YOMEDIA
ADSENSE
Tình trạng nhiễm dư lượng kháng sinh trong thịt gia súc, gia cầm tươi sống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012‐2013
87
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Hiện nay kháng sinh được sử dụng nhiều trong việc chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Việt Nam. Vì vậy cần có những nghiên cứu để đánh giá mức độ lưu hành của dư lượng kháng sinh trong thực phẩm. Và đây là nghiên cứu giúp giải quyết vấn đề nêu trên và với mục tiêu xác định kháng sinh tồn dư trên mẫu thịt gà, thịt lợn, thịt bò trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tình trạng nhiễm dư lượng kháng sinh trong thịt gia súc, gia cầm tươi sống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012‐2013
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
<br />
TÌNH TRẠNG NHIỄM DƯ LƯỢNG KHÁNG SINH TRONG THỊT GIA SÚC, <br />
GIA CẦM TƯƠI SỐNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH <br />
GIAI ĐOẠN 2012‐2013 <br />
Nguyễn Đức Thịnh*, Bùi Đặng Thiên Hương*, Đỗ Hoàng Ngọc Mai*, Takahiro Yamaguchi**, <br />
Masahiro Okihashi**, Yoshimasa Konishi**, Kotaro Uchida**, Kazuo Harada*** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Hiện nay kháng sinh được sử dụng nhiều trong việc chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Việt Nam. Vì <br />
vậy cần có những nghiên cứu để đánh giá mức độ lưu hành của dư lượng kháng sinh trong thực phẩm. <br />
Mục tiêu: Xác định kháng sinh tồn dư trên mẫu thịt gà, thịt lợn, thịt bò trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mẫu nghiên cứu bao gồm 226 mẫu thịt gà, thịt lợn, thịt <br />
bò lấy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ 12/2012 đến 12/2013. <br />
Kết quả: Phát hiện 55 mẫu (24,3%) có chứa tồn dư kháng sinh. Các loại kháng sinh phổ biến là sulfaclozine, <br />
sulfadimidine và enrofloxacin. Kháng sinh được sử dụng với mục đích phòng bệnh, điều trị bệnh cũng như là tác <br />
nhân kích thích tăng trưởng trên gia súc, gia cầm. <br />
Kết luận: Các cơ quan an toàn thực phẩm cần tăng cường công tác giám sát kiểm tra việc sử dụng kháng <br />
sinh trong các trang trại chăn nuôi. <br />
Từ khóa: Kháng sinh, LC MS/MS, chăn nuôi. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
ANTIBIOTIC CONTAMINATION IN FRESH LIVESTOCK, POULTRY <br />
IN HO CHI MINH CITY PHASE 2012‐2013 <br />
Nguyen Duc Thinh, Bui Dang Thien Huong, Do Hoang Ngoc Mai, Takahiro Yamaguchi, <br />
Masahiro Okihashi, Yoshimasa Konishi, Kotaro Uchida, Kazuo Harada <br />
* Y Hoc Tp. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 410 – 414 <br />
Background: Currently antibiotics were widely used in livestock and poultry in Vietnam. Hence, it is <br />
required more studies to estimate the occurence of antibiotics in food. <br />
Objectives: To determine antibiotic residue on samples of poultry, pork and beef in Ho Chi Minh City. <br />
Methods: Cross‐sectional study, 226 samples of poultry, pork and beef were collected in Ho Chi Minh City <br />
from December 2012 to December 2013. <br />
Result: 55 samples were contaminated residual antibiotics.The majority of antiobiotics founded were <br />
sulfaclozine, sulfadimidine and enrofloxacin. Antibiotics were used as growth promoters and for disease <br />
prevention and treatment in livestock and poultry. <br />
Conclusion: Food safety agencies need to increase monitoring and control the antibiotic usage of farms. <br />
Key words: antibiotics, LC MS/MS, cattle farming. <br />
<br />
Viện Y tế công cộng Tp. Hồ Chí Minh ** Viện Y tế công cộng Osaka Nhật bản <br />
*** Trường đại học Osaka <br />
Tác giả liên lạc: Ths. Nguyễn Đức Thịnh ĐT: 0905166759 <br />
Email: ivacthinh@gmail.com <br />
*<br />
<br />
410<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Từ khi được phát minh tới nay, kháng sinh <br />
được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh cho <br />
người và súc vật nuôi. Tình hình sử dụng <br />
kháng sinh trong chăn nuôi đang ngày một trở <br />
nên phổ biến bởi vì các tác dụng của chúng. <br />
Đầu tiên kháng sinh được sử dụng với mục <br />
đích điều trị bệnh cho súc vật giống như đã <br />
thực hiện điều trị cho người. Tiếp theo kháng <br />
sinh được sử dụng trong chăn nuôi với mục <br />
đích phòng ngừa bệnh tật cho súc vật. Bắt đầu <br />
từ những năm 1950 người ta sử dụng kháng <br />
sinh trong chăn nuôi với mục đích là chất kích <br />
thích tăng trưởng. Các nghiên cứu cho thấy việc <br />
sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi có thể tăng <br />
hiệu quả 17% trên bò, 10% trên cừu và 15% trên <br />
lợn và gia cầm(2). Bên cạnh việc sử dụng kháng <br />
sinh trong chăn nuôi gia súc gia cầm thì kháng <br />
sinh cũng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực <br />
nuôi trồng thủy sản để phòng tránh những <br />
bệnh gây ra do vi sinh vật và nấm. Các nước sử <br />
dụng nhiều kháng sinh trong lĩnh vực này là <br />
Trung quốc và các nước Đông Nam Á. Theo <br />
báo cáo vào năm 2009 tình trang sử dụng kháng <br />
sinh trong chăn nuôi hàng năm tại Hoa kỳ có <br />
tới 80% lượng kháng sinh (khoảng 13 triệu kg) <br />
dùng trong nông nghiệp với hơn 685 loại khác <br />
nhau được sử dụng như chất kích thích tăng <br />
trưởng và kiểm soát bệnh tật(1). Tình trạng sử <br />
dụng lâu dài kháng sinh trong chăn nuôi sẽ gây <br />
ra nhiều tác hại như sản sinh các chủng vi sinh <br />
vật kháng thuốc, ô nhiễm môi trường, ảnh <br />
hưởng xấu tới sức khỏe người tiêu dùng(3,4). Do <br />
đó vào năm 1998, cộng đồng châu Âu đã cấm <br />
sử dụng các loại kháng sinh có tác động xấu <br />
tớisức khỏe con người trong lĩnh vực chăn nuôi. <br />
Năm 2006 thì cộng đồng châu Âu đã cấm sử <br />
dụng toàn bộ các kháng sinh và dẫn xuất của <br />
chúng với mục đích làm chất kích thích tăng <br />
trưởng vào trong chăn nuôi. <br />
Ở nước ta hiện nay việc sử dụng kháng sinh <br />
trong chăn nuôi cũng như nuôi trồng thủy sản <br />
vẫn diễn ra phổ biến nhiều sản phẩm của nước <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
ta đã bị phát hiện dư lượng kháng sinh khi xuất <br />
khẩu qua các nước. Để đánh giá thực trạng sử <br />
dụng kháng sinh trong chăn nuôi, Viện Vệ sinh ‐ <br />
Y tế công cộng Tp. Hồ Chí Minh đã phối hợp với <br />
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật bản (JICA) tiến <br />
hành nghiên cứu đánh giá dư lượng kháng sinh <br />
trong một số chủng loại sản phẩm gia súc, gia <br />
cầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Nghiên cứu được thực hiện là nghiên cứu cắt <br />
ngang. Mẫu kiểm tra bao gồm các loại mẫu thịt <br />
lợn, thịt gà và thịt bò tươi sống được thu thập từ <br />
các cơ sở chế biến, chợ đầu mối, siêu thị và các <br />
chơ nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. <br />
Mẫu được lấy từ tháng 12 năm 2012 tới tháng 12 <br />
năm 2013. Tổng số mẫu thu thập là 226 mẫu bao <br />
gồm 100 mẫu thu thập từ các cơ sở chế biến thực <br />
phẩm và 126 mẫu thu thập từ các chợ đầu mối, <br />
siêu thị và các chợ nhỏ. Mẫu thu thập bao gồm 72 <br />
mẫu thịt gà, 86 mẫu thịt lợn và 68 mẫu thịt bò. <br />
Mẫu sau khi lấy được mã hóa và bảo quản ở ‐<br />
300C cho đền khi tiến hành phân tích. <br />
Dư lượng kháng sinh trong mẫu thực phẩm <br />
được kiểm tra theo trình tự như sau: <br />
Đầu tiên mẫu kiểm tra được xử lý theo <br />
phương pháp QUECHERS cải tiến gồm các <br />
bước: mẫu kiểm tra được rã đông tại nhiệt độ <br />
40C qua đêm, sau đó mẫu được xay nhuyễn <br />
bằng máy xay mẫu. Tiếp tục cân 2 gram mẫu <br />
đã xay nhuyễn cho vào tuýp nhựa 50 ml sau <br />
đó thêm vào 10 ml dung dịch acetonitril 80%. <br />
Lắc đều sau đó đem ly tâm 4500 vòng/phút <br />
trong 10 phút. Sau khi ly tâm lấy toàn bộ dịch <br />
cho vào tuýp nhựa 15ml. Tiếp tục thêm vào <br />
tuýp nhựa này 0,3 gram bột C18. Lắc đều sau <br />
đó đem ly tâm 4500 vòng/phút trong 10 phút. <br />
Sau khi ly tâm lấy 1 ml dịch ly tâm cho vào <br />
tuýp nhựa, tiếp tục thêm vào 1 ml nước cất, <br />
sau đó đem lọc qua phin lọc 0,2μm rồi cho vào <br />
lọ đựng mẫu phân tích trên hệ thống sắc ký <br />
lỏng ghép khối phổ LC MS/MS. Mẫu kiểm tra <br />
được phân tích trên hệ thống sắc ký ghép khối <br />
phổ bao gồm: hệ thống sắc ký nhanh <br />
<br />
411<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
Shimadzu UFLCXR bao gồm bơm 20ADXR, bộ <br />
tiêm mẫu SIL‐20XR, lò cột CTO‐20A và đầu dò <br />
khối phổ ba tứ cực ABSciex API‐5500. Điều <br />
kiện phân tích bao gồm cột sắc ký Phenomex <br />
150 x 3 mm, pha động bao gồm kênh A là <br />
acetonitrile và kênh B là 0,1% axít formic chạy <br />
theo chế độ gradient. Khối phổ ba tứ cực API <br />
5500 MS/MS chạy theo chế độ mảnh chuyển vị <br />
MRM. Có 40 kháng sinh phân tích bao gồm: <br />
marbofloxacin, <br />
norfloxacin, <br />
ofloxacin, <br />
ciprofloxacin, danofloxacin, enrofloxacin, <br />
orbifloxacin, <br />
sarafloxacin, <br />
difloxacin, <br />
flumequine, nalidixic acid, oxolinic acid, <br />
sulfathiazole, sulfamerazine, sulfadimidine, <br />
sulfamethoxazole, <br />
sulfadimethoxine, <br />
sulfaquinoxaline, sulfacetamide, sulfapyridine, <br />
sulfisozole, <br />
sulfaclozine, <br />
sulfadoxine, <br />
sulfabenzamide, ormetoprim, diaveridine, <br />
trimethoprim, pyrimethamine, cefquinome, <br />
cefoperazone, <br />
cephapirin, <br />
oxacillin, <br />
amoxicillin, aspoxicillin, tylosin, spiramycin, <br />
ampicillin, penicillin G, penicillin V, tilmicosin. <br />
Mỗi kháng sinh được phân tích 02 mảnh <br />
chuyển vị MRM với một mảnh dùng định <br />
lượng và một mảnh dùng xác nhận lại. Thời <br />
gian phân tích 23 phút. Toàn bộ chương trình <br />
phân tích và xử lý kết quả được thực hiện <br />
bằng phần mềm Analyst. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
<br />
từ gà là sản phẩm có tỷ lệ nhiễm cao nhất là <br />
37,5% và thịt bò là loại sản phẩm có tỷ lệ nhiễm <br />
thấp nhất là 10,3%. Như vậy chúng ta nhận thấy <br />
chung sản phẩm từ gà hay lơn là loại sản phẩm <br />
sử dụng phổ biến là nguồn thức ăn công nghiệp <br />
và chăn nuôi tập trung. Do đó dư lượng kháng <br />
sinh tồn dư có thể có nguồn gốc từ thức ăn hay <br />
bổ sung trong quá trình chăn nuôi. <br />
Kết quả phân tích nhiễm dư lượng kháng <br />
sinh trong 100 mẫu thu thập từ các lò giết mổ gia <br />
súc tập trung và 126 mẫu thu thập từ các chợ <br />
đầu mối, siêu thị và chợ nhỏ trình bày ở bảng 2. <br />
Bảng 2: Tỷ lệ nhiễmdư lương kháng sinh từ nơi giết <br />
mổ tập trung đến nơi buôn bán (chợ đầu mối, siêu thị, <br />
chợ lẻ) (n=226) <br />
Loại mẫu<br />
Thịt gà<br />
Thịt lợn<br />
Thịt bò<br />
<br />
Nơi lấy mẫu<br />
Số mẫu<br />
Lò giết mổ tập trung<br />
40<br />
Nơi buôn bán<br />
32<br />
Lò giết mổ tập trung<br />
30<br />
Nơi buôn bán<br />
56<br />
Lò giết mổ tập trung<br />
30<br />
Nơi buôn bán<br />
38<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
16 (40,0%)<br />
11 (34,4%)<br />
4 (13,4%)<br />
17 (30,4%)<br />
0 (0,0 %)<br />
7 (18,4%)<br />
<br />
Số liệu phân tích từ bảng 2 cho thấy đối với <br />
chủng loại thịt gà sự tồn dư kháng sinh trong các <br />
mẫu kiểm tra từ các lò giết mổ tập trung hay <br />
trong các chợ siêu thị không có sự khác biệt lớn. <br />
Với tỷ lệ mẫu sản phẩm gà nhiễm kháng sinh <br />
trung bình là 37,5% chúng tôi nhận thấy kháng <br />
<br />
Qua quá trình phân tích 226 mẫu kiểm tra <br />
chúng tôi thu được kết quả như sau: <br />
<br />
sinh được sử dụng rất phổ biến trong chăn nuôi <br />
<br />
Bảng 1: Kết quả phân tích dư lượng kháng sinh của <br />
226 mẫu kiểm tra trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh <br />
<br />
sinh trong các mẫu lấy ở các lò giết mổ tập trung <br />
<br />
Loại mẫu<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Thịt gà<br />
Thịt lợn<br />
Thịt bò<br />
Tổng số<br />
<br />
72<br />
86<br />
68<br />
226<br />
<br />
Số mẫu<br />
nhiễm<br />
27<br />
21<br />
7<br />
55<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
37,5%<br />
24,4%<br />
10,3%<br />
24,3%<br />
<br />
gia cầm. Đối với thịt lợn và bò tỷ lệ nhiễm kháng <br />
chỉ bằng một nửa khi so với các mẫu lấy từ các <br />
chợ đầu mối hay siêu thị. Điều này chứng tỏ các <br />
nguồn cung cấp gia súc cho các đơn vị giết mổ <br />
tập trung có ý thức tốt hơn, cũng như sử dụng <br />
kháng sinh ít hơn trong quá trình chăn nuôi. <br />
<br />
Qua kết quả phân tích 226 mẫu kiểm tra <br />
<br />
Đối với các mẫu nhiễm dư lượng kháng sinh <br />
<br />
chúng tối nhận thấy rằng tỷ lệ nhiễm trung bình <br />
<br />
chúng tôi nhận thấy các kháng sinh này có sự <br />
<br />
của các sản phẩm là 24,3%. Trong đó sản phẩm <br />
<br />
phân bố như sau: <br />
<br />
412<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Bảng 3: Sự phân bố dư lượng kháng sinh trong 226 mẫu kiểm tra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh <br />
Loại mẫu<br />
<br />
Kháng sinh<br />
Enrofloxacin<br />
8<br />
<br />
Thịt gà<br />
<br />
Sulfaclozine<br />
17<br />
<br />
Sulfadimidine<br />
1<br />
<br />
Difloxacin<br />
2<br />
<br />
Thịt lợn<br />
<br />
0<br />
<br />
19<br />
<br />
3<br />
<br />
0<br />
<br />
Thịt bò<br />
Tổng số<br />
Hàm lượng<br />
(ng/g)<br />
<br />
0<br />
17<br />
<br />
5<br />
25<br />
<br />
1<br />
12<br />
<br />
2<br />
4<br />
<br />
2,3 - 2710,0<br />
<br />
1,5 - 3560,0<br />
<br />
1,8 – 43,0<br />
<br />
11,4 – 24,0<br />
<br />
Kháng sinh khác<br />
1(Trimethoprim)<br />
3(Sulfamonomethoxine<br />
Sulfacetamide<br />
Nalidixic acid)<br />
0<br />
4<br />
<br />
Bảng 4: Sự phân bố dư lượng kháng sinh của mẫu từ các lò giết mổ gia súc tập trung (n= 100) và nơi buôn bán <br />
(chợ đầu mối, siêu thị, chợ lẻ) (n=126) <br />
Loại kháng sinh<br />
Sulfaclozine<br />
Sulfadimidine<br />
Enrofloxacin<br />
Difloxacin<br />
Kháng sinh khác<br />
<br />
Thịt gà<br />
Lò giết mổ<br />
Nơi buôn bán<br />
12<br />
5<br />
1<br />
0<br />
5<br />
3<br />
0<br />
2<br />
0<br />
1<br />
<br />
Thịt lợn<br />
Lò giết mổ<br />
Nơi buôn bán<br />
0<br />
0<br />
4<br />
15<br />
0<br />
3<br />
0<br />
0<br />
0<br />
3<br />
<br />
Trong các mẫu kiểm tra trên địa bàn Thành <br />
<br />
Thịt bò<br />
Lò giết mổ<br />
Nơi buôn bán<br />
0<br />
0<br />
0<br />
5<br />
0<br />
1<br />
0<br />
2<br />
0<br />
0<br />
<br />
thịt gà là 2710 ppb và hàm lượng sulfadimidine <br />
<br />
phố Hồ Chí Minh chúng tôi nhận thấy rằng trên <br />
<br />
cao nhất trên sản phẩm thịt lợn là 3560 ppb. <br />
<br />
các mẫu thịt gà, thịt lợn và thịt bò nhiễm chủ yếu <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
<br />
kháng sinh sulfaclozine, sulfadimidine thuộc <br />
<br />
Kết quả kiểm tra 226 mẫu thịt gà, thịt lợn và <br />
<br />
nhóm sulfonamide và kháng sinh enrofloxacin, <br />
<br />
thịt bò trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho <br />
<br />
difloxacin thuộc nhóm fluoroquinolone. Trong <br />
<br />
thấy 55 mẫu có chứa tồn dư dư lượng kháng <br />
<br />
đó nhóm thịt gà nhiễm chủ yếu kháng sinh <br />
<br />
sinh chiếm tỷ lệ 24,3%. Hàm lượng kháng sinh <br />
<br />
sulfaclozine, enrofloxacin, difloxacin. Tỷ lệ <br />
<br />
trong mẫu từ vài ppb đến hàng ngàn ppb. Loại <br />
<br />
nhiễm sulfaclozine cao trên thịt gà là do chất <br />
<br />
mẫu thịt gà có tỷ lệ nhiễm kháng sinh cao nhất là <br />
<br />
kháng sinh này có tác dụng làm chất kích thích <br />
<br />
37,5% và thịt bò là chủng loại mẫu có tỷ lệ nhiễm <br />
<br />
tăng trưởng cũng như phòng bệnh. Do đó có thể <br />
<br />
thấp nhất là 10,3%. Qua kết quả nghiên cứu <br />
<br />
các cơ sở chăn nuôi đã chủ động bổ sung chúng <br />
<br />
chúng tôi nhận thấy cần phải mở rộng khảo sát <br />
<br />
trong khẩu phần ăn với mục đích trên. Đối với <br />
<br />
tình hình nhiễm dư lượng kháng sinh không <br />
<br />
sulfadimidine tồn dư trong sản phẩm thịt lợn <br />
<br />
những của sản phẩm gia súc, gia cầm mà của cả <br />
<br />
hay bò là do tính chất của sulfadimidine có tác <br />
<br />
những chủng loại thủy sản nuôi trồng. Bên cạnh <br />
<br />
dụng sử dụng như kháng sinh điều trị bệnh, dự <br />
<br />
đó, các cơ quan an toàn thực phẩm cần tăng <br />
<br />
phòng cũng như tác dụng kích thích tăng trưởng <br />
<br />
cường công tác tuyên truyền, giáo dục, thanh <br />
<br />
cho lợn. Đối với 02 kháng sinh thuộc nhóm <br />
<br />
kiểm tra các cơ sở chăn nuôi để đảm bảo việc sử <br />
<br />
fluoroquinolone là enrofloxacin và difloxacin <br />
<br />
dụng kháng sinh đúng qui định. <br />
<br />
chủ yếu dùng trong việc dự phòng hay điều trị <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
<br />
cho gia súc và gia cầm. Dư lượng kháng sinh tồn <br />
dư của nhóm sulfonamide có nhiều mẫu rất cao, <br />
hàm lượng sulfaclozine cao nhất trên sản phẩm <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
1.<br />
<br />
Food Safety News (2010). Animals consume lions share of <br />
antibiotics.. <br />
http: <br />
//www.foodsafetynews.com/2010/12/animals‐consume‐lions‐<br />
share‐of‐antibiotics/. accessed on 1 July 2010 <br />
<br />
413<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
2.<br />
<br />
Graham JP, Boland JJ, Silbergeld E (2007). Growth Promoting <br />
Antibiotics in Food Animal Production: An Economic <br />
Analysis. Public Health Reports. 122. 79‐87. <br />
<br />
3.<br />
<br />
Michael T (2001), Veterinary use and antibiotic resistance. <br />
Current Opinion in Microbiology. 4. 493‐499. <br />
<br />
4.<br />
<br />
Nisha AR (2008). Antibiotic Residues ‐ A Global Health <br />
Hazard. Veterinary World. 1. 375‐377. <br />
<br />
Ngày nhận bài báo: 28/5/2014 <br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/6/2014 <br />
<br />
Ngày bài báo được đăng: <br />
<br />
<br />
<br />
14/11/2014 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
414<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn