T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br />
<br />
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN TRƯỚC<br />
PHẪU THUẬT CẮT DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103<br />
Trương Thị Thư*; Nguyễn Thanh Chò**<br />
Hoàng Mạnh An**; Phạm Đức Minh**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân (BN) trước khi phẫu thuật cắt dạ<br />
dày. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả 112 BN từ 18 - 65 tuổi có chỉ định<br />
cắt dạ dày từ tháng 5 - 2011 đến 11 - 2013 bằng các phương pháp đo chỉ số nhân trắc, công cụ<br />
SGA, tỷ lệ sụt cân trước phẫu thuật 2 tháng, 6 tháng. Kết quả: tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) theo<br />
phương pháp nhân trắc BMI là 44,6%; theo phương pháp SGA, tỷ lệ BN có dinh dưỡng kém<br />
89,3%. Giảm cân trước phẫu thuật chiếm tỷ lệ cao (85%), trong đó tỷ lệ BN giảm<br />
> 5% cân<br />
nặng trong 2 tháng, 6 tháng trước phẫu thuật lần lượt là 31,2% và 62,5%. Kết luận: tỷ lệ SDD của<br />
BN trước phẫu thuật dạ dày rất cao, vì thế BN nhập viện cần được đánh giá tình trạng dinh<br />
dưỡng để có can thiệp dinh dưỡng phù hợp và giúp bác sỹ lâm sàng tiên lượng cuộc mổ.<br />
* Từ khóa: Suy dinh dưỡng; Tình trạng dinh dưỡng; Phẫu thuật dạ dày.<br />
<br />
Nutritional Status of Patients before Stomach Surgery in<br />
103 Military Hospital<br />
Summary<br />
Objectives: To assess nutritional status of patients before stomach surgery. Subjects and methods:<br />
Cross-sectional, descriptive study of 112 patients aged 18 - 65 years old who had designated<br />
stomach surgery from May, 2011 to Nov, 2013 by the measurement of anthropometric indices,<br />
SGA, weight loss before surgery for 2 months, 6 months. Results: The rate of malnutrition by<br />
BMI methods was 44.6% and SGA method was 89.3%. Preoperative weight loss was high<br />
(85%), in which, patients had a weight loss of more than 5% in 2 months, 6 months before surgery were<br />
31.2% and 62.5%, respectively. Conclusion: Malnutrition rate in patients before stomach surgery<br />
was very high, so the hospitalized patients should be assessed for nutritional status in order to<br />
have appropriate nutritional interventions and to help the clinician make the surgical prognosis.<br />
* Keyword: Malnutrition; Nutritional status; Stomach surgery.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tỷ lệ SDD bệnh viện còn cao, đặc biệt<br />
ở nhóm BN ngoại khoa. Theo Hiệp hội<br />
Dinh dưỡng lâm sàng châu Âu (ESPEN,<br />
2006), tỷ lệ SDD chiếm 20 - 60% BN<br />
<br />
nằm viện và có đến 30 - 90% bị mất cân<br />
trong thời gian điều trị, trong đó tỷ lệ SDD ở<br />
BN phẫu thuật là 40 - 50% [1, 2]. Hậu quả<br />
của SDD được công nhận từ những<br />
năm 1976, Studley nghiên cứu thấy có<br />
<br />
* Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Trương Thị Thư (truongthu16hd@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 02/02/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 19/03/2018<br />
Ngày bài báo được đăng: 26/03/2018<br />
<br />
44<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br />
mối quan hệ giữa việc giảm cân trước<br />
phẫu thuật và tỷ lệ tử vong. SDD được<br />
coi là một trong những nguyên nhân chính<br />
gây ra các biến chứng sau phẫu thuật.<br />
SDD hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng có<br />
tác động nghiêm trọng đến lành vết thương,<br />
thiếu protein giảm hình thành mao mạch<br />
mới, giảm tăng sinh tế bào sợi và tổng<br />
hợp collagen, cung cấp đủ protein rất cần<br />
thiết cho lành vết thương [1, 3, 6].<br />
BN phẫu thuật đường tiêu hóa có nguy<br />
cơ cạn kiệt nguồn dinh dưỡng dự trữ do:<br />
chế độ dinh dưỡng không đầy đủ; rối loạn<br />
tiêu hóa kéo dài, giảm hấp thu; nhu cầu<br />
dinh dưỡng tăng sau phẫu thuật. Tình<br />
trạng SDD liên quan đến nhiều vấn đề<br />
lâm sàng trong bệnh viện, BN tiếp tục<br />
SDD khi nằm viện [1, 3].<br />
Hiện nay, việc đánh giá tình trạng dinh<br />
dưỡng của BN nằm viện chưa được coi<br />
trọng. Cần tiến hành nhiều nghiên cứu về<br />
tình trạng dinh dưỡng của BN trước phẫu<br />
thuật để đưa ra giải pháp hỗ trợ dinh<br />
dưỡng phù hợp với người bệnh, chuẩn bị<br />
BN trước phẫu thuật và tiên lượng điều<br />
trị. Chúng tôi tiến hành đề tài với mục<br />
tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của<br />
BN trước phẫu thuật cắt dạ dày.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
112 BN, tuổi từ 18 - 65 (trung bình<br />
52,1 tuổi), không mắc bệnh phối hợp,<br />
được chỉ định phẫu thuật cắt dạ dày từ<br />
tháng 5 - 2011 đến 11 - 2013 tại Bệnh<br />
viện Quân y 103.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả, BN được<br />
đánh giá tình trạng dinh dưỡng khi vào<br />
viện, thu thập số liệu về nhân trắc và<br />
<br />
đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ<br />
số BMI và phương pháp SGA.<br />
3. Công cụ và các chỉ tiêu nghiên cứu.<br />
Hồ sơ bệnh án, cân Tanita điện tử độ<br />
chính xác 0,1 kg để cân trọng lượng BN.<br />
Thước đo chiều cao, độ chính xác 1 cm,<br />
đo ở tư thế đứng với 5 điểm chạm: gót,<br />
bắp chân, mông, vai, chẩm. Đánh giá chỉ<br />
số BMI theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế<br />
Thế giới (WHO, 2000) và theo tiêu chuẩn<br />
của châu Á Thái Bình Dương (IDI & WPRO)<br />
(kg/m2).<br />
BMI (chỉ số khối cơ thể) =<br />
<br />
[cân nặng (kg)]<br />
2<br />
<br />
[chiều cao (m)]<br />
<br />
Bảng 1: Đánh giá, phân loại tình trạng<br />
dinh dưỡng.<br />
Tình trạng<br />
dinh dưỡng<br />
<br />
Chỉ số BMI<br />
(WHO)<br />
<br />
IDI & WPRO<br />
2<br />
(kg/m )<br />
<br />
Thiếu năng lượng<br />
trường diễn (CED)<br />
<br />
< 18,50<br />
<br />
< 18,50<br />
<br />
Gày độ 1<br />
<br />
17,00 - 18,99 17,00 - 18,99<br />
<br />
Gày độ 2<br />
<br />
16,00 - 16,99 16,00 - 16,99<br />
<br />
Gày độ 3<br />
<br />
< 16,00<br />
<br />
< 16,00<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
18,50 - 24,99 18,50 - 22,99<br />
<br />
Thừa cân<br />
<br />
BMI ≥ 25,00<br />
<br />
Tiền béo phì<br />
<br />
25,00 - 29,99 23,00 - 24,99<br />
<br />
Béo phì độ I<br />
<br />
30,00 - 34,99 25,00 - 29,99<br />
<br />
Béo phì độ II<br />
<br />
35,00 - 39,99<br />
<br />
BMI ≥ 23,00<br />
<br />
30 - 34,9<br />
<br />
(CED: Chronic Energy Deficiency)<br />
SGA (Subjective global assessment):<br />
là kỹ thuật kết hợp dữ liệu từ chủ quan<br />
và khách quan. Phần một: kiểm tra cân<br />
nặng, chế độ ăn, các triệu chứng tiêu hóa,<br />
những thay đổi chức năng. Phần hai:<br />
kiểm tra mất lớp mỡ dưới da, teo cơ, phù,<br />
cổ chướng. Đánh giá SGA qua 3 mức độ<br />
(A: dinh dưỡng tốt; B, C: SDD mức độ<br />
vừa và nặng). Các biến cố có giá trị trong<br />
tính điểm chung bao gồm sụt cân, kém<br />
ăn, mất lớp cơ, mất lớp mỡ dự trữ [5].<br />
45<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 2: Đặc điểm chung.<br />
Nhóm can thiệp<br />
(n = 55)<br />
<br />
Nhóm đối chứng<br />
(n = 57)<br />
<br />
Chung<br />
<br />
Nam<br />
<br />
32 (58,2%)<br />
<br />
42 (73,7%)<br />
<br />
74 (66,1%)<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
23 (41,8%)<br />
<br />
15 (26,3%)<br />
<br />
38 (3,9%)<br />
<br />
< 50 tuổi<br />
<br />
21 (38,2%)<br />
<br />
15 (26,3%)<br />
<br />
36 (32,1%)<br />
<br />
≥ 50 tuổi<br />
<br />
34 (61,8%)<br />
<br />
42 (73,7%)<br />
<br />
76 (67,9%)<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
51,1 ± 8,4<br />
<br />
53,2 ± 9,3<br />
<br />
52,1± 8,7<br />
<br />
Các chỉ tiêu<br />
Giới<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
p<br />
0,08<br />
<br />
a<br />
<br />
0,179<br />
<br />
a<br />
<br />
0,064<br />
<br />
b<br />
<br />
(a: t-student test; b: Fisher's Exact test, Exact Sig (2-sided))<br />
Tuổi trung bình của nhóm can thiệp và nhóm đối chứng là 51,1 tuổi và 53,2 tuổi. Tỷ lệ<br />
phân bố tuổi trên và dưới 50 tuổi ở hai nhóm tương đồng với nhau.<br />
Bảng 3: Một số chỉ số nhân trắc của các đối tượng.<br />
Nhóm can thiệp (n = 55)<br />
<br />
Nhóm đối chứng (n = 57)<br />
<br />
Tổng (n = 112)<br />
<br />
p<br />
<br />
Cân nặng<br />
<br />
48,6 ± 7,3<br />
<br />
51,0 ± 8,1<br />
<br />
49,8 ± 7,8<br />
<br />
0,04<br />
<br />
b<br />
<br />
Chiều cao<br />
<br />
1,61 ± 0,07<br />
<br />
1,62 ± 0,05<br />
<br />
1,61 ± 0,06<br />
<br />
0,44<br />
<br />
b<br />
<br />
18,7 ± 2<br />
<br />
19,4 ± 2,7<br />
<br />
19,1 ± 2,4<br />
<br />
0,08<br />
<br />
b<br />
<br />
Đặc điểm<br />
<br />
BMI<br />
<br />
(b: Fisher's Exact test, Exact Sig (2-sided))<br />
<br />
Cân nặng trung bình: 49,8 kg; chiều cao trung bình: 1,61 m; BMI trung bình: 19,1.<br />
Bảng 4: Đặc điểm về BMI.<br />
Tình trạng dinh dưỡng<br />
<br />
Nhóm can thiệp<br />
(n = 55)<br />
<br />
Nhóm đối chứng<br />
(n = 57)<br />
<br />
Tổng<br />
(n = 112)<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Gày độ 3 (< 16)<br />
<br />
2<br />
<br />
3,6<br />
<br />
4<br />
<br />
7,0<br />
<br />
6<br />
<br />
5,4<br />
<br />
Gày độ 2 (16 - 16,99)<br />
<br />
9<br />
<br />
16,4<br />
<br />
7<br />
<br />
12,3<br />
<br />
16<br />
<br />
14,2<br />
<br />
Gày độ 1 (17 - 18,49)<br />
<br />
18<br />
<br />
32,7<br />
<br />
10<br />
<br />
17,5<br />
<br />
28<br />
<br />
25,0<br />
<br />
Bình thường (18,5 - 24,9)<br />
<br />
26<br />
<br />
47,3<br />
<br />
35<br />
<br />
61,4<br />
<br />
61<br />
<br />
54,5<br />
<br />
Thừa cân (≥ 25)<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
1<br />
<br />
1,8<br />
<br />
1<br />
<br />
0,9<br />
<br />
55<br />
<br />
49,1<br />
<br />
57<br />
<br />
50,9<br />
<br />
112<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
p<br />
<br />
0,24<br />
<br />
a<br />
<br />
(a: t-student test)<br />
Không có sự khác biệt về tỷ lệ gày độ 3, gày độ 2, gày độ 1, bình thường, thừa cân<br />
giữa hai nhóm nghiên cứu (p > 0,05). 54,5% đối tượng nghiên cứu ở mức dinh dưỡng<br />
bình thường, 44,7% gày và 0,9% thừa cân.<br />
46<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br />
<br />
Biểu đồ 1: Tình trạng dinh dưỡng theo SGA của đối tượng nghiên cứu khi vào viện.<br />
Ở nhóm can thiệp, tỷ lệ BN có tình trạng dinh dưỡng bình thường (SGA-A) chiếm<br />
3,6%, nguy cơ nhẹ: 60%, nguy cơ cao: 36,4%. Ở nhóm đối chứng, các tỷ lệ này lần<br />
lượt là 17,5%; 54,4% và 28,1% (p = 0,055). Tỷ lệ chung của tất cả BN trước phẫu<br />
thuật: không có nguy cơ: 12 BN (10,7%); nguy cơ nhẹ: 64 BN (57,1%) và nguy cơ cao:<br />
36 BN (32,1%).<br />
Bảng 5: Đặc điểm tình trạng giảm cân theo các thời điểm trước phẫu thuật.<br />
Thời điểm<br />
<br />
2 tháng<br />
<br />
Can thiệp (n = 55)<br />
<br />
Tổng (n = 112)<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Không cân<br />
<br />
6<br />
<br />
10,9<br />
<br />
9<br />
<br />
15,8<br />
<br />
15<br />
<br />
13,4<br />
<br />
< 5%<br />
<br />
32<br />
<br />
58,2<br />
<br />
30<br />
<br />
52,6<br />
<br />
62<br />
<br />
55,4<br />
<br />
5 - 10%<br />
<br />
15<br />
<br />
27,3<br />
<br />
17<br />
<br />
29,8<br />
<br />
32<br />
<br />
28,6<br />
<br />
> 10%<br />
<br />
2<br />
<br />
3,6<br />
<br />
1<br />
<br />
1,8<br />
<br />
3<br />
<br />
2,6<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
6 tháng<br />
<br />
Đối chứng (n = 57)<br />
<br />
2,2 ± 1,1<br />
<br />
2,1 ± 1,4<br />
<br />
2,1 ± 1,2<br />
<br />
Không cân<br />
<br />
9<br />
<br />
16,4<br />
<br />
10<br />
<br />
17,5<br />
<br />
19<br />
<br />
17,0<br />
<br />
< 5%<br />
<br />
8<br />
<br />
14,5<br />
<br />
15<br />
<br />
26,3<br />
<br />
23<br />
<br />
20,5<br />
<br />
5 - 10%<br />
<br />
20<br />
<br />
36,4<br />
<br />
16<br />
<br />
28,1<br />
<br />
36<br />
<br />
32,1<br />
<br />
> 10%<br />
<br />
18<br />
<br />
32,7<br />
<br />
16<br />
<br />
28,1<br />
<br />
34<br />
<br />
30,4<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
4,5 ± 2,4<br />
<br />
4,2 ± 2,7<br />
<br />
4,3 ± 2,5<br />
<br />
p<br />
<br />
0,78<br />
<br />
a<br />
<br />
0,32<br />
<br />
b<br />
<br />
0,438<br />
<br />
0,39<br />
<br />
a<br />
<br />
b<br />
<br />
(a: t-student test; b: Fisher's Exact test, Exact Sig (2-sided))<br />
Tỷ lệ BN mất cân không mong muốn < 5%; 5 - 10%; > 10% trước thời điểm nhập<br />
viện lần lượt là 55,4%; 28,6%; 2,6% ở thời điểm 2 tháng và 17%; 20,5% và 30,4% ở<br />
thời điểm 6 tháng (p > 0,05). Tỷ lệ mất cân trung bình ở thời điểm 2 tháng trước phẫu<br />
thuật là 2,1 kg, thời điểm 6 tháng trước phẫu thuật là 4,3 kg (p > 0,05).<br />
47<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br />
BÀN LUẬN<br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về<br />
tình trạng dinh dưỡng BN trước phẫu<br />
thuật chỉ ra SDD là tình trạng hay gặp ở<br />
BN phẫu thuật ổ bụng - tiêu hóa có chuẩn<br />
bị tại thời điểm nhập viện. Tỷ lệ SDD khác<br />
nhau tùy theo phương pháp đánh giá.<br />
Chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá<br />
tổng thể chủ quan (SGA), chỉ số khối<br />
cơ thể (BMI), độ sụt cân trong 2 tháng,<br />
6 tháng để xác định tình trạng dinh dưỡng<br />
của BN trước khi phẫu thuật cắt dạ dày.<br />
1. Phương pháp đánh giá BMI.<br />
BMI trung bình trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi là 19,1, Nguyễn Thùy An là<br />
20,32, Lưu Ngân Tâm (2009) là 20,83,<br />
Chu Thị Tuyết là 19,7. BMI của BN nằm<br />
viện thấp hơn các nghiên cứu khác, trong<br />
đó tỷ lệ BN có chỉ số BMI < 18,5 cao hơn<br />
kết quả của Lưu Ngân Tâm và CS (2011)<br />
về tình trạng dinh dưỡng trước mổ và<br />
biến chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật<br />
gan, mật, tụy tại Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
(43,4% so với 35,9% và 32%) [2, 3].<br />
Nhưng kết quả này tương đương với<br />
nghiên cứu của Chu Thị Tuyết. Phẫu thuật<br />
dạ dày có tỷ lệ SDD cao nhất (45,7%) [2],<br />
đặc biệt 19,6% BN có BMI < 17, trong đó<br />
5,4% BN SDD nặng (BMI < 16).<br />
BMI < 16 được xem là SDD nặng,<br />
nguy cơ tử vong cao, tuy nhiên, đối với<br />
BN có BMI trong giới hạn bình thường,<br />
thậm chí là thừa cân, béo phì nhưng BN<br />
có sụt cân không chủ ý > 10% trong thời<br />
gian ngắn 6 tháng, 2 tháng thì phương<br />
pháp chỉ số khối không phản ánh được<br />
tình trạng dinh dưỡng, mặc dù thực tế BN<br />
đó có nguy cơ dinh dưỡng kém [3]. Vì thế,<br />
cùng với đánh giá tình trạng dinh dưỡng<br />
48<br />
<br />
theo BMI, chúng tôi còn đánh giá tình trạng<br />
dinh dưỡng theo phương pháp SGA, đây là<br />
phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu<br />
cao để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở<br />
BN ngoại khoa [1, 5].<br />
2. Phương pháp đánh giá tình trạng<br />
dinh dưỡng bằng công cụ SGA.<br />
Destky nghiên cứu trên 202 BN phẫu<br />
thuật đường tiêu hóa thấy 10% BN bị biến<br />
chứng liên quan đến dinh dưỡng. Tỷ lệ<br />
biến chứng của BN SDD nặng là 67% [5].<br />
Theo Phạm Thu Hương (2001), tỷ lệ SDD<br />
ngoại khoa với BMI < 18,5 là 51,3%, SGA<br />
có 66,4% SDD [2]. Các nghiên cứu đã chỉ<br />
ra SGA là phương pháp có giá trị tiên<br />
đoán hậu quả lâm sàng sau phẫu thuật.<br />
Nhiều nghiên cứu đã sử dụng SGA để<br />
sàng lọc nguy cơ SDD của BN trước<br />
phẫu thuật [5, 6]. BN nhập viện để phẫu<br />
thuật cắt dạ dày có nguy cơ SDD cao. Kết<br />
quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ SDD<br />
theo SGA (SGA-B và SGA-C) ở BN trước<br />
phẫu thuật cắt dạ dày rất cao (89,3%),<br />
cao hơn của Phạm Văn Năng (2006)<br />
đánh giá tình trạng dinh dưỡng BN phẫu<br />
thuật tại Bệnh viện Cần Thơ cho thấy<br />
55,7% BN trước phẫu thuật SDD (SGA<br />
mức độ B và C), trong đó tỷ lệ SDD ở BN<br />
phẫu thuật ổ bụng - tiêu hóa là 77,7% [3].<br />
Tác giả cũng phát hiện thấy toàn bộ đối<br />
tượng này bị biến chứng nhiễm trùng vết<br />
mổ và 76,5% có biến chứng xì rò sau mổ<br />
[3]. Theo Lưu Ngân Tâm, tỷ lệ SDD của<br />
BN trước phẫu thuật gan, mật tại Bệnh<br />
viện Chợ Rẫy là 50,0% [3]. Các nghiên<br />
cứu khác trên thế giới cũng cho thấy BN<br />
trước phẫu thuật ổ bụng có tỷ lệ cao SDD<br />
theo đánh giá SGA [5, 6].<br />
<br />