Facebook.<br />
<br />
1<br />
<br />
Khoa Văn- Xã hội, Trường ĐH Khoa học, ĐH Thái Nguyên<br />
Email: tramy.vnnn@gmail.com, doublebear0710@gmail.com<br />
ĐT: 0983. 732. 638<br />
<br />
1<br />
<br />
Dẫn nhập<br />
Xã hội ngày càng phát triển, ngôn từ không chỉ là phương tiện quan trọng được sử<br />
dụng trong giao tiếp, mà nó còn là phương tiện đặc biệt quan trọng để biểu đạt suy nghĩ,<br />
tâm trạng, cảm xúc của con người. Tình thái từ là một phương tiện ngôn từ đắc lực thực<br />
hiện chức năng đó.<br />
Sự phát triển của tin học và hệ thống mạng toàn cầu (Internet) đã kéo theo sự ra đời<br />
của hàng loạt các trang mạng xã hội. Hiện nay, trang mạng xã hội “Facebook” được ưa<br />
chuộng hơn cả. Qua khảo sát ban đầu, chúng tôi nhận thấy ở phương diện ngôn từ, tình<br />
thái từ được sử dụng một cách khá phổ biến và hiệu quả. Trong khuôn khổ bài viết,<br />
chúng tôi muốn làm rõ hơn về các loại tình thái từ (ba tiểu loại: tiểu từ tình thái, trợ từ<br />
nhấn mạnh và thán từ) trong ngôn ngữ mạng xã hội. Từ đó làm rõ phần nào tình hình sử<br />
dụng tình thái từ trên mạng xã hội Facebook của bộ phận giới trẻ hiện nay.<br />
Nội dung<br />
Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến,<br />
câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. Theo tác giả Bùi Minh<br />
Toán, tình thái từ được chia làm ba loại là trợ từ nhấn mạnh, tiểu từ tình thái và thán từ.<br />
Chúng tôi tiến hành khảo sát các tình thái từ thuộc các tiểu loại nói trên ở 100 trang mạng<br />
xã hội Facebook và thu được kết quả sau:<br />
1. Các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái<br />
Bảng 1: Bảng khảo sát các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái trên trang mạng xã<br />
hội Facebook<br />
Các phương tiện biểu thị ý Số từ<br />
<br />
Số lần xuất Tỉ lệ<br />
<br />
nghĩa tình thái<br />
<br />
STT<br />
<br />
hiện<br />
<br />
(%)<br />
<br />
1<br />
<br />
Trợ từ nhấn mạnh<br />
<br />
11<br />
<br />
584<br />
<br />
17,85 %<br />
<br />
2<br />
<br />
Tiểu từ tình thái<br />
<br />
52<br />
<br />
1713<br />
<br />
52,37 %<br />
<br />
3<br />
<br />
Thán từ<br />
<br />
28<br />
<br />
974<br />
<br />
29,78 %<br />
<br />
91<br />
<br />
3271<br />
<br />
100 %<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
2<br />
<br />
Qua bảng khảo sát, có thể thấy:<br />
- Tiểu từ tình thái được các chủ thể phát ngôn sử dụng nhiều nhất. Có 52 tiểu từ<br />
tình thái khác nhau với tổng số lượt xuất hiện là 1713 lượt, chiếm 52, 37% tổng số từ tình<br />
thái được sử dụng. Đó là các tiểu từ tình thái như: chà, thế là, vậy thôi, a, à, đi, đó, chứ,<br />
nha, nhá, này, nhé, nhỉ…(bao gồm cả các tiểu từ tình thái đứng đầu và đứng cuối phát<br />
ngôn). Tiểu từ tình thái là thành phần quan trọng nhất để tạo các hành vi ngôn ngữ khác<br />
nhau. Tiểu từ tình thái đồng thời cũng là phương tiện đắc lực nhất để phân biệt các kiểu<br />
phát ngôn khác nhau.<br />
- Thán từ có mức độ sử dụng cao thứ hai với 28 từ khác nhau, tương đương 974<br />
lượt trong phát ngôn, chiếm khoảng 29, 78% tổng số từ tình thái. Ví dụ: ờ, thưa, vâng, ừ,<br />
ơi, ối giời ơi, chết rồi, trời ơi, chao ôi, eo ôi, ối, ôi dào, hi hi, he he, hu hu…<br />
- Trợ từ nhấn mạnh gồm 11 từ được sử dụng khoảng 584 lần và chiếm khoảng 17,<br />
85% tổng số tình thái từ. Ví dụ: đã, mới, ngay cả, cả, định, chắc, chỉ, cả thảy,…<br />
Các loại từ tình thái có sự chênh lệch khá lớn: loại tiểu từ tình thái chiếm số lượng<br />
cao vượt trội hơn hẳn so với nhóm trợ từ nhấn mạnh và thán từ. Sở dĩ có sự chênh lệch<br />
này bởi lẽ trong ba loại từ tình thái, tiểu từ tình thái bao giờ cũng là thành phần quan<br />
trọng để tạo nên các phát ngôn khác nhau. Trong các phát ngôn phần lớn thường là<br />
những câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu mệnh lệnh…mà tiểu từ tình thái là<br />
một phương tiện đắc lực để tạo nên các câu đó.<br />
Các phương tiện biểu thị tình thái không chỉ có chức năng tạo kiểu câu hay bộc lộ<br />
thái độ của người nói đối với hiện thực hoặc người nghe mà chúng còn có chức năng<br />
đánh dấu các hành vi ngôn ngữ, một cách thức biểu hiện có thể ảnh hưởng đến những<br />
sắc thái khác nhau về giao tiếp.<br />
1.1 Trợ từ nhấn mạnh<br />
Bảng 2: Bảng khảo sát các trợ từ nhấn mạnh<br />
STT<br />
<br />
Trợ từ nhấn mạnh<br />
<br />
Số lần xuất hiện<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
1<br />
<br />
Mới<br />
<br />
70<br />
<br />
11,99 %<br />
3<br />
<br />
2<br />
<br />
Ngay<br />
<br />
45<br />
<br />
7,71 %<br />
<br />
3<br />
<br />
Chắc<br />
<br />
77<br />
<br />
13,18 %<br />
<br />
4<br />
<br />
Đã<br />
<br />
90<br />
<br />
15,41 %<br />
<br />
5<br />
<br />
Chính<br />
<br />
41<br />
<br />
7,02 %<br />
<br />
6<br />
<br />
Ngay cả<br />
<br />
26<br />
<br />
4,45 %<br />
<br />
7<br />
<br />
Cả<br />
<br />
49<br />
<br />
8,40 %<br />
<br />
8<br />
<br />
Định<br />
<br />
34<br />
<br />
5,82 %<br />
<br />
9<br />
<br />
Chỉ<br />
<br />
73<br />
<br />
12,50 %<br />
<br />
10<br />
<br />
Cả thảy<br />
<br />
20<br />
<br />
3,42 %<br />
<br />
11<br />
<br />
Mà<br />
<br />
59<br />
<br />
10,10 %<br />
<br />
584<br />
<br />
100 %<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Ngoài việc đảm nhiệm vai trò nhấn mạnh vào một nội dung cần được nhắc đến, trợ<br />
từ nhấn mạnh còn là một phương tiện đắc lực để biểu thị ý nghĩa tình thái, thể hiện thái<br />
độ, tình cảm, tâm trạng của chủ thể phát ngôn đối với sự việc, hiện tượng.<br />
Qua khảo sát trên 100 trang Facebook, chúng tôi thấy chỉ có 11 trợ từ nhấn mạnh<br />
được sử dụng. Tuy chỉ có 11 trợ từ nhưng chúng được sử dụng với tần số rất cao (584<br />
lượt). Sở dĩ các trợ từ nhấn mạnh được sử dụng với tần số cao vì mỗi một trang cá nhân<br />
thuộc quyền sở hữu của một người và họ có thể dùng trợ từ đó để diễn đạt nhiều trạng<br />
thái cảm xúc, tâm trạng, tình cảm,…khác nhau. Hay nói cách khác, các trợ từ được sử<br />
dụng với mật độ dày đặc bởi chúng phù hợp để diễn tả tâm trạng, tình cảm, cảm<br />
xúc…của người sử dụng trong nhiều trường hợp. Các trợ từ nhấn mạnh chủ yếu là các từ<br />
đơn như mới, ngay, chắc, đã, chính, cả…<br />
Trợ từ nhấn mạnh đã được sử dụng nhiều nhất với 90 lần xuất hiện và chiếm khoảng<br />
15, 41% tổng số các trợ từ nhấn mạnh. Ví dụ: (1) Thế là mọi việc đã xong. (2) Nó đã lấy<br />
chồng. Còn mình thì chưa có người yêu. Trợ từ đã khi được sử dụng thường để nhấn<br />
mạnh, biểu đạt những sự việc hay hiện tượng chắc chắn sẽ xảy ra và trên thực tế là đã xảy<br />
ra trước đó. Ở ví dụ (2), từ đã nhấn mạnh sự việc xảy ra trước đó rằng “nó” lấy chồng.<br />
<br />
4<br />
<br />
Trợ từ chắc được sử dụng với tần số lớn thứ hai, với 77 lượt xuất hiện và chiếm<br />
khoảng 13, 18% các trợ từ nhấn mạnh. Ví dụ: (1) Chắc cô ấy đang rất buồn. (2) Mình<br />
chắc bị điên mất rồi. Trợ từ chắc thể hiện sự phỏng đoán, nghi ngờ có căn cứ xuất phát từ<br />
sự tò mò, muốn khám phá của chủ thể phát ngôn. Ví dụ (3) là một sự phỏng đoán rằng<br />
“cô ấy” hình như đang rất buồn; ví dụ (4) thể hiện một sự phán đoán mơ hồ rằng “mình”<br />
“bị điên”.<br />
Trợ từ chỉ với 73 lượt xuất hiện và chiếm khoảng 12, 50% các trợ từ nhấn mạnh. Ví<br />
dụ: (1) Từ giờ, tao chỉ có mày là bạn thân. (2) Chỉ anh hiểu em. Hi hi. Từ “chỉ” trong hai<br />
ví dụ (5) và (6) là hai từ diễn tả giới hạn nhất định. “Chỉ” không có nghĩa là nhiều, mà<br />
thậm chí là rất ít, hoặc là một.<br />
Ngoài ba trợ từ nhấn mạnh trên, các trợ từ còn lại được sử dụng với mức độ vừa<br />
phải (mới, ngay, chính, cả, định, mà…) và một số trợ từ được sử dụng với mức độ hạn<br />
chế (ngay cả, cả thảy). Nhưng tất cả đều nhằm nhấn mạnh vào một sự việc, hiện tượng<br />
nào đó trong phát ngôn. Những trợ từ nhấn mạnh được sử dụng với tần số cao là những từ<br />
phù hợp để diễn tả tâm lí của chủ thể phát ngôn.<br />
1.2 Tiểu từ tình thái<br />
Tiểu từ tình thái là đơn vị từ vựng không biểu thị nội dung, tính chất của sự vật, hiện<br />
tượng được nói đến mà chỉ biểu thị thái độ của người nói với hiện thực được nói đến<br />
trong câu và người nghe. Tiểu từ tình thái phần lớn có cấu tạo là một âm tiết. Qua khảo<br />
sát, có thể thấy các tiểu từ tình thái được sử dụng nhiều hơn so với các phương tiện biểu<br />
thị ý nghĩa tình thái khác: 52 tiểu từ tình thái với 1713 lượt xuất hiện, chiếm 52, 37%<br />
tổng số các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái .Tiểu từ tình thái có thể đứng ở nhiều vị<br />
trí trong câu. Nó thường đứng ở đầu câu (phát ngôn) và cuối câu (phát ngôn). Thực hiện<br />
đề tài, chúng tôi đã chia tiểu từ tình thái làm hai tiểu loại nhỏ hơn:<br />
-<br />
<br />
Tiểu từ tình thái đứng đầu phát ngôn<br />
<br />
-<br />
<br />
Tiểu từ tình thái đứng cuối phát ngôn.<br />
<br />
1.2.1. Tiểu từ tình thái đứng đầu phát ngôn<br />
Nhóm tiểu từ này tuy số lượng hạn chế nhưng lại được sử dụng với tần số cao trên<br />
trang mạng xã hội Facebook. Chúng tôi khảo sát được 9 từ với 302 lần xuất hiện. Nhóm<br />
5<br />
<br />