intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổ chức marketing trong doanh nghiệp, tổ chức

Chia sẻ: Weiying Weiying | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

71
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự phát triển của công nghệ thông tin, canh tranh toàn cầu, trình độ của người mua hàng, giá trị gia tăng và tầm quan trọng của dịch vụ... đòi hỏi mỗi doanh nghiệp/ tổ chức phải xem xét và tổ chức các hoạt động kinh doanh và marketing làm sao cho tốt nhằm củng cố doanh số, thị phần, hình ảnh… nhất là trong thời kì mà nền kinh tế đang chưa sáng sủa sau một thời gian dài khủng hoảng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổ chức marketing trong doanh nghiệp, tổ chức

  1. TỔ CHỨC MARKETING TRONG  DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC Sự  phát triển của công nghệ thông tin, canh tranh toàn cầu, trình độ  của người   mua hàng, giá trị  gia tăng và tầm quan trọng của dịch vụ  …đòi hỏi mỗi doanh   nghiệp/ tổ chức phải xem xét và tổ chức các hoạt động kinh doanh và marketing   làm sao cho tốt nhằm củng cố doanh số, thị ph ần, hình ảnh… nhất là trong thời   kì mà nền kinh tế đang chưa sáng sủa sau một thời gian dài khủng hoảng Tiến trình phát triển mạng lưới sản phẩm và khách hàng được thực hiện dựa trên  những khái niệm sau: I. Tổ chức doanh nghiệp ­     Phản hồi thông tin từ khách hàng cần được thu thập liên tục để phân tích từ đó trả  lời được câu hỏi phải cải thiện/ sản xuất mới sản phẩm và công việc Marketing như  thế nào ?
  2. ­     Doanh nghiệp/ tổ  chức phải đánh giá chọn lọc ý kiến cải thiện của khách hàng  cũng như  các ý kiến của nhân viên có giá trị  và khả  thi nhất cho các hành động cải  thiện của mình ­     Doanh nghiệp cần nhận được những phụ tùng cần thiết và cung cấp thường xuyên  thông qua sự xếp đặt đúng lúc với những nhà cung cấp ­     Doanh nghiệp phải có khả năng sản xuất/ cung cấp bất kì sản phẩm/ dịch vụ nào   ngay khi có khách đạt hàng mà không phải đối phó với chi phí thiết lập cao hay thời   gian ­     Chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ phải có chất lượng và không bị lỗi/ khuyết tật   nào. Căn cứ  vào sự  tổ  chức trên nhà quản trị  doanh nghiệp/tổ  chức sẽ  tố  chức thiết   lập các hoạt động markeitng. Dưới đây là những cách tổ chức bộ phận Marketing như  sau: II. Tổ chức Marketing 1. Tổ chức chức năng: Bao gồm những nhân viên/ chuyên viên marketing có chức năng  báo cáo cho Trưởng phòng/P.GĐ Marketing có nhiệm vụ  phối hợp những hoạt   động của họ, với những doanh nghiệp có quy mô nhân từ  30 người trở  lên hoạt   động trong lĩnh vực sản xuất/ dịch vụ  mà có thể  có thêm các chức danh như: GĐ/   P.TP dịch vụ bán hàng, thiết kế, cố vấn dịch vụ…. Ưu điểm của loại hình này là: Gọn nhẹ đơn giản Nhược điểm: Không ai chịu trách nhiệm cho bất kì sản phẩm hay thị trường   nào 2. Tổ  chức địa lý: GĐBH Toàn quốc có thể  điều khiển nhiều quàn lý trong Vùng,  dưới mỗi người này lại có những người cấp dưới
  3. 3. Tổ  chức quủan lý tên hiệu và sản phẩm: Các công ty chuyên sản xuất nhiều sản  phẩm và tên hiệu khác nhau thường thiết lập tổ chức theo cách này. Tổ chức quản   lý sản phẩm được đặt dưới quyền một quản lý sản phẩm làm công việc giám sát  những quản lý nhóm sản phẩm, họ  lại giám sát những quản lý tên hiệu và sản  phẩm biệt lập Tất   cả   những   cách   thức   tổ   chức   nêu   trên   đầu   nhằm   việc   thực   hiện   các   nỗ   lực   Marketing, đó chính là việc đưa ra những kế  hoạch Marketing thành hành động với  nhiệm vụ  và chắc chắn rằng những nhiệm vụ  đó được thực hiện bằng cách nào để  đạt được mục tiêu đề  ra. Để  một chương trình Marketing đạt hiệu quả, người quản  trị cần 4 tài năng liên quan tới chất lượng một chương trình marketing như sau: Tài năng chuẩn đoán: Sự tương quan chặt chẽ giữa chiến và sự thực hiện có thể  đặt   ra   nhiều   vấn   đề   chuẩn   đoán   khó   khăn   khi   thực   hiện   các   chương   trình  Marketing hoàn toàn không như mong đợi. Doanh thu thấp là kết quả của chiến   lược tồi hay thực hiện tồi? Trình độ doanh nghiệp/ tổ chức: Những vấn đề thực hiện Marketing có thể xảy   ra ở 3 trình độ: Thực hiện chức năng Marketing một cách thành công ví dụ  doanh nghiệp có  thể nhận được nhiều hơn sáng tạo quảng cáo từ hãng quảng cáo mang lại Thực hiện chương trình Marketing phải kết hợp những chức năng Marketing  với nhau thành một một khối chặt chẽ (Xảy ra khi tung sản phẩm/ dịch vụ  mới ra thị trường) Thực hiện chính sách Marketing  Tài năng thực hiện: Tài năng này gồm 4 yếu tố:
  4. 1. Cung cấp: Sử dụng trong việc lập ngân sách, thời gian, tiền bạc và nhân lực cho  những chức năng, chương trình và chính sách 2. Nghe ngóng: Để quản lý một hệ thống diều khiển bao gồm: Lập kế hoạch hàng   năm, khả  năng sinh lợi, hiệu suất và chiến lược … để  từ  đó đánh giá kết quả  những hành động tiếp thu 3. Tổ chức: Tổ chức hoạt động hiệu quả của hệ thống 4. Tương tác (tác nghiệp): Tạo ảnh hưởng làm việc tới người khác trong hệ thống Đánh giá thực hiện: Sự  thực hiện tốt trong thị  trường không nhất định chứng tỏ  rằng có một sự thực hiện Marketing tốt. Đánh giá ảnh hưởng tương đối của chiến   lược và sự thực hiện những kết quả bán hàng luôn luôn là một công việc khó khăn III. Đánh giá và kiểm tra thành tích Markteting Hàng năm sau mỗi chu kì kinh doanh hoặc một chiến dịch Marketing kết thúc doanh  nghiệp/ tổ  chức cần kiểm tra việc thực hiện bằng một vài yếu tố  chính sau:1. Kiểm   tra kế hoạch hàng năm Phân tích bán hàng: Đo lường và đánh giá doanh số thực hiện liên quan tới mục tiêu   bán hàng Phân tích thị  phần: Doanh số  không bộc lộ  sự  cạnh tranh của doanh nghiệp/ tổ  chức trong việc cạnh tranh, nếu thị phần của sản phẩm/ dịch vụ đang tăng lên thì  doanh nghiệp/ tổ chức đang chiến thắng đối thủ trong ngành và ngược lại Phân tích chi phí so với doanh số  tiếp thị: Phải biết chắc rằng doanh nghiệp/ tổ  chức không chi tiêu quá đáng để  đạt được những mục tiêu bán hàng. Tỷ  số  chính  để theo dõi là bán hàng so với chi phí Marketing. Nếu tỷ số này là 30% và 5 tỷ  số  bán hàng so với chi phí là: Bán hàng so với lực lược bán hàng: 15% Bán hàng so với quảng cáo: 5%
  5. Bán hàng so với cổ động: 6% Bán hàng so với các hoạt động tiếp thị khác: 1% Bán hàng so với quản lý bán hàng: 3% Với tỷ số này trong một doanh nghiệp là chấp nhận được Phân tích tài chính: Những tỷ số bán hàng cần được phân tích trong một khuôn khổ  tài chính tổng quát để  xác định nơi nào và bằng cách nào doanh nghiệp/ tổ  chức  kiếm được lợi nhuận 2. Kiểm soát hiệu quả của hoạt động Marketing Chúng ta có thể dùng một một số chỉ tiêu dưới đây để đánh giá Hiệu quả của lực lượng bán hàng: Hiểu quả này được đánh giá dựa trên: o Số lần tiếp xúc khách hàng o Thời gian cho mỗi lần tiếp xúc o Lợi nhuận mang lại sau mỗi lần tiếp xúc o Chi phí cho mỗi lần tiếp xúc+ Số đơn đặt hàng sau mỗi lần tiếp xúc o …. Hiệu quả của quảng cáo: Được đánh giá trên các tiêu trí sau: o Chi phí quảng cáo cho 1.000 / 10.000 khách hàng mua o Phần trăm khách hang xem quản cáo (Cần tạo mẫu) o Bảng đánh giá ý kiến khách hàng xem quảng cáo
  6. o Thái độ của đại lý, nhà cung cấp, khách hàng sau thông điệp quảng cáo o … Hiệu quả cổ động bán hàng: Được đánh giá trên các thông số sau: o Phần trăm hàng bán theo thương lượng o Chi phí dành cho trưng bày o Phần trăm phiếu mua hàng được đổi (nếu làm) o …. Hiệu quả phân phối: Được đánh giá trên các chỉ tiêu sau: o Chi phí phân phối/ doanh thu o Các công cụ cải thiện dữ trữ tồn kho o Vận chuyển, gửi hàng o … Kết luận: Bạn cần lựa chọn cách thức tổ  chức cho phù hợp với quy mô, hình thức  của doanh  nghiệp/  tổ  chức của mình, sau   đó vẽ  sơ   đồ  tổ  chức thiết kế  tổ  chức   marketing đó rồi xây dựng bản mô tả chi tiết về chức năng quyền hạn, tiêu chuẩn cho  từng chức danh của từng nhân sự trong tổ chức marketing đó. Bước cuối cùng họp lấy   ý kiến trước khi ban hành thực hiện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2