Hứa Thị Minh Hồng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
191(15): 137 - 142<br />
<br />
TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN VIỆC KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN<br />
CÁC NGÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Hứa Thị Minh Hồng*<br />
Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống là yêu cầu khách quan, cấp thiết và có ý nghĩa<br />
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới hiện nay.Trên<br />
cơ sở phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp tổ chức hướng dẫn, phát triển ngành nghề truyền<br />
thống ở tỉnhThái Nguyên hiện nay, qua đó đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của<br />
tỉnh trong thời gian tới… Bài viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: Phân tích; Thu thập,<br />
xử lý dữ liệu… nhằm đề xuất những giải pháp cơ bản để tổ chức, hướng dẫn khai thác phát triển<br />
ngành nghề truyền thống ở Thái Nguyên hiện nay trên cơ sở phân tích thực trạng của vấn đề<br />
nghiên cứu.<br />
Từ khóa: ngành nghề; truyền thống; phát triển; nông thôn; Thái Nguyên<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Xuất phát từ vị trí, vai trò của ngành nghề<br />
truyền thống và yêu cầu khách quancủa quá<br />
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước<br />
mà việc phát triển các ngành nghề truyền<br />
thống ở cả nước nói chung và tỉnh Thái<br />
Nguyên nói riêng hiện có vị trí rất quan trọng.<br />
Mặc dù đã có những bài viết đề cập đến các<br />
ngành nghề truyền thống trong quá trình phát<br />
triển kinh tế - xã hội dưới các khía cạnh khác<br />
nhau.Tuy nhiên, chưa có bài viết cụ thể nào<br />
tiếp cận đến việc tổ chức hướng dẫn, phát<br />
triển ngành nghề truyền thống nói chung và ở<br />
Thái Nguyên nói riêng. Vì vậy, việc nghiên<br />
cứu thực trạng và giải pháp tổ chức hướng<br />
dẫn, phát triển ngành nghề truyền thống ở<br />
Thái Nguyên hiện nay là cần thiết.<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Để nghiên cứu và giải quyết vấn đề, tác giả<br />
bài viết sử dụng một số phương pháp nghiên<br />
cứu cơ bản như: thu thập nghiên cứu các văn<br />
bản quản lý nhà nước về phát triển ngành<br />
nghề truyền thống, thu thập thông tin để phân<br />
tích thực trạng và giải pháp…<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Việt Nam là đất nước có nhiều nghề thủ công<br />
truyền thống gắn liền với lịch sử dân tộc.Các<br />
*<br />
<br />
Tel: 0988 666550, Email: minhhongnnpl@gmail.com<br />
<br />
ngành nghề truyền thống được hình thành, tồn<br />
tại trải qua nhiều thăng trầm và phát triển cho<br />
đến tận bây giờ. Những nghề, làng nghề<br />
truyền thống đã chứng tỏ được sức sống bền<br />
bỉ của mình, góp phần giữ gìn nét đẹp văn<br />
hóa của ông cha để lại và tạo điều kiện cho xã<br />
hội phát triển. Tuy nhiên do những yếu tố chủ<br />
quan, khách quan mà hiện nay một số ngành<br />
nghề truyền thống ở các địa phương không<br />
phát huy được hết giá trị, ý nghĩa của nó mà<br />
thâm chí còn dần dần bị mai một. Do đó, việc<br />
bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền<br />
thống là yêu cầu khách quan, cấp thiết và có ý<br />
nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển<br />
kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới<br />
hiện nay. Điều này xuất phát từ những nguyên<br />
nhân cơ bản sau:<br />
Một là, vị trí, vai trò của ngành nghề truyền<br />
thống trong xây dựng nông thôn mới. Trong<br />
quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng<br />
nông thôn mới, việc khai thác và phát triển các<br />
ngành nghề truyền thống ở địa phương giữ vị<br />
trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Cụ thể là:<br />
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở<br />
nông thôn. Các vùng nông thôn chủ yếu là cơ<br />
cấu kinh tế nông nghiệp, hiện vẫn còn chiếm<br />
số lớn. Vì vậy, nếu các ngành nghề truyền<br />
thống phát triển sẽ trở thành hạt nhân - kinh tế<br />
cho địa phương, thúc đẩy quá trình xây dựng<br />
nông thôn mới, thu hút người dân tham gia<br />
137<br />
<br />
Hứa Thị Minh Hồng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
lao động, sản xuất trực tiếp tại địa phương,<br />
qua đó giảm tỷ lệ lao động đổ về các thành<br />
phố, đô thị lớn để mưu sinh góp phần giảm<br />
các vấn đề xã hội. Việc phát triển các ngành<br />
nghề truyền thống ở nông thôn sẽ tận dụng<br />
được các nguồn nguyên liệu là sản phẩm của<br />
ngành nông – lâm – ngư nghiệp, làm tăng khả<br />
năng tích lũy vốn và kỹ thuật hỗ trợ cho nông<br />
nghiệp, công nghiệp và các loại hình dịch vụ<br />
khác ở nông thôn phát triển.<br />
- Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải<br />
thiện đời sống người lao động. Nông thôn là<br />
nơi sinh sống của trên 64% dân số cả nước,<br />
có 67,8% lực lượng lao động từ 15 tuổi trở<br />
lên[6], đó vừa là nguồn cung cấp lao động<br />
cho các ngành kinh tế quốc dân vừa là thách<br />
thức về vấn đề giải quyết việc làm cho người<br />
lao động ở nông thôn hiện nay. Do đặc điểm<br />
của sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ nên<br />
lao động cũng có tính mùa vụ, vì thế sẽ có<br />
thời gian nhàn rỗi, dẫn đến dư thừa lao động.<br />
Do đó, ngoài việc cung cấp lao động cho các<br />
khu công nghiệp và dịch vụ, người lao động ở<br />
nông thôn còn có thể tham gia vào sản xuất<br />
các sản phẩm truyền thống ở địa phương.<br />
Việc phát triển ngành nghề nông thôn không<br />
những giải quyết được việc làm tại chỗ cho<br />
nguồn lao động mà còn sử dụng triệt để sức<br />
lao động, tăng thu nhập, đảm bảo cuộc sống<br />
cho các hộ gia đình, góp phần phát triển kinh<br />
tế - xã hội ở địa phương. Đặc biệt, các ngành<br />
nghề truyền thống thường là lao động thủ<br />
công, không kén chọn nên có thể sử dụng lao<br />
động với độ tuổi phong phú, thậm chí cả<br />
người già, trẻ em, người khuyết tật cũng có<br />
thể tham gia sản xuất.<br />
- Phát triển ngành nghề truyền thống ở địa<br />
phương góp phần phát triển loại hình kinh tế<br />
hộ gia đình đặc biệt trong lĩnh vực nông<br />
nghiệp, nông thôn. Bởi vì quá trình sản xuất<br />
các sản phẩm của làng nghề đã tận dụng một<br />
cách triệt để các yếu tố về vốn, kỹ thuật của<br />
từng hộ gia đình, các thành viên trong gia đình<br />
đều có thể tham gia sản xuất các mặt hàng<br />
truyền thống đáp ứng nhu cầu thị trường.<br />
138<br />
<br />
191(15): 137 - 142<br />
<br />
- Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Sản<br />
phẩm của những ngành nghề truyền thống là<br />
sự kết hợp giữa văn hóa và trình độ kỹ thuật<br />
của người làm nghề tạo nên. Những sản phẩm<br />
có độ thẩm mỹ cao, kết hợp tinh hoa qua<br />
nhiều thế hệ. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt<br />
kinh tế cho người dân mà còn phản ánh sinh<br />
động đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội của<br />
người dân đồng thời gìn giữ những nét đẹp<br />
truyền thống của dân tộc Việt Nam qua các<br />
thế hệ.<br />
Hai là, yêu cầu của quá trình công nghiệp<br />
hóa, hiện đại hóa trong khu vực nông nghiệp,<br />
nông thôn. Mục tiêu của quá trình phát triển<br />
nông nghiệp, nông thôn là không ngừng nâng<br />
cao đời sống vật chất và tinh thần của dân cư<br />
nông thôn trên cơ sở công nghiệp hóa, hiện<br />
đại hóa nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng<br />
hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện<br />
đại hóa đất nước, trong đó phát triển sản xuất<br />
nông nghiệp là then chốt, xây dựng nông thôn<br />
mới là căn bản, nông dân giữ vai trò chủ thể.<br />
Ba là, những khó khăn, bất cập trong việc<br />
phát triển ngành nghề truyền thống ở địa<br />
phương. Hiện nay, ở các làng nghề, làng nghề<br />
truyền thống phần lớn mặt bằng sản xuất chật<br />
hẹp do chủ yếu xây dựng tại gia đình, vừa sản<br />
xuất vừa làm nơi sinh hoạt, cho nên nhiều cơ<br />
sở không có điều kiện đầu tư, đổi mới công<br />
nghệ và thiết bị để mở rộng sản xuất; Thiết bị<br />
công nghệ của nhiều làng nghề còn lạc hậu,<br />
khiến cho năng suất thấp, giá thành cao, chất<br />
lượng kém. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm không<br />
khí, bụi, tiếng ồn, nguồn nước, chất thải rắn ở<br />
một số làng nghề đã đến mức nghiêm trọng;<br />
Vấn đề tìm đầu ra cho sản phẩm, …<br />
Bốn là, trách nhiệm của chính quyền địa<br />
phương trong phát triển ngành nghề truyền<br />
thống. Yêu cầu phát triển nhanh và bền vững<br />
các ngành nghề truyền thống nhằm đẩy nhanh<br />
quá trình xây dựng nông thôn mới không chỉ<br />
cần tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức<br />
cơ sở đảng, mà cần phải nâng cao hơn nữa<br />
năng lực và trách nhiệm quản lý của chính<br />
quyền các cấp. Chính vì vậy, củng cố và nâng<br />
<br />
Hứa Thị Minh Hồng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
cao năng lực, trách nhiệm của chính quyền<br />
các cấp vừa là đòi hỏi mang tính nguyên tắc,<br />
vừa mang tính thực tiễn sâu sắc.<br />
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng miền núi<br />
trung du Bắc Bộ với nhiều tiềm năng trong<br />
phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các<br />
ngành nghề thủ công truyền thống và nhiều<br />
sản phẩm chủ lực như: cây chè, cây hoa<br />
quả…Trong những năm qua, tỉnh Thái<br />
Nguyên đã ban hành một số quy định trong<br />
việc phát triển ngành nghề nông thôn như:<br />
Quyết định số 3358/QĐ-UBND của Ủy ban<br />
nhân dân tỉnh Thái Nguyên phê duyệt quy<br />
hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh<br />
Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020[1]; Nghị<br />
quyết số 21/2016/NQ-HĐND của Hội đồng<br />
nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành quy<br />
định chính sách hỗ trợ đặc thù khuyến khích<br />
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông<br />
thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn<br />
2016-2020[3]; Đề án đào tạo nghề cho lao<br />
động nông thôn đến năm 2020 của tỉnh Thái<br />
Nguyên[2]…Với nhiều chính sách hấp dẫn,<br />
Thái Nguyên đã huy động mọi nguồn lực hỗ<br />
trợ cho các làng nghề, làng nghề truyền thống<br />
xây dựng thương hiệu, qua đó nâng cao sức<br />
đóng góp của khu vực này trong phát triển<br />
kinh tế - xã hội.<br />
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều làng<br />
nghề, đa dạng về ngành nghề, tính đến tháng<br />
9/2018, toàn tỉnh có 238 làng nghề, làng nghề<br />
truyền thống, trong đó có 216 làng nghề chè<br />
(chiếm gần 90,8%), còn lại là các làng nghề<br />
chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; sinh vật<br />
cảnh; gỗ mỹ nghệ, mộc dân dụng…. Làng<br />
nghề trồng và chế biến chè chiếm tỷ lệ lớn<br />
như vậy là do tỉnh Thái Nguyên có 21.700 ha<br />
chè (diện tích chè lớn thứ 2 trong cả nước),<br />
trong đó có hơn 18.000ha chè kinh doanh[7].<br />
Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã<br />
tập trung mọi nguồn lực để khai thác có hiệu<br />
quả, bền vững tiềm năng và lợi thế của cây<br />
chè trên cơ sở phát triển đồng bộ sản xuất,<br />
chế biến, tiêu thụ gắn với việc ứng dụng tiến<br />
bộ khoa học công nghệ, áp dụng các tiêu<br />
<br />
191(15): 137 - 142<br />
<br />
chuẩn tiên tiến, phát triển sản phẩm đa dạng,<br />
an toàn, chất lượng kết hợp với việc tạo dựng<br />
thương hiệu cho sản phẩm trên thị trường<br />
trong nước và quốc tế. Trong đó vấn đề bảo<br />
hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm chè<br />
được đặc biệt quan tâm. Năm 2013, sản phẩm<br />
chè Thái Nguyên được công nhận kỷ lục Việt<br />
Nam “Thái Nguyên – Thương hiệu trà danh<br />
tiếng được nhiều người biết đến nhất” và kỷ<br />
lục châu Á “Sản phẩm trà Thái Nguyên thuộc<br />
Top các đặc sản quà tặng có giá trị của châu<br />
Á”; Năm 2016, sản phẩm chè của Công ty cổ<br />
phần chè Hà Thái đạt giải Bạc; năm 2017, sản<br />
phẩm chè của Công ty cổ phần chè Tân<br />
Cương Hoàng Bình đạt giải Đặc biệt tại cuộc<br />
thi đặc sản quốc tế Bắc Mỹ;… Năm 2017,<br />
nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” đã<br />
được cơ quan sở hữu trí tuệ của 03 quốc gia<br />
và vùng lãnh thổ (Mỹ, Trung Quốc, Đài<br />
Loan) cấp văn bằng bảo hộ. Đây là điều kiện<br />
rất thuận lợi để nâng cao giá trị và năng lực<br />
cạnh tranh của sản phẩm chè Thái Nguyên tại<br />
các thị trường nước ngoài tiềm năng. Tuy<br />
nhiên để khai thác tối đa giá trị của nhãn hiệu<br />
tập thể “Chè Thái Nguyên” tại các thị trường<br />
nước ngoài đã được bảo hộ là một vấn đề<br />
không hề đơn giản. Nó đòi hỏi sự tham gia<br />
tích cực tất cả các cấp, các ngành và các tổ<br />
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm<br />
chè.<br />
Từ nay đến năm 2020, Thái Nguyên tiếp tục<br />
dành nhiều ưu đãi cho 37 chương trình, dự án<br />
phục vụ phát triển ngành nghề nông thôn trên<br />
địa bàn tỉnh, trong đó có nhiều dự án mới<br />
như: nghề đan rọ tôm, nghề thêu ren, nghề<br />
sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, nghề trồng hoa cây<br />
cảnh, nghề cơ khí inox… Đảm bảo thực hiện<br />
mục tiêu thúc đẩy ngành nghề nông thôn phát<br />
triển bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế<br />
nông nghiệp, nông thôn theo hướng giảm dần<br />
tỷ trọng nông nghiệp, nâng cao tỷ trọng ngành<br />
phi nông nghiệp, dịch vụ, nâng cao thu nhập<br />
của người dân nông thôn.<br />
Trên cơ sở yêu cầu khách quan và thực trạng<br />
đó, việc tổ chức, hướng dẫn khai thác phát<br />
139<br />
<br />
Hứa Thị Minh Hồng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
triển ngành nghề truyền thống ở Thái Nguyên<br />
hiện nay cần thực hiện đồng bộ những giải<br />
pháp cơ bản:<br />
Thứ nhất, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát<br />
ngành nghề truyền thống ở địa phương.<br />
Từ chủ trương của Đảng, chính sách, pháp<br />
luật của Nhà nước, chính quyền địa phương<br />
xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các<br />
ngành nghề truyền thống trên cơ sở kế hoạch<br />
phát triển kinh tế - xã hội chung, phù hợp với<br />
đặc điểm của địa phương, sát với từng giai<br />
đoạn, từng thời kỳ phát triển của các làng<br />
nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền<br />
thống; ưu tiên quy hoạch xây dựng các khu sản<br />
xuất tiểu thủ công nghiệp, tiến tới đưa các<br />
doanh nghiệp và cơ sở sản xuất từ hộ gia đình<br />
ra những cụm công nghiệp làng nghề tập trung.<br />
Xác định được chức năng, quyền hạn, trách<br />
nhiệm của chính quyền và các cơ quan quản lý<br />
nhà nước có liên quan theo quy định của pháp<br />
luật, nhằm nâng cao chất lượng quản lý, điều<br />
hành hoạt động đối với các làng nghề, làng<br />
nghề truyền thống. Đây là giải pháp cơ bản ảnh<br />
hưởng trực tiếp đến việc bảo tồn và phát triển<br />
các ngành nghề truyền thống ở địa phương.<br />
Thứ hai, lập, quản lý hồ sơ và báo cáo trong<br />
việc công nhận, quản lý các ngành nghề<br />
truyền thống ở địa phương.<br />
Để được công nhận nghề truyền thống, làng<br />
nghề, làng nghề truyền thống, chính quyền<br />
địa phương phải có trách nhiệm trong lập và<br />
quản lý hồ sơ. Theo đó:<br />
- Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành kiểm tra, rà<br />
soát các ngành nghề truyền thống ở địa phương.<br />
- Ủy ban nhân dân cấp huyện lập hồ sơ đề<br />
nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề,<br />
làng nghề truyền thống theo tiêu chí quy định<br />
và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét công<br />
nhận. (Các thành phần hồ sơ đề nghị công<br />
nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề<br />
truyền thống được quy định cụ thể tại Điều 6,<br />
Nghị định số 52/2018/NĐ-CP[4])<br />
- Thời hạn: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận<br />
được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh<br />
140<br />
<br />
191(15): 137 - 142<br />
<br />
thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn những đối<br />
tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định, ra quyết<br />
định và cấp bằng công nhận nghề truyền<br />
thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.<br />
- Thời gian xét công nhận: do Ủy ban nhân<br />
dân cấp tỉnh quyết định.<br />
Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề<br />
truyền thống sau khi được công nhận không<br />
đạt tiêu chí quy định sẽ bị thu hồi bằng công<br />
nhận. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách<br />
nhiệm tổng hợp danh sách, gửi Ủy ban nhân<br />
dân cấp tỉnh để xem xét, thu hồi bằng công<br />
nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề<br />
truyền thống.<br />
Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Ủy ban<br />
nhân dân cấp tỉnh việc quản lý bằng công<br />
nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề<br />
truyền thống và tình hình thực hiện các quy<br />
định về tiêu chí công nhận nghề truyền thống,<br />
làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa<br />
bàn định kỳ một năm một lần trước ngày 30<br />
tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu<br />
cầu để tổng hợp gửi báo cáo Bộ Nông nghiệp<br />
và Phát triển nông thôn.<br />
Thứ ba, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn,<br />
hỗ trợ nhân dân phát triển ngành nghề truyền<br />
thống ở địa phương.<br />
Việc tuyên truyền, vận động người dân địa<br />
phương phát triển ngành nghề truyền thống<br />
theo định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung và kế hoạch phát triển ngành<br />
nghề truyền thống nói riêng ở địa phương, cơ<br />
sở được thực hiện thông qua nhiều hình thức<br />
khác nhau như: Thông qua hệ thống phát<br />
thanh, Hội nghị nhân dân, đại biểu hội đồng<br />
nhân dân các cấp…<br />
Việc hướng dẫn, hỗ trợ người dân tham gia<br />
các chương trình, dự án phát triển ngành nghề<br />
truyền thống ở địa phương thông qua các biện<br />
pháp như: Tổ chức hoặc phối hợp với các tổ<br />
chức khác mở các lớp hướng nghiệp dạy<br />
nghề; Tổ chức phát triển cơ sở hạ tầng, tạo<br />
điều kiện thúc đẩy sản xuất; Thực hiện các<br />
hoạt động khuyến nông – lâm – ngư nghiệp,<br />
tiểu thủ công nghiệp; Tư vấn pháp luật, trợ<br />
<br />
Hứa Thị Minh Hồng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
giúp pháp lý, giải quyết nhanh chóng các thủ<br />
tục có liên quan trong phạm vi thẩm quyền<br />
của chính quyền địa phương…<br />
Thứ tư, huy động các nguồn lực và tăng<br />
cường ứng dụng, chuyển giao công nghệ<br />
trong sản xuất tại các làng nghề, làng nghề<br />
truyền thống.<br />
Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường<br />
nội địa và xuất khẩu, sự cạnh tranh của các<br />
mặt hàng nhập khẩu, sản phẩm của các làng<br />
nghề, làng nghề truyền thống cần được đổi<br />
mới cả về chất lượng, mẫu mã, hạ giá thành<br />
sản phẩm, từ đó đòi hỏi các làng nghề phải<br />
tăng cường ứng dụng, đổi mới công nghệ sản<br />
xuất, quan tâm đến công tác đào tạo nguồn<br />
nhân lực có tay nghề cao và giải quyết vấn đề<br />
ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, việc tiếp<br />
cận các nguồn lực tài chính hỗ trợ sản xuất là<br />
rất cần thiết đối với các làng nghề, làng nghề<br />
truyền thống.<br />
Hiện nay, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ<br />
chế, chính sách hỗ trợ và các ưu đãi như: đầu<br />
tư, tín dụng theo Luật đầu tư công, cơ chế,<br />
chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư<br />
vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định số<br />
57/2018/NĐ-CP[5]); xúc tiến thương mại; mặt<br />
bằng sản xuất, khoa học công nghệ; đào tạo<br />
nhân lực (Nghị định số52/2018/NĐ-CP) [4]…<br />
Bên cạnh đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý phải<br />
quan tâm đúng mức và tôn vinh tài năng các<br />
nghệ nhân làng nghề. Bởi nghệ nhân chính là<br />
những báu vật nhân văn sống, là những người<br />
có sứ mệnh lĩnh hội, cải biến, bổ sung và<br />
truyền nghề; họ cũng là cầu nối giữa tổ<br />
nghiệp với các thế hệ mai sau và có nhiều<br />
năm gắn bó với nghề. Việc tổ chức để các<br />
nghệ nhân truyền nghề cho số lao động trẻ sẽ<br />
tạo ra thế hệ những người lao động có tay<br />
nghề cao, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất<br />
lượng nguồn lao động tại các làng nghề<br />
truyền thống.<br />
Thứ năm, xây dựng và phát triển thương hiệu<br />
sản phẩm.<br />
Sản phẩm của ngành, nghề truyền thống<br />
thường có giá thành cao, mẫu mã sản phẩm<br />
<br />
191(15): 137 - 142<br />
<br />
chưa đa dạng, chưa theo kịp thị hiếu người<br />
tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Hầu hết các<br />
làng nghề hiện nay vẫn phát triển manh mún,<br />
nhỏ lẻ, khó cạnh tranh với những sản phẩm<br />
cùng loại được sản xuất bằng công nghệ hiện<br />
đại từ các nước trong khu vực. Bên cạnh đó,<br />
do thiếu thông tin nên việc mở rộng thị<br />
trường tiêu thụ còn chậm. Việc đăng ký<br />
thương hiệu hàng hóa và kiểu dáng sản phẩm<br />
ở một số địa phương chưa được quan tâm đầu<br />
tư, hỗ trợ.<br />
Vì vậy, chính quyền địa phương phải đồng<br />
hành cùng các nghề, làng nghề, làng nghề<br />
truyền thống trong việc hỗ trợ xây dựng và<br />
phát triển thương hiệu bao gồm:<br />
- Thành lập các hợp tác xã làng nghề tại địa<br />
phương đại diện đứng ra làm đầu mối thu<br />
mua sản phẩm, giao thương với bên ngoài<br />
nhằm liên kết các hộ sản xuất trong làng nghề<br />
xây dựng một nhãn hiệu chung;<br />
- Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quyền<br />
sở hữu trí tuệ; hoàn thiện các quy hoạch, định<br />
hướng phát triển ngành nghề;<br />
- Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng kiến<br />
thức cho các hộ kinh doanh;<br />
- Hỗ trợ làng nghề xây dựng chiến lược phát<br />
triển thương hiệu sản phẩm, vốn, thị trường;<br />
- Nâng cao hoạt động khuyến công, hỗ trợ đổi<br />
mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất nhằm<br />
nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh<br />
tranh trên thị trường;<br />
- Hỗ trợ làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh<br />
đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tham gia hội<br />
trợ, triển lãm để quảng bá sản phẩm. Đặc biệt<br />
trong thời đại công nghiệp 4.0 cần tiếp cận<br />
các nguồn công nghệ thông tin để quảng bá,<br />
tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm một<br />
cách nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả. Đảm<br />
bảo ổn định và phát triển thị trường tiêu thụ,<br />
nhất là thị trường xuất khẩu và thị trường du<br />
lịch là các thị trường đang có nhiều tiềm năng<br />
và thuận lợi cơ bản.<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
141<br />
<br />