Tổ chức công tác kiểm toán Chuẩn bị kiểm toán
lượt xem 39
download
Khái niệm:Tổ chức nói chung là mối liên hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống theo một trật tự nhất định - Mục tiêu của tổ chức: tạo ra mối liên hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống theo một trật tự xác định - Mức độ của mối liên hệ: xác định qua biên độ giao động từ 0 → 1 + Ở mức độ 0: các yếu tố trong hệ thống không tồn tại bất kỳ mối liên hệ nào
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổ chức công tác kiểm toán Chuẩn bị kiểm toán
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Bài thuyết trình nhóm 8.1,2: Kiểm toán căn bản CHỦ ĐỀ: Tổ chức công tác kiểm toán Chuẩn bị kiểm toán Hà Nội, năm 2012
- Nhóm 8.1 L p Ki m toán căn b n S Mục tiêu và trình tự tổ chức công tác kiểm toán............................................... 2 I. Khái niệm chung về tổ chức ................................................................... 2 II. Tổ chức công tác kiểm toán ................................................................. 2 CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN ..............................................................................10 I. Khái niệm ..............................................................................................10 II. Các công việc chủ yếu ........................................................................11 1. Xác định mục tiêu phạm vi kiểm toán .............................................12 2. Chỉ định người phụ trách công việc kiểm toán và chuẩn bị các điều kiện vật chất cơ bản.......................................................................................15 3. Thu thập thông tin ...........................................................................16 4. Lập kế hoạch kiểm toán ...................................................................26 5. Xây dựng chương trình kiểm toán ...................................................28 Quá trình chuẩn bị kiểm toán báo cáo tài chính của AASC .............................30 Thủ tục kiểm toán ..................................................................................37 1
- Nhóm 8.1 L p Ki m toán căn b n M c tiêu và trình t t ch c công tác ki m toán I. Khái niệm chung về tổ chức Khái niệm:Tổ chức nói chung là mối liên hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống theo một trật tự nhất định - Mục tiêu của tổ chức: tạo ra mối liên hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống theo một trật tự xác định - Mức độ của mối liên hệ: xác định qua biên độ giao động từ 0 → 1 + Ở mức độ 0: các yếu tố trong hệ thống không tồn tại bất kỳ mối liên hệ nào Hệ thống rơi vào tình trạng tan rã hay vô tổ chức + Ở mức độ 1: ngược lại, các yếu tố quan hệ chặt chẽ, khoa học Hệ thống hoạt động ở mức tối ưu II. Tổ chức công tác kiểm toán 1. Khái niệm: Tổ chức công tác kiểm toán là mối liên hệ giữa các yếu tố của kiểm toán theo một trật tự xác định. Kiểm toán là một hệ thống có chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng tài chính. Các yếu tố của xác minh và bày tỏ ý kiến là kiểm toán cân đối, đối chiếu logic, đối chiếu trực tiếp, kiểm kê, thực nghiệm và điều tra… Các yếu tố này cần được kết hợp theo một trình tự khoa học phù hợp với đối tượng cụ thể ở một khách thể xác định.Mỗi cách kết hợp khác nhau mang lại một hiệu quả khác nhau, đó là nghệ thuật của tổ chức. Mặt khác, là một khoa học, tổ chức kiểm toán cũng cần và có thể khái quát các cách kết hợp theo các trình tự khoa học chung giữa các yếu tố trong thực tiễn kiểm toán. 2
- Nhóm 8.1 L p Ki m toán căn b n Như vậy, tổ chức công tác kiểm toán vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật : + Tính khoa học : quy trình kỹ thuật được thực hiện một cách tuần tự và lô gíc + Tính nghệ thuật : tính linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện kiểm toán tức là các cách kết hợp các yếu tố khác nhau và mang lại hiệu quả khác nhau . 2. Mục tiêu của tổ chức công tác kiểm toán Mục tiêu của tổ chức công tác kiểm toán hướng tới việc tạo ra mối liên hệ khoa học và nghệ thuật các phương pháp kỹ thuật kiểm toán dùng để xác minh và bày tỏ ý kiến về đối tượng kiểm toán. Một cuộc kiểm toán chỉ có thể thực hiện thành công nếu đối tượng kiểm toán được xác định thống nhất giữa chủ thể và khách thể kiểm toán, trong đó chủ thể kiểm toán được xác định rõ mục tiêu và phạm vi kiểm toán và kết hợp khéo léo các phương pháp kĩ thuật theo trình tự kiểm toán trong khuôn khổ những cơ sở pháp lý nhất định để thực hiện cuộc kiểm toán, thỏa mãn nhu cầu khách thể kiểm toán và các bên quan tâm. Theo đó, tổ chức kiểm toán là một vấn đề cơ bản, có ý nghĩa quyết định sự thành công và tính hiệu quả thực hiện một cuộc kiểm toán 3. Các mối liên hệ trong kiểm toán 3
- Nhóm 8.1 L p Ki m toán căn b n ĐỐI TƯỢNG CÁC PHÂN HÀNH Quan Thực trạng Bảng LOẠI HÌNH KIỂM TOÁN hệ Nghiệp vụ két hoạt động khai pháp Quan hệ thanh toán tài Đối tượng Nghiệp vụ Liên tài chính lý Vật tư Tài chính chính cụ thể Nghiệp vụ kinh doanh Tuân thủ kết Mục Thông tin Nghiệp vụ tài chính tiêu Quy tắc CHỨC NĂNG KIỂM TOÁN kiểm Hiệu quả toán Hiệu năng Bày tỏ ý kiến Xác CÁC LOẠI DỊCH VỤ (Tư vấn phán minh xét) Kiểm Tư vấn tài chính BỘ MÁY KIỂM toán ĐƠN VỊ KIỂM TOÁN TOÁN Tư vấn quản lý Tuân Nội bộ Ngân Xí nghiệp công Kế toán sách thủ PHƯƠNG PHÁP Đơn vị sự nghiệp Độc lập Ngoại KIỂM TOÁN Thuế Doanh nghiệp nhà nước Chứng Biện Công Cân đối chứng Nhà nước kiểm Từ DN Liên doanh, cổ phần trình Toán Phân tích học Doanh nghiệp tư nhân Ngoài Thực nghiệm chứng Các cá nhân Kiểm kê từ Điều tra 4
- Nhóm 8.1 Lớp Kiểm toán căn bản - Phân tích các mối liên hệ trong kiểm toán: Xuất phát từ yêu cầu của quản lý và phục vụ cho nhu cầu quản lý, kiểm toán được hình thành với 2 chức năng cơ bản là xác minh và bày tỏ ý kiến. Với từng chức năng của mình, kiểm toán có thể thực hiện các loại dịch vụ khác nhau như với chức năng xác minh -khẳng định mức độ trung thực của tài liệu, tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các bảng khai tài chính- các công ty kiểm toán có thể cung cấp các dịch vụ khác nhau như tư vấn tài chính, tư vấn quản lý…. Cơ sở để thực hiện các chức năng kiểm toán này phải dựa trên đối tượng kiểm toán mà ta không thể không đề cập đến đây đó là thực trạng hoạt động tài chính của khách thể kiểm toán. Đây là đối tượng chung của kiểm toán, là cơ sở để kiểm toán viên xây dựng hệ thống phương pháp kiểm toán phù hợp. Trong đó,thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính là một trong những đối tượng cụ thể của kiểm toán. Do tài sản tồn tại dưới nhiều hình thái vật chất khác nhau, được lưu trữ dưới nhiều dạng khác nhau, thường xuyên vận động, mà quá trình vận động của tài sản tạo thành các nghiệp vu khác nhau. Mặt khác sự đa dạng về loại hình các nghiệp vụ cũng như đặc tính của tài sản chứa đựng trong các nghiệp vụ nên đòi hỏi phải chia công tác kiểm toán các nghiệp vụ này thành những phân hành kiểm toán khác nhau. Có thể phân chia đối tượng kiểm toán thành các phần hành theo 2 cách thông dụng. Đó là phân chia theo các khoản mục trên bảng khai tài chính hay theo phương pháp chu trình. Phân chia khoản mục là cách chia máy móc từng khoản mục hay nhóm khoản mục trong các bảng khai tài chính thành một phần hành.Phân chia theo chu trình là cách chia căn cứ vào mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau giữa các khoản mục, các quá trình cấu thành các yếu tố trong một chu trình chung của hoạt động tài chính. Bao gồm nghiệp vụ về kinh doanh, nghiệp vụ tiền mặt, nghiệp vụ tài chính…Việc phân chia thành các 5
- Nhóm 8.1 Lớp Kiểm toán căn bản phần hành như vậy giúp cho công tác kiểm toán tiến hành dễ dàng, tránh nhầm lẫn sai sót, không mất nhiều thời gian. Tùy theo mục đích của khách thể kiểm toán và kiểm toán viên tiến hành các loại hình kiểm toán khác nhau, hướng đến các đối tượng cụ thể, mục tiêu cụ thể tùy theo loại hình kiểm toán. Mặt khác,để thực hiện được các chức năng của mình, đòi hỏi các kiểm toán viên phải vận dụng các phương pháp kiểm toán khác nhau trong từng trường hợp cụ thể. Ví dụ như với các loại bằng chứng kiểm toán nằm trên chứng từ thì kiểm toán viên có thể sử dụng phương pháp cân đối và phân tích,… Tùy thuộc vào đơn vị kiểm toán khác nhau mà có các loại hình kiểm toán khác nhau, đơn vị đó có thể thuê một công ty kiểm toán bên ngoài tiến hành kiểm toán trong đơn vị của mình (ngoại kiểm) hay họ có thể sử dụng ngay nguồn lực của mình để tiến hành kiểm toán (nội kiểm). Tùy thuộc vào việc lựa chọn loại hình kiểm toán là nội kiểm hay ngoại kiểm mà chủ thể kiểm toán có thể cung cấp cho các đơn vị kiểm toán những dịch vụ khác nhau: - Nếu tiến hành nội kiểm thì nhằm phục vụ nhu cầu quản lý nội bộ đơn vị, chủ thể kiểm toán có thể cung cấp các dịch vụ kế toán hay thuế, tư vấn quản lý doanh nghiệp. - Nếu là ngoại kiểm thì chủ thể kiểm toán có thể cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính hay tư vấn quản lý… 4. Các yếu tố quyết định đến trình tự kiểm toán + Tính quy luật chung: Tùy theo đối tượng cụ thể như là các nghiệp vụ cụ thể hay các bảng khai tài chính mà trình tự kiểm toán khác nhau. Nếu đối tượng là các nghiệp vụ, kiểm toán đi từ cụ thể đến tổng quát nên phương thức kết hợp các phương pháp kiểm toán thường bắt đầu từ đối chiếu đến 6
- Nhóm 8.1 Lớp Kiểm toán căn bản điều tra… kiểm tra cân đối tổng hợp.Nếu các nghiệp vụ đã được phản ánh trong chứng từ và tài liệu kế toán thì trình tự kiểm toán theo trình tự kế toán. Nếu đối tượng là các bảng khai tài chính, kiểm toán thường bắt đầu bằng kiểm toán cân đối tổng quát, qua đối chiếu các khoản mục có liên quan đến điều tra hoặc kiểm kê hay thử nghiệm khi cần thiết. Nếu giới hạn ở kiểm toán chứng từ thì kiểm toán các bảng khai tài chính có trình tự ngược với trình tự kế toán. + Tuy nhiên, “cái riêng” ở đây là tùy phạm vi kiểm toán và quan hệ giữa chủ thể với khách thể kiểm toán, trình tự chung của kiểm toán cũng thay đổi với mục tiêu bảo đảm hiệu quả kiểm toán. Kiểm toán hoạt động, do đặc điểm, vị trí từng loại nghiệp vụ rất khác nhau nên phạm vi kiểm toán chung – và kéo theo trình tự kiểm toán các nghiệp vụ này rất khác nhau. VD, nghiệp vụ về tiền mặt do tính gọn nhẹ dễ di chuyển, dễ bảo quản với cương vị thanh toán, do tính biến động thường xuyên và mật độ lớn của nó và do vận động của tiền tệ là bộ mặt của hoạt động ở đơn vị kiểm toán… nên thông thường phải tiến hành kiểm toán toàn diện. Khi đó trình tự kiểm toán chứng từ thường phù hợp với trình tự kế toán.Ngược lại, hàng tồn kho, tài sản cố định thường bao gồm nhiều loại cụ thể, mỗi loại có khối lượng lớn được bảo quản ở nhiều kho, bãi khác nhau. Kiểm toán thông thường lại đi từ điều tra sơ bộ, chọn mẫu kiểm toán, kiểm kê và đối chiếu sổ kế toán… Tương tự, kiểm toán bảng khai tài chính không phải có trình tự như nhau cho mỗi lần kiểm toán ở một cương vị cụ thể với điều kiện và lực lượng kiểm toán cụ thể.Do khách thể của kiểm toán tài chính rất đa dạng: có thể là Bộ, tỉnh, huyện, xã, các cấp ngân sách nhà nước; có thể là các doanh nghiệp có ngân sách riêng và các khách thể tự nguyện khác. Đặc biệt với các khách thể và đối tượng phức tạp hoặc có nhiều thế lực cản trở hay cố tình giấu diếm, vi phạm…trình tự công tác kiểm toán cũng phải hết sức linh hoạt, sáng tạo. 7
- Nhóm 8.1 Lớp Kiểm toán căn bản Hơn nữa, trong khu vực nhà nước, kiểm toán tài chính thường kết hợp chặt chẽ với kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ để hình thành kiểm toán liên kết.Trường hợp này các trường hợp ngược- xuôi của kiểm toán so với trình tự kế toán phải được kết hợp chặt chẽ. Chẳng hạn, kiểm toán ngân sách nhà nước cuối kỳ trình tự kiểm toán phổ biến là ngược với trình tự kế toán trong khi công việc của kiểm soát viên nhà nước đặt tại đơn vị nói chung phải thực hiện đồng thời với trình tự kế toán. 5. Quy trình tổ chức công tác kiểm toán Tuy trình tự của bản thân công tác kiểm toán khác nhau song trong mọi trường hợp, tổ chức kiểm toán đều phải được thực hiện theo một quy trình chung với 3 bước cơ bản: Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán bao gồm tất cả các công việc khác nhau nhằm tạo được cơ sở pháp lý, kế hoạch kiểm toán cụ thể và các điều kiện vật chất cho công tác kiểm toán. Bước 2: Thực hành kiểm toán bao gồm tất cả các công việc thực hiện chức năng xác minh của kiểm toán để khẳng định được thực chất của đối tượng và khách thể kiểm toán cụ thể. Bước 3: Kết thúc kiểm toán bao gồm các công việc đưa ra kết luận kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và giải quyết các công việc phát sinh sau khi lập báo cáo kiểm toán. Để thực hiện quy trình kiểm toán với 3 bước cơ bản nêu trên, khái niệm “ Cuộc kiểm toán” phải bao hàm đầy đủ các yếu tố sau: Đối tượng kiểm toán Mục tiêu và phạm vi kiểm toán Chủ thể kiểm toán Khách thể kiểm toán Phương pháp áp dụng trong kiểm toán và cơ sở pháp lý thực hiện kiểm toán 8
- Nhóm 8.1 Lớp Kiểm toán căn bản Thời hạn kiểm toán 9
- Nhóm 8.1 Lớp Kiểm toán căn bản Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hoạt động kiểm toán nói chung là những hoạt động còn tương đối mới mẻ. Trong khi đó hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán chưa đầy đủ, nội dung, quy trình cũng như phương pháp được vận dụng trong các cuộc kiểm toán của Việt Nam mới ở giai đoạn đầu. Do vậy, kế hoạch kiểm toán cần được coi trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán. Thực tiễn hoạt động kiểm toán ở nước ta trong những năm vừa qua cho thấy kế hoạch kiểm toán được lập đầy đủ và chu đáo là một trong những nhân tố hàng đầu đưa đến sự thành công của cuộc kiểm toán cũng như dẫn đến sự thành công của các doanh nghiệp. CHU N B KI M TOÁN I. Khái niệm Chuẩn bị kiểm toán là bước công việc đầu tiên của tổ chức công tác kiểm toán nhằm tạo ra tất cả tiền đề và điều kiện cụ thể trước khi thực hành kiểm toán.Đây là công việc có ý nghĩa quyết định chất lượng kiểm toán. Vị trí vai trò của chuẩn bị kiểm toán trong một cuộc kiểm toán: Vì giai đoạn chuẩn bị là giai đoạn đầu tiên trong một cuộc kiểm toán, nó chuẩn bị đầy đủ về mặt vật chất, con người để tiến hành một cuộc kiểm toán nên có vai trò quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán. Cụ thể: Chuẩn bị kiểm toán giúp kiểm toán viên thu thập được các thông tin đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xác đáng về Báo cáo tài chính, từ đó giúp các kiểm toán viên hạn chế những sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý, nâng cao hiệu quả công việc và giữ vững được uy tín nghề nghiệp đối với khách hàng, giữ vững tiếng tốt trong cộng đồng nghề nghiệp Chuẩn bịkiểm toán giúp các kiểm toán viên phối hợp hiệu quả với nhau cũng như phối hợp hiệu quả với các bộ phận có liên quan như bộ phận: kiểm toán nội bộ, các chuyên gia bên ngoài.... Đồng thời qua sự phối hợp hiệu quả đó, kiểm toán viên có thể tiến hành cuộc kiểm toán theo đúng 10
- Nhóm 8.1 Lớp Kiểm toán căn bản chương trình đã lập với các chi phí ở mức hợp lý, tăng cường sức cạnh tranh cho công ty kiểm toán và giữ uy tín với khách hàng. Chuẩn bị với kế hoạch kiểm toán thích hợp là căn cứ để Công ty kiểm toán tránh xảy ra những bất đồng đối với khách hàng. Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã lập, kiểm toán viên thống nhất với các khách hàng về nội dung công việc sẽ thực hiện, thời gian tiến hành kiểm toán cũng như là trách nhiệm của mỗi bên… Điều này tránh xảy ra những hiểm lầm đáng tiếc giữa hai bên. Việc tránh xảy ra những bất đồng với khách hàng có tầm quan trọng với việc duy trì quan hệ tốt với khách hàng và tạo điều kiện thực hiện cuộc kiểm toán có chất lượng. Thí dụ, giả sử kiểm toán viên thông báo cho khách hàng là cuộc kiểm toán hoàn tất trước ngày 31/8 những sẽ không hoàn thành trước tháng 9 do sự bố trí không đầy đủ nhân viên. Khách hàng có khả năng bị vỡ kế hoạch vì công ty kiểm toán và thậm chí có thể kiện công ty kiểm toán vì vi phạm hợp đồng. II. Các công việc chủ yếu Các công việc chủ yếu cần thực hiện khi chuẩn bị kiểm toán là: Xác định mục tiêu phạm vi kiểm toán Chỉ định người phụ trách công việc kiểm toán và chuẩn bị các điều kiện vật chất cơ bản Thu thập thông tin Lập kế hoạch kiểm toán Xây dựng chương trình kiểm toán 11
- Nhóm 8.1 Lớp Kiểm toán căn bản 1. Xác định mục tiêu phạm vi kiểm toán a. Mục tiêu kiểm toán: Là đích cần đạt tới đồng thời là thước đo kết quả kiểm toán cho mỗi cuộc kiểm toán cụ thể. Với tư cách là đích đến cũng như thước đo kết quả, mục tiêu kiểm toán phải được xác định cụ thể và chính xác. Đây là yêu cầu đầu tiên đối với công việc kiểm toán.Mục tiêu kiểm toán có thể biểu hiện trong kế hoạch, hợp đồng hay lệnh kiểm toán. Mục tiêu chung của kiểm toán phải gắn chặt với mục tiêu yêu cầu của quản lý. Vì vậy trước hết mục tiêu của kiểm toán phải tùy thuộc vào quan hệ giữa chủ thể và khách thể của cuộc kiểm toán, tùy thuộc vào loại hình kiểm toán. Các lĩnh vực kiểm toán khác nhau có các mục tiêu kiểm toán khác nhau: Kiểm toán thông tin: mục tiêu là hướng vào đánh giá tính trung thực và hợp pháp của các tài liệu thông tin và tạo niềm tin cho những người quan tâm đến tài liệu kế toán Kiểm toán tính quy tắc: mục tiêu là hướng vào đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, thể lệ luật pháp của Nhà nc và các quy định của đơn vị Kiểm toán hiệu quả: Hướng tới việc đánh giá sức sinh lời của vốn Kiểm toán hiệu năng: hướng tới việc đánh giá các lợi ích xã hội, lợi ích kinh tế của các chương trình dự án cụ thể. Từ đó khi cụ thể thành các loại hình kiểm toán: kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động hay tuân thủ thì cũng có những mục tiêu tương ứng: Kiểm toán tài chính: xác minh tính trung thực, hợp pháp và hợp lý của các thông tin trên Bảng khai tài chính. Kiểm toán hoạt động: xác minh việc thực hiện các nhiệm vụ tài chính, kế toán nhằm nâng cao tính hiệu quả và hiệu năng của từng hoạt động và nghiệp vụ của đơn vị được kiểm toán. 12
- Nhóm 8.1 Lớp Kiểm toán căn bản Kiểm toán tuân thủ: Hướng tới đánh giá mức độ tuân thủ chế độ, thể lệ, luật pháp của Nhà nước hoặc nội quy của đơn vị được kiểm toán. Ví dụ: Chuẩn mực 200 – Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam quy định: “Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không? Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị.” Trong khi đó, quan hệ giữa chủ thể và khách thể của kiểm toán thì lại phụ thuộc trước hết vào bộ máy kiểm toán (chủ thể kiểm toán): kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập hay kiểm toán nội bộ. Ngược lại, với các khách thể kiểm toán khác nhau (khách thể trực tiếp hay gián tiếp, bắt buộc hay tự nguyện, cũ hay mới….) cũng dẫn đến các mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán riêng biệt.Tùy thuộc vào mối quan hệ này mà đặt ra những yêu cầu quản lý riêng, từ đó ta có được mục tiêu của cuộc kiểm toán. Ex: Khi chủ thể kiểm toán là kiểm toán Nhà nước với các khách thể kiểm toán là các đơn vị sự nghiêp thì mục tiêu cuộc kiểm toán nghiêng về tính hiệu năng hơn cả: - Xác nhận về tính đúng đắn, trung thực của các báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính trong kiểm toán báo cáo tài chính. - Kiểm tra, đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện. 13
- Nhóm 8.1 Lớp Kiểm toán căn bản - Đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. - Thông qua hoạt động kiểm toán để chỉ ra và kiến nghị với đơn vị được kiểm toán về các sai phạm và biện pháp khắc phục; chấn chỉnh công tác quản lý tài chính - kế toán, công tác quản lý hoạt động của đơn vị; kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước; đề xuất với Chính phủ và cơ quan liên quan những kiến nghị sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý tài chính - kế toán nhằm bảo đảm các nguồn lực tài chính công được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. Tóm lại nói một cách khác thì để xác định mục tiêu kiểm toán thì trước hết phải hiểu rõ loại hình kiểm toán cũng như mối quan hệ giữa khách thể và chủ thể kiểm toán.Từ đó mới xác định kiểm toán để làm gì?Kiểm toán phục vụ nhu cầu của ai?Cũng như xác định các mục đích phụ khác nếu có. b. Phạm vi kiểm toán: Là sự giới hạn về không gian và thời gian của đối tượng kiểm toán. Thông thường, phạm vi kiểm toán sẽ đi đôi với mục tiêu kiểm toán. Mỗi mục tiêu kiểm toán khác nhau sẽ đòi hỏi một phạm vi kiểm toán khác nhau Giới hạn không gian được nhắc đến ở đây chính là giới hạn về nội dung và đối tượng kiểm toán, số đơn vị cần tiến hành kiểm toán. Ex: nếu kiểm toán BCTC thì phải xác định đối tượng kiểm toán sẽ chỉ là Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay toàn bộ bảng khai tài chính. Hay với kiểm toán nghiệp vụ thì đó là nghiệp vụ nào, tất cả các nghiệp vụ hay chỉ nghiệp vụ về kho, két, thù lao, thậm chí phải chỉ rõ kho nào, két nào và thù lao ở đơn vị cụ thể nào. Cùng với việc cụ thể hóa về đối tượng, phải cụ thể hóa về khoảng thời gian thuộc phạm vi kiểm toán(tháng, quý, năm) nhằm nâng cao chất lượng của kết quả kiểm toán. Giới hạn về thời gian bao gồm việc xác định thời kỳ kiểm toán, xác 14
- Nhóm 8.1 Lớp Kiểm toán căn bản định rõ niên độ kế toán (năm tài khóa) hoặc khoảng thời gian từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc của chương trình, dự án hay công trình xây dựng cơ bản. Tại sao lại cần xác định mục tiêu phạm vi kiểm toán khi bắt đầu chuẩn bị kiểm toán? Chuẩn bị kiểm toán là bước tạo tiền đề và điều kiện cụ thể trước khi thực hành kiểm toán. Chỉ khi xác định được mục tiêu và phạm vi kiểm toán chủ thể kiểm toán mới có cơ sở để xây dựng kế hoạch kiểm toán và tiến hành thực hiện kiểm toán. 2. Chỉ định người phụ trách công việc kiểm toán và chuẩn bị các điều kiện vật chất cơ bản Tùy vào mục tiêu và phạm vi kiểm toán, cần chỉ định người chủ trì cuộc kiểm toán. Ngoài việc phụ thuộc và mục tiêu và phạm vi kiểm toán, người phụ trách còn phải tương xứng với vị trí, yêu cầu, nội dung và tinh thần của cuộc kiểm toán cũng như phù hợp với tính chất hoạt động của dơn vị được kiểm toán.Việc chỉ định người phụ trách cũng có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của cuộc kiểm toán.Chính vì vậy, đã được ghi trong nhóm chuẩn mực chung- chuẩn mực đầu tiên trong 10 chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến GAAS. Cụ thể: 1. Việc kiểm toán phải do một người hay một nhóm người được đào tạo nghiệp vụ tương xứng và thành thạo chuyên môn như một kiểm toán viên thực thụ 2. Trong tất cả các vấn đề liên quan tới cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải giữ một thái độ độc lập 3. Kiểm toán viên phải duy trì sự thận trọng nghề nghiệp đúng mực trong suốt cuộc kiểm toán. Các điều kiện vật chất cơ bản: Để thực hiện thành công một cuộc kiểm toán, trưởng đoàn kiểm toán phải chuẩn bị tương đối đầy đủđiều kiện vật chất cho các tổ, các kiểm toán viên như đối với từng tổ kiểm toán phải có: 15
- Nhóm 8.1 Lớp Kiểm toán căn bản Các tài liệu gồm: quyết định thành lập đoàn kiểm toán, quy chế làm việc của đoàn Sổ nhật ký kiểm toán Các đồ dùng văn phòng phẩm Giấy giới thiệu hoặc chứng nhận Phương tiện tính toán và kiểm tra thích ứng với đặc điểm tổ chức kế toán, phương tiện kiểm kê thích ứng với từng loại vật tư đá quý…. Chi phí ăn ở, đi lại,… 3. Thu thập thông tin Ở bước chuẩn bị, thu thập thông tin chỉ hướng tới việc đưa ra các bước quyết định về kiểm toán (kể cả lập kế hoạch kiểm toán) mà chưa đặt ra mục đích thu thập bằng chứng cho kết luận kiểm toán. Do vậy nhiệm vụ thu thập thông tin ở bước này cần đặt ra tương ứng với phạm vi và mục tiêu kiểm toán song cần quan tâm đến chiều rộng hơn là chiều sâu. Thông tin cần thiết cho chuẩn bị kiểm toán bao gồm: a. Các thông tin liên quan đến ngành nghề lĩnh vực hoạt động, các thông tin sơ bộ về của khách thể kiểm toán Những hiểu biết về ngành nghề hoạt động là cơ sở quan trọng để kiểm toán viên đưa ra các xét đoán chuyên môn.Giúp kiểm toán viên thực hiện kiểm toán với tính thận trọng nghề nghiệp đúng mức. Mức độ hiểu biết và việc sử dụng các hiểu biết này một cách hợp lý sẽ trợ giúp kiểm toán viên trong các công việc: Nắm chắc môi trường hoạt động của đơn vị, phán đoán sự ảnh hưởng của ngành tới đơn vị Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát; Phân tích rủi ro kinh doanh và các phương án giải quyết của Giám đốc (hoặc người đứng đầu); Lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán một cách hiệu quả; 16
- Nhóm 8.1 Lớp Kiểm toán căn bản Xác định mức độ trọng yếu và đánh giá sự phù hợp của mức độ trọng yếu đó trong quá trình kiểm toán; Đánh giá về sự đầy đủ và tính thích hợp của các bằng chứng kiểm toán; Thí dụ, giả sử bạn đang thực hiện kiểm toán một quỹ tương trợ đang có những khoản đầu tư đáng kể vào kĩ nghệ dầu hỏa và chất đốt. Để thực hiện một cuộc kiểm toán đầy đủ thì điều quan trọng là bạn phải có môt hiểu biết đầy đủ về các quỹ tương trợ lẫn về kỹ nghệ dầu hỏa và khí đốt. một sự hiểu biết hợp lý về ngành kinh doanh của khách hàng đã được quy định trong SAS 22 (AU 311) )(chuẩn mực kiểm toán quốc tế)( SAS 22 Planning and Supervision AU 311A Related Interpretations) Các thông tin sơ bộ về đơn vị Loại thông tin này cho phép kiểm toán viên có cái nhìn sơ bộ về khách thể kiểm toán giúp cho việc đánh giá rủi ro trong kiểm toán và các vấn đề trọng yếu cần cân nhắc khi lập kế hoạch. Quá trình hình thành và những thay đổi về tổ chức, mô hình, tính chất hoạt động của đơn vị. Mục tiêu hoạt động chủ yếu, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Đặc thù và phương thức hoạt động: Phạm vi, nhiệm vụ được phép hoạt động; những nghiệp vụ kinh doanh chính, các dịch vụ; quy trình nghiệp vụ; chế độ kế toán và phương pháp xử lý thông tin kế toán.... Điều lệ tổ chức và hoạt động; Quy chế quản lý tài chính, tín dụng, các văn bản pháp quy khác có liên quan đến quản lý và phân cấp quản lý tài chính, kế toán, tín dụng, hoạt động Những thay đổi hiện tại hoặc sắp tới về công nghệ, loại hình, quy trình hoạt động: tình hình triển khai và dự định (kế hoạch, chiến lược) triển khai của tổ chức trong việc cải tiến công nghệ, quy trình hoạt động, dịch vụ, sản 17
- Nhóm 8.1 Lớp Kiểm toán căn bản phẩm mới có thể cung cấp trong tương lai, nhằm đánh giá sơ bộ về tính hoạt động liên lục và lâu dài của đơn vị. Những thuận lợi, khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến tình hình hoạt động và tình hình tài chính của đơn vị: Tình hình môi trường kinh tế, xã hội, môi trường hoạt động của tổ chức và các chính sách, luật pháp, đánh giá sơ bộ những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tình hoạt động và BCTC của đơn vị. Các chỉ tiêu chủ yếu về tình hình hoạt động trong năm được kiểm toán và một số năm trước đó (theo số báo cáo của đơn vị): Chi tiết theo từng loại hình đơn vị. Lấy ví dụ, trong phạm vi kiểm toán tài chính: Trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 310 – Hiểu biết về tình hình kinh doanh có đề cập: “Để thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải có hiểu biết về tình hình kinh doanh đủ để có thể nhận thức và xác định các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo đánh giá của kiểm toán viên có thể ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên, hoặc đến báo cáo kiểm toán”. Những nội dung cụ thể kiểm toán viên phải hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách thể kiểm toán được quy định trong chuẩn mực 310, bao gồm: - Hiểu biết chung về nền kinh tế: Thực trạng nền kinh tế; lãi suất và lạm phát; các chính sách của Chính phủ; biến động thị trường chứng khoán và các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán; tỉ giá hối đoái,.. - Môi trường và lĩnh vực hoạt động: + Thị trường và cạnh tranh; + Đặc điểm hoạt động kinh doanh (liên tục hay theo thời vụ); + Các thay đổi trong công nghệ sản xuất, kinh doanh; 18
- Nhóm 8.1 Lớp Kiểm toán căn bản + Rủi ro kinh doanh (Công nghệ cao, thị hiếu thị trường, cạnh tranh,...); + Sự thu hẹp hay mở rộng quy mô kinh doanh; + Các điều kiện bất lợi (Cung, cầu tăng hoặc giảm, chiến tranh, giá cả,...); + Các tỷ suất quan trọng và các số liệu thống kê về hoạt động kinh doanh hàng năm; + Chuẩn mực, chế độ kế toán và các vấn đề liên quan; + Các quy định pháp luật và các chính sách, chế độ cụ thể có liên quan; + Các nguồn cung cấp (Ví dụ: Hàng hóa, dịch vụ, lao động,...) và giá cả. - Nhân tố nội tại của đơn vị được kiểm toán + Các đặc điểm quan trọng về sở hữu và quản lý: hội đồng quản trị; giám đốc và bộ máy điều hành; loại hình doanh nghiệp Lĩnh vực, phạm vi và đối tượng được phép kinh doanh; Thời hạn được phép hoạt động; Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất, kinh doanh; bộ máy quản lý; Các mục tiêu quản lý và kế hoạch chiến lược; + Tình hình kinh doanh của đơn vị: - Đặc điểm và qui mô hoạt động sản xuất, kinh doanh; - Các điều kiện sản xuất, kho bãi, văn phòng; - Các vấn đề về nhân lực - Sản phẩm, dịch vụ và thị trường - Các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ - Cơ cấu nợ vay, các điều khoản thu hẹp và giới hạn nợ. + Khả năng tài chính,… b. Tìm hiểu về hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ: 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Tổ chức công tác kiểm toán
38 p | 769 | 235
-
Luận văn tốt nghiệp: Trình tự tổ chức công tác kiểm toán
40 p | 456 | 116
-
Luận văn "Trình tự tổ chức công tác kiểm toán”
35 p | 191 | 57
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành do kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện
392 p | 47 | 12
-
Tóm tắt luận văn Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp xây dựng do các công ty kiểm toán nhỏ và vừa Việt Nam thực hiện
33 p | 70 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Cảng Cái Lân
112 p | 37 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Da Liễu Đà Nẵng
100 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Chiêu Bấu
112 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Duy Xuyên, Quảng Nam
127 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh Viện đa khoa huyện Kiên lương, Kiên Giang
96 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần thương mại Kiên Giang
103 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức công tác kế toán tại Công ty quản lý bay Miền Trung
97 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Trường Tài Phát
99 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường Đại học Kiên Giang
108 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức công tác kế toán tại Kho bạc Nhà nước Quảng Nam
127 p | 7 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại chi nhánh Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông Trung tâm Hỗ trợ Bán hàng Miền Trung
133 p | 9 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán phục vụ kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
85 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đăk Lăk
95 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn