Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TÌNH TRẠNG VITAMIN D CỦA CÁC BỆNH NHÂN NỘI TRÚ<br />
TẠI KHOA NỘI CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH VIỆN CHỢ RẪY<br />
Cao Thanh Ngọc*, Lê Anh Thư**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cơ sở: Các nghiên cứu về vitamin D trong thập niên qua cho thấy vitamin D đóng vai trò quan trọng cho<br />
sức khỏe con người. Tình trạng thiếu vitamin D không những liên quan đến bệnh loãng xương, sự té ngã và gãy<br />
xương mà còn liên quan đến nhiều bệnh lý khác như đái tháo đường, các bệnh tim mạch, bệnh ung thư… Các<br />
nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy tình trạng thiếu vitamin D ở người lớn là khá phổ biến, tuy nhiên tình<br />
trạng thiếu vitamin D ở nước ta, đặc biệt ở các bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính còn chưa được nghiên cứu<br />
và đánh giá đầy đủ.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tình trạng thiếu vitamin D ở các bệnh nhân nhập viện tại Khoa Nội Cơ<br />
Xương Khớp Bệnh Viện Chợ Rẫy và khảo sát đặc điểm phân bố tình trạng thiếu vitamin D.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hang lọat ca, thực hiện trên 324 bệnh nhân (216 bệnh<br />
nhân nữ và 108 bệnh nhân nam) tuổi từ 14 đến 96 nhập viện tại Khoa Nội Cơ Xương Khớp Bệnh Viện Chợ Rẫy<br />
từ tháng 2/2010 – 6/2010. Nồng độ 25(OH)D và PTH được đo bằng phương pháp miễn dịch điện hóa phát<br />
quang (Chemiluminescent Immunoassay – CLIA) bằng máy miễn dịch tự động Liaison của Italy tại khoa Sinh<br />
hóa BVCR, kỹ thuật này có thể xác định nồng độ 25(OH)D trong giới hạn 10 – 375 nmol/L. Đối tượng nghiên<br />
cứu được thu thập đầy đủ các dữ kiện về nhân trắc, địa lý, tiền sử bệnh lý, lối sống và các chỉ số sinh hóa khác<br />
theo mẫu bệnh án thống nhất. Đánh giá tình trạng thiếu vitamin D khi nồng độ 25(OH)D < 50 nmol/L, từ 50 –<br />
75 nmol/l được xem là giảm và > 75 nmol/L là đủ vitamin D.<br />
Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nữ là 55 ± 20 và của nhóm bệnh nhân nam là 54 ± 18. BMI<br />
trung bình của cả hai nhóm là 21 ± 3 kg/m2. 63% bệnh nhân cư trú ở nông thôn. Nồng độ 25(OH)D trung bình<br />
ở nhóm bệnh nhân nữ (26.2 ± 12.4 nmol/L) thấp hơn đáng kể so với bệnh nhân nam (36.8 ± 15; p < 0.0001).<br />
Không có bệnh nhân nữ nào và chỉ 2.8% bệnh nhân nam có đủ vitamin D trong máu. Ở nữ, tỷ lệ giảm vitamin<br />
D chiếm 4% và thiếu vitamin D là 96% trong khi ở nam giới tỷ lệ này là 13% và 84%. Tỷ lệ thiếu vitamin D<br />
hầu như gặp ở mọi lứa tuổi. Có mối tương quan nghịch giữa nồng độ 25(OH)D và PTH ở cả hai giới nhưng<br />
không phát hiện ngưỡng 25(OH)D mà trên ngưỡng đó PTH ổn định.<br />
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tình trạng thiếu vitamin D ở bệnh nhân bệnh cơ xương khớp rất phổ biến ở<br />
cả hai giới. Kết quả nghiên cứu cũng ủng hộ quan điểm không thể dùng việc tăng PTH máu như một chỉ điểm<br />
cho tình trạng thiếu vitamin D.<br />
Từ khóa: vitamin D.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
VITAMIN D STATUS IN THE INPATIENTS IN RHEUMATOLOGY DEPARTMENT<br />
Cao Thanh Ngoc, Le Anh Thu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 545 - 549<br />
Background: Vitamin D insufficience is common in several diseases, including osteoporosis, diabetes,<br />
cardiovascular disease, tuberculosis, malignancy… However, it is not well documented in our country, especially<br />
in the inpatients with chronic diseases.<br />
Aims: This study sought to investigate the vitamin D status in the inpatients in Rheumatology Department<br />
* Bộ môn Lão Khoa, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh** Khoa Nội Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: BS Cao Thanh Ngọc<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
ĐT: 0908484246<br />
<br />
Email: caothanhngoc@gmail.com<br />
<br />
545<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
of Cho Ray Hospital and to examine the characteristic of vitamin D deficiency distribution.<br />
Methods: The study was designed as cases study which involved 324 patients (216 women and 109 men)<br />
aged between 14 and 96 years who had been hospitalized in the Rheumatology Department, Cho Ray hospital, Ho<br />
Chi Minh City between Feb 2010 and Jun 2010. The serum 25OH Vit.D measurement was carried out in the<br />
ChoRay Hospital’s Department of Biochemistry by the Chemiluminescent Immunoassay method on an<br />
automated Liaison System (Italy), which can reliably measure 25OH vit D levels ranged between 10 and 375<br />
nmol/L. In addition, data on anthropometric, demographic, clinical history, and lifestyle factors were collected<br />
from all participants by using a structured questionnaire. Vitamin D status was classified as insufficiency and<br />
deficiency when serum 25(OH)D levels below 70 nmol/L and below 50 nmol/L, respectively.<br />
Results: The average age for women and men was 55 ± 20 years (mean ± SD) and 54 ± 18 years,<br />
respectively. The mean 25(OH)D concentration in women (26.2 ± 12.4 ng/mL) was significantly lower than in<br />
men (36.8 ± 15; P 75 nmol/L là đủ<br />
vitamin D(8).<br />
<br />
Nhóm bệnh nhân lớn tuổi chiếm tỷ lệ cao<br />
(46,8% ở nữ và 35,2% ở nam)<br />
<br />
Phân bố bệnh nhân theo nơi cư trú<br />
Nơi cư trú<br />
Nông thôn<br />
Thành thị<br />
Không xác định<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
204<br />
102<br />
18<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
63<br />
31,5<br />
5,5<br />
<br />
Đa số bệnh nhân sống ở nông thôn (63%).<br />
Điều này cũng phù hợp vì bệnh viện Chợ Rẫy<br />
<br />
KẾTQUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu<br />
Đặc điểm nhân trắc<br />
Bệnh nhân nữ trong nghiên cứu chiếm tỷ lệ<br />
cao hơn so với nam giới (66,7% so với 33,3%).<br />
<br />
là tuyến sau cùng của các tỉnh phía Nam tiếp<br />
nhận điều trị bệnh nhân từ những tỉnh khác<br />
chuyển đến.<br />
<br />
Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp<br />
<br />
Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nữ là<br />
55 ± 20 (trong đó cao nhất 96 và thấp nhất là<br />
14). Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nam<br />
là 54 ± 18 (cao nhất là 84 và thấp nhất là 15).<br />
Tuy nam giới có chiều cao và cân nặng cao<br />
hơn nữ giới nhưng chỉ số khối cơ thể của 2<br />
nhóm bằng nhau (21 ± 3). BMI trung bình của<br />
mẫu nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn một số<br />
nghiên cứu khác(12,5). Điều này cũng phù hợp vì<br />
đối tượng nghiên cứu của chúng tôi đa phần là<br />
nông dân, cư trú ở nông thôn và có điều kiện<br />
sống không cao.<br />
Số bệnh nhân<br />
Tuổi (năm)<br />
<br />
Nữ<br />
216 (66,7%)<br />
55 ± 20<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Nam<br />
108 (33,3%)<br />
54 ± 18<br />
<br />
Số bệnh nhân là nông dân chiếm tỷ lệ cao<br />
(40,7%). Điều này hoàn toàn phù hợp vì đa số<br />
bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu sống ở nông<br />
thôn nên chủ yếu làm nông nghiệp.<br />
<br />
547<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Đặc điểm về hoạt động thể lực<br />
<br />
Đa số bệnh nhân có hoạt động thể lực trung<br />
bình (56,2%).<br />
<br />
Đặc điểm về các chỉ số sinh hóa<br />
Nồng độ 25 (OH) D và creatinin ở nữ thấp<br />
hơn có ý nghĩa thống kê so với nam giới (p <<br />
0,0001 và p = 0,007), còn các chỉ số khác khác<br />
nhau không có ý nghĩa thống kê giữa hai giới.<br />
<br />
Về điểm này, nghiên cứu của chúng tôi cho kết<br />
quả tương tự với nghiên cứu trong cộng đồng,<br />
tuy nhiên nồng độ vitamin D trung bình của<br />
hai nhóm trong nghiên cứu của chúng tôi thấp<br />
hơn rất nhiều so với nghiên cứu trong cộng<br />
đồng(2). Điều này cho thấy bệnh nhân nhập<br />
viện có nồng độ vitamin D thấp hơn người<br />
khỏe mạnh trong công đồng.<br />
Chỉ số<br />
Creatinin (mg/dl)<br />
Calcium (mmol/L)<br />
Phosphorus<br />
(mg/dl)<br />
PTH (pg/ml)<br />
<br />
Chung<br />
Nữ<br />
Nam<br />
1 ± 0,03 0,9 ± 0,3 1,1 ± 0,4<br />
2,1 ± 0,2 2,1 ± 0,3 2,2 ± 0,3<br />
43,2 ± 0,8 44,1 ±<br />
41,2 ±<br />
15,6<br />
11,5<br />
37,5 ± 1,3 38,8 ±<br />
34,9 ±<br />
23,4<br />
22,9<br />
25(OH)D (nmol/L) 29,7 ± 0,8 26,2 ± 36,8 ± 15<br />
12,4<br />
<br />
P<br />
p = 0,007<br />
p = 0,093<br />
p = 0,095<br />
p = 0,151<br />
p<<br />
0,0001<br />
<br />
Tình trạng vitamin D ở nữ và nam<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy 96% bệnh nhân<br />
nữ thiếu vitamin D trong máu và đặc biệt không<br />
có bệnh nhân nữ nào có đủ nồng độ vitamin D.<br />
Trong khi đó 84% bệnh nhân nam bị thiếu<br />
vitamin D, tỷ lệ bệnh nhân nam có đủ vitamin D<br />
rất thấp (3%). Mặc dù đối tương nghiên cứu của<br />
chúng tôi đa phần là nông dân, cư trú ở nông<br />
thôn, là những đối tượng không có thái độ tiêu<br />
cực đối với ánh nắng mặt trời; tuy nhiên kết quả<br />
nghiên cứu lại cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin D<br />
trong nhóm bệnh nhân nhập viện là khá cao.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên<br />
cứu tại Singapore của Hawkins RC cho thấy<br />
100% phụ nữ gốc Mã Lai và Ấn Độ bị thiếu<br />
vitamin D và 90% nam giới gốc Mã Lai thiếu<br />
vitamin D(7).<br />
Điều này cho thấy quan niệm trước đây cho<br />
rằng tình trạng thiếu hụt vitamin D không phổ<br />
<br />
548<br />
<br />
biến ở các nước nhiệt đới là không đúng.<br />
<br />
Mức độ thiếu vitamin D<br />
<br />
Nghiên cứu cho thấy nữ giới bị thiếu<br />
vitamin D mức độ nhẹ đến trung bình chiếm đa<br />
số (42,1% và 42,6%) trong khi nam giới thiếu<br />
vitamin mức độ nhẹ chiếm đa số (62%). Tỷ lệ<br />
thiếu vitamin D nặng ở nữ giới là 11,1% và ở<br />
nam giới là 2,8%.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
Tỷ lệ thiếu vitamin D theo nhóm tuổi<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thiếu<br />
vitamin D ở các nhóm tuổi tương tự nhau.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi khác với một số<br />
nghiên cứu khác(2,7). Điều này có thể do đối<br />
tượng nghiên cứu của chúng tôi có một hoặc<br />
nhiều bệnh kèm theo.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
có thể do PTH chịu sự chi phối của nhiều yếu tố<br />
khác ngoài vitamin D.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Tình trạng thiếu vitamin D ở bệnh nhân<br />
bệnh cơ xương khớp rất phổ biến ở cả hai giới.<br />
Nữ giới là 96% và nam là 83%.<br />
Chưa ghi nhận mối tương quan giữa<br />
vitamin D và PTH trong nhóm nghiên cứu vì<br />
vậy không dùng PTH máu để chỉ điểm cho tình<br />
trạng thiếu vitamin D.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Tương quan giữa vitamin D và PTH<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
12.<br />
13.<br />
<br />
Kết quả cho thấy có sự tương quan nghịch<br />
không có ý nghĩa thống kê giữa vitamin D và<br />
PTH ở nam (p = 0,634) nhưng lại có mối tương<br />
quan nghịch có ý nghĩa thống kê (p = 0,004) giữa<br />
vitamin D và PTH ở nữ giới, tuy nhiên mối<br />
tương quan này không có ý nghĩa về mặt lâm<br />
sàng (r = 0,19). Nghiên cứu của chúng tôi cũng<br />
tương tự một số nghiên cứu khác(13,15,4). Điều này<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Hương và cộng sự (2010), “Tần số và yếu<br />
tố thiếu vitamin D ở miền Bắc”, Báo cáo khoa học hội nghị<br />
thường niên Hội Loãng Xương TPHCM, tr.5-7<br />
Hồ Phạm Thục Lan và cộng sự (2010), “Thiếu vitamin D<br />
trong cộng đồng: thực trạng và yếu tố nguy cơ”, Thời sự Y học,<br />
(46), tr. 3 – 10.<br />
Caryl A Nowson, “Vitamin D in Australia”, Reprinted from<br />
Australian Family Physician Vol. 33, No. 3, March 2004.<br />
Diana Rucker et al (2002), “Vitamin D insufficiency in a<br />
population of healthy western Canadians”, Canadian Medical<br />
Association, 166 (12)<br />
Harinarayan C.V. (2005), “Prevalence of vitamin D<br />
insufficiency in postmenopausal south Indian women”,<br />
Osteoporos Int;16, 4: 397-402.<br />
Hashemipour et al (2004), “Vitamin D deficiency and<br />
causative factors in the population of Tehran”, BMC Public<br />
Health, 10: 4 - 38<br />
Hawkins RC (2009), “25-OH vitamin D3 concentrations in<br />
Chinese, Malays and Indian”, Clin Chem 55: 1749 – 1751<br />
Holick MF. (2007), “Vitamin D deficiency”. N Engl J Med, 266<br />
– 357<br />
Joel M. Kauffman, Ph.D (2009), “Benefits of Vitamin D<br />
Supplementation”, Journal of American Physicians and Surgeons,<br />
Volume 14, 2: 38 - 45<br />
10/ Nidhi Malhotra and Ambrish Mithal (2009), “Vitamin D<br />
status in Asia”, Global vitamin D status and determinants of<br />
hypovitaminosis D - Osteoporosis International<br />
Rizzolia R. (2008), “The role of calcium and vitamin D in the<br />
management of osteoporosis”, Bone 42: 246–249.<br />
Seeman E.(1998), “Osteoporosis in men”, Int. 9 (2), 97-110.<br />
Von Mũhlen DG et al (2005), “Vitamin D, parathyroid<br />
hormone levels and bone minereal density in communitydwelling older women: the Rancho Bernardo Study”,<br />
Osteoporos Int.; 16(12):1721-6<br />
William B. Grant (2005), “Benefits and Requirements of<br />
Vitamin D for Optimal Health: A Review”, Alternative<br />
Medicine Review, Volume 10 (2), 94 – 111<br />
Yan L, Prentice A, Zhang H et al (2000), “Vitamin D status<br />
and parathyroid hormone concentrations in Chinese women<br />
and men from north – east of the People’s Republic of China”,<br />
European Journal of Clinical Nutrition (2000) 54: 68-72.<br />
<br />
549<br />
<br />