TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
TÌNH TRẠNG SỐC PHẢN VỆ Ở BỆNH VIỆN BẠCH MAI<br />
Nguyễn Văn Đoàn, Nguyễn Thị Thùy Ninh<br />
Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình sốc phản vệ ở bệnh viện Bạch Mai từ ngày 01/01/2009 đến ngày<br />
31/12/2013. Nghiên cứu mô tả hồi cứu được thực hiện trên 275 bệnh nhân được chẩn đoán sốc phản vệ<br />
điều trị tại bệnh viện Bạch Mai từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2013. Kết quả cho thấy trong nhóm<br />
nghiên cứu nam và nữ lần lượt chiếm 46,2% và 53,8%. Tỷ lệ sốc phản vệ trong 5 năm lần lượt là 0,056%,<br />
0,06%, 0,061%, 0,069%, 0,07%. Biểu hiện ở da và niêm mạc hay gặp nhất (96,1%), tim mạch (95%), hô hấp<br />
(80,1%), tiêu hóa (35,6%). 5 trường hợp tử vong trong nghiên cứu. Tỷ lệ sử dụng epinephrine là 65,2%. Tỷ<br />
lệ sốc phản vệ có xu hướng gia tăng theo năm. Nguyên nhân gây sốc phản vệ hay gặp là thuốc, thức ăn và<br />
nọc côn trùng.<br />
Từ khóa: sốc phản vệ, bệnh viện Bạch Mai<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sốc phản vệ là tình trạng dị ứng đặc biệt<br />
nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng<br />
nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp<br />
thời. Sốc phản vệ có thể xảy ra trong vòng vài<br />
giây đến vài phút sau khi tiếp xúc với dị<br />
nguyên. Những năm gần đây, vấn đề sốc<br />
phản vệ ngày càng được quan tâm nhiều hơn<br />
và người ta cũng nhận thấy tỷ lệ sốc phản vệ<br />
ngày càng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân<br />
gây ra sốc phản vệ nhưng hay gặp là thuốc,<br />
thức ăn và nọc côn trùng. Tỷ lệ sốc phản vệ<br />
thay đổi theo từng nghiên cứu [1]. Theo<br />
nghiên cứu của Decker và cộng sự năm 2008<br />
tại Hoa Kỳ, tỷ lệ sốc phản vệ là 49,8/100.000<br />
người/năm [1; 2], một nghiên cứu khác ở Anh<br />
tỷ lệ này là 7,9/100.000 người/năm [2 - 5]. Tỷ<br />
lệ sốc phản vệ khác nhau giữa các nhóm<br />
nguyên nhân, từng lứa tuổi, từng vùng... Thức<br />
ăn là nguyên nhân sốc phản vệ hay gặp ở trẻ<br />
<br />
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Văn Đoàn, Bộ môn Dị ứng,<br />
Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Email: mr.doan1956@yahoo.com.vn<br />
Ngày nhận: 13/8/2015<br />
Ngày được chấp thuận: 25/12/2015<br />
<br />
24<br />
<br />
em còn thuốc và nọc côn trùng thường gặp ở<br />
người lớn.<br />
Có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến<br />
mức độ nặng và tỷ lệ tử vong của sốc phản vệ<br />
như: tuổi, bệnh phối hợp, thuốc chữa bệnh<br />
đang dùng, tiền sử cá nhân…<br />
Ở nước ta, cùng với sự phát triển của các<br />
nghành công nghiệp hóa mỹ phẩm, dược<br />
phẩm và tình trạng ô nhiễm môi trường là sự<br />
gia tăng tình trạng dị ứng, trong đó sốc phản<br />
vệ xảy ra ngày càng nhiều và có nhiều trường<br />
hợp tử vong đáng tiếc [6; 7; 8]. Nguyên nhân<br />
của tình trạng này một phần do lạm dụng<br />
thuốc, hóa chất, mỹ phẩm ở cộng đồng, thiếu<br />
hiểu biết của người dân về sốc phản vệ trong<br />
đó có cả vài trò của nhân viên y tế.<br />
Ở Việt Nam, năm 1960 Võ Văn Vinh thông<br />
báo trường hợp phản vệ do penicillin đầu tiên.<br />
Năm 2014, tác giả Nguyễn Năng An và<br />
Nguyễn Văn Đoàn đã thông báo 3 trường hợp<br />
sốc phản vệ hy hữu do thuốc gây tử vong [2]<br />
(1994). Theo Vũ Văn Đính, từ năm 1992 đến<br />
năm 1994, một số bệnh viện đã điều trị 131<br />
trường hợp sốc phản vệ bằng adrenalin và<br />
các biện pháp hồi sức. Trong số đó có 111<br />
<br />
TCNCYH 98 (6) - 2015<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
trường hợp sốc phản vệ do thuốc (84,73%),<br />
63 trường hợp do kháng sinh [1] và nhiều<br />
thông báo nhỏ lẻ khác …<br />
<br />
+ Trẻ em: giảm ít nhất 30% huyết áp tâm<br />
thu hoặc tụt huyết áp tâm thu so với tuổi.<br />
+ Người lớn: huyết áp tâm thu < 90 mmHg<br />
<br />
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một<br />
nghiên cứu quy mô lớn nào về sốc phản vệ.<br />
<br />
hoặc giảm 30% giá trị huyết áp tâm thu.<br />
<br />
Vì vậy, nghiên cứu tình trạng sốc phản vệ ở<br />
Việt Nam được tiến hành với mục tiêu: đánh<br />
<br />
2. Phương pháp: nghiên cứu mô tả hồi<br />
cứu.<br />
<br />
giá tình trạng sốc phản vệ ở bệnh viện Bạch<br />
Mai từ năm 2009 đến năm 2013.<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
1. Đối tượng<br />
275 bệnh nhân nhập viện Bạch Mai từ<br />
ngày 01/01/2009 đến 31/12/ 2013 đáp ứng đủ<br />
tiêu chuẩn chẩn đoán sốc phản vệ của Tổ<br />
chức Dị ứng Thế giới (WAO) 2009 - 2013 [9].<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân<br />
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán khi có<br />
một trong 3 tiêu chuẩn sau:<br />
- Các triệu chứng xuất hiện cấp tính (trong<br />
vài phút đến vài giờ) ở da, niêm mạc và ít nhất<br />
<br />
Các chỉ số nghiên cứu<br />
- Tuổi<br />
- Giới<br />
- Tiền sử<br />
- Triệu chứng lâm sàng<br />
- Kết quả điều trị<br />
- Nguyên nhân<br />
3. Xử lý số liệu: nhập, quản lý, làm sạch<br />
số liệu và phân tích số liệu bằng phần mềm<br />
SPSS 16.0 với độ tin cậy >95%.<br />
4. Đạo đức nghiên cứu<br />
Tất cả hoạt động tiến hành trong nghiên<br />
cứu này đều tuân thủ quy định và nguyên tắc<br />
<br />
1 trong 2 triệu chứng sau:<br />
+ Các triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít,<br />
<br />
chuẩn mực về đạo đức nghiên cứu y sinh học<br />
<br />
ran rít, giảm lưu lượng đỉnh, giảm oxy máu)<br />
+ Tụt huyết áp hoặc các hậu quả của tụt<br />
<br />
thập được trong nghiên cứu là hoàn toàn<br />
<br />
huyết áp như ngất, đại tiểu tiện không tự chủ.<br />
<br />
nhân trong nghiên cứu được bảo mật.<br />
<br />
- Ít nhất 2 trong 4 triệu chứng sau xuất hiện<br />
trong vòng vài phút – vài giờ sau khi người<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
<br />
bệnh tiếp xúc với thuốc:<br />
+ Biểu hiện ở da, niêm mạc.<br />
+ Các triệu chứng hô hấp.<br />
+ Tụt huyết áp hoặc các hậu quả của tụt<br />
<br />
của Việt Nam và quốc tế. Toàn bộ số liệu thu<br />
trung thực. Các số liệu y học mang tính cá<br />
<br />
1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân<br />
nghiên cứu<br />
Tỷ lệ giới tính: bệnh nhân nam chiếm<br />
<br />
huyết áp.<br />
<br />
46,2%, bệnh nhân nữ chiếm 53,8%.<br />
<br />
+ Các triệu chứng tiêu hoá kéo dài (nôn,<br />
đau bụng do co thắt).<br />
<br />
Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân<br />
nghiên cứu là 39,93 ± 18,84.<br />
<br />
- Tụt huyết áp xuất hiện vài phút đến vài<br />
giờ sau khi tiếp xúc với 1 dị nguyên mà người<br />
<br />
2. Tình hình sốc phản vệ<br />
<br />
bệnh đã từng bị dị ứng.<br />
<br />
2.1. Tỷ lệ sốc phản vệ trong 5 năm<br />
<br />
TCNCYH 98 (6) - 2015<br />
<br />
25<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013<br />
Biểu đồ 1. Tỷ lệ sốc phản vệ trong 5 năm (n = 275)<br />
<br />
Tỷ lệ sốc phản vệ năm 2009 là 0,056%, năm 2013 là 0,07%.<br />
2.2. Phân bố tỷ lệ sốc phản vệ ở các khoa và trung tâm<br />
<br />
Khoa - Trung tâm<br />
<br />
Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng<br />
Chống độc<br />
Nhi<br />
Tim mạch<br />
Hồi sức tích cực<br />
Cấp cứu<br />
Hô hấp<br />
Nội tiết<br />
Tiêu hóa<br />
Mắt<br />
Đông Y<br />
Gây mê hồi sức<br />
<br />
48,4<br />
37,4<br />
3,64<br />
2,92<br />
2,92<br />
1,83<br />
1,09<br />
0,36<br />
0,36<br />
0,36<br />
0,36<br />
0,36<br />
<br />
0<br />
10<br />
20<br />
30<br />
40<br />
50 %<br />
Biểu đồ 2. Phân bố sốc phản vệ ở các khoa và trung tâm (n = 275)<br />
<br />
Tỷ lệ sốc phản vệ cao nhất ở Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, sau đó lần lượt là<br />
Trung tâm chống độc (37,4%), Nhi (2,92%), Cấp cứu (1,83%).<br />
2.3. Triệu chứng sốc phản vệ<br />
<br />
96,1<br />
Triệu chứng<br />
<br />
95<br />
80,1<br />
<br />
Hô hấp<br />
<br />
Thần kinh<br />
<br />
33,1<br />
<br />
20<br />
<br />
Tim mạch<br />
<br />
Tiêu hóa<br />
<br />
35,6<br />
<br />
Triệu chứng khác<br />
<br />
0,4<br />
0<br />
<br />
Da, niêm mạc<br />
<br />
40<br />
<br />
60<br />
<br />
80<br />
<br />
100<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Biểu đồ 3. Tỷ lệ triệu chứng sốc phản vệ<br />
26<br />
<br />
TCNCYH 98 (6) - 2015<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Triệu chứng sốc phản vệ hay gặp nhất là triệu chứng trên da, niêm mạc sau đó là tim mạch,<br />
hô hấp.<br />
2.4. Tỷ lệ dùng adrenaline và cách sử dụng<br />
<br />
Biểu đồ 4. Tỷ lệ dùng adrenaline (n = 275)<br />
<br />
Biểu đồ 5. Cách sử dụng adrenaline (n = 275)<br />
<br />
Tỷ lệ dùng adrenaline là 65,2%. Chủ yếu dùng dưới dạng truyền tĩnh mạch 63,2%, dùng<br />
đường tiêm bắp là 45,5%.<br />
2.5. Các thuốc khác sử dụng trong điều trị sốc phản vệ<br />
98,9<br />
<br />
100<br />
<br />
93,1<br />
<br />
80<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
62,9<br />
60<br />
<br />
54,2<br />
<br />
40<br />
20<br />
<br />
9,8<br />
<br />
7,3<br />
<br />
3,6<br />
<br />
0<br />
Truyền dịch Corticoid<br />
<br />
Kháng<br />
Thở oxy<br />
Kháng<br />
Kích thích Hồi sức tim các thuốc<br />
Histamin H1<br />
Histamin H2 Beta 2 giao<br />
phổi<br />
khác<br />
cảm<br />
<br />
Biểu đồ 6. Tỷ lệ sử dụng các thuốc trong điều trị sốc phản vệ (n = 275)<br />
Truyền dịch sử dụng khác phổ biến trong điều trị sốc phản vệ (96%). Corticoid (98,9%), kháng<br />
histamine (93,1%).<br />
2.6. Kết quả điều trị<br />
275 bệnh nhân sốc phản vệ nhập viện Bạch Mai 5 năm (từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2013)<br />
được điều trị kịp thời, tỉ lệ bệnh nhân sốc phản vệ được cứu sống là 98,2%, tỉ lệ tử vong trung<br />
bình trong 5 năm qua là 1,8%.<br />
<br />
TCNCYH 98 (6) - 2015<br />
<br />
27<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
IV. BÀN LUẬN<br />
Nghiên cứu 275 bệnh nhân sốc phản vệ,<br />
chúng tôi ghi nhận được 53,8% bệnh nhân nữ<br />
và 46,2% bệnh nhân nam. Bệnh nhân trẻ nhất<br />
là 2,5 tháng tuổi, bệnh nhân lớn tuổi nhất là 91<br />
tuổi, tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân<br />
nghiên cứu là 39,93 ± 18,4. Trong đó, tuổi<br />
trung bình của nhóm bệnh nhân nam là 38,36<br />
± 17,9, nhóm bệnh nhân nữ là 39,42 ± 18,9,<br />
không có sự khác biệt về độ tuổi trung bình<br />
giữa nhóm nam và nữ.<br />
Những năm gần đây, số người mắc bệnh<br />
dị ứng tăng lên đáng kể trong đó số người<br />
mắc sốc phản vệ ngày càng nhiều. Theo<br />
nghiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân được<br />
chẩn đoán sốc phản vệ nhập viện Bạch Mai<br />
có xu hướng gia tăng từ 0,056% năm 2009<br />
đến 0,07% năm 2013. Cùng với sự phát triển<br />
của các nghành công nghiệp, nông nghiệp,<br />
thủy hải sản xuất hiện nhiều loại chế phẩm<br />
trên thị trường cũng làm gia tăng tình trạng<br />
dị ứng cũng như sốc phản vệ. Trong các<br />
Khoa và Trung tâm của Bệnh viện Bạch Mai tỷ<br />
lệ gặp sốc phản vệ ở Trung tâm Dị ứng –<br />
Miễn dịch lâm sàng chiếm một nửa số trường<br />
hợp của viện, sau đó là Trung tâm Chống độc<br />
(37,4%), Khoa Nhi đứng hàng thứ ba, Khoa<br />
cấp cứu và Khoa hồi sức tích cực chiếm<br />
2,92%. Sở dĩ tỷ lệ bệnh nhân sốc phản vệ ở<br />
Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng chiếm<br />
tỷ lệ cao nhất vì đây là đơn vị chuyên nghành<br />
điều trị các bệnh dị ứng, số bệnh nhân sốc<br />
phản vệ ở Trung tâm chủ yếu là bệnh nhân<br />
<br />
Biểu hiện lâm sàng của sốc phản vệ rất đa<br />
dạng bao gồm nhiều cơ quan khác nhau trong<br />
cơ thể, những bệnh nhân khác nhau có biểu<br />
hiện lâm sàng khác nhau có bệnh nhân triệu<br />
chứng chỉ xuất hiện ở da, niêm mạc nhưng có<br />
bệnh nhân triệu chứng ở mức độ nặng (IV),<br />
thậm chí tử vong. Những biểu hiện đầu tiên<br />
thường ở da hoặc đường hô hấp. Các triệu<br />
chứng này có thể thay đổi, không có sự tham<br />
gia bắt buộc của tất cả các cơ quan hệ thống.<br />
Những biểu hiện ở da giúp phân biệt sốc phản<br />
vệ với những tình trạng khác như nhồi máu cơ<br />
tim hay cơn hoảng loạn. Tuy nhiên, có khoảng<br />
10% bệnh nhân không có biểu hiện ở da,<br />
niêm mạc hoặc có biểu hiện nhưng không<br />
được ghi nhận. Trong trường hợp này, sốc<br />
phản vệ có thể không được ghi nhận. Những<br />
triệu chứng ở hô hấp và tim mạch thường liên<br />
quan đến các tình trạng nặng, đe dọa tính<br />
mạng của sốc phản vệ và tử vong. Những<br />
biểu hiện suy hô hấp, suy tuần hoàn chiếm<br />
18,5% và 12% các trường hợp, theo thứ tự.<br />
Đây là những triệu chứng báo hiệu nguy cơ tử<br />
vong cao.<br />
Để hạn chế tình trạng nặng cũng như tỷ lệ<br />
tử vong của sốc phản vệ cần chẩn đoán sớm<br />
và điều trị kịp thời. Ngay cả một vài phút chậm<br />
trễ có thể dẫn đến thiếu oxy – thiếu máu não<br />
hoặc tử vong. Hầu hết các hướng dẫn điều trị<br />
trong vòng 30 năm qua đều nhấn mạnh vai trò<br />
của adrenalin (epinephrine), là thuốc được lựa<br />
chọn đầu tiên trong điều trị sốc phản vệ. Việc<br />
lựa chọn đường dùng của adrenalin cũng rất<br />
<br />
mới vào viện. Số trường hợp sốc phản vệ ở<br />
<br />
quan trọng, theo khuyến cáo mới nhất của<br />
Viện Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Châu Âu<br />
<br />
Khoa cấp cứu thấp hơn, điều này cũng dễ giải<br />
<br />
(European Academy of Allergy and Clinical<br />
<br />
thích vì bệnh nhân xảy ra sốc phản vệ ở cộng<br />
<br />
Immunology) năm 2014, adrenalin nên được<br />
tiêm bắp vào 1/3 giữa của đùi, có thể sử dụng<br />
<br />
đồng nhập Khoa cấp cứu, phần lớn các<br />
trường hợp được xử trí ổn định sẽ chuyển lên<br />
Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng điều<br />
<br />
adrenalin theo đường truyền tĩnh mạch hoặc<br />
khí dung. Việc sử dụng adrenalin theo đường<br />
<br />
trị tiếp.<br />
<br />
hít và tiêm dưới da không được khuyến cáo.<br />
<br />
28<br />
<br />
TCNCYH 98 (6) - 2015<br />
<br />